Thứ Ba tuần 6 Phục Sinh.

Thứ hai - 18/05/2020 08:29

Thứ Ba tuần 6 Phục Sinh.

“Nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con”. (Ga 16,7)

 

Lời Chúa: Ga 16, 5b-11

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy về với Đấng đã sai Thầy, mà các con không ai hỏi Thầy: Thầy đi đâu? Nhưng vì Thầy đã nói với các con điều đó, nên lòng các con tràn ngập u sầu.

Dầu vậy Thầy phải nói sự thật cho các con: Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con.

Khi Người đến, Người sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt. Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy. Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy. Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử”.

 

 

SUY NIỆM 1: Có lợi cho anh em

Suy niệm :

Người Pháp vẫn thường nói: ra đi là chết một chút.

Cuộc chia ly nào cũng đem lại những mất mát buồn phiền.

Khi biết mình sắp phải chia tay Thầy,

các môn đệ cũng không tránh khỏi tâm trạng đó (c.6).

Gần ba năm sống bên Thầy, tuy ngắn ngủi nhưng có bao là kỷ niệm.

“Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy” (c. 5).

Thầy Giêsu đã an ủi bằng cách nói rằng mình đi để dọn chỗ cho họ.

Rồi Thầy trò lại được chung sống bên nhau (Ga 14, 1-3).

Chuyện Thầy về với Cha lẽ ra phải làm họ vui sướng,

vì Thầy được Cha tôn vinh (Ga 14, 28).

Nhưng lý do chính khiến Thầy ra đi là nhằm lợi ích cho môn đệ.

“Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em;

nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (c. 7).

Rõ ràng sau khi Đức Giêsu chết, phục sinh, hiện ra nhiều lần và lên trời,

sau khi các môn đệ không còn thấy Ngài nữa,

thì Đấng Bảo Trợ bắt đầu đóng một vai trò quan trọng.

Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, sẽ làm công việc của một người Thầy.

“Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại

mọi điều Thầy đã nói với anh em (Ga 14, 26).

Thầy Thánh Thần giúp ta hiểu được và đến được với Thầy Giêsu.

Thánh Thần như người phụ đạo, tiếp nối việc giảng dạy của Thầy Giêsu.

Thánh Thần còn là người làm chứng cho Thầy Giêsu nữa,

để các môn đệ cũng can đảm trở nên chứng nhân cho Thầy (Ga 15, 26-27).

“Thầy đi thì có lợi cho anh em” (c.7).

Khi Đức Giêsu hoàn tất phần công việc Cha giao cho mình (Ga 17, 4; 19, 30),

Ngài chuyển giao mọi việc còn lại cho Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ.

Ngài tìm điều có lợi hơn cho sự lớn lên của các môn sinh,

dù Ngài rất yêu họ và muốn được sống gần họ (Ga 13, 1; 17, 24).

“Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em” (Ga 14, 18).

Đức Giêsu đến với môn đệ bằng việc sai Thánh Thần.

Đúng là họ sẽ chẳng bao giờ mồ côi, vì họ đã có một Đấng Bảo Trợ.

Trong cuộc sống lắm khi người Kitô hữu thấy Chúa Kitô như vắng mặt.

Buồn chán, thất vọng, xao xuyến, sợ hãi, khô khan chiếm lấy lòng mình.

Không phải lúc nào cũng thấy Chúa gần bên, ấm áp và thân thiện.

Những lúc khó khăn đó lại có thể là dịp để ta tập yêu Ngài cách nhưng không,

tin Ngài chỉ tìm điều có ích hơn cho ta,

và kiên nhẫn đợi chờ quà tặng bất ngờ do Ngài gửi đến.

 

Cầu nguyện :

Lạy Chúa Thánh Thần,

xin Ngài hãy đến như cơn gió mát

thổi vào đời con,

thổi vào Giáo Hội,

thổi vào thế giới,

để đem lại cho chúng con

sự tươi mới nhẹ nhàng, sự tự do thanh thoát.

Xin Ngài hãy đến như dòng nước trong

chảy vào đời con,

chảy vào Giáo Hội,

chảy vào thế giới,

để cuốn trôi đi mọi nhơ nhớp, khô cằn, cứng cỏi,

và làm bật dậy

những mầm xanh sự sống nơi chúng con.

Xin Ngài hãy đến như ngọn lửa hồng

chiếu sáng đời con,

chiếu sáng Giáo Hội,

chiếu sáng thế giới,

để chúng con không còn đồng lõa với tối tăm,

nhưng mang trong tim một ước mơ nóng bỏng,

đó là làm cho vũ trụ này rực sáng Tình yêu. Amen.

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

 

SUY NIỆM 2: Hoạt Động Của Thánh Thần

Sách Công vụ Tông đồ kể lại rằng trong dịp lễ Ngũ tuần khi người Do thái tự khắp nơi tuôn về Yêrusalem để mừng lễ, các Tông đồ lúc đó đang tề tựu một nơi, thì bỗng từ trời một tiếng ào ào như thế cuồng phong thổi đến, vang khắp cả nhà, hết thảy họ được đầy Thánh Thần và nói được các thứ tiếng tùy theo Thần Khí ban cho họ. Phêrô đã mạnh mẽ rao giảng về Đức Giêsu thành Nazaret vừa bị Hội đồng Do thái kết án và đống đinh Thập gía, nhưng Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại. Nghe Phêrô giảng, có khoảng 3000 người đã hối cải và xin chịu thanh tẩy.

Lời giảng của Phêrô đạt được kết quả như vậy là nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng đã tác động trên người nghe lẫn người giảng, một công việc đã được Chúa Giêsu tiên báo trước khi Ngài từ giã các môn đệ như được tường thuật trong Tin mừng hôm nay: “Khi Đấng Phù trợ đến, Ngài sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt”.

Lời tiên báo của Chúa Giêsu đã hiện thực trong đám đông Do thái vào dịp lễ Ngũ tuần. Việc làm của họ một lần nữa được Phêrô nhắc lại và nhờ Thánh Thần họ đã hiểu thế nào là tội, là sự công chính, là án phạt. Việc làm ngày hôm trước Lễ Vượt qua, họ tưởng là phụng sự Thiên Chúa mà kỳ thực họ đã lầm vì đã giết chết Đấng thánh của Thiên Chúa được sai đến để cứu dân. Về phần Chúa Giêsu Ngài bị giết chết, nhưng đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Khi Đức Giêsu đi đến tận cùng của việc bị kết án, thì cũng là lúc con người nhận ra sự công chính nơi Ngài. Viên bách quản đã thốt lên: “Người này thật là Con Thiên Chúa”, và đám đông chứng kiến cảnh tượng ấy đã đấm ngực mà lui về. Cái chết của Ngài là một chiến thắng tội lỗi và sự chết, để những ai bước theo Ngài không còn lo âu thất vọng, nhưng phấn khởi vui mừng vì một ngày kia cũng được thông phần vinh quang với Ngài.

Kitô hữu ngày nay cũng được đón nhận Thánh Thần và được Ngài cho biết về tội lỗi, về sự công chính, về án phạt. Tuy nhiên hiểu biết mà thôi chưa đủ, mà còn phải hành động nữa. Chính hành động đã dẫn họ đến miền đất của công chính hay án phạt 3000 người Do thái trở lại vào dịp lễ Ngũ tuần không phải là những người vô tội. Trong nhóm họ, nhiều người đã kết án Chúa Giêsu, nhưng không vì thế mà bây giờ họ không còn lối thoát. Thánh Thần đã mở lối cho họ hiểu biết, Ngài cũng vạch đường cho họ bước theo.

Như người Do thái, nhiều lần chúng ta đã nhiệt tâm hành động và cứ tưởng như thế là tôn vinh Thiên Chía. Chỉ khi đối diện với Thần Chân Lý, chúng ta mới nhận ra điều sai lầm của chúng ta. Xin Thánh Thần soi sáng để chúng ta luôn đi trong chính lộ và mau mắn chỗi dậy mỗi khi chúng ta lầm lỗi.

   

SUY NIỆM 3: SỨ MẠNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 16,4b-11)

Các nhà tu đức thường đưa ra lời mời gọi đến mỗi người tín hữu là: mỗi tối, hãy dành ra ít phút, lắng đọng trước nhan Thiên Chúa để hồi tâm. Tại sao vậy? Thưa, hồi tâm là một phương pháp rất có ích cho đời sống thiêng liêng, nó giúp cho đương sự nhớ lại những điều tốt – xấu đã làm trong ngày. Tốt thì phát huy, xấu thì loại trừ. Các thánh là những người đã đi theo con đường này.

Hôm nay, Đức Giêsu loan báo Ngài sẽ ra đi, nhưng Ngài sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến để làm chứng cho Ngài, và Chúa Thánh Thần sẽ đến để thực thi sứ vụ là tố cáo thế gian vì đã không tin nhận Đức Giêsu. Người cũng tố cáo những điều sai lỗi mà thế gian đã làm.

Nói cách khác, Người đến làm cho Lời của Đức Giêsu được bừng sáng lên, đồng thời cũng làm cho sự xấu xa, tội lỗi bị lên án.

Ngày nay, qua tiếng nói Lương Tâm và nơi các dấu chỉ, Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động và thúc dục mỗi người biết làm lành, lánh dữ. Tuy nhiên, vì còn mang nặng tính tự kiêu, ích kỷ và bảo thủ, nên nhiều khi chúng ta đã bỏ qua tiếng nói của Lương Tâm, không đón nhận Chúa Thánh Thần vì lý do sợ Chân lý, sợ Sự Thật. Như thế, đôi khi vẫn cứ đi sai đường trệch lối mà không biết, nhưng cũng không thiếu những lúc ta cố tình không chịu biến đổi, dẫu biết điều đó là không đúng, là sai.

Vì thế, việc hồi tâm là điều cần thiết. Bởi lẽ, trong thinh lặng nội tâm, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta biết được đâu là điều tốt nên làm và đâu là điều xấu cần tránh.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy chiếu soi ngọn lửa Chân Lý vào trong tâm hồn chúng con, để chúng con cam đảm quay lưng lại với điều xấu. Xin cũng giúp sức cho chúng con biết can đảm, yêu mến, lựa chọn những điều tốt và làm theo. Amen.

Ngọc Biển SSP



 

Thầy sẽ sai Đấng bảo trợ đến với anh em – SN song ngữ 19.5.2020

 

Tuesday (May 19): “I will send the Counselor to you”

 

Scripture: John 16:5-11  

5 But now I am going to him who sent me; yet none of you asks me, `Where are you going?’ 6 But because I have said these things to you, sorrow has filled your hearts. 7 Nevertheless I tell you the truth: it is to your advantage that I go away, for if I do not go away, the Counselor will not come to you; but if I go, I will send him to you. 8 And when he comes, he will convince the world concerning sin and righteousness and judgment: 9 concerning sin, because they do not believe in me; 10 concerning righteousness, because I go to the Father, and you will see me no more; 11 concerning judgment, because the ruler of this world is judged.

Thứ Ba     19-5                Thầy sẽ sai Đấng bảo trợ đến với anh em

 

Ga 16,5-11

5 Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: “Thầy đi đâu?6 Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền.7 Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em.8 Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử:9 về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy;10 về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa;11 về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.

Meditation: 

 

Why does God seem far from us at times? Separation and loss of relationship often lead to grief and pain. The apostles were filled with sorrow when Jesus spoke about his imminent departure. Jesus explained that it was for their sake that he must leave them and return to his Father. He promised,  however, that they would never be left alone. He will send in his place the best of friends, the Holy Spirit.

 

 

Paul reminds us that “nothing can separate us from the love of God in Christ Jesus” (Romans 8:39). By sending the Holy Spirit to his followers, the Lord Jesus makes his presence known to us in a new and on-going way. We are not left as orphans, but the Lord himself dwells within us through the power of the Holy Spirit (2 Corinthians 4:9; 6:16b).

The work of the Holy Spirit 

Jesus tells his disciples three very important things about the work of the Holy Spirit – to convince the world of sin and of righteousness and of judgment. The original word for convince also means convict. The Holy Spirit is our Sanctifier. He makes us holy as God is holy. He does this first by convicting us of our unbelief and sin and by bringing us humbly to the foot of the Cross. The Spirit convinces us of God’s love and forgiveness and of our utter dependence on God for his mercy and grace. We need the power of the Holy Spirit to lead us from the error of our unbelief and sinful ways and to show us the way of love and truth.

 

The Jews who had condemned Jesus as a blasphemer and false messiah thought they were serving God rather than sinning when they crucified Jesus. When the Gospel was later preached on the day of Pentecost (Acts 2:37), many were pricked in their heart and convicted of their sin. What made them change their mind about Jesus? The Holy Spirit opened their hearts to recognize Jesus as the true Messiah sent by the Father in heaven.

It is the work of the Holy Spirit to both convict us of our unbelief and wrongdoing and to convince us of God’s truth. The Spirit convinces us of the righteousness (moral truth and goodness) of Christ, backed by the fact that Jesus rose again and went to his Father. The Holy Spirit also convicts us of judgment. The Spirit gives us the inner and unshakable conviction that we shall all stand before the judgment seat of God. God’s judgments are just and good. He not only forgives those who repent of their wrongdoing, he also vindicates the innocent who have been unjustly treated and restores their rights and he rewards those who have done what is just and good. When we heed his judgments we find true peace, joy and reconciliation with God. Do you allow the Holy Spirit free reign in your life that he may set you free from the grip of sin and set you ablaze with the fire of God’s love?

“Come Holy Spirit, and let the fire of your love burn in my heart. Let me desire only what is pure, lovely, holy and good and in accord with the will of God and give me the courage to put away all that is not pleasing in your sight.”

Suy niệm:

 

Tại sao Thiên Chúa xem ra đôi lúc xa cách chúng ta? Sự chia cắt và mất mát của mối quan hệ thường dẫn tới đau khổ. Có ai lại không cảm nghiệm nỗi đau buồn khi mất người thân? Sự buồn phiền lấp đầy lòng các môn đệ của Ðức Giêsu khi họ nghe Người nói về sự ra đi sắp tới của Người. Ðức Giêsu giải thích rằng chính vì lợi ích của họ nên Người phải rời bỏ họ và về cùng Cha. Tuy nhiên, Người hứa rằng họ sẽ không bao giờ bị bỏ rơi. Người sẽ gởi người bạn tốt nhất trong những người bạn để thay thế Người, là Chúa Thánh Thần.

Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng “không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Kitô” (Rm 8,39). Bằng việc gởi Chúa Thánh Thần tới với các môn đệ, Ðức Giêsu bày tỏ cho chúng ta biết sự hiện diện của Người trong đường lối mới và liên tục. Chúng ta không bị bỏ rơi như những trẻ mồ côi, nhưng chính Chúa ở trong chúng ta, ngang qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần (2Cr 4,9; 6,16b).

Công việc của Chúa Thánh Thần

Ðức Giêsu nói với các môn đệ ba điều rất quan trọng về hoạt động của Chúa Thánh Thần – cho thế gian biết về tội lỗi, sự công chính và sự xét xử. Hạn từ gốc của cho biết cũng có nghĩa là kết án. Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hóa của chúng ta. Người làm cho chúng ta nên thánh như Thiên Chúa là Đấng Thánh. Người thực hiện điều này trước tiên, bằng việc kết án chúng ta về tội lỗi của chúng ta và bằng việc dắt chúng ta khiêm tốn đến dưới chân Thánh giá. Thần Khí cho chúng ta biết về tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa và về sự lệ thuộc hoàn toàn của chúng ta vào Thiên Chúa về lòng thương xót và ơn sủng của Người. Chúng ta cần đến sức mạnh của Chúa Thánh Thần để dẫn dắt chúng ta khỏi sai lạc của những đường lối tội lỗi của mình và tỏ cho chúng ta biết con đường tình yêu và chân lý.

Người Dothái kết án Ðức Giêsu như một kẻ lạc giáo và phạm thượng, mặc dù họ đang phụng sự Thiên Chúa hơn là phạm tội, khi họ đóng đanh Ðức Giêsu. Khi Tin mừng sau này được rao giảng vào ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2,37), nhiều người bị cắn rứt trong lòng và bị kết án về tội lỗi của mình. Điều gì đã làm họ thay đổi ý niệm về Ðức Giêsu? Chúa Thánh Thần mở lòng họ để nhận ra Đức Giêsu là Đấng Mesia đích thật được Cha trên trời sai tới.

 

Đó chính là công việc của Chúa Thánh Thần vừa kết án chúng ta về những việc làm sai trái, vừa tỏ cho chúng ta biết về chân lý của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần cho chúng ta biết về sự công chính của Đức Kitô, được chứng tỏ qua sự kiện Ðức Giêsu sống lại và trở về cùng Cha. Chúa Thánh Thần cũng cho chúng ta biết về sự xét xử. Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự tin tưởng nội tâm và không lay chuyển rằng tất cả chúng ta sẽ đứng trước ngai tòa phán xét của Thiên Chúa. Sự xét xử của Thiên Chúa thì ngay thẳng và tốt lành. Khi chúng ta chú ý đến những xét xử của Người, chúng ta sẽ tìm thấy sự bình an, niềm vui, và sự hòa giải thật sự với Thiên Chúa. Bạn có để cho Chúa Thánh Thần cai trị hoàn toàn trong cuộc đời mình để Người có thể giải thoát bạn khỏi sự kiềm kẹp của tội lỗi và cho bạn cháy bừng lên ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa không?

 

 

Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến; và xin cho ngọn lửa tình yêu của Chúa cháy lên trong lòng con. Xin cho con chỉ ao ước những gì chỉ là thuần khiết, đáng yêu mến, thánh thiện, và tốt lành, dựa theo ý Chúa và ban cho con lòng can đảm để luôn luôn loại bỏ những gì không làm hài lòng trong mắt Chúa.

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây