Hôm 21 tháng Giêng, 2020, Đức Hồng Y Gerhard Mueller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã công bố một khảo luận dài có tựa đề "Gegenspieler oder Brüder im Geist?" - "Đối thủ, hay anh em trong tinh thần?" đăng trên tờ Die Tagespost, nhằm bênh vực Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y Sarah và giá trị của sự độc thân linh mục.
Sau khi xác quyết rằng Giáo Hội chỉ có một vị Giáo Hoàng duy nhất, là Đức Thánh Cha Phanxicô, Ðức Hồng Y Mueller khẳng định không có sự đối nghịch giữa hai tác giả cuốn sách đối với Ðức đương kim Giáo Hoàng, trái lại, hai vị có một ước muốn đóng góp hợp pháp cho chân lý.
Đức Hồng Y khẳng định rằng chỉ có những người lầm lẫn Giáo Hội của Thiên Chúa với một tổ chức ý thức hệ - chính trị mới coi rẻ sự đóng góp của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah, và mới có thể coi đây là một hành vi chống Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Về luật độc thân linh mục, Ðức Hồng Y Mueller cũng bênh vực lập trường của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah; đồng thời khẳng định rằng “Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới”.
Lên tiếng bênh vực luật độc thân linh mục, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự vi phạm bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo.” Nếu một biến cố như thế xảy ra “Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời.”
Ngài cũng cảnh báo rằng ngày nay, “không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này và do đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích.”
Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn từ bản dịch tiếng Anh, sang Việt Ngữ.
Đối thủ, hay anh em trong tinh thần? Mối quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI
Đức Hồng Y Gerhard Müller
Các phương tiện truyền thông cố ý gây hoang mang về chuyện đồng tác giả của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah đối với cuốn sách “Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi” (Tháng Giêng 2020). Điều này chỉ ra cho chúng ta thấy sự hoang tưởng tràn lan hơn bao giờ hết trong bầu khí công cộng kể từ khi có sự cùng tồn tại giả định của hai vị giáo hoàng. Trong Giáo Hội Công Giáo chỉ có một vị giáo hoàng. Hiến chế Ánh sáng Muôn dân số 23 của Công Đồng Vatican II chỉ ra rằng “Đức Giáo Hoàng Rôma, trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, là nguyên tắc vĩnh viễn và hữu hình, và là nền tảng của sự hiệp nhất của các giám mục cũng như các tín hữu.”
Trong cuộc tranh luận về sự đóng góp của Đức Bênêđíctô đối với chức tư tế Công Giáo, sự biến dạng nghiêm trọng về cảm nhận có cùng một lúc hai nguyên tắc hiệp nhất trái ngược nhau đã một lần nữa được khẳng định và nuôi dưỡng. Mặt khác, rõ ràng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô và người tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI không phải là các tác giả của sự phân cực bệnh hoạn này, nhưng các ngài là nạn nhân của một dự phóng ý thức hệ.
Điều này đe dọa sự hiệp nhất của Giáo Hội cũng như làm suy yếu tính tối thượng của Giáo Hội Rôma. Tất cả những sự kiện này chỉ ra cho chúng ta thấy những chấn thương tâm thần, mà việc thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô vào đầu năm 2013 đã gây ra trong việc “phân định các vấn đề đức tin của dân Chúa” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 12; 35), đến nay vẫn chưa được chữa lành. Nhưng các tín hữu có quyền được có một sự đánh giá rõ ràng về phương diện thần học đối với sự cùng tồn tại một giáo hoàng đương nhiệm và vị tiền nhiệm danh dự của ngài. Sự kiện họa hiếm là vị Giáo Hoàng, người đứng đầu giám mục đoàn và Giáo Hội hữu hình, trong đó người đứng đầu vô hình là Chúa Kitô, rời bỏ ngai tòa Phêrô, được ủy thác cho ngài suốt đời, cho đến khi chết, không bao giờ có thể nắm bắt được qua các phạm trù thế gian (quyền nghỉ hưu liên quan đến tuổi già, hay mong muốn của người dân thay thế các nhà lãnh đạo của họ). Cho dù giáo luật có đề cập đến khả năng trừu tượng này (giáo luật 332 §2 CIC) đi nữa, các điều khoản chi tiết và kinh nghiệm cụ thể vẫn còn thiếu về cách thức tình trạng này có thể được mô tả và trên hết, làm thế nào nó có thể được định hình trong thực tế vì thiện ích của Giáo Hội.
Trong chính trị, có những đối thủ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Khi đối thủ bị loại, đoàn lữ hành tiếp tục. Nhưng trong số những người theo Chúa Kitô, điều này không nên xảy ra. Vì trong Hội Thánh của Thiên Chúa tất cả đều là anh em. Chỉ một mình Chúa là cha của chúng ta. Và Con của Ngài, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể (Ga 1: 14-18), là Thầy duy nhất của tất cả các môn đệ Ngài (Mt 23:10). Các giám mục và linh mục, qua chức vụ bí tích của các ngài, là những người phục vụ trong Giáo Hội, được bổ nhiệm trong Chúa Thánh Thần (Công vụ 20:28), là những người lãnh đạo Giáo Hội của Thiên Chúa nhân danh và dựa trên quyền bính của Chúa Kitô, Đấng nói qua môi miệng của các ngài như một vị thầy thiêng liêng trong các bài giảng (1 Tx 2:13). Qua các ngài, Chúa Kitô thánh hóa các tín hữu trong các bí tích. Và Chúa Kitô, là “mục tử và người giám hộ linh hồn anh em” (1 Pr 2:25) quan tâm đến phần rỗi của người dân bằng cách bổ nhiệm các tư tế (giám mục và linh mục) trong Giáo Hội của Ngài như các mục tử của họ (1 Pr 5: 2-3; Cv 20:28). Vị Giám mục Rôma thực thi thừa tác vụ của Thánh Phêrô, là người được Chúa Giêsu, Chúa của Giáo Hội kêu gọi đến chức mục tử phổ quát (Ga 21: 15-17). Nhưng các giám mục cũng là anh em của nhau. Điều này không ảnh hưởng đến thực tế là các ngài hợp nhất trong tư cách là thành viên của giám mục đoàn - với và dưới quyền của Đức Giáo Hoàng (Công Đồng Vatican II, Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 23).
Vị nguyên Giáo Hoàng vẫn còn sống được kết nối huynh đệ với tất cả các giám mục và thuộc thẩm quyền tài phán của vị Giáo Hoàng đương nhiệm. Nhưng điều này không ngăn cản lời nói của ngài tiếp tục có trọng lượng lớn trong Giáo Hội, bởi vì năng lực thần học và linh đạo cũng như kinh nghiệm Giám Mục và Giáo Hoàng của ngài trong việc cai quản.
Mối quan hệ của mỗi giám mục nghỉ hưu với người kế vị phải được đánh dấu bằng tinh thần huynh đệ. Những suy nghĩ trần tục về uy tín và trò chơi quyền lực chính trị là chất độc trong thân thể của Giáo Hội, là nhiệm thể của Chúa Kitô. Điều này còn phải được áp dụng một cách mạnh mẽ hơn nữa đối với mối quan hệ thậm chí tế nhị hơn giữa vị Giáo Hoàng đương quyền với người tiền nhiệm của ngài, là người đã từ bỏ việc thực thi sứ vụ Phêrô và vì thế mất hết tất cả các đặc quyền của quyền bính giáo hoàng, và do đó, chắc chắn không còn là giáo hoàng nữa.
Đáng ngạc nhiên ở đây là việc kết hợp hàng ngũ những kẻ thù trước đây của Giáo Hội từ những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, đến những kẻ theo chủ nghĩa tân vô thần Mácxít, và những thành phần theo chủ nghĩa thế tục trong Giáo Hội, muốn biến Giáo Hội của Thiên Chúa thành một tổ chức nhân đạo hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Kẻ thù cũ của Giáo Hội là Eugenio Scalfari tự hào về tình bạn mới của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cảm thấy được hiệp nhất trong ý tưởng chung về một Tôn giáo Đại đồng Thế giới do con người tạo ra (trong đó không có Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập thể), ông ta đề nghị hợp tác với Đức Phanxicô. Ông ta đưa ra ý tưởng về một mặt trận bình dân quy tụ các tín hữu và những người không tin nhằm chống lại những kẻ thù và các đối thủ do ông ta xác định từ trong số các Hồng Y và giám mục, cũng như những người Công Giáo mà ông ta gọi là “bảo thủ cánh hữu”. Trong mặt trận này, ông thấy mình là người cùng chí hướng với nhóm “Vệ binh Bergoglio”, là nhóm tự mô tả mình như thế. Mạng lưới những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, được thúc đẩy bởi một ý chí thèm khát quyền lực, đã biến đổi một cách ý thức hệ “potestas plena” - quyền bính trọn vẹn của Ðức Giáo Hoàng - thành “potestas illimitata et absoluta” - quyền bính vô hạn và tuyệt đối của Ðức Giáo Hoàng. Đây là những gì những kẻ duy ý chí này muốn: Theo quan niệm của họ, mọi thứ đều tốt và đúng đơn giản là vì Giáo Hoàng muốn điều đó, thay vì Ðức Giáo Hoàng là người không được nói những gì khác hơn là những điều thiện, và chân thật. Họ mâu thuẫn với Công Đồng Vatican II, vì Công Đồng cho rằng huấn quyền phục vụ mặc khải khi “chỉ dạy những gì đã được truyền lại, vì thừa lệnh Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và trung thành trình bày Lời Chúa” (Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Của Thiên Chúa Dei Verbum 10). Như thế, họ phơi bày cho thấy họ là những đối thủ gian ác của sứ vụ giáo hoàng, vì chủ trương trái nghịch với những gì đã được định nghĩa theo tín lý bởi giáo huấn của các Công Đồng Vatican I và II. Giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của ngài đã không có nguyên tắc chủ tớ nhưng chỉ có tình bạn (Ga 15:15), thì tại sao mối quan hệ giữa Giáo Hoàng với các anh em của mình trong giám mục đoàn lại phải được đánh dấu bằng chủ nghĩa cơ hội phục tùng và sự vâng phục mù quáng và vô lý, khác xa với sự hiệp nhất của đức tin và lý trí tiêu biểu cho thần học Công Giáo? Theo ý tưởng của chủ nghĩa Mácxít cấp tiến, một Giáo Hoàng “nóng lạnh bất thường” có quyền thẳng thừng theo đuổi các chương trình nghị sự cực đoan cánh tả và thúc đẩy một sự thống nhất tư tưởng không có chiều kích siêu việt, không có Thiên Chúa và sự hòa giải lịch sử của ơn cứu độ nhờ Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người (1 Tm 2: 5).
Trong thế giới dân sự, những người cai trị, những người lãnh đạo quan điểm và ý thức hệ thực sự lạm dụng quyền lực của họ bằng cách coi thường luật đạo đức tự nhiên và các lệnh truyền của Thiên Chúa. Họ thường chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa và biến thành quỷ dữ đội lốt người. Nhưng nơi nào Thiên Chúa được công nhận là Chúa duy nhất, nơi đó ân sủng và sự sống, tự do và tình yêu ngự trị. Trong vương quốc của Thiên Chúa, lời của Chúa Giêsu được coi là một phương châm: “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10:43-45)
Việc truyền chức bí tích (giám mục, linh mục, phó tế) vẫn còn hiệu lực và hiệu quả, cùng với trách nhiệm giáo huấn và mục vụ của Giáo Hội. Các đối thủ cũ của Đức Joseph Ratzinger (trong tư cách là Hồng Y và Giáo Hoàng) không có quyền áp đặt các ký ức bôi nhọ lên danh tiếng của ngài bằng những câu hỏi hóc búa gây sốc về thần học và triết học, đặc biệt trong bối cảnh là hầu hết trong số họ thiếu các phẩm chất của một thầy dậy trong Giáo Hội như ngài. Chỉ những kẻ hoang tưởng rằng Giáo Hội của Chúa là một tổ chức chính trị - ý thức hệ mới dám chỉ trích cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah là một quan điểm đối kháng với quan điểm Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Họ không muốn hiểu rằng các mầu nhiệm đức tin chỉ có thể lĩnh hội với “Thần Khí của Thiên Chúa” chứ không phải với “tinh thần thế gian”. “Người sống theo xác thịt thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa.” (1 Cor 2:14)
Cả các tông đồ đầu tiên đã không muốn hiểu rằng có những người tự nguyện từ bỏ kết hiệp vợ chồng để phục vụ Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu liền nói với họ: “Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt 19:12). Và giải thích thế này: “Thầy bảo thật anh em: chẳng hề có ai bỏ nhà, bỏ vợ, anh em, cha mẹ hay con cái vì Nước Thiên Chúa, mà lại không được gấp bội ở đời này và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Luca 18: 29-30; x Mt 19:29)
Khẳng định cho rằng Đức Bênêđíctô là đối thủ bí mật của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, và rằng lời thỉnh cầu của ngài cho chức tư tế bí tích và luật độc thân linh mục xuất phát từ một chính sách cản trở nhằm chống lại Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon sắp được công bố chỉ có thể nảy sinh từ sự dốt nát về thần học. Không ai bác bỏ nỗi ám ảnh này một cách xuất sắc như chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong lời tựa cho tập hợp các văn bản về bí tích truyền chức thánh nhân dịp Đức Joseph Ratzinger kỷ niệm 65 năm linh mục vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Mỗi lần tôi đọc các tác phẩm của Joseph Ratzinger / Benedict XVI, tôi nhận ra rằng ngài đã làm và vẫn làm thần học ‘quỳ gối’: quỳ gối, bởi vì người ta thấy rằng ngài không chỉ là một nhà thần học và một thầy dạy đức tin xuất sắc, mà còn là một người thực sự tin tưởng, thực sự cầu nguyện. Bạn thấy rằng ngài là một người thể hiện sự thánh thiện, một người của hòa bình, một người của Thiên Chúa.”
Và sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bác bỏ các bức tranh biếm họa về linh mục Công Giáo như một công chức lặp đi lặp lại các thủ tục thường ngày của một Giáo Hội, được mô tả như một tổ chức phi chính phủ, một lần nữa ngài nhấn mạnh vị trí đặc biệt của Đức Joseph Ratzinger như một thần học gia trên ngai tòa Thánh Phêrô với dòng chữ: “Như đã được khẳng định một cách dứt khoát bởi Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, công trình thần học của Hồng Y Joseph Ratzinger, và sau đó là Đức Bênêđíctô XVI, đặt ngài vào trong số các nhà thần học vĩ đại trên ngai tòa của Thánh Phêrô, như Thánh Lêô Cả, Giáo Hoàng thánh thiện và là tiến sĩ Hội Thánh […]Từ quan điểm này, tôi muốn thêm vào nhận định đúng đắn của vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng có lẽ ngày nay, với tư cách là Giáo Hoàng Danh dự, ngài trao cho chúng ta một cách đặc biệt rõ ràng một trong những bài học lớn nhất về ‘thần học trên đầu gối của ngài’”.
Sự đóng góp của Đức Bênêđíctô cho cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah, dưới dạng một chú giải Kinh Thánh sâu sắc về Kitô học và Thánh Linh học về sự hiệp nhất sâu sắc nội tại của Cựu Ước và Tân Ước, được xây dựng trong truyền thông lịch sử của Thiên Chúa về chính Ngài, đưa ra cho chúng ta một sự trợ giúp nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng thần học và tâm linh về chức tư tế, là một trong các yếu tố quan trọng lớn nhất trong công cuộc đổi mới Giáo Hội (x. Vatican II, Presbyterorum ordis 1). Linh mục không phải là một viên chức của một công ty cung cấp các dịch vụ tôn giáo-xã hội. Linh mục cũng không phải là người tiêu biểu của một cộng đồng tự trị đang mặt đối mặt đòi hỏi các quyền lợi của mình trước Thiên Chúa thay vì nhận được “mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo từ trên, được tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú” (Gc 1:17) Thông qua chức thánh, vị linh mục được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô, vị thượng tế và là Đấng hòa giải của Tân Ước, vị Thầy Chí Thánh và là mục tử tốt lành, Đấng thí mạng cho đàn chiên của Thiên Chúa (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29; Presbyterorum ordis 2).
Từ sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu này, cũng phát sinh sự tương xứng nội tại trong chức tư tế bí tích đối với hình thái sống độc thân của Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu đã nói về các môn đệ, là những người, cánh chung học mà nói, là một bằng chứng cho vương quốc sắp tới khi sống kiêng khem tình dục, và từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, theo ý chí tự do của mình, để phục vụ ơn cứu rỗi cho con người (Mt 19:12; 1 Cr 7: 32). Sống độc thân không hoàn toàn được yêu cầu bởi bản chất của chức tư tế. Nhưng nó phát sinh trong sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này vì linh mục là một đại diện của Chúa Kitô, là chú rể của cô dâu, là Giáo Hội, trong sức mạnh của sứ mệnh và hình thức sống của ngài như một sự dâng hiến trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa (x. Presbyterorum ordis 16). Đó là lý do tại sao những miễn trừ khỏi luật độc thân, được phát triển khác nhau trong các Giáo Hội Đông phương và Tây phương, được biện minh như là các ngoại lệ, chứ không phải là một luật liên quan đến tình trạng độc thân của các linh mục. Về cơ bản, Giáo Hội phải làm hết sức để hướng tới một chức tư tế độc thân. Từ nguồn gốc Kinh thánh, thực hành này đã phát triển, dưới hình thức luật buộc trong đó yêu cầu các giáo sĩ kết hôn phải kiêng khem tình dục, và chỉ phong chức cho các ứng viên giám mục, linh mục và phó tế, là những người tuyên hứa sống cuộc sống độc thân ngay từ đầu. Trong Giáo Hội Đông phương – tách biệt khỏi truyền thống của Giáo Hội sơ khai, và không có nghĩa sẽ tiếp tục mãi như thế - Công Đồng Quinisext (691/692), được tổ chức trong cung đình chứ không phải ở một nhà thờ, đã cho phép các linh mục và phó tế tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, trong Giáo Hội Latinh, chỉ có những người nam chưa lập gia đình, đã hứa sẽ sống một cuộc sống độc thân, mới được thánh hiến. Trong các Giáo Hội Đông phương, các giáo sĩ đã kết hôn, nhưng không phải là giám mục, được phép tiếp tục cuộc sống hôn nhân – nhưng phải kiêng khem quan hệ tình dục một thời gian trước khi cử hành Phụng vụ Thánh và cấm không được kết hôn lần thứ hai sau cái chết của người phối ngẫu. Quy định này cũng áp dụng cho các giáo sĩ Công Giáo đã nhận được sự miễn trừ khỏi nghĩa vụ độc thân (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29). Vì lợi ích to lớn hơn của sự hiệp nhất, kể từ Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII, Giáo Hội Công Giáo chấp nhận thực hành này trong các Giáo Hội Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh. Liên quan đến Anh giáo, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã miễn trừ nghĩa vụ độc thân cho giáo sĩ thuộc các giáo phái khác đã kết hôn và bước vào tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội, nếu họ muốn được phong chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo.
Do đó, việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự xúc phạm đến bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo. Ai muốn trả lời trước Thiên Chúa và Giáo Hội thánh thiện của Ngài về hậu quả tai hại cho linh đạo và thần học về chức tư tế Công Giáo? Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời. Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới.
Không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này, và qua đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích. Vào thế kỷ 16, các nhà cải cách Tin lành hiểu chức vụ trong giáo hội chỉ đơn thuần là một chức năng tôn giáo trong một cộng đồng Kitô, do đó tước đi tính chất bí tích của nó. Nếu việc phong chức linh mục không còn là một sự đồng hình dạng nội tâm với Chúa Kitô, vị Thầy Chí Thánh, vị mục tử tốt lành và là Thầy Cả Thượng Phẩm của Giao ước mới, thì sự hiểu biết về mối liên hệ bên trong cuộc sống độc thân linh mục vì Nước Trời, đặt cơ sở nơi Tin Mừng, cũng không còn nữa (Mt 19:12; 1 Cr 7:32).
Trong bối cảnh của các cuộc bút chiến về cải cách và do quan điểm lý trí tự tại [Immanentism: thuyết lý trí tự tại chủ trương ý thức con người có thể vươn đến mọi chân lý, kể cả chân lý thần linh vốn được phát triển do tác động của các cảm thức tôn giáo – chú thích của người dịch] của họ về con người, các nhà triết học khai sáng của Pháp đã chỉ thấy nơi sự độc thân linh mục và những lời khấn dòng một sự áp chế bản năng tình dục, dẫn đến những rối loạn và những hình thái bất thường - tương tự như cách giải thích của khoa tâm lý học nội tâm, theo đó, tình dục là một cơ chế thỏa mãn bản năng, mà nếu bị “ức chế” sẽ gây ra chứng loạn thần kinh và những trạng thái bất thường.
Trong chế độ độc tài tương đối ngày nay, sự nhấn mạnh vào thẩm quyền bí tích từ quyền lực thiêng liêng cao hơn được coi là một cách các giáo sĩ muốn tranh giành quyền lực, và lối sống độc thân được xem như một lời buộc tội công khai, khinh miệt tình dục con người tới mức coi tình dục chỉ là nhằm đạt được khoái cảm ích kỷ. Độc thân linh mục xuất hiện như pháo đài cuối cùng hướng đến sự siêu việt triệt để của con người và hy vọng cho một thế giới bên kia và một thế giới sắp tới, nhưng theo các nguyên tắc vô thần, đó là một ảo ảnh nguy hiểm. Do đó, Giáo Hội Công Giáo, như là một đối trọng ý thức hệ đối với thuyết lý trí tự tại cực đoan, phải bị quyết liệt đấu tranh bởi các tầng lớp quyền lực và lắm tiền nhiều bạc quốc tế, những người cố gắng giành cho được một sự thống trị tuyệt đối trên cả tinh thần lẫn thể xác của đám quần chúng u minh. Trong một cử chỉ như ra tay trị liệu, người ta bắt chước một người hảo tâm ban cho các linh mục và các tu sĩ đáng thương một ân huệ là giải thoát họ khỏi xiềng xích của tình trạng bị áp chế về tính dục. Nhưng trong thái độ bất khoan dung đầy tự mãn của họ, những “ân nhân của loài người” này không hề nhận ra chút nào là họ đang chà đạp phẩm giá con người của tất cả những Kitô hữu, những người nghiêm túc coi trọng sự bất khả phân ly của hôn nhân trước mặt Chúa, hoặc trung thành thực hiện lời hứa độc thân với sự giúp đỡ của ân sủng. Vì chính ở đó, nơi các Kitô hữu trung thành đưa ra quyết định cuộc sống của họ ở nơi sâu thẳm nhất trong lương tâm của mình trước Thiên Chúa, những người phủ nhận ơn gọi siêu nhiên của con người muốn thuyết phục các Kitô hữu rằng họ phải làm sao phù hợp với một chân trời hạn hẹp của một thế giới hiện sinh bị lên án chết, vì thế giới ấy sống như thể Chúa không hề tồn tại (Vatican II, Gaudium et Spes – Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng 21). “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, như quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. […] Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ. Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.” (Rm 1:20-23)
Lời buộc tội khét tiếng hiện nay là trong Giáo Hội có những kẻ phản động độc ác cố sống cố chết bảo vệ cho bằng được chức tư tế bí tích. Trong mắt những kẻ cáo buộc như thế, các giáo huấn về tính dục của Giáo Hội là phi thực tế và luật độc thân linh mục là phi nhân chủng học, và đang làm chậm trễ hoặc thậm chí là ngăn chặn sự hiện đại hóa cần thiết của Giáo Hội Công Giáo và sự thích nghi với thế giới hiện đại. Những gì họ may ra có thể chấp nhận được là một Giáo Hội không có Thiên Chúa, không có thập giá của Chúa Kitô và không có hy vọng về sự sống đời đời. Giáo Hội “với tín lý theo chủ nghĩa thờ ơ và chủ nghĩa tương đối về luân lý,” này cũng có thể bao gồm những người vô thần và những ai không tin, và có thể nói chuyện một cách đúng thời vụ về khí hậu, về nạn nhân mãn, về người di cư. Nhưng Giáo Hội ấy phải im lặng đối với việc phá thai, việc tự cắt xén thân thể mình khi xác định lại giới tính, an tử và khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân giữa nam và nữ. Trong mọi trường hợp, Giáo Hội ấy phải chấp nhận cuộc cách mạng tình dục như một sự giải thoát khỏi sự thù địch đối với cơ thể con người của đạo đức tính dục Công Giáo. Do đó, nó sẽ là một dấu hiệu của sự ăn năn sám hối đối với [cái mà thế gian ngày nay gọi là] sự thù địch truyền thống đối với thân xác con người xuất phát từ di sản khinh miệt thân xác của Thánh Augustinô.
Bất kể tất cả những lời dua nịnh này, người Công Giáo trung thành có quan điểm được đặt cơ sở vững chắc rằng kẻ vô thần Scalfari không tin vào Thiên Chúa thì cũng không thể nào hiểu được “mầu nhiệm của Giáo Hội thánh thiện” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 5). Con người ấy cũng không thể nào hiểu được rằng Đức Bênêđíctô (Joseph Ratzinger) sẽ luôn luôn là người có thẩm quyền hơn ông ta rất nhiều khi cố vấn cho vị Đại Diện của Chúa Kitô, người kế vị của Thánh Phêrô và mục tử của Giáo Hội hoàn vũ. Điều này có liên quan đến đến cả phẩm chất thần học và sự hiểu biết tâm linh của Đức Bênêđíctô về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, và kinh nghiệm về trách nhiệm của vị Giáo Hoàng đối với Giáo Hội hoàn vũ, mà một mình trước mặt Thiên Chúa, Đức Bênêđíctô là người duy nhất trên thế giới này phải chia sẻ [trách nhiệm] với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong lời nói đầu của cuốn sách của người tiền nhiệm ngài về chức linh mục cần được đọc bởi tất cả những “người khôn ngoan và quyền uy” của thế giới này (x 1 Cor 2: 6) trước khi họ gióng trống khua chiêng về một thế giới hoang tưởng của họ trong đó có các nhân vật phản giáo hoàng, các Hồng Y đối kháng nhau, và các chia rẽ sắp xảy ra. “Joseph Ratzinger / Benedict XVI là hiện thân của mối quan hệ liên tục với Chúa Giêsu, mà không có quan hệ đó thì không còn gì là đúng nữa, mọi thứ trở nên nhàm chán, các linh mục hầu như chỉ còn là những người làm công ăn lương, các giám mục là các quan chức và Giáo Hội không còn là Giáo Hội của Chúa Kitô nữa, nhưng là một cái gì đó do chúng ta đã tạo ra, một tổ chức phi chính phủ mà tối hậu chỉ là điều thừa thãi.”
Và ngài tiếp tục nói với các Hồng Y, giám mục và linh mục tập trung tại Hội trường Clêmentê trong buổi ra mắt cuốn sách hôm 28 Tháng Sáu năm 2016, không phải là như những thuộc hạ nhưng như những người bạn rằng:
“Anh em thân mến! Tôi dùng quyền tự do của mình để nói rằng nếu bất kỳ ai trong anh em mà có bất kỳ nghi ngờ nào về trọng tâm chức vụ của mình, mục đích của nó, lợi ích của nó; nếu anh em có bất kỳ nghi ngờ nào về những gì mọi người thực sự mong đợi nơi chúng ta, thì anh em hãy suy ngẫm về những dòng được trình bày ở đây. Điều được mô tả và làm chứng trong cuốn sách này, cho chúng ta thấy rằng chúng ta mang Chúa Kitô đến với họ, và dẫn họ đến với Ngài, đến với nguồn nước tươi mát và hằng sống mà họ khao khát hơn bất cứ thứ gì khác mà chỉ mình Ngài mới có thể ban cho và không gì có thể thay thế được; rằng chúng ta đang dẫn họ đến hạnh phúc đích thực và hoàn hảo khi không gì có thể thỏa mãn họ được; và rằng chúng ta đang dẫn họ đến việc hiện thực hoá giấc mơ bí mật của họ, là điều mà không một thế lực nào trên thế gian này có thể đoan hứa sẽ biến thành sự thật!”
Source:LifesiteNewsCdl Müller: Benedict’s words carry ‘great weight’ in Church,’ he’s not Francis’ antagonist
Sau khi xác quyết rằng Giáo Hội chỉ có một vị Giáo Hoàng duy nhất, là Đức Thánh Cha Phanxicô, Ðức Hồng Y Mueller khẳng định không có sự đối nghịch giữa hai tác giả cuốn sách đối với Ðức đương kim Giáo Hoàng, trái lại, hai vị có một ước muốn đóng góp hợp pháp cho chân lý.
Đức Hồng Y khẳng định rằng chỉ có những người lầm lẫn Giáo Hội của Thiên Chúa với một tổ chức ý thức hệ - chính trị mới coi rẻ sự đóng góp của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah, và mới có thể coi đây là một hành vi chống Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Về luật độc thân linh mục, Ðức Hồng Y Mueller cũng bênh vực lập trường của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah; đồng thời khẳng định rằng “Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới”.
Lên tiếng bênh vực luật độc thân linh mục, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự vi phạm bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo.” Nếu một biến cố như thế xảy ra “Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời.”
Ngài cũng cảnh báo rằng ngày nay, “không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này và do đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích.”
Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn từ bản dịch tiếng Anh, sang Việt Ngữ.
Đối thủ, hay anh em trong tinh thần? Mối quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI
Đức Hồng Y Gerhard Müller
Các phương tiện truyền thông cố ý gây hoang mang về chuyện đồng tác giả của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah đối với cuốn sách “Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi” (Tháng Giêng 2020). Điều này chỉ ra cho chúng ta thấy sự hoang tưởng tràn lan hơn bao giờ hết trong bầu khí công cộng kể từ khi có sự cùng tồn tại giả định của hai vị giáo hoàng. Trong Giáo Hội Công Giáo chỉ có một vị giáo hoàng. Hiến chế Ánh sáng Muôn dân số 23 của Công Đồng Vatican II chỉ ra rằng “Đức Giáo Hoàng Rôma, trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, là nguyên tắc vĩnh viễn và hữu hình, và là nền tảng của sự hiệp nhất của các giám mục cũng như các tín hữu.”
Trong cuộc tranh luận về sự đóng góp của Đức Bênêđíctô đối với chức tư tế Công Giáo, sự biến dạng nghiêm trọng về cảm nhận có cùng một lúc hai nguyên tắc hiệp nhất trái ngược nhau đã một lần nữa được khẳng định và nuôi dưỡng. Mặt khác, rõ ràng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô và người tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI không phải là các tác giả của sự phân cực bệnh hoạn này, nhưng các ngài là nạn nhân của một dự phóng ý thức hệ.
Điều này đe dọa sự hiệp nhất của Giáo Hội cũng như làm suy yếu tính tối thượng của Giáo Hội Rôma. Tất cả những sự kiện này chỉ ra cho chúng ta thấy những chấn thương tâm thần, mà việc thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô vào đầu năm 2013 đã gây ra trong việc “phân định các vấn đề đức tin của dân Chúa” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 12; 35), đến nay vẫn chưa được chữa lành. Nhưng các tín hữu có quyền được có một sự đánh giá rõ ràng về phương diện thần học đối với sự cùng tồn tại một giáo hoàng đương nhiệm và vị tiền nhiệm danh dự của ngài. Sự kiện họa hiếm là vị Giáo Hoàng, người đứng đầu giám mục đoàn và Giáo Hội hữu hình, trong đó người đứng đầu vô hình là Chúa Kitô, rời bỏ ngai tòa Phêrô, được ủy thác cho ngài suốt đời, cho đến khi chết, không bao giờ có thể nắm bắt được qua các phạm trù thế gian (quyền nghỉ hưu liên quan đến tuổi già, hay mong muốn của người dân thay thế các nhà lãnh đạo của họ). Cho dù giáo luật có đề cập đến khả năng trừu tượng này (giáo luật 332 §2 CIC) đi nữa, các điều khoản chi tiết và kinh nghiệm cụ thể vẫn còn thiếu về cách thức tình trạng này có thể được mô tả và trên hết, làm thế nào nó có thể được định hình trong thực tế vì thiện ích của Giáo Hội.
Trong chính trị, có những đối thủ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Khi đối thủ bị loại, đoàn lữ hành tiếp tục. Nhưng trong số những người theo Chúa Kitô, điều này không nên xảy ra. Vì trong Hội Thánh của Thiên Chúa tất cả đều là anh em. Chỉ một mình Chúa là cha của chúng ta. Và Con của Ngài, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể (Ga 1: 14-18), là Thầy duy nhất của tất cả các môn đệ Ngài (Mt 23:10). Các giám mục và linh mục, qua chức vụ bí tích của các ngài, là những người phục vụ trong Giáo Hội, được bổ nhiệm trong Chúa Thánh Thần (Công vụ 20:28), là những người lãnh đạo Giáo Hội của Thiên Chúa nhân danh và dựa trên quyền bính của Chúa Kitô, Đấng nói qua môi miệng của các ngài như một vị thầy thiêng liêng trong các bài giảng (1 Tx 2:13). Qua các ngài, Chúa Kitô thánh hóa các tín hữu trong các bí tích. Và Chúa Kitô, là “mục tử và người giám hộ linh hồn anh em” (1 Pr 2:25) quan tâm đến phần rỗi của người dân bằng cách bổ nhiệm các tư tế (giám mục và linh mục) trong Giáo Hội của Ngài như các mục tử của họ (1 Pr 5: 2-3; Cv 20:28). Vị Giám mục Rôma thực thi thừa tác vụ của Thánh Phêrô, là người được Chúa Giêsu, Chúa của Giáo Hội kêu gọi đến chức mục tử phổ quát (Ga 21: 15-17). Nhưng các giám mục cũng là anh em của nhau. Điều này không ảnh hưởng đến thực tế là các ngài hợp nhất trong tư cách là thành viên của giám mục đoàn - với và dưới quyền của Đức Giáo Hoàng (Công Đồng Vatican II, Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 23).
Vị nguyên Giáo Hoàng vẫn còn sống được kết nối huynh đệ với tất cả các giám mục và thuộc thẩm quyền tài phán của vị Giáo Hoàng đương nhiệm. Nhưng điều này không ngăn cản lời nói của ngài tiếp tục có trọng lượng lớn trong Giáo Hội, bởi vì năng lực thần học và linh đạo cũng như kinh nghiệm Giám Mục và Giáo Hoàng của ngài trong việc cai quản.
Mối quan hệ của mỗi giám mục nghỉ hưu với người kế vị phải được đánh dấu bằng tinh thần huynh đệ. Những suy nghĩ trần tục về uy tín và trò chơi quyền lực chính trị là chất độc trong thân thể của Giáo Hội, là nhiệm thể của Chúa Kitô. Điều này còn phải được áp dụng một cách mạnh mẽ hơn nữa đối với mối quan hệ thậm chí tế nhị hơn giữa vị Giáo Hoàng đương quyền với người tiền nhiệm của ngài, là người đã từ bỏ việc thực thi sứ vụ Phêrô và vì thế mất hết tất cả các đặc quyền của quyền bính giáo hoàng, và do đó, chắc chắn không còn là giáo hoàng nữa.
Đáng ngạc nhiên ở đây là việc kết hợp hàng ngũ những kẻ thù trước đây của Giáo Hội từ những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, đến những kẻ theo chủ nghĩa tân vô thần Mácxít, và những thành phần theo chủ nghĩa thế tục trong Giáo Hội, muốn biến Giáo Hội của Thiên Chúa thành một tổ chức nhân đạo hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Kẻ thù cũ của Giáo Hội là Eugenio Scalfari tự hào về tình bạn mới của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cảm thấy được hiệp nhất trong ý tưởng chung về một Tôn giáo Đại đồng Thế giới do con người tạo ra (trong đó không có Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập thể), ông ta đề nghị hợp tác với Đức Phanxicô. Ông ta đưa ra ý tưởng về một mặt trận bình dân quy tụ các tín hữu và những người không tin nhằm chống lại những kẻ thù và các đối thủ do ông ta xác định từ trong số các Hồng Y và giám mục, cũng như những người Công Giáo mà ông ta gọi là “bảo thủ cánh hữu”. Trong mặt trận này, ông thấy mình là người cùng chí hướng với nhóm “Vệ binh Bergoglio”, là nhóm tự mô tả mình như thế. Mạng lưới những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, được thúc đẩy bởi một ý chí thèm khát quyền lực, đã biến đổi một cách ý thức hệ “potestas plena” - quyền bính trọn vẹn của Ðức Giáo Hoàng - thành “potestas illimitata et absoluta” - quyền bính vô hạn và tuyệt đối của Ðức Giáo Hoàng. Đây là những gì những kẻ duy ý chí này muốn: Theo quan niệm của họ, mọi thứ đều tốt và đúng đơn giản là vì Giáo Hoàng muốn điều đó, thay vì Ðức Giáo Hoàng là người không được nói những gì khác hơn là những điều thiện, và chân thật. Họ mâu thuẫn với Công Đồng Vatican II, vì Công Đồng cho rằng huấn quyền phục vụ mặc khải khi “chỉ dạy những gì đã được truyền lại, vì thừa lệnh Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và trung thành trình bày Lời Chúa” (Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Của Thiên Chúa Dei Verbum 10). Như thế, họ phơi bày cho thấy họ là những đối thủ gian ác của sứ vụ giáo hoàng, vì chủ trương trái nghịch với những gì đã được định nghĩa theo tín lý bởi giáo huấn của các Công Đồng Vatican I và II. Giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của ngài đã không có nguyên tắc chủ tớ nhưng chỉ có tình bạn (Ga 15:15), thì tại sao mối quan hệ giữa Giáo Hoàng với các anh em của mình trong giám mục đoàn lại phải được đánh dấu bằng chủ nghĩa cơ hội phục tùng và sự vâng phục mù quáng và vô lý, khác xa với sự hiệp nhất của đức tin và lý trí tiêu biểu cho thần học Công Giáo? Theo ý tưởng của chủ nghĩa Mácxít cấp tiến, một Giáo Hoàng “nóng lạnh bất thường” có quyền thẳng thừng theo đuổi các chương trình nghị sự cực đoan cánh tả và thúc đẩy một sự thống nhất tư tưởng không có chiều kích siêu việt, không có Thiên Chúa và sự hòa giải lịch sử của ơn cứu độ nhờ Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người (1 Tm 2: 5).
Trong thế giới dân sự, những người cai trị, những người lãnh đạo quan điểm và ý thức hệ thực sự lạm dụng quyền lực của họ bằng cách coi thường luật đạo đức tự nhiên và các lệnh truyền của Thiên Chúa. Họ thường chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa và biến thành quỷ dữ đội lốt người. Nhưng nơi nào Thiên Chúa được công nhận là Chúa duy nhất, nơi đó ân sủng và sự sống, tự do và tình yêu ngự trị. Trong vương quốc của Thiên Chúa, lời của Chúa Giêsu được coi là một phương châm: “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10:43-45)
Việc truyền chức bí tích (giám mục, linh mục, phó tế) vẫn còn hiệu lực và hiệu quả, cùng với trách nhiệm giáo huấn và mục vụ của Giáo Hội. Các đối thủ cũ của Đức Joseph Ratzinger (trong tư cách là Hồng Y và Giáo Hoàng) không có quyền áp đặt các ký ức bôi nhọ lên danh tiếng của ngài bằng những câu hỏi hóc búa gây sốc về thần học và triết học, đặc biệt trong bối cảnh là hầu hết trong số họ thiếu các phẩm chất của một thầy dậy trong Giáo Hội như ngài. Chỉ những kẻ hoang tưởng rằng Giáo Hội của Chúa là một tổ chức chính trị - ý thức hệ mới dám chỉ trích cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah là một quan điểm đối kháng với quan điểm Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Họ không muốn hiểu rằng các mầu nhiệm đức tin chỉ có thể lĩnh hội với “Thần Khí của Thiên Chúa” chứ không phải với “tinh thần thế gian”. “Người sống theo xác thịt thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa.” (1 Cor 2:14)
Cả các tông đồ đầu tiên đã không muốn hiểu rằng có những người tự nguyện từ bỏ kết hiệp vợ chồng để phục vụ Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu liền nói với họ: “Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt 19:12). Và giải thích thế này: “Thầy bảo thật anh em: chẳng hề có ai bỏ nhà, bỏ vợ, anh em, cha mẹ hay con cái vì Nước Thiên Chúa, mà lại không được gấp bội ở đời này và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Luca 18: 29-30; x Mt 19:29)
Khẳng định cho rằng Đức Bênêđíctô là đối thủ bí mật của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, và rằng lời thỉnh cầu của ngài cho chức tư tế bí tích và luật độc thân linh mục xuất phát từ một chính sách cản trở nhằm chống lại Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon sắp được công bố chỉ có thể nảy sinh từ sự dốt nát về thần học. Không ai bác bỏ nỗi ám ảnh này một cách xuất sắc như chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong lời tựa cho tập hợp các văn bản về bí tích truyền chức thánh nhân dịp Đức Joseph Ratzinger kỷ niệm 65 năm linh mục vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Mỗi lần tôi đọc các tác phẩm của Joseph Ratzinger / Benedict XVI, tôi nhận ra rằng ngài đã làm và vẫn làm thần học ‘quỳ gối’: quỳ gối, bởi vì người ta thấy rằng ngài không chỉ là một nhà thần học và một thầy dạy đức tin xuất sắc, mà còn là một người thực sự tin tưởng, thực sự cầu nguyện. Bạn thấy rằng ngài là một người thể hiện sự thánh thiện, một người của hòa bình, một người của Thiên Chúa.”
Và sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bác bỏ các bức tranh biếm họa về linh mục Công Giáo như một công chức lặp đi lặp lại các thủ tục thường ngày của một Giáo Hội, được mô tả như một tổ chức phi chính phủ, một lần nữa ngài nhấn mạnh vị trí đặc biệt của Đức Joseph Ratzinger như một thần học gia trên ngai tòa Thánh Phêrô với dòng chữ: “Như đã được khẳng định một cách dứt khoát bởi Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, công trình thần học của Hồng Y Joseph Ratzinger, và sau đó là Đức Bênêđíctô XVI, đặt ngài vào trong số các nhà thần học vĩ đại trên ngai tòa của Thánh Phêrô, như Thánh Lêô Cả, Giáo Hoàng thánh thiện và là tiến sĩ Hội Thánh […]Từ quan điểm này, tôi muốn thêm vào nhận định đúng đắn của vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng có lẽ ngày nay, với tư cách là Giáo Hoàng Danh dự, ngài trao cho chúng ta một cách đặc biệt rõ ràng một trong những bài học lớn nhất về ‘thần học trên đầu gối của ngài’”.
Sự đóng góp của Đức Bênêđíctô cho cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah, dưới dạng một chú giải Kinh Thánh sâu sắc về Kitô học và Thánh Linh học về sự hiệp nhất sâu sắc nội tại của Cựu Ước và Tân Ước, được xây dựng trong truyền thông lịch sử của Thiên Chúa về chính Ngài, đưa ra cho chúng ta một sự trợ giúp nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng thần học và tâm linh về chức tư tế, là một trong các yếu tố quan trọng lớn nhất trong công cuộc đổi mới Giáo Hội (x. Vatican II, Presbyterorum ordis 1). Linh mục không phải là một viên chức của một công ty cung cấp các dịch vụ tôn giáo-xã hội. Linh mục cũng không phải là người tiêu biểu của một cộng đồng tự trị đang mặt đối mặt đòi hỏi các quyền lợi của mình trước Thiên Chúa thay vì nhận được “mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo từ trên, được tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú” (Gc 1:17) Thông qua chức thánh, vị linh mục được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô, vị thượng tế và là Đấng hòa giải của Tân Ước, vị Thầy Chí Thánh và là mục tử tốt lành, Đấng thí mạng cho đàn chiên của Thiên Chúa (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29; Presbyterorum ordis 2).
Từ sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu này, cũng phát sinh sự tương xứng nội tại trong chức tư tế bí tích đối với hình thái sống độc thân của Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu đã nói về các môn đệ, là những người, cánh chung học mà nói, là một bằng chứng cho vương quốc sắp tới khi sống kiêng khem tình dục, và từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, theo ý chí tự do của mình, để phục vụ ơn cứu rỗi cho con người (Mt 19:12; 1 Cr 7: 32). Sống độc thân không hoàn toàn được yêu cầu bởi bản chất của chức tư tế. Nhưng nó phát sinh trong sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này vì linh mục là một đại diện của Chúa Kitô, là chú rể của cô dâu, là Giáo Hội, trong sức mạnh của sứ mệnh và hình thức sống của ngài như một sự dâng hiến trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa (x. Presbyterorum ordis 16). Đó là lý do tại sao những miễn trừ khỏi luật độc thân, được phát triển khác nhau trong các Giáo Hội Đông phương và Tây phương, được biện minh như là các ngoại lệ, chứ không phải là một luật liên quan đến tình trạng độc thân của các linh mục. Về cơ bản, Giáo Hội phải làm hết sức để hướng tới một chức tư tế độc thân. Từ nguồn gốc Kinh thánh, thực hành này đã phát triển, dưới hình thức luật buộc trong đó yêu cầu các giáo sĩ kết hôn phải kiêng khem tình dục, và chỉ phong chức cho các ứng viên giám mục, linh mục và phó tế, là những người tuyên hứa sống cuộc sống độc thân ngay từ đầu. Trong Giáo Hội Đông phương – tách biệt khỏi truyền thống của Giáo Hội sơ khai, và không có nghĩa sẽ tiếp tục mãi như thế - Công Đồng Quinisext (691/692), được tổ chức trong cung đình chứ không phải ở một nhà thờ, đã cho phép các linh mục và phó tế tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, trong Giáo Hội Latinh, chỉ có những người nam chưa lập gia đình, đã hứa sẽ sống một cuộc sống độc thân, mới được thánh hiến. Trong các Giáo Hội Đông phương, các giáo sĩ đã kết hôn, nhưng không phải là giám mục, được phép tiếp tục cuộc sống hôn nhân – nhưng phải kiêng khem quan hệ tình dục một thời gian trước khi cử hành Phụng vụ Thánh và cấm không được kết hôn lần thứ hai sau cái chết của người phối ngẫu. Quy định này cũng áp dụng cho các giáo sĩ Công Giáo đã nhận được sự miễn trừ khỏi nghĩa vụ độc thân (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29). Vì lợi ích to lớn hơn của sự hiệp nhất, kể từ Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII, Giáo Hội Công Giáo chấp nhận thực hành này trong các Giáo Hội Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh. Liên quan đến Anh giáo, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã miễn trừ nghĩa vụ độc thân cho giáo sĩ thuộc các giáo phái khác đã kết hôn và bước vào tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội, nếu họ muốn được phong chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo.
Do đó, việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự xúc phạm đến bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo. Ai muốn trả lời trước Thiên Chúa và Giáo Hội thánh thiện của Ngài về hậu quả tai hại cho linh đạo và thần học về chức tư tế Công Giáo? Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời. Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới.
Không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này, và qua đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích. Vào thế kỷ 16, các nhà cải cách Tin lành hiểu chức vụ trong giáo hội chỉ đơn thuần là một chức năng tôn giáo trong một cộng đồng Kitô, do đó tước đi tính chất bí tích của nó. Nếu việc phong chức linh mục không còn là một sự đồng hình dạng nội tâm với Chúa Kitô, vị Thầy Chí Thánh, vị mục tử tốt lành và là Thầy Cả Thượng Phẩm của Giao ước mới, thì sự hiểu biết về mối liên hệ bên trong cuộc sống độc thân linh mục vì Nước Trời, đặt cơ sở nơi Tin Mừng, cũng không còn nữa (Mt 19:12; 1 Cr 7:32).
Trong bối cảnh của các cuộc bút chiến về cải cách và do quan điểm lý trí tự tại [Immanentism: thuyết lý trí tự tại chủ trương ý thức con người có thể vươn đến mọi chân lý, kể cả chân lý thần linh vốn được phát triển do tác động của các cảm thức tôn giáo – chú thích của người dịch] của họ về con người, các nhà triết học khai sáng của Pháp đã chỉ thấy nơi sự độc thân linh mục và những lời khấn dòng một sự áp chế bản năng tình dục, dẫn đến những rối loạn và những hình thái bất thường - tương tự như cách giải thích của khoa tâm lý học nội tâm, theo đó, tình dục là một cơ chế thỏa mãn bản năng, mà nếu bị “ức chế” sẽ gây ra chứng loạn thần kinh và những trạng thái bất thường.
Trong chế độ độc tài tương đối ngày nay, sự nhấn mạnh vào thẩm quyền bí tích từ quyền lực thiêng liêng cao hơn được coi là một cách các giáo sĩ muốn tranh giành quyền lực, và lối sống độc thân được xem như một lời buộc tội công khai, khinh miệt tình dục con người tới mức coi tình dục chỉ là nhằm đạt được khoái cảm ích kỷ. Độc thân linh mục xuất hiện như pháo đài cuối cùng hướng đến sự siêu việt triệt để của con người và hy vọng cho một thế giới bên kia và một thế giới sắp tới, nhưng theo các nguyên tắc vô thần, đó là một ảo ảnh nguy hiểm. Do đó, Giáo Hội Công Giáo, như là một đối trọng ý thức hệ đối với thuyết lý trí tự tại cực đoan, phải bị quyết liệt đấu tranh bởi các tầng lớp quyền lực và lắm tiền nhiều bạc quốc tế, những người cố gắng giành cho được một sự thống trị tuyệt đối trên cả tinh thần lẫn thể xác của đám quần chúng u minh. Trong một cử chỉ như ra tay trị liệu, người ta bắt chước một người hảo tâm ban cho các linh mục và các tu sĩ đáng thương một ân huệ là giải thoát họ khỏi xiềng xích của tình trạng bị áp chế về tính dục. Nhưng trong thái độ bất khoan dung đầy tự mãn của họ, những “ân nhân của loài người” này không hề nhận ra chút nào là họ đang chà đạp phẩm giá con người của tất cả những Kitô hữu, những người nghiêm túc coi trọng sự bất khả phân ly của hôn nhân trước mặt Chúa, hoặc trung thành thực hiện lời hứa độc thân với sự giúp đỡ của ân sủng. Vì chính ở đó, nơi các Kitô hữu trung thành đưa ra quyết định cuộc sống của họ ở nơi sâu thẳm nhất trong lương tâm của mình trước Thiên Chúa, những người phủ nhận ơn gọi siêu nhiên của con người muốn thuyết phục các Kitô hữu rằng họ phải làm sao phù hợp với một chân trời hạn hẹp của một thế giới hiện sinh bị lên án chết, vì thế giới ấy sống như thể Chúa không hề tồn tại (Vatican II, Gaudium et Spes – Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng 21). “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, như quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. […] Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ. Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.” (Rm 1:20-23)
Lời buộc tội khét tiếng hiện nay là trong Giáo Hội có những kẻ phản động độc ác cố sống cố chết bảo vệ cho bằng được chức tư tế bí tích. Trong mắt những kẻ cáo buộc như thế, các giáo huấn về tính dục của Giáo Hội là phi thực tế và luật độc thân linh mục là phi nhân chủng học, và đang làm chậm trễ hoặc thậm chí là ngăn chặn sự hiện đại hóa cần thiết của Giáo Hội Công Giáo và sự thích nghi với thế giới hiện đại. Những gì họ may ra có thể chấp nhận được là một Giáo Hội không có Thiên Chúa, không có thập giá của Chúa Kitô và không có hy vọng về sự sống đời đời. Giáo Hội “với tín lý theo chủ nghĩa thờ ơ và chủ nghĩa tương đối về luân lý,” này cũng có thể bao gồm những người vô thần và những ai không tin, và có thể nói chuyện một cách đúng thời vụ về khí hậu, về nạn nhân mãn, về người di cư. Nhưng Giáo Hội ấy phải im lặng đối với việc phá thai, việc tự cắt xén thân thể mình khi xác định lại giới tính, an tử và khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân giữa nam và nữ. Trong mọi trường hợp, Giáo Hội ấy phải chấp nhận cuộc cách mạng tình dục như một sự giải thoát khỏi sự thù địch đối với cơ thể con người của đạo đức tính dục Công Giáo. Do đó, nó sẽ là một dấu hiệu của sự ăn năn sám hối đối với [cái mà thế gian ngày nay gọi là] sự thù địch truyền thống đối với thân xác con người xuất phát từ di sản khinh miệt thân xác của Thánh Augustinô.
Bất kể tất cả những lời dua nịnh này, người Công Giáo trung thành có quan điểm được đặt cơ sở vững chắc rằng kẻ vô thần Scalfari không tin vào Thiên Chúa thì cũng không thể nào hiểu được “mầu nhiệm của Giáo Hội thánh thiện” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 5). Con người ấy cũng không thể nào hiểu được rằng Đức Bênêđíctô (Joseph Ratzinger) sẽ luôn luôn là người có thẩm quyền hơn ông ta rất nhiều khi cố vấn cho vị Đại Diện của Chúa Kitô, người kế vị của Thánh Phêrô và mục tử của Giáo Hội hoàn vũ. Điều này có liên quan đến đến cả phẩm chất thần học và sự hiểu biết tâm linh của Đức Bênêđíctô về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, và kinh nghiệm về trách nhiệm của vị Giáo Hoàng đối với Giáo Hội hoàn vũ, mà một mình trước mặt Thiên Chúa, Đức Bênêđíctô là người duy nhất trên thế giới này phải chia sẻ [trách nhiệm] với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong lời nói đầu của cuốn sách của người tiền nhiệm ngài về chức linh mục cần được đọc bởi tất cả những “người khôn ngoan và quyền uy” của thế giới này (x 1 Cor 2: 6) trước khi họ gióng trống khua chiêng về một thế giới hoang tưởng của họ trong đó có các nhân vật phản giáo hoàng, các Hồng Y đối kháng nhau, và các chia rẽ sắp xảy ra. “Joseph Ratzinger / Benedict XVI là hiện thân của mối quan hệ liên tục với Chúa Giêsu, mà không có quan hệ đó thì không còn gì là đúng nữa, mọi thứ trở nên nhàm chán, các linh mục hầu như chỉ còn là những người làm công ăn lương, các giám mục là các quan chức và Giáo Hội không còn là Giáo Hội của Chúa Kitô nữa, nhưng là một cái gì đó do chúng ta đã tạo ra, một tổ chức phi chính phủ mà tối hậu chỉ là điều thừa thãi.”
Và ngài tiếp tục nói với các Hồng Y, giám mục và linh mục tập trung tại Hội trường Clêmentê trong buổi ra mắt cuốn sách hôm 28 Tháng Sáu năm 2016, không phải là như những thuộc hạ nhưng như những người bạn rằng:
“Anh em thân mến! Tôi dùng quyền tự do của mình để nói rằng nếu bất kỳ ai trong anh em mà có bất kỳ nghi ngờ nào về trọng tâm chức vụ của mình, mục đích của nó, lợi ích của nó; nếu anh em có bất kỳ nghi ngờ nào về những gì mọi người thực sự mong đợi nơi chúng ta, thì anh em hãy suy ngẫm về những dòng được trình bày ở đây. Điều được mô tả và làm chứng trong cuốn sách này, cho chúng ta thấy rằng chúng ta mang Chúa Kitô đến với họ, và dẫn họ đến với Ngài, đến với nguồn nước tươi mát và hằng sống mà họ khao khát hơn bất cứ thứ gì khác mà chỉ mình Ngài mới có thể ban cho và không gì có thể thay thế được; rằng chúng ta đang dẫn họ đến hạnh phúc đích thực và hoàn hảo khi không gì có thể thỏa mãn họ được; và rằng chúng ta đang dẫn họ đến việc hiện thực hoá giấc mơ bí mật của họ, là điều mà không một thế lực nào trên thế gian này có thể đoan hứa sẽ biến thành sự thật!”
Source:LifesiteNewsCdl Müller: Benedict’s words carry ‘great weight’ in Church,’ he’s not Francis’ antagonist