Hai tiếng gia đình

Thứ sáu - 22/03/2019 06:43

Hai tiếng gia đình

 “Con người sinh ra có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn”

czxcxzzxcChắc hẳn khi nhắc đến hai câu thơ trên, không ai trong chúng ta lại không thuộc lòng lòng cũng như suy nghĩ về cội nguồn, dòng tộc của mình. Bởi vì gia đình là nơi mình được sinh ra, nuôi dưỡng, hấp thụ nền giáo dục và được lớn lên trong sự ấp ủ thương yêu của ông bà cha mẹ và của các anh chị em. Dĩ nhiên, trong chúng ta không ai lại không được sinh ra từ một gia đình, dù gia đình ấy hạnh phúc hay bất hạnh đi nữa thì nơi đó vẫn là cái nôi đầu tiên gìn giữ và ấp ủ ta từ thửa bé mà ta gọi đó là gia đình. Như vậy gia đình muôn thửa vẫn là nơi sinh thành, là tổ ấm thân thương nhất của con người

Các gia đình hiện nay gặp rất nhiều khó khăn giữa các thành viên trong gia đình, đó là do đâu?. Có phải là do hoàn cảnh xã hội bây giờ phải như vậy ko??? Cha mẹ bây giờ chỉ mải mê làm ăn kiếm tiền, không để ý đến con cái và với chủ nghĩa là “mặc kệ bay”, có những gia đình chẳng có hoặc có rất ít những bữa cơm gia đình đông đủ.

Xưa kia gia đình ta với nền kinh tế thuần nông và thủ công nghiệp đơn giản, trong một mái nhà có thể “ tam tứ đại đồng đường” ba bốn thế hệ cùng chung sống trong một nhà, có các thành phần như ông bà, chú bác, cô dì... Anh em họ hàng gần , họ hàng xa sống gần gũi với nhau, hợp thành một thể chế gọi là “ phạm vi gia đình”. Đứa trẻ sinh ra trong một gia đình đã có ông bà, cha mẹ dạy dỗ, khi ra ngoài đường cũng chỉ quanh quẩn trong  phạm vi xứ đạo. Nếu chúng có thái độ khiếm khuyết, vô lễ thì đã được bà con ruột thịt góp ý dạy bảo....

Vâng!!! Đó là trước kia. Thế còn bây giờ thì sao!!!.Đứa trẻ lớn lên từ một đến hai tuổi đã được gởi đến nhà trẻ chơi cùng nhóm. Khi lên sáu, bảy tuổi,… đã cùng bè bạn đến lớp tách dần sự theo dõi của cha mẹ, cũng như ông bà, chú bác. Cũng từ đây dần dần đứa trẻ mở rộng các mối quan hệ giao lưu với bạn bè. Đồng thời cũng mở rộng tầm mắt để quan sát, tiếp thu bao nhiêu điều trong xã hội mở cửa bề bộn: tốt có và xấu cũng không thiếu. Có khi đứa trẻ tự do suy nghĩ, tự do tiêu xài tiền bạc mua sắm đủ thứ, cũng như tự do quyết định mọi vấn đề, nhằm thỏa mãn sở thích, thay vì trước đây chỉ một mình người cha, hoặc người mẹ hướng dẫn lo toan định đoạt cho. Hơn nữa nơi nhà trường chỉ chú tâm việc dạy kiến thức, mà ít để ý tới nhân bản các em. Ngoài xã hội, vật chất tiền bạc, những thú vui hưởng thụ lôi cuấn, đời sống Đức tin của nhiều người xuống dốc, không tha thiết đến các sinh hoạt tôn giáo. Nhiều bạn trẻ sống chung không cần đến hôn nhân. Con số những cặp trai gái "ăn cơm trước kẻng", có quan hệ tính dục ngoài hôn nhân ngày càng gia tăng, trong đó tỉ lệ của các em còn đi học, của những người vị thành niên khá cao.

Ngay từ ban đầu gia đình là cấu trúc của tình yêu và gia đình theo đúng thánh ý Chúa phải tồn tại và phát triển trong tình yêu. Do đó, gia đình phải là môi trường giáo dục đặc biệt về tình yêu. Giáo dục Đức tin đi đôi với giáo dục đức ái. Con người không biết sống yêu thương trong gia đình thì không thể biết sống yêu thương đúng nghĩa trong các môi trường xã hội. Việc giáo dục tình yêu cần phải kiên nhẫn và nhất là cần đến gương yêu thương giữa cha mẹ, giữa vợ chồng. Gương mẫu của giáo dục tình yêu chính là gia đình Thánh Gia, cao hơn nữa chính là gương Chúa Giêsu yêu thương và phục vụ Giáo hội, yêu thương và hy sinh đến chết vì mỗi người chúng ta. Thật là lý tưởng khi mọi thành viên trong gia đình đều cảm nhận sâu xa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân.

Con người luôn luôn cần tình thương. Không có tình thương, con người không thể sống và phát triển được. Nơi con cái cũng thế, tình thương chính là thức ăn, là cơm bánh chúng phải dùng hàng ngày để có thể phát triển bình thường về tâm linh, tâm ý, để có thể trở nên tốt lành, xả kỷ, vị tha... Những đứa trẻ không cảm nhận được tình thương của cha mẹ thường dễ trở nên ích kỷ, khó thương và khó dạy. Các bậc cha mẹ tuy rất yêu thương con, nhưng lại hay ngại tỏ ra cho chúng thấy, cứ sợ chúng ỷ lại, nhõng nhẽo, mà không nhìn thấy tai hại của việc ấy. Nhiều đứa trẻ than phiền với chúng bạn, hay với hàng xóm rằng cha mẹ không hiểu và không yêu thương chúng. Ý nghĩ đó khiến tâm hồn chúng càng ngày càng trở nên cằn cỗi, chua cay, co mình lại, và tệ hại nhất là chúng không thể tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa.

Thật vậy, đối với con cái tình yêu của cha mẹ là hình ảnh cụ thể nhất của tình yêu Thiên Chúa. Chính qua tình thương của cha mẹ mà con cái hiểu và cảm nghiệm được tình yêu thương của Thiên Chúa. Vì thế, muốn con cái mình cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa, để đáp lại tình yêu của Ngài, để sẵn sàng hiến thân cho Ngài, trước hết cha mẹ phải làm sao để chúng cảm nghiệm được chính tình thương của họ, rồi mới nói về tình yêu của Thiên Chúa.

Tác giả bài viết: Mary Phùng MTG

Nguồn tin: gpbuichu.org

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây