1. Đừng hoảng sợ vì cơn dịch Covid-19
Tin từ Abu Dhabi do Thông tấn xã Fides cho hay: Đức giám quản Paul Hinder OFM Cap, Giám mục Tông tòa của Vương quốc Nam Ả Rập, trong Lá thư Mục vụ gửi cho toàn thể tín hữu trong Giáo phận viết:
“Tình hình hiện tại là thời gian để chúng ta, những người Công Giáo phó thác vào niềm tin, hy vọng và bày tỏ tình tương tương ái với nhau, đặc biệt trong Mùa Chay này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho việc chặn đứng cơn dịch Coronavirus và cho tất cả những ai bị cơn bệnh này hoành hành!”
Đức Giám quản nhắc nhớ chúng ta trong thánh lễ sau lúc đọc kinh Lạy Cha, linh mục cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an.
Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp, Chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc, và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng con”“.
Đức Cha Hinder nhắc nhở các tín hữu rằng “các cơ quan chính quyền của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa để làm giảm thiểu các nguy cơ lây lan... Do đó, chúng ta không cần phải lo lắng quá mức hoặc hoảng sợ thái quá”. Ngài kêu gọi các tín hữu hãy thực hành các biện pháp phòng ngừa, để hạn chế rủi ro, Đức cha nói: “điều này thật tối cần thiết vì tình trạng của chúng ta là một Giáo hội, một xã hội không ngừng vận chuyển nên việc du hành ra nước ngoài nên hạn chế, nếu cần đi thì phải đi vì lý do nghề nghiệp mà thôi…”
Đức cha Giám quản cũng ban hành các chỉ dẫn áp dụng cho các nhà thờ, có hiệu lực từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2020: “Các tín hữu nào bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh khác nhau nên nghỉ ở nhà; Việc rước lễ sẽ được rước bằng tay; các người cho rước lễ, nên rửa tay bằng chất khử trùng để làm sạch tay trước khi phân phát Thánh thể trong tất cả các nhà thờ; các cuộc hội họp sẽ bị đình chỉ và trong Thánh lễ, người ta không bắt tay hay ôm hôn khi chúc bình an. Hủy bỏ tất cả các cuộc họp nhóm và các lễ hội cũng như tổ chức các cuộc hành hương trong và ngoài nước.
2. Báo động Coronavirus ở Úc nhảy vọt lên 100 trường hợp
Các trường hợp nhiễm Coronavirus ở Úc tiếp tục gia tăng từ 91 trường hợp lên 100 trường hợp vào sáng nay, sau khi có những ca mới được chẩn đoán tại hai tiểu bang NSW và Victoria.
Các trường hợp bị nhiễm coronavirus vẫn tiếp tục lan rộng trên cả nước.
Một số trường học buộc phải đóng cửa và hàng ngàn người đang tự cô lập.
Có 47 trường hợp bị nhiễm tại NSW, và đã có hai người đã chết. Các nhà chức trách đang điều tra 476 trường hợp và gần 8000 người được xét nghiệm và kết quả là không bị lây nhiễm tại tiểu bang NSW.
Tại tiểu bang Victoria đã có 15 trường hợp bị nhiễm và Tây Úc (WA) có sáu trường hợp bị nhiễm.
Một Trường tư thục nổi tiếng tại tiểu bang Victoria phải đóng cửa, đó là Trường Trung học Carey Baptist ở phía đông thành phố đã phải đóng cửa hôm nay (10/3/20), sau khi một giáo viên có triệu chứng mắc vi khuẩn Covid-19! được biết giáo sư này đã đáp chuyến bay từ Mỹ về Melbourne trong đó có bác sĩ Chris Higgins, người cũng bị nhiễm virus này ở Toorak.
Đây là trường hợp lây truyền virus từ người sang người đầu tiên ở Victoria. Trường Carey Grammar là trường thứ tư phải đóng cửa vì coronavirus ngày càng lan rộng; sau ba trường ở tiểu bang NSW phải đóng cửa…
Coronavirus còn khủng hoảng lớn hơn khủng khoảng tài chánh toàn cầu (GFC)
Thủ tướng nước Úc, ông Scott Morrison phát biểu rằng tác động của Coronavirus có thể tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Covid-19 là một mối đe dọa cho sức khỏe toàn cầu, và nó cũng làm ảnh hưởng tới kinh tế một cách khốc liệt, có khả năng đưa tới một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt đối với nước Úc.
Sự bùng nổ Covid-19 từ Trung Quốc đã lây lan, phát tán đi khắp nơi làm cho dân chúng xa tránh đi mua sắm, nhiều công nhân không dám tới xưởng làm và các công sở v.v…
Hiện có 100 trường hợp nhiễm Coronavirus tại Úc.
Con số người bị nhiễm từ 91 đã tăng lên 100 vào sáng nay (10/3/20) sau khi NSW xác nhận có tám trường hợp mới và 1 ở Victoria.
Chính phủ Úc đang cân nhắc xem sẽ phản ứng ra sao đối với con virus quái ác này sau khi nước Ý tuyên bố đình chỉ hầu hết các lễ hội và các trường sở trên toàn quốc.
Một số người bị nhiễm tiêu biểu tại Úc như:
• Một phụ nữ ở tuổi 20, bị nhiễm từ một trường hợp bệnh tại Bệnh viện Ryde NSW.
• Một phụ nữ ở độ tuổi 40 về từ Hàn Quốc
• Một người đàn ông ở độ tuổi 20, một cư dân Victoria vừa trở về từ Hồng Kông
• Một phụ nữ ở độ tuổi 80 đã chuyển từ Cơ sở Chăm sóc Người cao tuổi Dorothy Henderson đến Bệnh viện Ryde
• Một phụ nữ ở độ tuổi 40 có liên quan đến một người đã chết từ Cơ sở Chăm sóc Người cao tuổi Dorothy Henderson Lodge
Bộ Y tế NSW cũng đang theo dõi ba trường hợp khác; một phụ nữ ở độ tuổi 30, một nam ở độ tuổi 70 và một phụ nữ ở độ tuổi 40 để xác định nguồn gốc bị nhiễm trùng từ đâu và theo dõi các liên hệ của họ.
Bộ trưởng Giáo dục Liên bang, ông Dan Tehan cho hay “Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe tham khảo ý kiến của bộ y tế hàng ngày để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ cho sự an sinh trong cộng đồng”.
Một trường tư ở Perth cũng đang cảnh báo về coronavirus, đó là trường Tranby College. Trường đã thông báo đền các học sinh và phụ huynh rằng một người bố của một học sinh có tiếp xúc với một đồng nghiệp bị nhiễm Covid-19. “Ông ấy và một trong những đứa con của ông ấy đang có các triệu chứng cúm. Cả gia đình hiện đang tự cô lập chờ kết quả của các cuộc xét nghiệm vào đầu tuần tới”, Ông Hiệu trưởng Clayton Massey thông báo như trên trong một lá thư gửi đến phụ huynh học sinh mới đây.
Tiến sĩ Hull cảnh báo dân Úc nên có những chuẩn bị, vì ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm nên: “Để bảo vệ tất cả mọi người, đặc biệt là người già, dễ bị tổn thương, chúng ta nên cách ly người bệnh ở nhà trong hai tuần, để ngăn chặn sự lây lan”.
“Hai tuần nay sẽ thật là khó khăn và tốn kém, nhưng mang lại kết quả tốt cho mọi người; nếu không, các giải pháp khác còn khó khăn hơn nhiều!” như: “Chúng ta phải đóng cửa trường học, các đại học và nhiều doanh nghiệp để giảm bớt các trường hợp lây lan… Phải chuẩn bị, tăng cường sắp xếp các thiết bị bảo vệ và hỗ trợ, tăng phòng ốc trong bệnh viện v.v...”
Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison cũng cho hay chính phủ đã dự chi hàng chục tỷ đô, hầu ngăn chặn và hỗ trợ các xí nghiệp…
Bộ trưởng tài chánh Liên bang, ông Stephen Walters cho hay việc suy thoái kinh tế nước Úc là điều không thể tránh được! Ông cho biết ngành du lịch và giáo dục là hai lĩnh vực bị thiệt hại nhiều nhất...
Tại Tây Úc có 2 người bị nhiễm Coronavirus, đây là trường hợp lây lan từ người sang người đầu tiên của tiểu bang: một bà ở độ tuổi 60 bị lây nhiễm virut từ người chồng, khi ông trở về từ Iran.
Một người đàn ông khác ở độ tuổi 40 cũng được biết là bị lây nhiễm từ người mẹ khi bà về từ Jakarta.
Cơ quan y tế đang theo dõi sáu trường hợp bị lây nhiễm trong tiểu bang.
3. Sứ điệp của Đức Phanxicô: Ngày di dân 2020: “Bị buộc phải trốn chạy như Chúa GiêSu Kitô”
“Bị buộc phải trốn chạy như Chúa Giê-Su Kitô” : Đó là đề tài sứ điệp của Đức Phanxicô cho ngày di dân và tỵ nạn thế giới lần thứ 106 sẽ được mừng vào ngày 27.09.2020
Phân bộ người Di dân và Tị nạn của Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện đã giải thích rằng : sứ điệp này tập trung vào việc mục vụ cho những người đã di tản ở trong nội địa tính tổng cộng cho đến hôm nay trên thế giới đã lên tới trên 41 triệu.
Suy tư khởi đi từ trải nghiệm của Trẻ Giêsu và cha mẹ Ngài, vừa phải di tản (Bê Lêm) vừa phải tỵ nạn (sang Ai Cập) … Suy tư trên vach ra “một nền tảng Kitô học chuyên biệt về việc đón tiếp và lòng hiếu khách của Kitô giáo”.
Đề tài chính này được khai triển trong sáu đề tại phụ sau đây : quen biết để thông hiểu / tiếp cận để phục vụ / lắng nghe để hòa giải / chia sẻ để phát triển / tham gia để thăng tiến / hợp tác để xây dựng.
Chính phân bộ “Di dân và tỵ nạn” của Tòa Thánh sẽ chuẩn bị cho ngày di dân và tỵ nạn thế giới và sắp sửa khai mào một chiến dịch truyền thông : mỗi tháng sẽ có những suy tư được phổ biến, cũng như các tài liệu thông tin và các phương tiện truyền thông đa chiều hữu ích để đào sâu đề tài đã được Đức Thánh Cha chọn.
4. Hàng giáo phẩm Hoa Kỳ có thái độ thân thiện hơn sau cuộc viếng thăm Ad Limina với Đức Giáo Hoàng
Theo luật Giáo Hội thì mỗi 5 năm các vị giám mục điạ phận phải đi tới Toà Thánh trong một cuộc thăm viếng gọi là “ad limina apostolorum,” (“về Rôma để viếng mộ các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và yết kiến Đức Giáo Hoàng”).Tuy nhiên vì trên Thế Giới có đến 3,017 giáo phận cho nên Toà Thánh phải dùng tới 8 năm để sắp xếp cho tròn một chu kỳ.
Các Giám Mục Hoa Kỳ đã chu toàn phận sự cuả họ vào những năm 2004 và 2012, năm nay 2020, các vị ấy lại thi hành phận sự “Ad Limina”một lần nữa.
Trong một tình huống có nhiều biến cố căng thẳng kéo dài 2 năm giữa Vatican và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, thì mọi cơ quan ngôn luận đã đổ dồn sự chú ý vào phản ứng cuả những Giám Mục Hoa Kỳ mỗi khi họ kết thúc cuộc “Ad Limina” cuả họ, để bắt mạch xem mối liên hệ giữa Đức Thánh Cha và hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ có được sáng suả hơn hay là còn thêm căng thẳng?
Phân tích ban đầu cho thấy đã có một sự thân thiện hơn, có thể nói là thắm thiết, giữa Đức Thánh Cha và các giám mục Hoa Kỳ, đặc biệt là một số giám mục đã từng “có vẻ cương quyết chống đối”.
Sự kiện này được luật sư Ed Condon (luật sư về Giáo Luật, biên tập viên cuả nhiều tờ báo Công Giáo lớn và trưởng phòng báo chí cuả CNA ở thủ đô Washington, DC,) gọi là “Cuộc chiến thắng ngoại giao cuả Đức Giáo Hoàng với hàng giáo phẩm Hoa Kỳ”
5. Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ nhiệm của Đức Hồng Y Barbarin
Hội Đồng Giám Mục Pháp cầu mong rằng kết cục của các thủ tục tố tung này giúp các nạn nhân bị lạm dụng được thoa dịu..
Vào ngày mùng 06.03.2020, Tòa Thánh đã thông báo : Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận việc từ nhiệm của Đức Hồng Y Phillipe Barbarin khỏi trọng trách Tổng Giám Mục giáo phận Lyon
Đức Hồng Y đã được tòa tuyên bố trắng án vào ngày 20.01.2020 vừa qua, kết thúc vụ kiện cáo ngài về việc không thông báo những lạm dụng tính dục đối với các vị thành niên trong vụ việc liên quan đến linh mục Bernard Preynat. Nhưng chính vào lúc được tha bổng này, Đức Hồng Y đã một lần nữa xin Đức Thánh Cha cho ngài được từ nhiệm và sẵn sàng chờ đợi phán quyết của Đức Thánh Cha.
Một thông báo chính thức của đức cha chủ tịch HĐGM Pháp (CEF) đã ghi nhận rằng : “Với quyết định này, giáo phận Lyon đang chờ đợi một vị mục tử mới”…Tưởng cũng nên nhắc lại vào ngày 26.06.2019 Đức Cha Michel Dubost đã được bổ nhiệm là giám quản tông tòa để điều hành giáo phận trong thời gian Đức Hồng Y Barbarin tự tạm rời khỏi trọng trách chủ chăn…
Đức Cha Éric de Moulins-Beaufort cầu mong rằng “sau nhiều thử thách trong những tháng qua” giáo phận Lyon sẽ có thể “tiếp tục tiến trình sự thật và hòa giải mà giáo phận đã khởi xướng và canh tân động lực truyền giáo với một quả tim tinh ròng”
HĐGM Pháp cám ơn Đức Hồng Y Philippe Barbarin “về những đóng góp cho giáo hội Pháp qua trọng trách giám mục ở giáo phận Moulins và tổng giáo phận Lyon từ năm 1998. HĐGM Pháp bầy tỏ tình huynh đệ thân tình với Đức Hồng Y trong giai đoạn mới của chức vụ phục vụ Chúa Kitô và Hội Thánh”. HĐGM Pháp cũng cầu mong rằng : “Chớ gì sự kết cục của các vụ kiện cáo đã qua sẽ góp phần thoa dịu các nạn nhân, và đối với họ HĐGM Pháp lập lại sự đau thương sâu đậm về tất cả những gì họ phải gánh chịu…”
Vị giáo trưởng miền Gaules, đã được bổ nhiệm TGM Lyon vào năm 2002, đã bị kiện cáo từ năm 2016 vì “không khai báo” những xâm phạm tính dục của một linh mục thuộc giáo phận ngài, cha Bernard Preyat, đã lạm dụng chừng 70 vị thành niên trong đoàn hướng đạo sinh trong những năm 70-80 (trong thời của Đức Hồng Y Albert Decourtray và các vị kế vị tiếp theo là hai Tổng Giám Mục Jean Balland và Louis-Marie Billé). Ngày mùng 7 tháng 3 năm 2019, Đức Hồng Y đã bị kết án vì đã “không tố cáo các hành vi tồi bại đối với vị thành niên giữa các năm 2014 và 2015” và bị kết án tù treo sáu tháng..Ngài đã kháng án lên công tố viện Lyon và đã được tòa tha bổng….Vì dự đoán về sự vô tội của Đức Hồng Y, nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã không chấp nhận đơn từ nhiệm của ngài trong khi vụ xử án vẫn đang tiếp diễn.
6. Hướng dẫn của Vatican giúp các nhân viên tránh lây nhiễm virus corona; bảo tàng Vatican đóng cửa đến 03/04.
Trước đại dịch đang làn tràn khắp nước Ý, Ðức Tổng giám mục Edgar Pena Parra, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã đưa ra những chỉ thị cho các công dân thành Vatican, cũng như các nhân viên của Vatican và các khách viếng thăm. Bảo tàng Vatican và các bảo tàng của Tòa Thánh đóng cửa đến ngày 03 tháng 04 năm 2020.
Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng đã đưa ra các quy tắc cần thiết cho các công dân thành Vatican cũng như nhân viên Tòa Thánh và các khách viếng thăm như: tránh các cuộc tụ họp không cần thiết ở các khu vực chung, ngay cả trước các máy cà phê tự động; hạn chế sử dụng thang máy; chỉ gửi thư đến cửa của các Thánh Bộ; thường xuyên khử trùng phòng và thiết bị; chỉ cho “người ngoài” vào văn phòng khi thật sự cần thiết.
Các nhân viên của Vatican cũng được yêu cầu: “Bất cứ ai có đi đến các khu vực nguy hiểm (có dịch bệnh) trong thời gian gần đây, hoặc dự định, phải thông báo cho người quản lý văn phòng của mình, và người đó sẽ thông báo điều này cho văn phòng nhân sự có thẩm quyền”. Tiếp đến, những người “có mặt tại nơi làm việc nếu có các triệu chứng giống như cúm phải khẩn trương liên hệ với phòng điều hành của các dịch vụ an ninh và bảo vệ dân sự”.
Cho đến nay, Vatican xác nhận chỉ có một trường hợp được xác định dương tính với virus corona. Ðó là một linh mục bên ngoài, đến phòng khám của Vatican để kiểm tra sức khỏe trước khi vào làm việc tại Vatican. Vài người có tiếp xúc với linh mục này đã được cách ly để phòng ngừa. Phòng Báo chí Tòa Thánh phủ nhận tin đồn có 3 hay 4 trường hợp nhiễm virus trong Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Cũng trong bối cảnh của đại dịch lan tràn, chiều ngày 08 tháng 03 năm 2020, Vatican đã quyết định đóng cửa tất cả những nơi trong thành Vatican có tụ họp đông người. Bắt đầu từ viện bảo tàng Vatican, giống như tất cả các viện bảo tàng trên toàn nước Ý, sẽ đóng cửa đến ngày 03 tháng 04 năm 2020.
Một biện pháp phòng ngừa mà Tòa thánh đã thực hiện, phối hợp với các biện pháp được chính quyền Ý thông qua, đó là tuyên bố đóng cửa các khu hầm mộ cổ, Bảo tàng tại Dinh thự Giáo hoàng và các trung tâm bảo tàng của các vương cung thánh đường.
Giống như tất cả các di tích lịch sử của Roma - từ Ðấu trường Colosseo đến Ðài phun nước Trevi - số du khách trong những tuần gần đây đến “các viện bảo tàng Giáo hoàng” cũng suy giảm nhiều, hơn 60%.
7. Vai trò trung tâm của Kitô hữu Palestine tại Giêrusalem.
Hợp tác thực hiện ơn gọi kép của Giêrusalem: Thành Thánh chung cho người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo và một thành phố trần thế, nơi người Israel và người Palestine có thể sống chung hòa bình. Ðây là sứ mệnh mà các Kitô hữu Palestine ở Giêrusalem được mời gọi.
Trên đây là những điều được Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng các Hội dòng Công Giáo khẳng định trong một tài liệu được công bố trên trang web của của Tòa Thượng phụ La tinh. Ðiều khẳng định này nhắm đến tương lai của các Kitô hữu đang sinh sống ở Giêrusalem; một tương lai không được đảm bảo sau tuyên bố của tổng thống Trump về “kế hoạch Hòa bình để Thịnh vượng”, một kế hoạch không mang lại “nhân phẩm và quyền lợi” cho người Palestine.
Ðây cũng là một kế hoạch mà các Giáo hội trên thế giới và Tòa Thánh không đồng ý. Tất cả đều cho rằng cần phải có một giải pháp hai Quốc gia và một sự công nhận đặc biệt cho vị thế của Thành Thánh, một sự công nhận được cộng đồng quốc tế bảo đảm. Cụ thể, bảo đảm tự do tôn giáo, tự do tiếp cận các nơi thánh của các tín hữu của cả ba tôn giáo và tất cả mọi người.
Trước những “diễn biến đáng lo ngại” gần đây, các Kitô hữu Palestine, đặc biệt là những người “dễ bị tổn thương” do số lượng nhỏ và bị chèn ép bởi những nhóm cực đoan Do thái hoặc Hồi giáo, có thể bị cám dỗ rút lui khỏi đời sống công khai.
Ủy ban Công lý và Hòa bình khẳng định: “Các Kitô hữu Palestine ở Giêrusalem được mời gọi thi hành sứ vụ của mình giữa mọi người và trên mảnh đất của mình, ngay cả trong lúc khó khăn. Ðiều không thể tách rời đó là “hai chiều kích” của Giêrusalem: Thành Thánh được các tín đồ của ba tôn giáo Do Thái, Hồi giáo và Kitô giáo trên thế giới cùng chia sẻ, và là một thành phố của người Israel và Palestine cùng chia sẻ hàng ngày”.
Tài liệu nhấn mạnh rằng các Kitô hữu Palestine ở Giêrusalem cần kiên vững trong căn tính của mình, trong chiều kích tôn giáo và quốc gia. Như thế họ có thể đáp ứng trọn vẹn ơn gọi địa phương và phổ quát của mình. Cùng nhau làm việc vì “bình đẳng, công lý và hòa bình; và đóng góp với tất cả khả năng để chấm dứt cuộc xung đột ở Giêrusalem, để Giêrusalem có thể trở lại là “một thành của Thiên Chúa cho tất cả cư dân, mở ra cho thế giới”
Tin từ Abu Dhabi do Thông tấn xã Fides cho hay: Đức giám quản Paul Hinder OFM Cap, Giám mục Tông tòa của Vương quốc Nam Ả Rập, trong Lá thư Mục vụ gửi cho toàn thể tín hữu trong Giáo phận viết:
“Tình hình hiện tại là thời gian để chúng ta, những người Công Giáo phó thác vào niềm tin, hy vọng và bày tỏ tình tương tương ái với nhau, đặc biệt trong Mùa Chay này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho việc chặn đứng cơn dịch Coronavirus và cho tất cả những ai bị cơn bệnh này hoành hành!”
Đức Giám quản nhắc nhớ chúng ta trong thánh lễ sau lúc đọc kinh Lạy Cha, linh mục cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an.
Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp, Chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc, và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng con”“.
Đức Cha Hinder nhắc nhở các tín hữu rằng “các cơ quan chính quyền của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa để làm giảm thiểu các nguy cơ lây lan... Do đó, chúng ta không cần phải lo lắng quá mức hoặc hoảng sợ thái quá”. Ngài kêu gọi các tín hữu hãy thực hành các biện pháp phòng ngừa, để hạn chế rủi ro, Đức cha nói: “điều này thật tối cần thiết vì tình trạng của chúng ta là một Giáo hội, một xã hội không ngừng vận chuyển nên việc du hành ra nước ngoài nên hạn chế, nếu cần đi thì phải đi vì lý do nghề nghiệp mà thôi…”
Đức cha Giám quản cũng ban hành các chỉ dẫn áp dụng cho các nhà thờ, có hiệu lực từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2020: “Các tín hữu nào bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh khác nhau nên nghỉ ở nhà; Việc rước lễ sẽ được rước bằng tay; các người cho rước lễ, nên rửa tay bằng chất khử trùng để làm sạch tay trước khi phân phát Thánh thể trong tất cả các nhà thờ; các cuộc hội họp sẽ bị đình chỉ và trong Thánh lễ, người ta không bắt tay hay ôm hôn khi chúc bình an. Hủy bỏ tất cả các cuộc họp nhóm và các lễ hội cũng như tổ chức các cuộc hành hương trong và ngoài nước.
2. Báo động Coronavirus ở Úc nhảy vọt lên 100 trường hợp
Các trường hợp nhiễm Coronavirus ở Úc tiếp tục gia tăng từ 91 trường hợp lên 100 trường hợp vào sáng nay, sau khi có những ca mới được chẩn đoán tại hai tiểu bang NSW và Victoria.
Các trường hợp bị nhiễm coronavirus vẫn tiếp tục lan rộng trên cả nước.
Một số trường học buộc phải đóng cửa và hàng ngàn người đang tự cô lập.
Có 47 trường hợp bị nhiễm tại NSW, và đã có hai người đã chết. Các nhà chức trách đang điều tra 476 trường hợp và gần 8000 người được xét nghiệm và kết quả là không bị lây nhiễm tại tiểu bang NSW.
Tại tiểu bang Victoria đã có 15 trường hợp bị nhiễm và Tây Úc (WA) có sáu trường hợp bị nhiễm.
Một Trường tư thục nổi tiếng tại tiểu bang Victoria phải đóng cửa, đó là Trường Trung học Carey Baptist ở phía đông thành phố đã phải đóng cửa hôm nay (10/3/20), sau khi một giáo viên có triệu chứng mắc vi khuẩn Covid-19! được biết giáo sư này đã đáp chuyến bay từ Mỹ về Melbourne trong đó có bác sĩ Chris Higgins, người cũng bị nhiễm virus này ở Toorak.
Đây là trường hợp lây truyền virus từ người sang người đầu tiên ở Victoria. Trường Carey Grammar là trường thứ tư phải đóng cửa vì coronavirus ngày càng lan rộng; sau ba trường ở tiểu bang NSW phải đóng cửa…
Coronavirus còn khủng hoảng lớn hơn khủng khoảng tài chánh toàn cầu (GFC)
Thủ tướng nước Úc, ông Scott Morrison phát biểu rằng tác động của Coronavirus có thể tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Covid-19 là một mối đe dọa cho sức khỏe toàn cầu, và nó cũng làm ảnh hưởng tới kinh tế một cách khốc liệt, có khả năng đưa tới một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt đối với nước Úc.
Sự bùng nổ Covid-19 từ Trung Quốc đã lây lan, phát tán đi khắp nơi làm cho dân chúng xa tránh đi mua sắm, nhiều công nhân không dám tới xưởng làm và các công sở v.v…
Hiện có 100 trường hợp nhiễm Coronavirus tại Úc.
Con số người bị nhiễm từ 91 đã tăng lên 100 vào sáng nay (10/3/20) sau khi NSW xác nhận có tám trường hợp mới và 1 ở Victoria.
Chính phủ Úc đang cân nhắc xem sẽ phản ứng ra sao đối với con virus quái ác này sau khi nước Ý tuyên bố đình chỉ hầu hết các lễ hội và các trường sở trên toàn quốc.
Một số người bị nhiễm tiêu biểu tại Úc như:
• Một phụ nữ ở tuổi 20, bị nhiễm từ một trường hợp bệnh tại Bệnh viện Ryde NSW.
• Một phụ nữ ở độ tuổi 40 về từ Hàn Quốc
• Một người đàn ông ở độ tuổi 20, một cư dân Victoria vừa trở về từ Hồng Kông
• Một phụ nữ ở độ tuổi 80 đã chuyển từ Cơ sở Chăm sóc Người cao tuổi Dorothy Henderson đến Bệnh viện Ryde
• Một phụ nữ ở độ tuổi 40 có liên quan đến một người đã chết từ Cơ sở Chăm sóc Người cao tuổi Dorothy Henderson Lodge
Bộ Y tế NSW cũng đang theo dõi ba trường hợp khác; một phụ nữ ở độ tuổi 30, một nam ở độ tuổi 70 và một phụ nữ ở độ tuổi 40 để xác định nguồn gốc bị nhiễm trùng từ đâu và theo dõi các liên hệ của họ.
Bộ trưởng Giáo dục Liên bang, ông Dan Tehan cho hay “Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe tham khảo ý kiến của bộ y tế hàng ngày để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ cho sự an sinh trong cộng đồng”.
Một trường tư ở Perth cũng đang cảnh báo về coronavirus, đó là trường Tranby College. Trường đã thông báo đền các học sinh và phụ huynh rằng một người bố của một học sinh có tiếp xúc với một đồng nghiệp bị nhiễm Covid-19. “Ông ấy và một trong những đứa con của ông ấy đang có các triệu chứng cúm. Cả gia đình hiện đang tự cô lập chờ kết quả của các cuộc xét nghiệm vào đầu tuần tới”, Ông Hiệu trưởng Clayton Massey thông báo như trên trong một lá thư gửi đến phụ huynh học sinh mới đây.
Tiến sĩ Hull cảnh báo dân Úc nên có những chuẩn bị, vì ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm nên: “Để bảo vệ tất cả mọi người, đặc biệt là người già, dễ bị tổn thương, chúng ta nên cách ly người bệnh ở nhà trong hai tuần, để ngăn chặn sự lây lan”.
“Hai tuần nay sẽ thật là khó khăn và tốn kém, nhưng mang lại kết quả tốt cho mọi người; nếu không, các giải pháp khác còn khó khăn hơn nhiều!” như: “Chúng ta phải đóng cửa trường học, các đại học và nhiều doanh nghiệp để giảm bớt các trường hợp lây lan… Phải chuẩn bị, tăng cường sắp xếp các thiết bị bảo vệ và hỗ trợ, tăng phòng ốc trong bệnh viện v.v...”
Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison cũng cho hay chính phủ đã dự chi hàng chục tỷ đô, hầu ngăn chặn và hỗ trợ các xí nghiệp…
Bộ trưởng tài chánh Liên bang, ông Stephen Walters cho hay việc suy thoái kinh tế nước Úc là điều không thể tránh được! Ông cho biết ngành du lịch và giáo dục là hai lĩnh vực bị thiệt hại nhiều nhất...
Tại Tây Úc có 2 người bị nhiễm Coronavirus, đây là trường hợp lây lan từ người sang người đầu tiên của tiểu bang: một bà ở độ tuổi 60 bị lây nhiễm virut từ người chồng, khi ông trở về từ Iran.
Một người đàn ông khác ở độ tuổi 40 cũng được biết là bị lây nhiễm từ người mẹ khi bà về từ Jakarta.
Cơ quan y tế đang theo dõi sáu trường hợp bị lây nhiễm trong tiểu bang.
3. Sứ điệp của Đức Phanxicô: Ngày di dân 2020: “Bị buộc phải trốn chạy như Chúa GiêSu Kitô”
“Bị buộc phải trốn chạy như Chúa Giê-Su Kitô” : Đó là đề tài sứ điệp của Đức Phanxicô cho ngày di dân và tỵ nạn thế giới lần thứ 106 sẽ được mừng vào ngày 27.09.2020
Phân bộ người Di dân và Tị nạn của Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện đã giải thích rằng : sứ điệp này tập trung vào việc mục vụ cho những người đã di tản ở trong nội địa tính tổng cộng cho đến hôm nay trên thế giới đã lên tới trên 41 triệu.
Suy tư khởi đi từ trải nghiệm của Trẻ Giêsu và cha mẹ Ngài, vừa phải di tản (Bê Lêm) vừa phải tỵ nạn (sang Ai Cập) … Suy tư trên vach ra “một nền tảng Kitô học chuyên biệt về việc đón tiếp và lòng hiếu khách của Kitô giáo”.
Đề tài chính này được khai triển trong sáu đề tại phụ sau đây : quen biết để thông hiểu / tiếp cận để phục vụ / lắng nghe để hòa giải / chia sẻ để phát triển / tham gia để thăng tiến / hợp tác để xây dựng.
Chính phân bộ “Di dân và tỵ nạn” của Tòa Thánh sẽ chuẩn bị cho ngày di dân và tỵ nạn thế giới và sắp sửa khai mào một chiến dịch truyền thông : mỗi tháng sẽ có những suy tư được phổ biến, cũng như các tài liệu thông tin và các phương tiện truyền thông đa chiều hữu ích để đào sâu đề tài đã được Đức Thánh Cha chọn.
4. Hàng giáo phẩm Hoa Kỳ có thái độ thân thiện hơn sau cuộc viếng thăm Ad Limina với Đức Giáo Hoàng
Theo luật Giáo Hội thì mỗi 5 năm các vị giám mục điạ phận phải đi tới Toà Thánh trong một cuộc thăm viếng gọi là “ad limina apostolorum,” (“về Rôma để viếng mộ các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và yết kiến Đức Giáo Hoàng”).Tuy nhiên vì trên Thế Giới có đến 3,017 giáo phận cho nên Toà Thánh phải dùng tới 8 năm để sắp xếp cho tròn một chu kỳ.
Các Giám Mục Hoa Kỳ đã chu toàn phận sự cuả họ vào những năm 2004 và 2012, năm nay 2020, các vị ấy lại thi hành phận sự “Ad Limina”một lần nữa.
Trong một tình huống có nhiều biến cố căng thẳng kéo dài 2 năm giữa Vatican và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, thì mọi cơ quan ngôn luận đã đổ dồn sự chú ý vào phản ứng cuả những Giám Mục Hoa Kỳ mỗi khi họ kết thúc cuộc “Ad Limina” cuả họ, để bắt mạch xem mối liên hệ giữa Đức Thánh Cha và hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ có được sáng suả hơn hay là còn thêm căng thẳng?
Phân tích ban đầu cho thấy đã có một sự thân thiện hơn, có thể nói là thắm thiết, giữa Đức Thánh Cha và các giám mục Hoa Kỳ, đặc biệt là một số giám mục đã từng “có vẻ cương quyết chống đối”.
Sự kiện này được luật sư Ed Condon (luật sư về Giáo Luật, biên tập viên cuả nhiều tờ báo Công Giáo lớn và trưởng phòng báo chí cuả CNA ở thủ đô Washington, DC,) gọi là “Cuộc chiến thắng ngoại giao cuả Đức Giáo Hoàng với hàng giáo phẩm Hoa Kỳ”
5. Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ nhiệm của Đức Hồng Y Barbarin
Hội Đồng Giám Mục Pháp cầu mong rằng kết cục của các thủ tục tố tung này giúp các nạn nhân bị lạm dụng được thoa dịu..
Vào ngày mùng 06.03.2020, Tòa Thánh đã thông báo : Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận việc từ nhiệm của Đức Hồng Y Phillipe Barbarin khỏi trọng trách Tổng Giám Mục giáo phận Lyon
Đức Hồng Y đã được tòa tuyên bố trắng án vào ngày 20.01.2020 vừa qua, kết thúc vụ kiện cáo ngài về việc không thông báo những lạm dụng tính dục đối với các vị thành niên trong vụ việc liên quan đến linh mục Bernard Preynat. Nhưng chính vào lúc được tha bổng này, Đức Hồng Y đã một lần nữa xin Đức Thánh Cha cho ngài được từ nhiệm và sẵn sàng chờ đợi phán quyết của Đức Thánh Cha.
Một thông báo chính thức của đức cha chủ tịch HĐGM Pháp (CEF) đã ghi nhận rằng : “Với quyết định này, giáo phận Lyon đang chờ đợi một vị mục tử mới”…Tưởng cũng nên nhắc lại vào ngày 26.06.2019 Đức Cha Michel Dubost đã được bổ nhiệm là giám quản tông tòa để điều hành giáo phận trong thời gian Đức Hồng Y Barbarin tự tạm rời khỏi trọng trách chủ chăn…
Đức Cha Éric de Moulins-Beaufort cầu mong rằng “sau nhiều thử thách trong những tháng qua” giáo phận Lyon sẽ có thể “tiếp tục tiến trình sự thật và hòa giải mà giáo phận đã khởi xướng và canh tân động lực truyền giáo với một quả tim tinh ròng”
HĐGM Pháp cám ơn Đức Hồng Y Philippe Barbarin “về những đóng góp cho giáo hội Pháp qua trọng trách giám mục ở giáo phận Moulins và tổng giáo phận Lyon từ năm 1998. HĐGM Pháp bầy tỏ tình huynh đệ thân tình với Đức Hồng Y trong giai đoạn mới của chức vụ phục vụ Chúa Kitô và Hội Thánh”. HĐGM Pháp cũng cầu mong rằng : “Chớ gì sự kết cục của các vụ kiện cáo đã qua sẽ góp phần thoa dịu các nạn nhân, và đối với họ HĐGM Pháp lập lại sự đau thương sâu đậm về tất cả những gì họ phải gánh chịu…”
Vị giáo trưởng miền Gaules, đã được bổ nhiệm TGM Lyon vào năm 2002, đã bị kiện cáo từ năm 2016 vì “không khai báo” những xâm phạm tính dục của một linh mục thuộc giáo phận ngài, cha Bernard Preyat, đã lạm dụng chừng 70 vị thành niên trong đoàn hướng đạo sinh trong những năm 70-80 (trong thời của Đức Hồng Y Albert Decourtray và các vị kế vị tiếp theo là hai Tổng Giám Mục Jean Balland và Louis-Marie Billé). Ngày mùng 7 tháng 3 năm 2019, Đức Hồng Y đã bị kết án vì đã “không tố cáo các hành vi tồi bại đối với vị thành niên giữa các năm 2014 và 2015” và bị kết án tù treo sáu tháng..Ngài đã kháng án lên công tố viện Lyon và đã được tòa tha bổng….Vì dự đoán về sự vô tội của Đức Hồng Y, nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã không chấp nhận đơn từ nhiệm của ngài trong khi vụ xử án vẫn đang tiếp diễn.
6. Hướng dẫn của Vatican giúp các nhân viên tránh lây nhiễm virus corona; bảo tàng Vatican đóng cửa đến 03/04.
Trước đại dịch đang làn tràn khắp nước Ý, Ðức Tổng giám mục Edgar Pena Parra, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã đưa ra những chỉ thị cho các công dân thành Vatican, cũng như các nhân viên của Vatican và các khách viếng thăm. Bảo tàng Vatican và các bảo tàng của Tòa Thánh đóng cửa đến ngày 03 tháng 04 năm 2020.
Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng đã đưa ra các quy tắc cần thiết cho các công dân thành Vatican cũng như nhân viên Tòa Thánh và các khách viếng thăm như: tránh các cuộc tụ họp không cần thiết ở các khu vực chung, ngay cả trước các máy cà phê tự động; hạn chế sử dụng thang máy; chỉ gửi thư đến cửa của các Thánh Bộ; thường xuyên khử trùng phòng và thiết bị; chỉ cho “người ngoài” vào văn phòng khi thật sự cần thiết.
Các nhân viên của Vatican cũng được yêu cầu: “Bất cứ ai có đi đến các khu vực nguy hiểm (có dịch bệnh) trong thời gian gần đây, hoặc dự định, phải thông báo cho người quản lý văn phòng của mình, và người đó sẽ thông báo điều này cho văn phòng nhân sự có thẩm quyền”. Tiếp đến, những người “có mặt tại nơi làm việc nếu có các triệu chứng giống như cúm phải khẩn trương liên hệ với phòng điều hành của các dịch vụ an ninh và bảo vệ dân sự”.
Cho đến nay, Vatican xác nhận chỉ có một trường hợp được xác định dương tính với virus corona. Ðó là một linh mục bên ngoài, đến phòng khám của Vatican để kiểm tra sức khỏe trước khi vào làm việc tại Vatican. Vài người có tiếp xúc với linh mục này đã được cách ly để phòng ngừa. Phòng Báo chí Tòa Thánh phủ nhận tin đồn có 3 hay 4 trường hợp nhiễm virus trong Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Cũng trong bối cảnh của đại dịch lan tràn, chiều ngày 08 tháng 03 năm 2020, Vatican đã quyết định đóng cửa tất cả những nơi trong thành Vatican có tụ họp đông người. Bắt đầu từ viện bảo tàng Vatican, giống như tất cả các viện bảo tàng trên toàn nước Ý, sẽ đóng cửa đến ngày 03 tháng 04 năm 2020.
Một biện pháp phòng ngừa mà Tòa thánh đã thực hiện, phối hợp với các biện pháp được chính quyền Ý thông qua, đó là tuyên bố đóng cửa các khu hầm mộ cổ, Bảo tàng tại Dinh thự Giáo hoàng và các trung tâm bảo tàng của các vương cung thánh đường.
Giống như tất cả các di tích lịch sử của Roma - từ Ðấu trường Colosseo đến Ðài phun nước Trevi - số du khách trong những tuần gần đây đến “các viện bảo tàng Giáo hoàng” cũng suy giảm nhiều, hơn 60%.
7. Vai trò trung tâm của Kitô hữu Palestine tại Giêrusalem.
Hợp tác thực hiện ơn gọi kép của Giêrusalem: Thành Thánh chung cho người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo và một thành phố trần thế, nơi người Israel và người Palestine có thể sống chung hòa bình. Ðây là sứ mệnh mà các Kitô hữu Palestine ở Giêrusalem được mời gọi.
Trên đây là những điều được Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng các Hội dòng Công Giáo khẳng định trong một tài liệu được công bố trên trang web của của Tòa Thượng phụ La tinh. Ðiều khẳng định này nhắm đến tương lai của các Kitô hữu đang sinh sống ở Giêrusalem; một tương lai không được đảm bảo sau tuyên bố của tổng thống Trump về “kế hoạch Hòa bình để Thịnh vượng”, một kế hoạch không mang lại “nhân phẩm và quyền lợi” cho người Palestine.
Ðây cũng là một kế hoạch mà các Giáo hội trên thế giới và Tòa Thánh không đồng ý. Tất cả đều cho rằng cần phải có một giải pháp hai Quốc gia và một sự công nhận đặc biệt cho vị thế của Thành Thánh, một sự công nhận được cộng đồng quốc tế bảo đảm. Cụ thể, bảo đảm tự do tôn giáo, tự do tiếp cận các nơi thánh của các tín hữu của cả ba tôn giáo và tất cả mọi người.
Trước những “diễn biến đáng lo ngại” gần đây, các Kitô hữu Palestine, đặc biệt là những người “dễ bị tổn thương” do số lượng nhỏ và bị chèn ép bởi những nhóm cực đoan Do thái hoặc Hồi giáo, có thể bị cám dỗ rút lui khỏi đời sống công khai.
Ủy ban Công lý và Hòa bình khẳng định: “Các Kitô hữu Palestine ở Giêrusalem được mời gọi thi hành sứ vụ của mình giữa mọi người và trên mảnh đất của mình, ngay cả trong lúc khó khăn. Ðiều không thể tách rời đó là “hai chiều kích” của Giêrusalem: Thành Thánh được các tín đồ của ba tôn giáo Do Thái, Hồi giáo và Kitô giáo trên thế giới cùng chia sẻ, và là một thành phố của người Israel và Palestine cùng chia sẻ hàng ngày”.
Tài liệu nhấn mạnh rằng các Kitô hữu Palestine ở Giêrusalem cần kiên vững trong căn tính của mình, trong chiều kích tôn giáo và quốc gia. Như thế họ có thể đáp ứng trọn vẹn ơn gọi địa phương và phổ quát của mình. Cùng nhau làm việc vì “bình đẳng, công lý và hòa bình; và đóng góp với tất cả khả năng để chấm dứt cuộc xung đột ở Giêrusalem, để Giêrusalem có thể trở lại là “một thành của Thiên Chúa cho tất cả cư dân, mở ra cho thế giới”