1. Erdoğan lập tức biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo sau phán quyết của tòa án

Chỉ vài tiếng đồng hồ theo sau phán quyết của tòa án, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã ký sắc lệnh biến Hagia Sophia, nguyên là đại đền thờ Công Giáo Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, là đền thờ Công Giáo lớn nhất trong suốt 900 năm ở Istanbul, thành một đền thờ Hồi Giáo.

Cố nhiên việc biến ngôi đền thờ này thành một đền thờ Hồi Giáo gây ra những cảm xúc rất mạnh đối với các tín hữu Kitô trên toàn thế giới như Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Hy Lạp đã nhận định. “Ankara đang liều mình mở ra một vực thẳm cảm xúc khổng lồ đối với các Kitô hữu khi quyết định biến tòa nhà thành đền thờ Hồi giáo, ” Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Hy Lạp nói trong thông cáo báo chí hôm 2 tháng 7.

Bên cạnh đó còn có các quan ngại chính trị sâu xa. Thật thế, đền thờ này đã được hoàn thành vào năm 537, như là một đại đền thờ Công Giáo đầu tiên trên thế giới. Hagia Sofia đã duy trì tình trạng là đại đền thờ lớn nhất của thế giới Kitô trong suốt 900 năm trước khi quân Hồi Giáo chiếm được ngôi nhà thờ này và biến thành một trong những đền thờ Hồi giáo vĩ đại nhất của đạo Hồi sau cuộc chinh phạt Istanbul của Đế Quốc Ottoman năm 1453.

Trong thế giới chiến tranh lần thứ nhất Đế Quốc Ottoman, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, đã phạm vào tội ác diệt chủng chống lại dân tộc Armenia giết hại đến 1.5 triệu người. Thất trận trong thế chiến thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ lẽ ra đã bị chia cắt và trừng phạt, nhưng do những dàn xếp lắt léo để biến quốc gia này thành một vùng đệm cản trở đường tiến xuống Trung Đông của cộng sản Liên Sô, và cũng nhờ sự khôn ngoan của Kamal Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ tránh được họa diệt vong và Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời.

Cảm ơn này của Kamal Ataturk, người Thổ gọi ông là cha già dân tộc, và ít ai dám nói chạm đến ông bất kể sự kiện là ông đã đưa ra rất nhiều chính sách nhằm hạn chế quyền lực của Hồi Giáo.

Kamal Ataturk đã ráo riết tung ra các chính sách nhằm ngăn chặn sự quay trở lại của chủ thuyết nhà nước Hồi Giáo. Ông thành tâm tin rằng cần phải hạn chế quyết hành của các đạo trưởng Hồi Giáo là những người luôn hăm he muốn khôi phục Đế Quốc Ottoman với cuồng vọng thống trị thế giới.

Theo chiều hướng này, năm 1934, Kamal Ataturk, đã chuyển đổi Hagia Sofia từ một đền thờ Hồi giáo thành một bảo tàng viện.

Ngày 15 tháng Bẩy, 2016, một cuộc đảo chính chống lại Recep Tayyip Erdoğan đã nổ ra nhưng sớm bị đập tan. Người ta tin rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả do chính Recep Tayyip Erdoğan dàn dựng trong mưu toan thu tóm quyền hành.

Erdogan đã thách đố tính hợp pháp trong quyết định do Kamal Ataturk đưa ra vào năm 1934, và đề xuất biến bảo tàng viện này trở thành một đền thờ Hồi giáo, bất kể sự phản đối của các tín hữu Kitô và UNESCO, là tổ chức đã công nhận Hagia Sophia là một Di sản Thế giới.

Phản ứng trước phán quyết của tòa án, Fethullah Gülen, nhân vật đối lập hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, nói với tờ New York Times rằng ông âu lo rằng Recep Tayyip Erdoğan đã thu tóm được mọi thứ quyền hành trong nước, khi dám công khai chỉ trích vị cha già dân tộc, và đang đi theo vết xe đổ của tên trùm khủng bố ISIS, Abu Bakr al-Baghdadi. Ông chua chát nhận định rằng nếu người dân Thổ Nhĩ Kỳ còn gọi Kamal Ataturk là “cha già dân tộc” thì Recep Tayyip Erdoğan đã trở thành “ông cố nội của dân tộc”.

Hagia Sophia là một trong những địa danh dễ nhận biết nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và là địa điểm được thăm viếng nhiều nhất, thu hút hơn 3.7 triệu du khách mỗi năm trước thời đại dịch coronavirus kinh hoàng.

Tiếc món tiền khổng lồ này, phát ngôn viên của Erdoğan, Ibrahim Kalin, nói rằng “Việc biến Hagia Sophia thành nơi thờ phượng không ngăn khách du lịch địa phương hoặc nước ngoài đền thăm ngôi đền thờ.”
 
Source:Catholic News AgencyHagia Sophia declared a mosque hours after court ruling
2. Chính Thống Giáo sẽ tiếp tục đấu tranh buộc Thổ Nhĩ Kỳ trả lại học viện Halki.

Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, Giáo chủ Chính thống Constantinople tuyên bố rằng: Chính Thống giáo sẽ tiếp tục đấu tranh, đòi nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho mở lại thần học viện tại đảo Halki, bị nhà nước đóng cửa từ 49 năm nay.

Ngài đưa ra tuyên bố như trên hôm Chúa Nhật 05 tháng 7, trong thánh lễ bổ nhiệm Ðức Cha Kassianos làm tân Viện phụ Ðan viện cổ kính Chúa Ba Ngôi, tọa lạc cùng một địa điểm với chủng viện Halki.

Thần học viện Halki bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa hồi năm 1971, sau khi quốc hội Thổ thông qua một đạo luật cấm các trường cao đẳng tư, và mặc dù Tòa Thượng phụ liên tục vận động cũng như lời kêu gọi của nhiều nhân vật quốc tế trên thế giới, học viện này vẫn chưa được mở lại, khiến cho Chính Thống giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ không có nơi đào tạo các chức sắc của mình.

Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nói: “Chúng ta cầu xin Chúa toàn năng ban cho chúng ta được niềm vui mở lại thần học viện, được nghe tiếng chuông dịu dàng, mời gọi các sinh viên mới đến tham dự các lớp học của các giáo sư. Nhưng trên hết, trong một thế giới mà thần học phải đối thoại và Giáo hội phải nêu chứng tá tốt lành, thần học phải góp phần biến đổi thế giới”.

Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô là Giáo chủ danh dự chung của Chính Thống giáo, và là thủ lãnh tinh thần của hàng triệu tín hữu Chính thống trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ và Úc châu, nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ, số tín hữu trực tiếp thuộc quyền ngài chỉ có khoảng 4, 500 người.

 
Source:Greek City TimesEcumenical Patriarch Bartholomew: We are fighting for the reopening of the Theological School of Halki