Một giáo phận Ba Lan có trại tập trung Auschwitz-Birkenau của Đức Quốc xã trên lãnh thổ của mình đã bày tỏ nỗi buồn trước các tấn kích dai dẳng và vô căn cứ của một nhóm Do Thái quá khích yêu cầu xoá bỏ một nhà thờ Công Giáo gần trại tập trung này.
Một nhóm người Do Thái do Giáo sĩ Do Thái Avi Weiss đến từ New York, Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc biểu tình trước nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Ba Lan với yêu sách là buộc nhà thờ này phải bị đóng cửa.
Cuộc biểu tình đã bắt đầu từ hôm 27 tháng Giêng. Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, cuộc biểu tình này vẫn còn đang tiếp diễn.
Trong một bài viết được thông tấn xã Jewish Telegraphic của Do Thái phát đi hôm 22 tháng Giêng, trước lễ kỷ niệm 75 năm giải phóng trại tập trung này, Weiss nói rằng nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria đã được Đức Quốc xã dùng làm bộ chỉ huy vùng Birken, nơi các tù nhân Do Thái bị tra tấn và hãm hiếp. Như thế, địa điểm này tiêu biểu cho một trong những sự tàn bạo kinh hoàng nhất trong cuộc diệt chủng người Do Thái hồi thế chiến thứ hai. Do đó, Weiss lập luận rằng giáo xứ Công Giáo phải dời đi nơi khác, và ngôi nhà thờ này phải được coi là một phần của bảo tàng viện kỷ niệm cuộc diệt chủng người Do Thái.
Giáo sĩ Weiss là người sáng lập Voice Of Jews ở Riverdale, New York và là một nhà hoạt động Do Thái lâu năm. Ông cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã vi phạm thỏa thuận năm 1987 giữa các Hồng Y châu Âu và các nhà lãnh đạo Do Thái, và một công ước của UNESCO năm 1972 về bảo vệ văn hóa thế giới, theo đó sẽ không có nơi thờ phượng Công Giáo nào được đặt trong phạm vi trại tập trung Auschwitz-Birkenau.
Đáp lại các cáo buộc này, Cha Mateusz Kierczak, giám đốc truyền thông của Giáo phận Bielsko-Zywiec cho biết: “Nhà thờ này không nằm trên lãnh thổ của trại tập trung, và ngôi nhà thờ chưa từng bao giờ là một phần của trại tập trung này. Do đó, yêu sách của giáo sĩ Weiss là hoàn toàn không có cơ sở”.
Ông Bartosz Bartyzel, phát ngôn viên của viện Bảo tàng Nhà nước Auschwitz-Birkenau, nói với thông tấn xã Catholic News Service của Công Giáo Hoa Kỳ hôm 31 tháng Giêng rằng ngôi nhà thờ nằm ngoài khu vực trại.
Ông nói thêm rằng ngôi nhà thờ được khởi công xây dựng vào đầu năm 1939. Mấy tháng sau đó, khi công cuộc xây dựng vẫn còn đang dang dở thì chiến tranh xảy ra, mọi việc xây cất bị đình trệ. Do đó, ngôi nhà thờ này không thể bị trưng dụng làm bộ chỉ huy của Đức Quốc Xã. Ngày 27 tháng Giêng, 1945, khi trại tập trung được giải phóng, 4 bức tường của ngôi nhà thờ thậm chí vẫn chưa được dựng nên.
Cha Kierczak nói với thông tấn xã Catholic News Service rằng ngài cảm thấy buồn vì “trong thời gian thế chiến thứ hai, người Công Giáo Ba Lan đã liều mình cưu mang cho người Do Thái. Trong rất nhiều trường hợp chúng tôi phải trả giá đắt bằng chính mạng sống mình.”
Cha Kierczak nhận xét rằng yêu sách của giáo sĩ Weiss là một vấn đề nghiêm trọng: “Ông Weiss trình bày vấn đề một cách đầy cảm xúc, khơi gợi một tình cảm bài Công Giáo trong lòng người Do Thái. Sự kiện này đã kéo dài rất nhiều năm và chúng tôi không muốn tham gia vào một cuộc cãi vã khác, lời qua tiếng lại trên các phương tiện truyền thông. Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi không muốn trả lời mỗi khi các giáo sĩ Do Thái tổ chức các cuộc biểu tình.”
Cố nhiên, các cuộc biểu tình và yêu sách của nhóm Do Thái này cũng khơi dậy những tình cảm bài Do Thái tại Ba Lan và Âu Châu. Các giáo sĩ Do Thái này thừa biết như thế, nhưng họ vẫn làm, vì đó là cách họ gây quỹ cho tổ chức của mình.
Trong số 1.1 triệu tù nhân bị giam tại trại tập trung Auschwitz-Birkenau, 90% là người Do Thái. Hầu hết những người Do Thái bị giam tại đây đều bị giết trong các phòng hơi ngạt. Tuy nhiên, cũng có tới 75,000 người Ba Lan chủ yếu là người Công Giáo cũng bị giết tại đây vì tội che chở cho người Do Thái. Thật là ăn cháo đá bát khi nhóm Do Thái này cứ tiếp tục đưa ra hết yêu sách này đến yêu sách khác, từ năm này sang năm khác.
Ngay khi cộng sản sụp đổ tại Ba Lan và Âu Châu, từ năm 1992, nhóm này đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi đóng cửa một tu viện của các nữ tu dòng Camêlô. Điều đau đớn là chính các nữ tu dòng Camêlô đã dấu người Do Thái trong tu viện mình. Các sơ bị bắt. Tu viện bị tịch thu và biến thành một phần của trại tập trung. Trước các áp lực quốc tế, chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đích thân viết thư yêu cầu các nữ tu dọn đi nơi khác.
Năm 1998, sau các cuộc biểu tình lớn tại đây, hàng lãnh đạo giáo phận phải gỡ bỏ tất cả các thánh giá cắm chung quanh trại tập trung này. Ngày nay, trong phạm vi bán kính 100m chung quanh trại Auschwitz-Birkenau, không còn một cây thánh giá nào.
Một phát ngôn viên cảnh sát khu vực, là ông Sebastian Glen, nói với tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan rằng các cuộc biểu tình hàng ngày đang diễn ra tại đây là bất hợp pháp và cảnh sát đang cân nhắc sẽ đưa ra các hành động thích hợp, phù hợp với luật pháp quốc gia, đặc biệt là luật chống bài người Do Thái.
Source:CruxPolish diocese dismisses complaints about church near Auschwitz-Birkenau
Một nhóm người Do Thái do Giáo sĩ Do Thái Avi Weiss đến từ New York, Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc biểu tình trước nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Ba Lan với yêu sách là buộc nhà thờ này phải bị đóng cửa.
Cuộc biểu tình đã bắt đầu từ hôm 27 tháng Giêng. Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, cuộc biểu tình này vẫn còn đang tiếp diễn.
Trong một bài viết được thông tấn xã Jewish Telegraphic của Do Thái phát đi hôm 22 tháng Giêng, trước lễ kỷ niệm 75 năm giải phóng trại tập trung này, Weiss nói rằng nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria đã được Đức Quốc xã dùng làm bộ chỉ huy vùng Birken, nơi các tù nhân Do Thái bị tra tấn và hãm hiếp. Như thế, địa điểm này tiêu biểu cho một trong những sự tàn bạo kinh hoàng nhất trong cuộc diệt chủng người Do Thái hồi thế chiến thứ hai. Do đó, Weiss lập luận rằng giáo xứ Công Giáo phải dời đi nơi khác, và ngôi nhà thờ này phải được coi là một phần của bảo tàng viện kỷ niệm cuộc diệt chủng người Do Thái.
Giáo sĩ Weiss là người sáng lập Voice Of Jews ở Riverdale, New York và là một nhà hoạt động Do Thái lâu năm. Ông cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã vi phạm thỏa thuận năm 1987 giữa các Hồng Y châu Âu và các nhà lãnh đạo Do Thái, và một công ước của UNESCO năm 1972 về bảo vệ văn hóa thế giới, theo đó sẽ không có nơi thờ phượng Công Giáo nào được đặt trong phạm vi trại tập trung Auschwitz-Birkenau.
Đáp lại các cáo buộc này, Cha Mateusz Kierczak, giám đốc truyền thông của Giáo phận Bielsko-Zywiec cho biết: “Nhà thờ này không nằm trên lãnh thổ của trại tập trung, và ngôi nhà thờ chưa từng bao giờ là một phần của trại tập trung này. Do đó, yêu sách của giáo sĩ Weiss là hoàn toàn không có cơ sở”.
Ông Bartosz Bartyzel, phát ngôn viên của viện Bảo tàng Nhà nước Auschwitz-Birkenau, nói với thông tấn xã Catholic News Service của Công Giáo Hoa Kỳ hôm 31 tháng Giêng rằng ngôi nhà thờ nằm ngoài khu vực trại.
Ông nói thêm rằng ngôi nhà thờ được khởi công xây dựng vào đầu năm 1939. Mấy tháng sau đó, khi công cuộc xây dựng vẫn còn đang dang dở thì chiến tranh xảy ra, mọi việc xây cất bị đình trệ. Do đó, ngôi nhà thờ này không thể bị trưng dụng làm bộ chỉ huy của Đức Quốc Xã. Ngày 27 tháng Giêng, 1945, khi trại tập trung được giải phóng, 4 bức tường của ngôi nhà thờ thậm chí vẫn chưa được dựng nên.
Cha Kierczak nói với thông tấn xã Catholic News Service rằng ngài cảm thấy buồn vì “trong thời gian thế chiến thứ hai, người Công Giáo Ba Lan đã liều mình cưu mang cho người Do Thái. Trong rất nhiều trường hợp chúng tôi phải trả giá đắt bằng chính mạng sống mình.”
Cha Kierczak nhận xét rằng yêu sách của giáo sĩ Weiss là một vấn đề nghiêm trọng: “Ông Weiss trình bày vấn đề một cách đầy cảm xúc, khơi gợi một tình cảm bài Công Giáo trong lòng người Do Thái. Sự kiện này đã kéo dài rất nhiều năm và chúng tôi không muốn tham gia vào một cuộc cãi vã khác, lời qua tiếng lại trên các phương tiện truyền thông. Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi không muốn trả lời mỗi khi các giáo sĩ Do Thái tổ chức các cuộc biểu tình.”
Cố nhiên, các cuộc biểu tình và yêu sách của nhóm Do Thái này cũng khơi dậy những tình cảm bài Do Thái tại Ba Lan và Âu Châu. Các giáo sĩ Do Thái này thừa biết như thế, nhưng họ vẫn làm, vì đó là cách họ gây quỹ cho tổ chức của mình.
Trong số 1.1 triệu tù nhân bị giam tại trại tập trung Auschwitz-Birkenau, 90% là người Do Thái. Hầu hết những người Do Thái bị giam tại đây đều bị giết trong các phòng hơi ngạt. Tuy nhiên, cũng có tới 75,000 người Ba Lan chủ yếu là người Công Giáo cũng bị giết tại đây vì tội che chở cho người Do Thái. Thật là ăn cháo đá bát khi nhóm Do Thái này cứ tiếp tục đưa ra hết yêu sách này đến yêu sách khác, từ năm này sang năm khác.
Ngay khi cộng sản sụp đổ tại Ba Lan và Âu Châu, từ năm 1992, nhóm này đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi đóng cửa một tu viện của các nữ tu dòng Camêlô. Điều đau đớn là chính các nữ tu dòng Camêlô đã dấu người Do Thái trong tu viện mình. Các sơ bị bắt. Tu viện bị tịch thu và biến thành một phần của trại tập trung. Trước các áp lực quốc tế, chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đích thân viết thư yêu cầu các nữ tu dọn đi nơi khác.
Năm 1998, sau các cuộc biểu tình lớn tại đây, hàng lãnh đạo giáo phận phải gỡ bỏ tất cả các thánh giá cắm chung quanh trại tập trung này. Ngày nay, trong phạm vi bán kính 100m chung quanh trại Auschwitz-Birkenau, không còn một cây thánh giá nào.
Một phát ngôn viên cảnh sát khu vực, là ông Sebastian Glen, nói với tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan rằng các cuộc biểu tình hàng ngày đang diễn ra tại đây là bất hợp pháp và cảnh sát đang cân nhắc sẽ đưa ra các hành động thích hợp, phù hợp với luật pháp quốc gia, đặc biệt là luật chống bài người Do Thái.
Source:CruxPolish diocese dismisses complaints about church near Auschwitz-Birkenau