Các vấn nạn của phụ nữ, nghèo đói, công bình xã hội, phá thai, đạo đức, tính dục, vấn đề của giới lãnh đạo và cầm quyền, vấn đề chiến tranh và hòa bình, các lối sống và thừa tác vụ đang chạm đến những tổn thương sâu xa và làm cho con người cay đắng lẫn nhau.
Đó là chưa kể đến những vấn đề như mâu thuẫn cá nhân, ghen tương, tham lam và tội lỗi – những chuyện gây chia rẽ.
Nhiệt độ đồng bóng đang tăng lên và đi kèm với nó, như Đức Giê-su đã báo trước, con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, em gái chống lại anh trai. Chúng ta đang bị chia rẽ.
Không còn có thể lãng tránh những vấn đề này được nữa, dự phần vào những vấn đề này là cừu địch, có ai đó ghét bạn, bị cáo buộc hẹp hòi, bị tha hóa. Đối với bất cứ ai nhạy cảm, đây là nỗi đau sâu kín nhất.
Hơn nữa, không ai trong chúng ta tiếp cận các vấn đề này một cách công bằng và khách quan hoàn toàn. Chúng ta bị tổn thương, liệu chúng ta có thừa nhận điều đó hay không. Vô tình hay chủ ý, trong tất cả các vấn đề này chúng ta đều hoặc là kẻ áp bức hoặc là kẻ bị áp bức và do đó, chúng ta tiếp cận chúng hoặc quá bị tổn thương hoặc quá dè dặt để có thể nhìn một cách thẳng thắn. Trong cả hai trường hợp đều có cám dỗ trở nên cay chua và nghĩ rằng mình có quyền giận dữ, ghét người khác, tự cho mình là đúng, khước từ sự thiện cảm và thấu hiểu của người khác.
Đó là một sai lầm nghiêm trọng.
Dù có căn cứ, đau đớn và cấp bách như các vấn đề này có thể có nhưng, lý tính, tình yêu, thấu hiểu và kiên nhẫn cũng chưa bao giờ làm cho chúng ta cay chua triền miên, bị tha hóa không chữa được như bây giờ. Đó là con đường dẫn đến hỏa ngục bởi vì cay chua chính là hỏa ngục.
Vậy mà đó là những gì đang xảy ra hôm nay. Chúng ta quá dễ dàng rơi vào cái cám dỗ cho rằng vì chúng ta tổn thương, hay vì người khác tổn thương, chúng ta có quyền ghét, không còn thiện cảm, suy nghĩ theo kiểu trắng đen rõ rệt, và trở nên cay chua.
Sự thể càng ngày càng xấu hơn. Sự cay chua, như căn bệnh ung thư, đang chầm chậm đầu độc nhiệm thể của Đức Ki-tô.
Chúng ta cần đọc dấu hiện của thời gian và đáp trả dấu hiệu này qua Phúc Âm. Tôi cho rằng, sự cay chua này, ơn gọi của người ki-tô hôm nay, trong một thời điểm nào đó, sẽ là cái làm cho chúng ta đổ máu, rơi lệ và căng thẳng, để gột sạch những tổn thương này.
Tôi xin phép minh họa điều này bằng một ví dụ. Sống trong Giáo Hội hôm nay là vướng vào một căng thẳng đau đớn. Đơn cử, những vấn đề về nữ quyền và công bình xã hội, rõ ràng, là hai trong số những thách đố đầu tiên mà Thần Khí gởi đến thời đại chúng ta. Tuy nhiên Rôma từ chối đặt vấn đề nghiêm túc về sự phong chức cho phụ nữ và giữ im lặng với nhà thần học Leonardo Boff, một trong những tiếng nói của người nghèo. Điều đó đã đưa đến một làn sóng phẫn uất, cay chua và ghen ghét.
Hàng ngày tôi tiếp xúc với những người cay đắng về các vấn đề này và càng cảm thấy tôi phải miễn cưỡng chống đỡ cho lập trường của Rôma. Trên cả hai đề tài này chúng ta đều như đang ngồi trên thùng thuốc súng, kèm theo sự cay chua chết người.
Tuy nhiên không tín hữu Công giáo nghiêm túc nào lại không xem trọng Giáo Hội như một tổ chức phổ quát. Khoảng 800 triệu người Công giáo không thể đến với nhau mà không thỏa hiệp, thất vọng, mất kiên nhẫn, rơi lệ, lề luật và truyền thống những điều mà nhiều lần như đã bóp nghẹt sự sống của người được Thần Khí nuôi dưỡng.
Khi một Giáo Hội phổ quát đi về phía trước, có thể đó chỉ là những bước chập chững.
Vì thế người ki-tô hữu hôm nay muốn giữ vững đức tin phải làm gì? Phớt lờ Rôma? Xem phong trào phụ nữ và công bình xã hội chỉ như những cái nhất thời? Trở nên hoài nghi, yếm thế? Quan tâm chuyện của mình và bàng quang với những chuyện khác? Cho rằng “tất cả đều xấu”?
Lúc này, không có gì khác hơn là, cứu vớt sự cay chua, cái phải bị loại ra, câu trả lời ở lòng chân thành chấp nhận đau đớn. Giữ đức tin hôm nay có nghĩa là sống trong đau đớn, căng thẳng, thất vọng, bị hiểu lầm thỏa hiệp, bị ghen ghét bởi cả hai phía.
Lời kêu gọi của chúng ta hôm nay là hòa giải bằng cách cảm nhận nỗi đau của tất cả các phía và để nỗi đau và sự bất lực của mình trở thành cái giảm xóc làm điều hòa, thành máu gột sạch vết thương. Với một bước khởi đầu giản dị chúng ta có thể kiểm nghiệm mình đã cởi mở tiếp thu được bao nhiêu trên tất cả những vấn đề này, xem mình đã trải qua được bao nhiêu nỗi đau. Không ở trong đau đớn có nghĩa là không cởi mở tiếp thu.
Đó là khoảng thời gian đau đớn của Giáo Hội, một khoảng thời gian khi tất cả chúng ta đều cảm thấy một chút ghen tương, một khoảng thời gian khi trên tất cả chúng ta phải giữ bình an cho tâm trí, bình yên nội tâm và bác ái bên ngoài.
Phần lớn, đó là thời gian chống lại sự cay chua và tính gay gắt đó của tinh thần làm nản lòng Thần Khí.
Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser
Nguyễn Kim An dịch
(phanxico.vn 05.06.2017)
Nguồn tin: conggiao.info
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn