LHQ: “Việc bảo vệ người tị nạn và người di cư mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong bối cảnh Covid-19”

Thứ sáu - 05/06/2020 21:01
Những người di cư từ châu Phi bị cảnh sát Trinidad chặn lại trên đường cao tốc Pan-American. (AFP hoặc người cấp phép)

Những người di cư đến từ châu Phi bị cảnh sát Honduras chặn lại trên đường cao tốc Pan-American (Ảnh: AFP)

“Những người đang phải sống cảnh nay đây mai đó cũng là một phần của giải pháp”, và “không ai cso thể được an toàn cho đến khi tất cả mọi người được an toàn”, người đứng đầu Liên Hợp Quốc nhấn mạnh trong Bản tóm tắt chính sách mới của mình về những người di cư.

Khi Covid-19 tiếp tục tàn phá cuộc sống và sinh kế trên toàn cầu, đánh vào những người dễ bị tổn thương nhất, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, đưa ra lời kêu gọi tất cả mọi người cần phải xem cuộc khủng hoảng như là cơ hội để hình dung lại tính chất di động của nhân loại vì lợi ích của tất cả mọi người.

3 cuộc khủng hoảng được kết hợp thành 1

Trong một thông điệp video giới thiệu Bản tóm tắt chính sách mới của mình, có tựa đề “Covid-19 và những người phải sống cảnh nay đây mai đó”, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, than phiền rằng hàng triệu người đang phải sống cảnh nay đây mai đó, chẳng hạn như những người tị nạn và những người di tản nội bộ bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do tình trạng bạo lực hoặc thảm họa, hoặc những người di cư trong những tình huống bấp bênh, hiện tại phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng được kết hợp thành một.

Đầu tiên, ông Guterres lưu ý, họ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế trong bối cảnh trong các điều kiện đông đúc, “việc giữ khoảng cách xã hội là một điều xa xỉ bất khả thi”. Các nhu yếu phẩm cơ bản chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, nước, vệ sinh và dinh dưỡng thường khó tìm.

Thứ hai, những người đang phải sống cảnh lênh đênh nay đây mai đó phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, mặc dù thường không được tiếp cận với bất kỳ sự bảo trợ xã hội nào, chẳng hạn như những người làm việc trong nền kinh tế phi chính thức.

Ông Guterres chỉ ra rằng “việc mất thu nhập do COVID-19 có thể dẫn đến việc giảm 109 tỷ đô la khổng lồ trong kiều hối”, tước mất một khoản đáng kể của khoảng 800 triệu người ở nhà phụ thuộc vào chúng.

Thứ ba, với hơn 150 quốc gia áp đặt các biện pháp giới hạn tại khu vực biên giới để ngăn chặn sự lây lan của virus, người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho biết những người đang di cư cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng liên quan đến sự bảo vệ cho bản thân họ. Ông Guterres chỉ chỉ ra rằng chủ nghĩa bài ngoại, các hành vi phân biệt chủng tộc và kỳ thị đang gia tăng, phụ nữ và trẻ em gái đặc biệt phải đối mặt với bạo lực, lạm dụng và bóc lột dựa trên giới tính.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức này, ông Guterres lưu ý rằng những người đang phải sống cảnh nay đây mai đó này đang đóng góp một cách anh hùng trên tuyến đầu, qua những công việc thiết yếu. Đơn cử như một ví dụ, ông Guterres cho biết, trên toàn cầu, cứ 8 y tá thì có 1 y tá đang hành nghề cách xa đất nước bản địa của họ.

Bốn nhận thức cốt lõi

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ông Guterres đã chỉ ra 4 nhận thức cốt lõi cần thiết để hình dung lại tính chất di động của con người.

Đầu tiên, các quốc gia cần nhận ra rằng việc loại trừ là hết sức tai hại. Mặt khác, “một nền y tế công cộng  và một phản ứng kinh tế xã hội toàn diện sẽ giúp ngăn chặn virus, tái khởi động các nền kinh tế của chúng ta và đồng thời thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)”.

Sự nhận thức thứ hai kêu gọi việc nâng cao phẩm giá con người khi đối mặt với đại dịch. Tổng thư ký LHQ khen ngợi các quốc gia đã thực hiện các biện pháp hạn chế và kiểm soát biên giới với một sự tôn trọng đầy đủ đối với nhân quyền, cũng như các nguyên tắc bảo vệ người tị nạn quốc tế.

Thứ ba, “không ai có thể được an toàn cho đến khi tất mọi người đều được an toàn”, ông Guterres nhấn mạnh, đồng thời cũng cho biết thêm rằng “việc chẩn đoán, điều trị và vắc-xin phải trở nên dễ dàng tiếp cận đối với tất cả mọi người”.

Cuối cùng, Tổng thư ký LHQ nhắc lại rằng “những người đang di cư hay sống cảnh nay đây mai đó cũng là một phần của giải pháp”.

“Không một quốc gia nào có thể chống lại đại dịch hoặc tự mình quản lý việc di cư. Tất cả chúng ta có thể cùng với nhau ngăn chặn sự lây lan của virus, giảm thiểu những tác động của nó đối với những người dễ bị tổn thương nhất và mang lại sự phục hồi tốt hơn vì lợi ích của tất cả mọi người”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây