Hướng Dẫn Thực Hành Phụng Vụ

Thứ năm - 09/07/2020 03:39
Giuseppe Carlo Cassaro

hướng dẫn thỰc hành phụng vụ
(Sứ vụ thầy phó tế)


guida pratica alla LITURGIA
(Il Ministero del Diacono)





ANCORA


Quý thầy thân mến,
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy về sự hiện diện của Đức Kitô trong Phụng vụ như sau:
“Sự hiện diện của Ðức Kitô trong phụng vụ. Ðể chu toàn công việc lớn lao ấy, Chúa Kitô hằng hiện diện trong Giáo Hội, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ, không những trong con người của thừa tác viên, vì “như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục”, nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh Thể. Người hiện diện thiết thực trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người; vì thế, ai rửa tội thì chính là Chúa Kitô rửa. Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo Hội. Sau hết Người hiện diện khi Giáo Hội khẩn cầu và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa: “Ðâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18,20). Thực vậy, trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Giáo Hội là hiền thê rất quý yêu và Giáo Hội kêu cầu Người như Chúa mình và nhờ chính Người phụng thờ Chúa Cha Hằng Hữu. Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người. Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”. (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, số 7)


SỨ VỤ CỦA THẦY PHÓ TẾ

Những bổn phận của thầy phó tế

35. “Trong Thánh Lễ thầy phó tế có bổn phận riêng: Công bố Tin Mừng và đôi khi giảng Lời Chúa, thầy xướng các ý nguyện của lời cầu nguyện chung cho các tín hữu, phục vụ linh mục, chuẩn bị bàn thờ và phục vụ việc cử hành hy lễ, phân phát Thánh Thể cho các tín hữu, cách đặc biệt dưới hình rượu, và nếu cần thầy chỉ dẫn cho cộng đoàn các cử chỉ và thái độ lãnh nhận”.[1] Quy chế chung của Sách Lễ cũng trao cho thầy phó tế sự phục vụ hướng dẫn cộng đoàn nhờ vào những lời mời cầu nguyện [lời của chủ tế mời gọi mọi người hướng lòng trước các lời nguyện trong thánh lễ].[2]
36. Thực hiện Bí tích Rửa Tội và ban phúc lành cho đôi tân hôn. Thầy có thể chủ tọa những việc phụng vụ, đặc biệt phụng vụ các giờ kinh, việc an táng mà không cử hành Thánh Thể, những việc cử hành Lời Chúa, ban phép lành. Thầy cũng có thể chủ tọa việc tôn thờ Thánh Thể.
Thầy phó tế thi hành sứ vụ như thế nào

37. Trong những việc cử hành phụng vụ thầy phó tế mặc áo alba, và dây stola chéo trên áo, dây stola tựa vào trên vai trái xuống cho tới cạnh sườn phải, và phẩm phục phó tế (dalmatica): trong những cử hành hàng ngày hay ít long trọng thầy có thể không mang phẩm phục thầy phó tế.[3] Khi chủ tọa việc tôn thờ Thánh Thể thầy có thể mặc phẩm phục phó tế (dalmatica) hay áo choàng linh mục piviale (mặc khi chầu thánh thể, hoặc khi kiệu Thánh Thể). Chính sự chọn lựa giữa áo dalmtica hay piviale được nói đến trong sách Nghi Thức Giám Mục (Caeremoniale Episcoporum) khi Giám mục chủ sự các giờ kinh phụng vụ.[4]

38. Vị trí các thầy phó tế khi bắt đầu đoàn rước. (xem số 135 chương 8).
a. Binh hương và tàu hương
b. Thánh Giá với nến cao bênh cạnh
c. Những người giúp lễ (ministrante)
d. Thưa tác viên đọc sách
e. Thưa tác viên giúp lễ
f. Thầy phó tế kiệu Sách Tin Mừng (hay thầy có chức đọc sách sẽ kiệu khi vắng thầy phó tế)
g. Các thầy phó tế
h. Linh mục đồng tế
i. Giám Mục
j. Hai thầy phó tế phụ tá
k. Các thừa tác viên giúp lễ (hay người giúp lễ) cầm mũ Mitra và Gậy mục tử.
(l. Thầy giúp lễ cầm Sách Lễ)
39. Khi có sự hiện diện nhiều thầy phó tế thì tất cả những sự phục vụ đặc trưng sứ vụ phó tế được phân chia giữa các thầy.[5]
40. Thầy phó tế, người kiệu Sách Tin Mừng nâng    cao lên một chút phía trước mình, trong cách thức vuông góc với mặt đất, và lưng sách được hướng về phía trước.[6].
41. Trong đoàn rước thầy phó tế phụ tá được đặt để bên cạnh vị chủ tế;[7] điều này cho phép thầy luôn luôn được thuận lợi phục vụ cho mọi nhu cầu […]. Trong đoàn rước mà Giám mục chủ tọa việc cử hành phụng vụ, ngài mặc lễ phục thánh, ngài trịnh trọng tiến lên luôn luôn một mình sau những vị linh mục, nhưng trước những người giúp ngài (các thầy phó tế phụ tá) và những những thầy này tiến bước sau ngài một chút”.[8]
 42. Tiến đến bàn thờ, thầy phó tế cúi chào sâu bàn thờ và hôn bàn thờ cùng với vị chủ tế.[9] Nếu có vài thầy phó tế phục vụ, quý thầy có thể chờ vị chủ tọa đến ở phía sau bàn thờ để cùng hôn bàn thờ; nếu có nhiều thầy phó tế thì tốt hơn là quý thầy hôn bàn thờ dần dần khi đến trong đoàn rước, tuy nhiên chỉ hai thầy phó tế phụ tá hôn bàn thờ với vị chủ tế.[10]
43. Sách Tin Mừng được kiệu bởi thầy phó tế được đặt trên bàn thờ nơi phần sau.[11] Thầy không cúi chào phía trước bàn thờ, và ngay sau khi đặt Sách Tin Mừng thầy cùng hôn bàn thờ ờ chổ chủ tọa.[12].
44. Nếu sử dụng xông hương, các thầy phó tế giúp vị chủ tế trong việc bỏ hương vào bình hương và trong việc đốt hương xông thánh giá và bàn thờ, đi vòng quanh cùng với ngài.[13].
 Thông thương thầy phó tế ở vị trí cạnh bên phải vị chủ tế, nhưng có thể ở bên trái nếu sự bố trí này mang nhiều thuân lợi cho những chủ đích làm tròn sứ vụ của thầy.[14] khi có hai thầy phó tế, quý thầy ngồi bên phải và bên trái của vị chủ tế; nếu có thêm nhiều thầy phó tế khác thì những thầy này cùng ngồi với nhau ở một nơi thích hớp, tại nơi này các thầy có thể di chuyển cách dễ dàng để thi hành sự phục vụ của quý thầy. Sự bố trí các thầy phó tế ngay bên cạnh vị chủ tế được cho là đúng hơn bởi vì các thầy, các công tác viên đầu tiên, các thầy phải là người định đoạt ngay cho mọi điều cần thiết, và cũng tốt hơn khi có nhiều vị linh mục đồng tế..[15] Tuy nhiên, nếu như những vị cùng chính yếu là các giám mục, thì thích hợp đúng chổ danh dự bên cạnh vị chủ tế là cho những vị này.[16] […]
46. Công bố hay hát Kinh xin Chúa thương xót chúng con (Kyrie eleison) thuộc về thầy phó tế.
47. Nếu thiếu thưa tác viên đọc sách thích hợp, thầy phó tế đọc tất cả các bài đọc.[17]
48. Trong khi hát Alleluia, nếu sử dụng bình xông hương, thầy phó tế “giúp linh mục bỏ hương vào bình, sau đó thầy cúi đầu chào sâu trước linh mục, thầy xin chúc lành và nói thấp giọng: Xin cha chúc lành cho con. Vị linh mục ban phép lành cho thầy phó tế […]. Thầy làm dấu thánh giá và trả lời: Amen.[18] Thế rồi nếu sử dụng sách Tin Mừng, thầy tiến lại phía sau bàn thờ, cúi đầu sâu, lấy sách, và bỏ cúi đầu bàn thờ, thầy kiệu sách nâng cao một chút trong đoàn rước tới tòa giảng; [19] tàu hương và bình hương tỏa hương và các thừa tác viên với đèn thắp sáng đến trước thầy phó tế”.[20] Tại tòa giảng, sau chào cộng đoàn vời đôi bàn tay chắp lại, “với ngón tay cái của bàn tay phải thầy vẽ một thánh giá, trước tiên trên sách ở đầu bài Tin Mừng sắp sửa công bố, rồi trên chính trán, miệng và ngực, thầy nói “Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh…”. […] rồi […] xông hương sách Tin Mừng ba lần, có nghĩa chính giữa, bên trái và bên phải”,[21] và công bố Tin Mừng. “Hết bài đọc, thầy công bố: “Đó là Lời Chúa”, tất cả trả lời: “Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa”. Sau đó thầy tôn kính Sách Tin Mừng với một nụ hôn, thầy nói thầm: “Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con”, và trở về bên cạnh linh mục. Khi thầy giúp Giám Mục, thầy mang sách cho ngài hôn hay chính thầy hôn sách. Trong những cử hành trọng thể hơn, Giám mục sẽ ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa với Sách Tin Mừng.[22] Nếu chỉ sử dụng sách bài đọc, sách này không bao giờ được mang đến cho Giám Mục hôn.[23] “Sách Tin Mừng cuối cùng có thể được mang tới bàn nhỏ hay một nơi khác thích hợp và xứng đáng”.[24]
(Theo ý kiến của nhiều nhà phụng vụ khác nhau, nơi thích hợp hơn hết vẫn luôn luôn là bàn thờ, trên phần phía trước của bàn tiệc thánh, để không chiếm không gian sẽ phục vụ ngay cho sự chuẩn bị sau đó.)
49. Thầy phó tế “có thể, nhờ bởi sự ủy thác của linh mục chủ tế, thầy chủ trì bài giảng”.[25] để cho những sự chỉ dẫn liên quan đến khía cạnh này của sứ vụ chúng ta tìm về chương 7.
50. Việc đọc các ý nguyện của lời nguyện chung thuộc về thầy phó tế, chổ thông thường ở tòa giảng.[26] Tuy nhiên, giáo dân có thể đọc những lời nguyện này (bây giờ được phổ biến), những người này tiến lên đúng lúc ở bục giảng.
51. Khi lời cầu nguyện chung kết thúc, trong khi linh mục vẫn ngồi tại ghế, thầy phó tế chuẩn bị bàn thờ với sự giúp đỡ của thầy giúp lễ; bổn phận chăm lo những bình thánh thuộc về thầy phó tế. Thầy đứng cạnh vị linh mục và giúp ngài nhận những của lễ từ cộng đoàn. Đưa cho vị chủ tế đĩa với bánh lễ để thánh hiến; đổ rượu và một chút nước vào trong chén thánh, nói thầm “Nhờ dấu chỉ nước hòa rượu này, xin cho chúng con được tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con”, và rồi đưa cho vị chủ tế. Sự chuẩn bị chén thánh này thầy có thể làm ở bàn nhỏ (bàn để các đồ dùng trong việc cử hành Thánh Lễ). Nếu sử dụng xông hương thầy phụ giúp vị linh mục trong việc xông hương cho những của lễ, thánh giá và bàn thờ, rồi chính thầy, hay thầy giúp lễ, xông hương linh mục và cộng đoàn”.[27] Việc đổ nước vào rượu cần được chú ý cách đặc biệt (ngoại trừ dùng một bình nhỏ có vòi để tránh pha nước vào rượu một cách quá đáng, có nguy cơ là có thể bị vô dụng cho sự thánh hiến). Nếu có nhiều chén thánh, thầy phó tế rót những giọt nước vào trong mỗi chén. Khi thầy phó tế giúp vị Giám mục, bình hương được trao cho Giám mục luôn luôn ngang qua những bàn tay của thầy.[28] Hình thức này cũng là tốt khi thầy giúp cho một vị linh mục.
52. Khi Giám mục chủ tọa [sau lời nguyện trên những của lễ] thầy phó tế lấy mũ sọ của Giám mục và trao nó cho thừa tác viên.[29]
53. “Trong suốt Kinh Nguyện Thánh Thể, thầy phó tế ở bênh cạnh vị chủ tế, nhưng một chút phía sau, để chăm lo Chén thánh và Sách lễ khi cần.[30] Thầy phó tế ở bên trái vị chủ tế có bổn phận lo Sách lễ; nếu chỉ có một thầy sẽ đứng bên phải của vị chủ tế, từ vị trí này của việc cử hành thầy qua bên trái để chăm lo Sách lễ, và sẽ trở về bên phải chỉ để mở, đậy tấm che Chén thánh và nâng Chén Thánh. Việc chú tâm phục vụ Sách lễ là điều được khuyên nhủ cách chân tình, bởi vì có nhiều thầy phó tế vẫn chắp đôi tay lại suốt thời gian, trong khi vị chủ tế lật một mình những trang sách: sự thiếu sót này thì rất khó coi bởi vì đó là sứ vụ đặc biệt của thầy phó tế, người được đòi hỏi nơi mình một sự nhận biết tường tận và một sự thông thạo đáng kể về Sách lễ.[31]. Khi những vị đồng tế đến gần bàn thờ quý ngài phải sắp xếp sao cho không gây trở ngại cho việc cử hành nghi thức và cho phép “các thầy lại gần bàn thờ cách dễ dàng để thi hành sứ vụ cúa thầy. […] Tuy nhiên, là hết sức có thể, thầy phó tế đứng thụt lùi vừa đủ một chút phía sau những vị linh mục đồng tế được xếp đặt xung quanh vị chủ tế”.[32] Sách Nghi Thức Giám Mục xác định thêm nữa: “Các thầy phó tế đứng phía sau các vị đồng tế, do đó khi cần thì một trong các thầy có thể phục vụ Chén thánh hay Sách lễ. Không ai còn lưu lại giữa Giám mục và những vị đồng tế, hay giữa những vị đồng tế và bàn thờ”.[33]
54. Khi đọc Lời Khấn Nguyện thầy phó tế mở tấm che chén lễ, và tùy tình hình cũng mở bình đựng Mình Thánh (pisside).[34]
55. “Từ lời khẩn nguyện epiclesi (thường hiểu là lời khẩn nguyện Chúa Thánh Thần trong Kinh nguyện Thánh Thể, trước và sau truyền phép) cho đến sự trưng bày Chén Thánh thầy phó tế cách thông thường là quỳ”.[35] “cách thông thường” dịch sang tiếng latinh thích hợp với chữ “de more”  là điều chúng ta tìm thấy trong ấn bản chỉ dụ (Editio typica) của Sách Lễ, nhưng sự biểu lộ này cũng có nghĩa “theo phong tục”. Vì theo lý do cách cá nhân này được cho rằng ở đây nhiệm vụ chiếm ưu thế sự yêu cầu của sứ vụ, được xác định phía trên, bởi đó ai quỳ không thể “chăm lo, khi cần phải cho Chén thánh, cho Sách lễ”, và bởi đó được khuyên cách chân tình là vị thế đứng.
56. “Nếu có nhiều thầy phó tế hiện diện, một thầy, lúc thánh hiến, có thể đặt hương vào bình hương và xông hương trong khi trưng bày Của lễ Hiến Tế và Chén Thánh”.[36] Trong những cử hành long trọng, bốn thừa tác viên cầm đèn, bình hương và tàu hương có thể cùng rước thầy phó tế đến trước bàn thờ, quỳ phía trước thầy phó tế từ Lời Khẩn Nguyện (Epiclesi) tới sự trưng bày Chén Thánh, rồi thì trở về chổ. Chúng ta nhớ rằng xông hương cho Thánh Thể xông ba khoảng đơn hay gấp đôi, và không bao giờ gấp ba, (rất tiếc giống như được thấy làm đầy hư ảo trong một vài nơi: xem 187 và 190.)
57. Ở lúc lời Vinh Tung Ca (dossologia) cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, thầy phó tế đứng cạnh bên phải vị chủ tế, giữ nâng Chén Thánh với bàn tay phải, trong khi tay trái thì trên ngực. Chén Thánh thì thích hợp rằng được nâng lên ở cao như nhau trong đó đĩa thánh được chủ tế nâng được nhận thấy, và giữ ở vị trí đó cho đến khi cộng đoàn công bố hết l’Amen.[37]
58. Lời chúc bình an cho nhau được công bố bởi thầy phó tế,[38] cũng được quy định bởi Sách Lễ. (hay sử dụng những lời khác, nhưng thích hợp rằng trong trường hợp cúi cùng này lời mời được diễn tả với những lời ngắn và được truyền cảm hứng từ những bản văn phụng vụ, mà không làm một bài giảng và không được trình bày những tư tưởng ngông cuồng chúng lôi cuốn sự chú ý và thổi sự kinh ngạc, làm phân tán việc cử hành).
59. Thầy phó tế nhận Mình Thánh Chúa từ Linh mục chủ tế ngay sau khi vị này và những cha đồng tế hiệp lễ.[39]
Tuy nhiên có thể đề nghị một sự không tuân giữ đến nguyên tắc này, thầy phó tế hiệp lễ liền ngay sau vị chủ tế, để cho phép quý thầy đi ngay liền để trao Mình Thánh Chúa,[40] nhất là trong một cử hành có đông người tham dự, nếu có nhiều thầy phó tế có thể gợi ý rằng vị chủ tế, ngay sau khi ngài hiệp lễ, ngài bước lùi một bước và trao Mình Thánh Chúa cho tất cả các thầy phó tế, trong khi đó tất cả các vị đồng tế tiến đến bàn thờ để hiệp lễ, tiến hành như vậy các thầy phó tế có khả năng trao Mình Thánh Chúa. Nếu việc hiệp lễ được phân phát dưới hai hình thầy phó tế giữ chén lễ bên cạnh vị chủ tế: trong trường hợp này rõ ràng hữu ích mang theo một khăn chén.
60. Hiệp Lễ xong thầy phó tế làm thế nào để đặt trước Mình Thánh còn lại vào trong Nhà Tạm, rước hết những mẫu còn lại, nếu cần với sự giúp đỡ của các thầy phó tế và linh mục khác, và lau sạch các bình và chén lễ.[41] (Việc lau sạch xem trình bày trong chương liên quan đến sứ vụ của thầy giúp lễ, ở số 28)
61. “Sau Hiệp Lễ, Lời Nguyện Hiêp Lễ được đọc, thầy phó tế cho cộng đoàn một vài thông tin ngắn, trừ khi vị chủ tế muốn nói cách cá nhân”.[42]
62. “Nếu sử dụng lời nguyện trên công đoàn hay hình thức ban phép lành trọng thể, thầy phó tế nói: “anh chị em cúi đầu để nhận phép lành”.[43]
63. Khi Thánh Lễ kết thúc thầy phó tế giải tán cộng đoàn: “Lễ xong chúc anh chị em đi bình an”. (Cũng trong trường hợp này, thầy cần lưu ý điều  đã được nói trước liên quan đến chúc bình an cho nhau, số 58.
64. Các thầy phó tế cùng với vị chủ tế tôn kính bàn thờ với nụ hôn và xuống trước ngài, với một cúi đầu sâu.[44] Trong đoàn rước đi ra lại tiếp tục vị trí mà có từ lúc đầu, ngoại trừ thầy phó tế người kiệu Sách Tin Mừng, thầy đi cạnh những bạn đồng sự khác.
65. Nếu thầy phó tế không hiện diện, những bổn phận của thầy thật sự được thi hành bởi các vị đồng tế”.[45] Đặc biệt, khi Giám mục chủ tọa “các linh mục […]bổ khuyết cho một số sứ vụ riêng của các thầy phó tế mỗi khi không có các thầy phó tế,, nhưng không bao giờ mặc lễ phục thầy phó tế”.[46] Trong những trường hợp này Tin Mừng được công bố bời một vị linh mục: người này, như thầy phó tế, xin phép lành trước khi đi tới tòa công bố Lời Chúa, điều mà không bao giờ làm nếu một vị linh mục khác chủ tế.[47] Nhưng linh mục đồng tế cũng được mời nói lời chúc bình an cho nhau và giải tán cộng đoàn khi Thánh Lễ kết thúc, đặc biệt khi Giám mục chủ tế.[48]
66. “Các thầy phó tế, trong việc cử hành phụng vụ được chủ tọa bởi một Giám mục, bình thường ít nhất là ba thầy phó tế: một thầy phục vụ cho Tin Mừng và Bàn thờ và hai thầy giúp cho Giám mục. Nếu có nhiều thầy, các thầy tự sắp xếp những việc phục vụ và có ít nhất một thầy trông nom sự tham gia hoạt động của các tín hữu”.[49]

         
                             Kỷ niệm dịp dồng hành với quý                                  thầy lãnh nhận Thánh Chức Phó Tế.
                            

                                      Giáo Xứ Rạng, 07/06/2020

                                                Lm. Phan Quốc Tuấn
                                                          (Chuyển ngữ)





 
 

[1] OGMR3 (Ordinamento Generale del Messale Romano, 3° edizione, 2000), 94.
[2] OGMR3, 171, d.
[3] CE (Caeremoniale Episcoporum ex Decreto Sacrosancti Oecumennici Concilii Vaticani II instauratum aucrortiate Ioanis Pauli PP. II promulgatum, Editio Typica- Reimpressio emendata, Libreria Editrice Vaticana, Cità del Vaticano 2008), 67.
[4] CE, 192.
[5] ORMR3, 109.
[6] ORMR3, 172.
[7] ORMR3, 172.
[8] Ce, 80.
[9] ORMR3, 173.
[10] Ce, 130.
[11] ORMR3, 117.
[12] OGMR3, 173.
[13] OGMR3, 173.
[14] OGMR3, 174; 310.
[15] OGMR3, 173,a.
[16] Quanto viene specificato a proposito nel caso di una ordinazione episcopale a proposiito della sede dei consansacranti, uso che pùo essere esteso a tutte le celebrazioni simili: CE, 490.
[17] OGMR3, 176.
[18] OGMR3,175.
[19] CE, 140.
[20] OGMR3,74:cfr. CE. 140.
[21] CE, 74; cfr. ORMR3, 175.
[22] OGMR3, 175; cfr. CE. 141.
[23] CE,74.
[24] OGMR3, 175; cfr. CE, 141.
[25] OGMR3, 171, c; cfr. Ibidem, 66.
[26] OGMR3,171, c; 171, d; 177.
[27] OGMR3, 178.
[28] CE, 149.
[29]CE, 153.
[30] OGMR3, 179.
[31] OGMR3, 171, b.
[32] OGMR3,
[33] CE, 153.
[34] CE, 155.
[35] OGMR3, 179; cfr. CE, 155.
[36] OGMR3, 179; cfr. CE, 155.
[37] OGMR3, 180.
[38] OGMR3, 181.
[39] OGMR3, 182; 244.
[40] OGMR3, 171, e.
[41] OGMR3, 171, e; 182-183; 247; 279.
[42] OGMR3, 184.
[43] OGMR3,185.
[44] OGMR3, 186; 251.
[45] OGMR3, 208.
[46] CE, 22; cfr. Ibiem, 122.
[47] OGMR3, 212; CE, 74; 173.
[48] OGMR3, 239.
[49] CE, 26; cfr. Ibidem, 122.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây