NGÀY TĨNH TÂM THỨ BA CỦA TUẦN TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN PHAN THIẾT.

Thứ năm - 07/11/2019 01:05
NGÀY TĨNH TÂM THỨ BA CỦA TUẦN TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN PHAN THIẾT.

hình ảnh

Theo chương trình chung mỗi ngày tĩnh tâm, bắt đầu bằng giờ kinh sáng, nguyện gẫm và thánh lễ. Sau thánh lễ, điểm tâm sáng, nghe giảng – xét gẫm …
Nhưng mỗi ngày mang mỗi tâm tình khác nhau. Từ bài nguyện gẫm, bài giảng trong thánh lễ, đặc biệt là bài giảng của Đức Cha giảng phòng giúp cho linh mục những suy tư, những cảm nhận, những biến đổi và chắc chắn sẽ có những thay đổi trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
  1. BUỔI SÁNG
Bài giảng sáng nay, Đức Cha Giuse tiếp tục chia sẻ về đề tài:  TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN TOÀN DIỆN.
  1. BUỔI CHIỀU
ĐỀ TÀI: SỐNG TRƯỞNG THÀNH LUẬT ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH

Đây là một vấn đề rất cần thiết và rất là cam go. Độc thân linh mục là quà tặng quý giá mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội. Giáo hội Công Giáo không ép ai làm linh mục, nhưng Gia Hội luôn luôn đòi buộc các linh mục sống luật độc thân khiết tịnh. Muốn làm linh mục thì phải sống độc thân khiết tịnh.
Đó là quà tặng thứ 2 Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Sự tục hóa của xã hội hôm nay người ta coi sự độc thân khiết tịnh là điều nghi ngờ, coi là điều không thể. Vì cũng có những chuyện làm mất lòng tin. Nhưng đối với Giáo Hội Rôma việc độc thân khiết tịnh là một thực hành bắt buộc mang tính cựu trào, được nhắc đến trong các công đồng như công đồng Carthage (năm 391), Lateran I (năm 1123), Trento (1543). Công đồng nhấn mạnh luật độc thân khiết tịnh linh mục, chứ không phải chỉ độc thân linh mục.
Trong Giáo Hội thiếu linh mục không chỉ là do thiếu ơn gọi đi tu linh mục, nhưng còn liên quan đến vấn đề chia sẻ ơn gọi linh giữa các giáo phận.
Trao đổi với truyền thông Ý, 2 tháng 10 năm 2018, Đức Hồng Y Pietro Parolin đã trả lời: bậc sống độc thân các linh mục không phải là một giáo điều, nhưng là một truyền thống giáo hội, do đó có thể thảo luận được. Nhưng không nên mong đợi một một sự thay đổi về vấn đề này, dần dần dần như một cách sống động hơn vì lợi ích cho tất cả và cho việc loan báo Tin Mừng.
Và Sắc Lệnh về Chức Vụ và Đời Sống Các Linh Mục Công Đồng Vaticano II vẫn duy trì những truyền thống không thay đổi và nhấn mạnh những mối liên hệ chặt chẽ giữa độc thân khiết tịnh Nước Trời và đức ái mục tử của chức linh mục thừa tác. Đức Phaolô VI khẳng định: luật độc thân thánh mà giáo hội chăm giữ từ nhiều thế kỷ nay như một viên ngọc quý giá rạng ngời bảo tồn toàn bộ giá trị của nó cả ở thời đại chúng ta…
Chính bộ giáo luật 1983 quy định:  “Các giáo sĩ buộc phải giữ khiết tịnh hoàn toàn và vĩnh viễn vì Nước Trời, và vì thế phải tuân giữ luật độc thân, ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban, nhờ đó các thừa tác viên chức thánh có thể kết hợp dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một con tim không chia sẻ và tự hiến trọn vẹn và tự do hơn cho việc phục vụ Chúa và con người.”
Trong tông huấn Pastores Dabo Vobis đã trình bày độc thân khiết tịnh căn bản trong toàn cảnh với 4 chiều kích: nhân bản, tri thức, thiêng liêng và mục vụ.
Đức Thánh Cha Phanxicô thì ngài nói tới các phương thế giúp chúng ta: khiết tịnh là biểu hiện tâm hồn dâng hiến duy nhất cho tình yêu của Thiên Chúa.

HỘI THẢO MỤC CARITAS PHAN THIẾT

Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng và Cha Giuse Nguyễn Hữu An, trình bày nội dung và quý cha góp ý.

Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CARITAS PHAN THIẾT

Từ năm 2009, Ban Bác ái xã hội Phan Thiết được Đức Cố Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan thành lập để lo các công việc từ thiện, phát triển, cứu trợ khẩn cấp và hoạt động xã hội như trong cuộc họp ngày 26/09/2002 của HĐGMVN quyết định.
 - Đến ngày 01/04/2009, Caritas Phan Thiết chính thức ra mắt với sự chủ tọa của Đức Cố Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cùng với sự hiện diện của Quý Cha đặc trách Caritas hạt và các tình nguyện viên ở các Giáo xứ tại nhà thờ Chánh tòa Phan Thiết. Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc.
- Caritas Phan Thiết là một tổ chức hoạt động Bác ái xã hội, trực thuộc Đấng Bản quyền Giáo phận. UBND Tỉnh Bình thuận cấp giấy phép hoạt động ngày 10/07/2009.
- Caritas Phan Thiết còn là một tổ chức thành viên của Caritas Việt Nam, nên có cùng mục đích, sứ mạng, đối tượng phục vụ và nguyên tắc hoạt động với Caritas Việt Nam.
- Bổn mạng Caritas Phan Thiết:Thánh Têrêsa Calcutta, ngày 5 tháng 9

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NĂM 2019 CARITAS PHAN THIẾT

Nhìn lại các hoạt động trong năm 2018 vừa qua, Caritas Phan Thiết đã cố gắng xây dựng và hoàn thiện mạng lưới Caritas từ Giáo phận đến các Giáo xứ. Cùng với quý ân nhân và các tổ chức phi chính phủ, Caritas phan Thiết đã có những Chương trình giúp phát triển con người và xã hội.

1. Giáo dục: Quỹ khuyến học
Caritas Phan Thiết cộng tác với các ân nhân, với  hội EDM, Damien và Luxembourg giúp học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học có thêm  điều kiện được đến trường, cụ thể:
-  Enfants du Me Kong : 337 em  với số tiền là  2.925.000.000 / năm
-  Luxembourg: 46 em với số tiền  298.000.000 / năm
-  Damien: 19 em với số tiền  41.500.000 / năm
Đặc biệt trong các năm vừa qua, Caritas Phan Thiết có chương trình học bổng Nắng Mới, riêng năm 2019 giúp 50 em bền vững và 55 em hỗ trợ ngắn hạn có hoàn cảnh khó khăn, với tổng cộng số tiền 174.500.000
-  Bảo trợ Trường Tình Thương Phan Rí Cửa mỗi năm 70-80 em, từ lớp 1 đến lớp 5.

2. Y tế: Hỗ trợ tủ thuốc tình thương, giới thiệu bệnh nhân đi khám chữa bệnh từ thiện như: mổ mắt cho người lớn và mổ tim, mổ hở hàm ếch, sứt môi cho trẻ em.

3. Xóa đói giảm nghèo: Caritas Phan thiết cùng quý ân nhân hỗ trợ hạt gạo tình thương hàng quý cho 600 người già yếu neo đơn và  người khuyết tật nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc 56 Gx, với số tiền 792.000.000đ/ năm.

4. Thiên tai: Hỗ trợ người dân trong các vùng bị sạt sỡ và lũ lụt do triều cường lên hoặc xã đập. Như năm qua nhận được sự hỗ trợ của Caritas VN xây nhà cho 6 hộ gia đình bị sạt lỡ ở Tiến Thành với số tiền 225,000,000đ.

5. Phát triển cộng đồng: Tổ chức nhóm tín dụng – tiết kiệm – tương trợ: Caritas Phan Thiết đã lập 14 nhóm tín dụng với 384 Hội viên tham gia nhóm, tổng cộng nguồn vốn là 1,874,000,000đ.
- Hỗ trợ được 7 nhà tình thương cho người nghèo.
-  Hội Hamap hỗ trợ 2 nhà máy nước lọc
- Dòng Thừa Sai Thánh Tâm hỗ trợ nhiều nhà máy nước lọc cho Gp Phan thiết
- Caritas Việt nam hỗ trợ 40 hệ thống máy nước lọc mini (nhận sự hỗ trợ của các tổ chức giúp các nhà máy nước với số tiền  740,419,000đ).
- Dự án phát triển tự dân giúp người dân tộc ở Tân Hà, Sông Phan và Phan sơn, nhằm hỗ trợ người dân tộc phát triển toàn diện, có chương trình tập huấn và học hỏi các mô hình nông nghiệp tại gia đình, đồng hành cùng người dân với số tiền 836,320,000đ.

6. Bảo vệ sự sống: Đã xây 2 nghĩa trang chôn cất thai nhi ở GX Hòa Vinh và Gx Kim ngọc, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề bảo vệ sự sống cho các chị em phụ nữ. Tham vấn can thiệp, giúp đỡ các phụ nữ lầm lỡ và giới thiệu vào trong các mái ấm, nhà mở.

7. Hỗ trợ người khuyết tật: Nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Caritas Việt Nam và các ân nhân, trong năm qua Caritas Phan Thiết hỗ trợ 50 xe lăn, 10 xe lắc, gậy, nạng, ráp chân giả, đồng thời các gia đình có người khuyết tật được hỗ trợ nguồn vốn nhỏ tổng cộng là 40.000.000, để mưu sinh cho cuộc sống và hòa nhập cộng đồng
8. Hỗ trợ người có HIV: Chống kỳ thị phân biệt đối xử, hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ thông tin về y tế, quyền của người có HIV, đồng thời hỗ trợ nguồn vốn cho 15 người với số vốn là 71.000.000

PHẦN II
QUY CHẾ CARITAS PHAN THIẾT
CHƯƠNG I
TẦM NHÌN - SỨ MẠNG - MỤC ĐÍCH - ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ

 
I. Tầm nhìn: Một tổ chức giúp thăng tiến và phát triển con người toàn diện theo những giá trị Tin Mừng.
II. Sứ mạng: Dấn thân phục vụ cho lợi ích của người nghèo qua việc cung cấp các dịch vụ. Nâng cao năng lực cho họ trong các lãnh vực: y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng, thiên tai, bảo vệ sự sống, khuyết tật và HIV.

III. Mục đích: Người nghèo trong Giáo phận Phan Thiết được hỗ trợ để nâng cao năng lực, thích ứng với hoàn cảnh khó khăn, từng bước vươn lên hòa nhập cuộc sống.

IV. Tôn chỉ:
  • Bảo vệ nhân phẩm và sự sống con người, nhất là người nghèo khổ, yếu kém trong xã hội.
  • Bảo vệ môi trường sống trong sạch, lành mạnh
  • Dấn thân hoạt động để xây dựng tình liên đới, yêu thương, hiệp nhất và phát triển con người toàn diện  
V. Đối tượng phục vụ.
Là những người nghèo, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, những người bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố, những người mù chữ, những người hành nghề không xứng với nhân phẩm của mình, phụ nữ bị bạo hành trong gia đình, những di dân nghèo khổ, những người thiếu thốn về vật chất và tinh thần, không đủ phương tiện để sống, bị gạt ra bên lề xã hội vì bất cứ lý do gì. Họ là những người bệnh nhân tâm thần, phong cùi, nghiện ma túy, nghiện rượu, nhiễm HIV/AIDS, nhiễm chất độc màu da cam….

VI. Các giá trị của Caritas Phan Thiết.
Những giá trị nền tảng mà Caritas Phan Thiết hướng đến là:
  • Yêu thương và bao dung
  • Công bằng và trung thực
  • Tôn trọng nhân phẩm và sự sống
  • Chuyên nghiệp và tận tâm
  • Hợp tác và bảo vệ môi trường
VII. Các lĩnh vực hoạt động của Caritas Phan Thiết

1. Giáo dục
2. Y tế
3. Xóa đói giảm nghèo
4. Bảo vệ môi trường, hỗ trợ thiên tai
5. Phát triển cộng đồng
6. Bảo vệ sự sống
7. Hỗ trợ người khuyết tật
8. Hỗ trợ người có HIV

CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG CARITAS CÁC CẤP

Caritas Phan Thiết gồm các cấp: Caritas Giáo phận, Caritas Giáo hạt, Caritas Giáo xứ
Nhân sự hiện tại gồm có:VP Caritas Gp Phan thiết: Cha Giám đốc, Cha Phó Giám đốc, 5 nhân viên thường trực và 5 cha đặc trách Caritas Giáo hạt.

I: Hoạt động của Caritas Giáo phận
  1. Cha Giám đốc Caritas điều hành toàn bộ hoạt động Caritas Giáo phận.
  2. Văn phòng Caritas Giáo phận trợ giúp cho cha Giám đốc điều hành công việc.
Văn phòng gồm có:
  • Phó Giám đốc, Thư ký, Kế toán, thủ quỹ và Các trưởng ban chuyên môn
  1. Nhiệm vụ của cha Giám đốc Caritas Giáo phận.
  • Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết do Đức Giám mục Giáo phận bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Đức Giám mục Giáo phận và Pháp luật về toàn bộ hoạt động của Caritas Giáo phận.
  • Tổ chức, điều hành hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo phận dưới sự chỉ đạo của Giám mục Giáo phận, của Caritas Việt Nam theo đúng tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và nguyên tắc hoạt động của Caritas Giáo phận, Caritas Việt Nam.
  • Cộng tác với các đoàn thể trong Giáo phận, các cha đặc trách Caritas Giáo hạt, các Cha xứ để tổ chức, thực hiện các hoạt động bác ái xã hội trong Giáo phận.
  • Điều hành hoạt động của Văn phòng Caritas Phan Thiết.
  • Phối hợp, hỗ trợ các chương trình hoạt động của Caritas Giáo hạt, Caritas Giáo xứ và của các tổ chức Bác ái xã hội trong Giáo phận.
  • Thông tin và cộng tác trong các kế hoạch chung của mạng lưới Caritas Việt Nam.
  • Hằng năm, báo cáo hoạt động của Caritas Giáo phận với Giám mục Giáo phận và Caritas Việt Nam.
  • Tổ chức Đại hội Caritas Giáo phận hằng năm vào dịp thuận tiện.
d. Nhiệm vụ của các Nhân viên Văn phòng Caritas Phan Thiết:
  • Phó Giám đốc: Giúp Cha Giám đốc trong mọi hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo phận.
  • Thư ký Văn phòng: Quản trị hành chánh - Văn phòng.
  •  Kế toán và thủ quỹ: Quản trị tài chính.
  • Trưởng ban phụ trách chuyên môn: Giúp Cha Giám đốc và Phó Giám đốc trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động chuyên môn được phân công phụ trách.
Ngoài ra, Nhân viên Văn phòng còn có bổn phận, trách nhiệm cộng tác, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện các công việc chung của Văn phòng

II: Hoạt động của Caritas Giáo hạt.
  1. Cha Đặc trách Caritas Giáo hạt : do Cha Giám đốc hội ý với Cha Hạt Trưởng đề cử.
  2. Nhiệm vụ của Cha Đặc trách Caritas Giáo hạt:
  • Thay mặt Cha giám đốc đồng hành, hướng dẫn các thành viên Caritas trong Giáo hạt, giáo xứ sống linh đạo Caritas.
  • Tổ chức, điều phối các hoạt động bác ái xã hội chung của Giáo hạt và Giáo phận.
  • Cộng tác với Cha Giám đốc Caritas Giáo phận, Cha Hạt trưởng và các Cha xứ trong hạt khi thực thi nhiệm vụ Bác ái xã hội Caritas.
  • Họp ban Caritas hạt hoặc các Giáo xứ khi thuận tiện.
  • Mời gọi thêm các Giáo xứ thành lập ban Caritas.
  • Cộng tác với Caritas Giáo phận trong việc tập huấn
  • Hướng dẫn Caritas các Giáo xứ trong việc gây quỹ
III: Hoạt động của Caritas Giáo xứ
  1. Caritas Giáo xứ  do Cha xứ thiết lập. Có ban điều hành và hội viên .
  2. Cha xứ đồng hành, hướng dẫn, giúp đỡ Caritas Giáo xứ.
  3. Ban Điều hành Caritas Giáo xứ gồm: Trưởng ban, phó ban và thư ký kiêm thủ quỹ
Nhiệm vụ của Ban Điều hành Caritas Giáo xứ.
  • Tổ chức và điều hành hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo xứ dưới sự chỉ đạo của Cha xứ, theo đúng sứ mạng, tầm nhìn, mục đích, tôn chỉ hoạt động của Caritas Giáo phận.
  • Cộng tác với các Hội đoàn trong Giáo xứ  để tổ chức và thực hiện các công việc bác ái xã hội của Caritas Giáo xứ.
  • Cộng tác với Caritas Giáo phận, các tổ chức Bác ái xã hội khác, các ân nhân, mạnh thường quân để tổ chức, thực hiện các hoạt động bác ái xã hội trên địa bàn Giáo xứ.
  • Thông tin và báo cáo với Caritas Giáo hạt, Caritas Giáo phận về các hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo xứ hằng năm khi được yêu cầu.
IV: Hoạt động của Tình nguyện viên - cộng tác viên
a. Tình nguyện viên: Là những người tự nguyện, không phân biệt tôn giáo, nam nữ, tuổi tác cùng với Caritas các cấp thực hiện các công việc bác ái xã hội theo sự phân công, điều hành của cấp Caritas chủ quản. Giữa Tình nguyện viên với cấp Caritas chủ quản ngoài tinh thần trách nhiệm, không có sự ràng buộc nào về thời gian, quyền lợi.
b. Cộng tác viên: Như những Tình nguyện viên nhưng giữa họ với cấp Caritas chủ quản có những ràng buộc về thời gian, quyền lợi và trách nhiệm theo thỏa thuận giữa họ với người đứng đầu cấp Caritas chủ quản.

V: Ân nhân - Nhà Tài trợ

a. Ân nhân: Là những cá nhân, tổ chức tự nguyện ủng hộ tài chính, phương tiện… để Caritas các cấp tổ chức, thực hiện các hoạt động bác ái xã hội. Những ân nhân và các cấp Caritas được giúp đỡ có thể có những thỏa thuận không trái với pháp luật và Quy chế hoạt động của Caritas Giáo phận.
b. Nhà tài trợ: Là những ân nhân nhưng nguồn ủng hộ của họ có tính lâu dài, thường xuyên.
c. Cá nhân hay tổ chức có những đóng góp có giá trị vào các hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo phận, Caritas Giáo hạt, hay Caritas Giáo xứ được Cha Giám đốc Caritas Giáo phận xác định, sẽ được Giám mục Giáo phận công nhận là ân nhân của Caritas Giáo phận.
d. Mỗi tháng, Cha Giám đốc Caritas Giáo phận dâng một thánh lễ cầu nguyện cho các ân nhân còn sống cũng như đã qua đời.
e. Khi ân nhân của Caritas Giáo phận đau ốm, bệnh tật, đại diện văn phòng Caritas Giáo phận đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ; khi qua đời, Cha Giám đốc sẽ đến kính viếng, phân ưu, dâng thánh lễ cầu nguyện cho vị ân nhân đó.

CHƯƠNG III
TÀI CHÍNH

I: Tài chính hoạt động của Caritas Giáo phận bao gồm:
  1. Các nguồn hỗ trợ từ HĐGMVN, Caritas Việt Nam, Giáo phận.
  2. Các nguồn ủng hộ từ các tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo, các tổ chức xã hội, các ân nhân trong và ngoài nước.
  3. Các nguồn từ các dự án.
  4. Các nguồn từ sự đóng góp của giáo dân và các Hội viên trong Giáo phận.
  5. Các nguồn từ những hoạt động gây quỹ do Caritas Giáo phận tổ chức.
  6. Nguồn tài chính của Caritas Giáo phận được sử dụng, quản lý theo đúng nguyên tắc tài chính minh bạch, trung thực.
II: Tài chính hoạt động của Caritas Giáo xứ bao gồm:
  1. Các nguồn hỗ trợ từ Cha xứ.
  2. Các nguồn ủng hộ từ các tổ chức Giáo hội và xã hội, các ân nhân trong và ngoài Giáo xứ.
  3. Các nguồn từ các hội viên Caritas và từ sự đóng góp của giáo dân trong Giáo xứ.
  4. Các nguồn từ những hoạt động gây quỹ do Caritas Giáo xứ tổ chức.
  5. Nguồn tài chính của Caritas Giáo xứ được sử dụng, quản lý theo đúng nguyên tắc tài chính minh bạch, trung thực.

PHẦN III
NỘI QUY CARITAS PHAN THIẾT

Điều 1: Gia nhập Hội viên Caritas
Hội viên Caritas là những nhân chứng xác tín sâu xa về tình yêu, và qua cuộc sống của mình, họ cần chứng tỏ rằng tình yêu là động lực duy nhất (x. 1Cr12,31.14,1) để dẫn đến sự hoàn thiện bản thân và xã hội (x.Tóm lược Học Thuyết Xã hội, số 580).Theo linh đạo này, mỗi hội viên Caritas trở thành người xây dựng nền văn minh tình yêu.
Hội viên Caritas là những người không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, trên 18 tuổi tự nguyện xin gia nhập Caritas giáo xứ và cam kết thực hiện đúng quy chế và nội quy hội viên Caritas Phan thiết.
a. Để trở thành Hội viên Caritas, ứng viên được đề nghị tìm hiểu về Caritas trong một thời gian, qua các khóa huấn luyện do Caritas Giáo xứ hoặc Giáo phận tổ chức, và làm quen với những hoạt động bác ái xã hội tại Giáo xứ.
b. Mỗi ứng viên viết Phiếu gia nhập Caritas, đã được thẩm định, xác nhận của Cha xứ,và gửi về Caritas Giáo phận.
c. Mỗi ứng viên đủ điều kiện sẽ được tiếp nhận trong nghi thức riêng và có thẻ Hội viên chứng nhận.

Điều 2:Nhiệm vụ của Hội viên Caritas
Mỗi hội viên Caritas được mời gọi tổ chức đời sống theo linh đạo bác ái sau đây:
  1. Mỗi ngày:
  • Đọc lời “kinh Quảng đại”, có thể đọc thêm kinh (Lạy cha, Kính mừng, sáng danh) để cầu  nguyện cho công việc bác ái của Caritas giáo xứ và Giáo Phận.
  • Thể hiện lòng yêu thương chân thành, quảng đại với người khác bằng một việc làm cụ thể, như: thăm viếng, an ủi khích lệ, giúp đỡ...
  • Tự rèn luyện các nhân đức nhân bản và đạo đức nhằm thăng tiến bản thân, góp phần làm cho thế giới mỗi ngày tốt đẹp hơn.
  1. Mỗi tháng:
  • Dành từ 1 đến 2 giờ làm một công việc cụ thể giúp đỡ những người nghèo khổ trong địa phương.
  • Tham gia sinh hoạt Caritas nhằm trao đổi, học hỏi, cùng giúp nhau tiến bộ.
  • Sống tinh thần hiệp thông qua việc tham dự thánh lễ, cầu nguyện, tương trợ, quãng đại chia sẽ, và đóng góp quỹ hàng tháng cho hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo xứ, Giáo phận.
Điều 3: Quyền lợi của Hội viên Caritas.
a. Mỗi tháng cha Giám đốc Caritas Giáo phận dâng một thánh lễ cầu nguyện cho các Hội viên Caritas còn sống cũng như đã qua đời.
b. Hội viên Caritas được hưởng các ơn ích thiêng liêng từ các thánh lễ, lời kinh và những việc hy sinh mỗi ngày do các Hội viên cùng thực hiện.
c. Khi đau ốm, bệnh tật, Caritas Giáo xứ đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ. Khi qua đời, Ban Điều hành Caritas Giáo xứ đến kính viếng, phân ưu với gia đình và xin lễ cầu nguyện.
d. Được tham dự các khóa đào tạo nhân bản, đạo đức, chuyên môn do Caritas Giáo phận tổ chức, để thăng tiến bản thân, gia đình và xã hội.


Dự phóng cho tương lai:
  • Tiếp tục mở rộng mạng lưới Caritas giáo xứ và thành lập phát triển hội viên Caritas.
  • Lập thêm các Nhóm Tín dụng cho người nghèo, Dân tộc, người khuyết tất và HIV.
  • Xây dựng Mạng lưới Bảo Vệ Sự Sống trên toàn Giáo phận.
  • Phát triển và mở rộng Quỹ Khuyến Học Nắng Mới.
  • Đẩy mạnh truyển thông về kiến thức bảo vệ môi trường
Caritas PhanThiết luôn nhận được sự hỗ trợ của Đức Cha, quý Cha và quý Ân nhân xa gần về tinh thần cũng như vật chất, để Caritas Phan Thiết có điều kiện phát triển hoạt động ở các lãnh vực với mong ước được phục vụ người nghèo nhiều hơn nữa như lời của ĐHY Thuận: “Bác ái là nối dài tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại”. Chúng con mong được Quý Cha tiếp tục quan tâm nâng đỡ để Caritas các giáo xứ được phát triển hơn.


Ban thư ký

 



 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây