Tính cho đến chiều thứ Tư 18 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 7,987 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 198,422 người. Như thế, chỉ trong 24 giờ đã có thêm 813 người thiệt mạng vì coronavirus, và 15,699 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Hoa Lục vẫn đang dẫn đầu con số thương vong với 3,237 người chết, và 80,894 trường hợp nhiễm bệnh. Như thế, trong vòng 24 giờ qua, Trung Quốc chỉ có 11 người thiệt mạng, và 13 trường hợp nhiễm bệnh.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Chỉ trong 24 giờ của ngày thứ Hai, số trường hợp tử vong tại Ý là 345 người. Tính đến chiều thứ Tư 18 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 2,503 người, và 31,506 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Nếu tình hình cứ diễn tiến ở mức này, chỉ trong một vài nữa, con số tử vong tại Ý sẽ vượt qua con số tử vong trên toàn cõi Hoa Lục.
Tiếp theo là Iran với 988 người chết, tăng 135 người trong vòng 24 giờ; và 16,169 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,178 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Tình hình tại Tây Ban Nha đã gia tăng một cách đột biến trong những ngày gần đây. Đến nay, đã có 533 người chết; và 11,826 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Úc, sáng thứ Tư 18 tháng Ba, Thủ tướng Scott Morrison đã công bố tình trạng khẩn cấp và cấm tất cả các cuộc tụ tập trong nhà có hơn 100 người. Với lệnh cấm này hàng loạt giáo phận và tổng giáo phận sẽ phải đình chỉ các thánh lễ. Tính đến sáng thứ Tư 18 tháng Ba, đã có 454 trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận tại Úc trong đó 6 người đã thiệt mạng.
Trong một lá thư đề ngày thứ Tư 18 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của tổng giáo phận Perth cho biết ngài đã quyết định đình chỉ tất cả các Thánh lễ công cộng tại tất cả các nhà thờ và nhà nguyện trên toàn Tổng giáo phận Perth. Việc đình chỉ tạm thời các Thánh lễ công cộng trong Tổng giáo phận Perth được thực hiện trong khoảng thời gian ban đầu là hai tuần từ Thứ Tư ngày 18 tháng 3 năm 2020 đến Thứ Tư ngày 1 tháng 4 năm 2020.
Trong lá thư này ngài cũng nói rõ nghĩa vụ giữ ngày Chúa Nhật của các tín hữu không áp dụng trong thời gian khẩn cấp này.
Các Giám mục và Linh mục sẽ tiếp tục cử hành thánh lễ riêng cho tất cả mọi người được ủy thác cho các ngài chăm sóc.
Các nhà thờ và nhà nguyện sẽ được mở cho việc cầu nguyện riêng, có thể có Chầu Mình Thánh Chúa tùy theo sự phân định của các linh mục và những người có trách nhiệm.
Việc rửa tội, đám cưới và đám tang sẽ tiếp tục cho đến khi có chỉ thị tiếp theo.
Các linh mục cũng sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho việc lãnh nhận Bí tích Hòa giải, theo Nghi thức thứ nhất (xưng tội cá nhân và xá giải).
Tại Hoa Kỳ, tính cho đến chiều thứ Ba 17 tháng Ba, hầu hết các giáo phận và tổng giáo phận đã đình chỉ các thánh lễ. Riêng tại giáo tỉnh Galveston-Houston, các Giám Mục đã khích lệ các giáo xứ rước Mình Thánh Chúa quanh các nhà thờ xin cho dịch bệnh sớm bị đánh bại. Đoàn rước vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh.
Tại Ý, sau thánh lễ các linh mục đã kiệu Mình Thánh Chúa ra trước cửa các nhà thờ hay đi vòng quanh các đường phố để xin Chúa ban bình an cho anh chị em giáo dân, và mang đến cho họ sự ủi an trong hoàn cảnh kinh hoàng hiện nay.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho linh hồn những người thiệt mạng vì coronavirus
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 7 sáng thứ Tư 18 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho linh hồn những người thiệt mạng vì coronavirus, xin Chúa đoái thương đón nhận họ vào hưởng ánh sáng ngàn thu.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã chết, những người mất mạng vì virus. Cách riêng, tôi muốn chúng ta cầu nguyện cho các nhân viên y tế đã chết trong những ngày này. Họ đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ người bệnh.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày, và nhắc nhớ rằng Thiên Chúa của chúng ta luôn gần gũi với dân Người và trong những thời điểm khó khăn như thế này, Thiên Chúa yêu cầu chúng ta phải gần gũi với nhau.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu (Mt 5, 17-19)
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chủ đề của hai bài đọc hôm nay là Lề Luật. Luật pháp mà Chúa ban cho dân của mình. Luật pháp mà Chúa muốn ban cho chúng ta và Chúa Giêsu muốn mang đến sự hoàn hảo tối thượng. Điều thu hút sự chú ý của chúng ta là cách mà Chúa ban Lề Luật cho dân Ngài. Trên thực tế, Môisê đã ngạc nhiên trước sự gần gũi của Thiên Chúa và không có quốc gia nào khác có Thiên Chúa của mình gần gũi như Chúa, Thiên Chúa của chúng ta bất cứ khi nào chúng ta kêu cầu Ngài. Ông Môisê nói: “Không một dân tộc vĩ đại nào được các thần ở bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như tôi trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?”
Chúa ban Lề Luật cho dân Ngài bằng cách đến gần họ. Lề Luật Chúa không phải là một bản liệt kê các luật lệ được đưa ra bởi một nhà cai trị, là người xa cách người dân, hay bởi một nhà độc tài. Và chúng ta biết qua mặc khải rằng sự gần gũi của Thiên Chúa là sự gần gũi của một người cha đồng hành cùng với dân Ngài, ban cho họ Lề Luật như một ân sủng. Thiên Chúa luôn gần gũi với dân Ngài.
Chúa bảo vệ dân Ngài trong cuộc hành trình xuyên qua sa mạc dưới hình dạng các đám mây và các cột lửa. Thiên Chúa đồng hành cùng với dân Ngài trong cuộc hành trình.
Thiên Chúa không phải là một vị thần để lại những quy định pháp luật bằng văn bản và sau đó bỏ đi. Ngài viết ra các Lề Luật bằng ngón tay của mình trên đá. Rồi Ngài ban cho dân khi trao cho ông Môisê. Ngài không ném cho họ và sau đó bỏ đi.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng con người có một xu hướng được thể hiện trên những trang đầu tiên của Kinh thánh. Chúa càng đến gần, chúng ta càng có xu hướng xa cách Ngài. Cách đầu tiên để xa cách Chúa là chúng ta là che giấu bản thân, cách thứ hai là giết người khác như Cain đã làm.
Tội lỗi dẫn chúng ta đến việc trốn tránh Thiên Chúa, không muốn gần Ngài. Vì vậy, nhiều lần chúng ta chấp nhận một thứ thần học nghĩ rằng Thiên Chúa là một vị thẩm phán. Và thế là tôi bỏ trốn, vì tôi sợ. Sợ hãi là phản ứng ức chế mọi sự gần gũi của chúng ta với Thiên Chúa. Con người khước từ sự gần gũi của Chúa. Chúng ta muốn được quyền kiểm soát các mối quan hệ. Các mối quan hệ luôn mang theo một số loại tổn thương nào đó. Khi Chúa đến gần chúng ta Ngài làm cho mình nên yếu đuối. Và Ngài càng đến gần, Ngài càng yếu đuối. Khi Ngài đến sống giữa chúng ta, Ngài làm cho chính Ngài trở thành phàm nhân, là một trong chúng ta. Ngài làm cho mình nên yếu đuối. Ngài mang điểm yếu đó đến độ phải chết, với một cái chết tàn khốc nhất.
Sự gần gũi của Thiên Chúa thể hiện sự khiêm nhường của Ngài. Đức Chúa Trời làm nhục chính Ngài để đến với chúng ta, để giúp chúng ta. Như Môisê đã nói, Ngài không phải là một vị thần ở đâu đó trên thiên đàng. Ngài ở ngay trong nhà chúng ta. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy điều này. Chúa Giêsu, Thiên Chúa hóa thành nhục thể, đồng hành với các môn đệ Ngài, dạy bảo họ và sửa sai họ một cách từ ái. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta gần gũi với nhau hơn là xa cách nhau.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng có nhiều cách gần gũi nhau, vượt xa sự gần gũi về mặt thể lý.
Trong thời điểm khủng hoảng vì đại dịch mà chúng ta đang gặp phải, sự gần gũi này đòi hỏi phải được biểu hiện nhiều hơn nữa. Có lẽ chúng ta không thể gần gũi với người khác vì sợ lây bệnh, nhưng chúng ta có thể khơi dậy thói quen gần gũi với người khác qua lời cầu nguyện, và sự giúp đỡ lẫn nhau. Có biết bao những cách thức đa dạng để gần gũi với nhau trong hoàn cảnh này.
Lý do tại sao chúng ta phải gần gũi nhau là vì Chúa đã tự mình đến gần để đồng hành cùng chúng ta. Phần gia nghiệp mà chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa là thế này: chúng ta là những người lân cận với nhau, chúng ta không sống biệt lập.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng gần gũi nhau, không lẩn trốn, không rửa tay như Cain đã làm.
Hoa Lục vẫn đang dẫn đầu con số thương vong với 3,237 người chết, và 80,894 trường hợp nhiễm bệnh. Như thế, trong vòng 24 giờ qua, Trung Quốc chỉ có 11 người thiệt mạng, và 13 trường hợp nhiễm bệnh.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Chỉ trong 24 giờ của ngày thứ Hai, số trường hợp tử vong tại Ý là 345 người. Tính đến chiều thứ Tư 18 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 2,503 người, và 31,506 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Nếu tình hình cứ diễn tiến ở mức này, chỉ trong một vài nữa, con số tử vong tại Ý sẽ vượt qua con số tử vong trên toàn cõi Hoa Lục.
Tiếp theo là Iran với 988 người chết, tăng 135 người trong vòng 24 giờ; và 16,169 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,178 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Tình hình tại Tây Ban Nha đã gia tăng một cách đột biến trong những ngày gần đây. Đến nay, đã có 533 người chết; và 11,826 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Úc, sáng thứ Tư 18 tháng Ba, Thủ tướng Scott Morrison đã công bố tình trạng khẩn cấp và cấm tất cả các cuộc tụ tập trong nhà có hơn 100 người. Với lệnh cấm này hàng loạt giáo phận và tổng giáo phận sẽ phải đình chỉ các thánh lễ. Tính đến sáng thứ Tư 18 tháng Ba, đã có 454 trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận tại Úc trong đó 6 người đã thiệt mạng.
Trong một lá thư đề ngày thứ Tư 18 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của tổng giáo phận Perth cho biết ngài đã quyết định đình chỉ tất cả các Thánh lễ công cộng tại tất cả các nhà thờ và nhà nguyện trên toàn Tổng giáo phận Perth. Việc đình chỉ tạm thời các Thánh lễ công cộng trong Tổng giáo phận Perth được thực hiện trong khoảng thời gian ban đầu là hai tuần từ Thứ Tư ngày 18 tháng 3 năm 2020 đến Thứ Tư ngày 1 tháng 4 năm 2020.
Trong lá thư này ngài cũng nói rõ nghĩa vụ giữ ngày Chúa Nhật của các tín hữu không áp dụng trong thời gian khẩn cấp này.
Các Giám mục và Linh mục sẽ tiếp tục cử hành thánh lễ riêng cho tất cả mọi người được ủy thác cho các ngài chăm sóc.
Các nhà thờ và nhà nguyện sẽ được mở cho việc cầu nguyện riêng, có thể có Chầu Mình Thánh Chúa tùy theo sự phân định của các linh mục và những người có trách nhiệm.
Việc rửa tội, đám cưới và đám tang sẽ tiếp tục cho đến khi có chỉ thị tiếp theo.
Các linh mục cũng sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho việc lãnh nhận Bí tích Hòa giải, theo Nghi thức thứ nhất (xưng tội cá nhân và xá giải).
Tại Hoa Kỳ, tính cho đến chiều thứ Ba 17 tháng Ba, hầu hết các giáo phận và tổng giáo phận đã đình chỉ các thánh lễ. Riêng tại giáo tỉnh Galveston-Houston, các Giám Mục đã khích lệ các giáo xứ rước Mình Thánh Chúa quanh các nhà thờ xin cho dịch bệnh sớm bị đánh bại. Đoàn rước vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh.
Tại Ý, sau thánh lễ các linh mục đã kiệu Mình Thánh Chúa ra trước cửa các nhà thờ hay đi vòng quanh các đường phố để xin Chúa ban bình an cho anh chị em giáo dân, và mang đến cho họ sự ủi an trong hoàn cảnh kinh hoàng hiện nay.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho linh hồn những người thiệt mạng vì coronavirus
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 7 sáng thứ Tư 18 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho linh hồn những người thiệt mạng vì coronavirus, xin Chúa đoái thương đón nhận họ vào hưởng ánh sáng ngàn thu.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã chết, những người mất mạng vì virus. Cách riêng, tôi muốn chúng ta cầu nguyện cho các nhân viên y tế đã chết trong những ngày này. Họ đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ người bệnh.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày, và nhắc nhớ rằng Thiên Chúa của chúng ta luôn gần gũi với dân Người và trong những thời điểm khó khăn như thế này, Thiên Chúa yêu cầu chúng ta phải gần gũi với nhau.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu (Mt 5, 17-19)
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chủ đề của hai bài đọc hôm nay là Lề Luật. Luật pháp mà Chúa ban cho dân của mình. Luật pháp mà Chúa muốn ban cho chúng ta và Chúa Giêsu muốn mang đến sự hoàn hảo tối thượng. Điều thu hút sự chú ý của chúng ta là cách mà Chúa ban Lề Luật cho dân Ngài. Trên thực tế, Môisê đã ngạc nhiên trước sự gần gũi của Thiên Chúa và không có quốc gia nào khác có Thiên Chúa của mình gần gũi như Chúa, Thiên Chúa của chúng ta bất cứ khi nào chúng ta kêu cầu Ngài. Ông Môisê nói: “Không một dân tộc vĩ đại nào được các thần ở bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như tôi trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?”
Chúa ban Lề Luật cho dân Ngài bằng cách đến gần họ. Lề Luật Chúa không phải là một bản liệt kê các luật lệ được đưa ra bởi một nhà cai trị, là người xa cách người dân, hay bởi một nhà độc tài. Và chúng ta biết qua mặc khải rằng sự gần gũi của Thiên Chúa là sự gần gũi của một người cha đồng hành cùng với dân Ngài, ban cho họ Lề Luật như một ân sủng. Thiên Chúa luôn gần gũi với dân Ngài.
Chúa bảo vệ dân Ngài trong cuộc hành trình xuyên qua sa mạc dưới hình dạng các đám mây và các cột lửa. Thiên Chúa đồng hành cùng với dân Ngài trong cuộc hành trình.
Thiên Chúa không phải là một vị thần để lại những quy định pháp luật bằng văn bản và sau đó bỏ đi. Ngài viết ra các Lề Luật bằng ngón tay của mình trên đá. Rồi Ngài ban cho dân khi trao cho ông Môisê. Ngài không ném cho họ và sau đó bỏ đi.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng con người có một xu hướng được thể hiện trên những trang đầu tiên của Kinh thánh. Chúa càng đến gần, chúng ta càng có xu hướng xa cách Ngài. Cách đầu tiên để xa cách Chúa là chúng ta là che giấu bản thân, cách thứ hai là giết người khác như Cain đã làm.
Tội lỗi dẫn chúng ta đến việc trốn tránh Thiên Chúa, không muốn gần Ngài. Vì vậy, nhiều lần chúng ta chấp nhận một thứ thần học nghĩ rằng Thiên Chúa là một vị thẩm phán. Và thế là tôi bỏ trốn, vì tôi sợ. Sợ hãi là phản ứng ức chế mọi sự gần gũi của chúng ta với Thiên Chúa. Con người khước từ sự gần gũi của Chúa. Chúng ta muốn được quyền kiểm soát các mối quan hệ. Các mối quan hệ luôn mang theo một số loại tổn thương nào đó. Khi Chúa đến gần chúng ta Ngài làm cho mình nên yếu đuối. Và Ngài càng đến gần, Ngài càng yếu đuối. Khi Ngài đến sống giữa chúng ta, Ngài làm cho chính Ngài trở thành phàm nhân, là một trong chúng ta. Ngài làm cho mình nên yếu đuối. Ngài mang điểm yếu đó đến độ phải chết, với một cái chết tàn khốc nhất.
Sự gần gũi của Thiên Chúa thể hiện sự khiêm nhường của Ngài. Đức Chúa Trời làm nhục chính Ngài để đến với chúng ta, để giúp chúng ta. Như Môisê đã nói, Ngài không phải là một vị thần ở đâu đó trên thiên đàng. Ngài ở ngay trong nhà chúng ta. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy điều này. Chúa Giêsu, Thiên Chúa hóa thành nhục thể, đồng hành với các môn đệ Ngài, dạy bảo họ và sửa sai họ một cách từ ái. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta gần gũi với nhau hơn là xa cách nhau.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng có nhiều cách gần gũi nhau, vượt xa sự gần gũi về mặt thể lý.
Trong thời điểm khủng hoảng vì đại dịch mà chúng ta đang gặp phải, sự gần gũi này đòi hỏi phải được biểu hiện nhiều hơn nữa. Có lẽ chúng ta không thể gần gũi với người khác vì sợ lây bệnh, nhưng chúng ta có thể khơi dậy thói quen gần gũi với người khác qua lời cầu nguyện, và sự giúp đỡ lẫn nhau. Có biết bao những cách thức đa dạng để gần gũi với nhau trong hoàn cảnh này.
Lý do tại sao chúng ta phải gần gũi nhau là vì Chúa đã tự mình đến gần để đồng hành cùng chúng ta. Phần gia nghiệp mà chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa là thế này: chúng ta là những người lân cận với nhau, chúng ta không sống biệt lập.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng gần gũi nhau, không lẩn trốn, không rửa tay như Cain đã làm.