VietCatholic xin gởi đến quý vị và anh chị em những tin tức cập nhật về vụ khủng bố tàn bạo tại Sri Lanka nhắm chủ yếu vào thiểu số Kitô hữu nhỏ bé tại quốc gia này mà đến nay con số người thiệt mạng đã lên đến 359 người và hơn 500 người bị thương.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội trên thế giới đã mạnh mẽ phê phán cách hành xử của các cấp trong chính quyền Sri Lanka. Một tài liệu của các cơ quan an ninh đã được báo chí đưa ra ánh sánh cho thấy các quan chức nước này đã biết trước cuộc tấn công tàn khốc, được thế giới đánh giá là cuộc tấn công khủng bố lớn nhất sau cuộc tấn công vào Hoa Kỳ ngày 11 tháng Chín, 2001. Nhưng họ không làm gì hết.
Bên cạnh đó chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em một diễn biến mới nhất trong ngày thứ Năm 25 tháng Tư. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Colombo đã yêu cầu các linh mục không cử hành các thánh lễ có dân chúng tham dự và tất cả các dịch vụ bác ái Công Giáo trên khắp thủ đô Colombo đã bị đình chỉ vì lo ngại cuộc tấn công thứ hai.
1. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục chủ tịch ủy ban Các Giáo Hội Trên Thế Giới của Hội Đồng Giám Mục Đức
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tại Đức, trong cuộc phỏng vấn dành cho radio Bayern, Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, chủ tịch ủy ban Các Giáo Hội Trên Thế Giới của Hội Đồng Giám Mục Đức, là người đã đi thăm Giáo Hội tại Sri Lanka và cử hành thánh lễ tại các nhà thờ bị tấn công vào tháng Giêng năm nay nói:
“Thật đáng buồn là chính quyền và những ai chịu trách nhiệm đã không chú ý đúng mức đến các cảnh báo về nguy cơ của các cuộc tấn công nên đã để xảy ra thảm kịch này.”
“Tại nhiều nơi trên thế giới, các tín hữu Kitô đang bị áp bức và là nạn nhân của những vụ tấn công đẫm máu. Tôi xác tín rằng Sri Lanka cũng như tất cả các nước khác không thể bỏ qua những vụ khủng bố đẫm máu chống các tín hữu Kitô cũng như các nhóm tôn giáo khác. Họ có nhiệm vụ hết sức bênh đỡ các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương và bảo vệ họ. Họ phải dự đoán và phòng ngừa những vụ khủng bố. Đó là trách nhiệm nguyên thủy của họ.”
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài rất kinh hoàng khi nhận được tin về cuộc tấn công khủng bố tại Sri Lanka.
“Trong cuộc viếng thăm hồi tháng Giêng vừa qua, tôi không thấy có bất kỳ dấu hiệu thù địch nào giữa người Công Giáo và các tôn giáo khác. Mọi thứ rất yên ả, và chúng ta không cảm thấy bất cứ điều gì đáng lo ngại. Nếu có những căng thẳng nhỏ thì đó là giữa người Hồi Giáo và ngà Phật Giáo.”
Nhận xét thêm về tình hình tại Sri Lanka, ngài nói:
“Trước cuộc nội chiến nổ ra vào năm 1977, các sắc dân và các tôn giáo sống với nhau rất hài hòa và bình an. Điều này phải được tái lập lại.”
Nhìn về tương lai, Đức Tổng Giám Mục nói: “Nước Đức và Âu Châu không được do dự trong việc dùng các phương thế ngoại giao để nhắc nhở cho các chính phủ tại các nơi khác về vấn đề này. Tại Sri Lanka, tiến trình hòa giải không thể khép lại sau cuộc nội chiến nhiều thập niên, nhưng cần phải tiếp tục bằng mọi phương thế”.
2. Tuyên bố của Đức Hồng Y Tổng giám mục Colombo
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong khi đó, tại Sri Lanka, Đức Hồng Y Tổng giám mục Colombo nói rằng các quan chức chính phủ ở Sri Lanka nên bị sa thải vì không hành động nào theo những tin tình báo về nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra trong nhiều ngày trước vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Phục sinh ở quốc gia này.
“Hành vi của các quan chức cấp cao trong chính phủ, bao gồm một số quan chức cấp Bộ trưởng, là hoàn toàn không thể chấp nhận được,” Đức Hồng Y Malcom Ranjith nói trong cuộc họp báo chiều ngày 23 tháng 4 trước các bằng chứng hiển nhiên rằng các quan chức Sri Lanka đã được cảnh báo với các nguồn tin đáng tin cậy nhiều ngày trước cuộc tấn công khủng bố hôm 21 tháng Tư. Họ có danh sách, địa chỉ, số căn cước của những tên khủng bố, phương thức đi lại, và kế hoạch tấn công của chúng nhưng họ không làm gì cả. Ngay cả việc báo cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội biết về nguy cơ tấn công này, họ cũng không làm.
Chính phủ Ấn Độ cho biết trong tiến trình thẩm vấn các thành viên của bọn khủng bố IS bị bắt gần đây trên đất Ấn sau khi lén lút trở về từ Syria, họ đã báo cho nhà chức trách Sri Lanka biết về mưu toan khủng bố hôm Chúa Nhật Phục sinh. Chính phủ Sri Lanka còn nhận được các nguồn thông tin tình báo khác từ Hoa Kỳ, nói trực tiếp rằng các nhà thờ sẽ là mục tiêu trong các cuộc tấn công của khủng bố Hồi giáo.
Phó tổng thanh tra cảnh sát Priyalal Dassanayake đã ra một thông tri gởi đến một loạt các cơ quan an ninh Sri Lanka, nhưng tuyệt nhiên không có một hành động nào được đưa ra.
“Những loại quan chức này nên bị cách chức ngay lập tức, họ phải bị loại khỏi các vị trí này. Và những con người nhận thức được nhu cầu của người khác và của mọi người phải được đưa vào những vị trí này,” Đức Hồng Y Ranjith nói.
Đức Hồng Y nói thêm rằng nếu ngài được cảnh báo về nguy cơ các nhà thờ Công Giáo có thể bị đánh bom vào Chúa Nhật Phục sinh, ngài chắc chắn sẽ hủy bỏ các Thánh lễ Chúa Nhật, vì, “đối với tôi, điều quan trọng nhất là mạng sống của con người. Con người là kho báu của chúng ta.”
“Tôi sẽ hủy bỏ ngay cả toàn bộ tuần thánh,” Đức Hồng Y Ranjith nói với Đài phát thanh Canada.
Cho đến nay, ít nhất 359 người đã chết, và hơn 60 người Sri Lanka đã bị bắt.
Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena đã yêu cầu Hemasari Ferando, thứ trưởng bộ quốc phòng, tham mưu trưởng liên quân Sri Lanka, từ chức, cùng với Tổng thanh tra cảnh sát Pujith Jayasundara. Cả hai đều bị buộc tội không đưa ra các hành động cụ thể trước các báo cáo tình báo.
Đức Hồng Y Ranjith nói với đài truyền hình EWTN của Hoa Kỳ rằng cộng đồng Công Giáo địa phương đã đau khổ rất nhiều vì vụ thảm sát kinh hoàng hôm Chúa Nhật Phục sinh.
Đức Hồng Y nói ngài đã vội vã chạy đến đền thờ Thánh Antôn, ngay khi nghe tin về vụ tấn công vào sáng Chúa Nhật, nhưng cảnh sát không cho phép ngài vào bên trong vì họ nghi ngờ có thể còn có những quả bom chưa nổ.
“Từ bên ngoài tôi thấy rất nhiều sự tàn phá bên trong và bên ngoài nhà thờ,” Đức Hồng Y nói. “Khi nhìn thấy rất nhiều thi thể, tôi đã hoàn toàn tê tái trong lòng và hết sức bối rối.”
3. Nhận định của một cố vấn an ninh tình báo Hoa Kỳ
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một trong những câu hỏi nhức nhối đối với người Công Giáo tại Sri Lanka và trên thế giới là phải chăng chính quyền nước này muốn mượn tay bọn khủng bố để “thanh lọc tôn giáo”?
Lyndia Khalil, cố vấn an ninh tình báo của sở cảnh sát New York, nghĩ rằng có lẽ không phải như thế. Trong phần sau, chúng tôi xin giới thiệu bài nhận định của cô nhan đề “Sri Lanka’s Perfect Storm of Failure” – “Cơn bão sai lầm hoàn toàn của Sri Lanka” đăng trên tờ Foreign Policy ngày 23 tháng Tư. Cô viết như sau:
Ít nhất hai tuần trước, các quan chức tình báo từ Ấn Độ và Hoa Kỳ đã cảnh báo các nhà chức trách Sri Lanka về một âm mưu khủng bố tại các nhà thờ và địa điểm du lịch ở nước này. Một tuần sau, Bộ Quốc phòng Sri Lanka cảnh giác Tổng thanh tra cảnh sát về âm mưu này, kèm theo cả một danh sách tên và địa chỉ của các nghi phạm, và một số người trong số họ cuối cùng chính là những kẻ tấn công thực sự. Chẳng có ai làm điều gì cả.
Một bản ghi nhớ chi tiết khác do phó tổng thanh tra cảnh sát gởi đến Phòng An ninh Bộ Nội Vụ, Phòng An ninh Ngoại giao, Phòng An ninh Tư pháp và Bộ phận An ninh của các Tổng thống đã nghỉ hưu cũng đưa ra lời cảnh báo và một danh sách các nghi phạm.
Các quan chức Sri Lanka cũng đã nhận được những cảnh báo trước đó về bọn khủng bố National Thawhith Jama’an từ cộng đồng Hồi giáo Sri Lanka. Phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Sri Lanka tuyên bố rằng ông đã cảnh báo các quan chức tình báo về nhóm này cách đây ba năm.
Tại sao không ai hành động trước những cảnh báo này? Có lẽ bởi vì chính phủ Sri Lanka vẫn chia rẽ một cách cay đắng, giữa tổng thống và thủ tướng là hai người đang có chiến tranh với nhau.
Người Sri Lanka vẫn còn đang cảm thấy những âm vang của cuộc khủng hoảng hiến pháp năm ngoái.
Vào tối ngày 26 tháng 10 năm 2018, tổng thống Sirisena, trong một động thái bất ngờ, đã sa thải thủ tướng Ranil Wickremeinghe và bổ nhiệm cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa, đối thủ chính trị của mình, làm Thủ tướng sau khi Liên minh Tự do Nhân dân rút khỏi chính phủ thống nhất.
Wickremeinghe từ chối chấp nhận bị sa thải, nói rằng việc sa thải mình là bất hợp pháp và vi hiến. Sirisena đã nhanh chóng thành lập Quốc hội và bổ nhiệm một nội các mới, có hiệu lực tạo ra một chính phủ song song với những gì đang hoạt động tại nước này vào thời điểm đó. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp, trong đó các nhà phân tích coi hành động của Sirisena là một cuộc đảo chính.
Cuộc khủng hoảng đã tạo ra những lo ngại đáng kể đối với tình trạng của các thể chế dân chủ trong nước. Karu Jayasuriya, Chủ tịch Quốc hội, từ chối thừa nhận tính hợp pháp của động thái này, nói rằng Thủ tướng Wickramasinghe bị lật đổ vẫn là Thủ tướng hợp pháp.
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2018, Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết cho rằng các hành động của tổng thống là vi hiến và bất hợp pháp.
Sau phán quyết của tòa án tối cao, Rajapaksa rút lui và Wickremeinghe được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng.
Mặc dù cuộc đảo chính chính trị này đã thất bại, sự hục hặc giữa tổng thống và thủ tướng vẫn tiếp tục, và việc kiểm soát các cơ quan an ninh là một chiến trường quan trọng. Trong một môi trường mà thông tin đã trở thành một công cụ chính trị đến mức Sirisena đã đặt các bộ quốc phòng và cảnh sát dưới sự kiểm soát của chính mình và loại trừ thủ tướng khỏi hội đồng an ninh quốc gia, hầu như không đáng ngạc nhiên khi các quan chức cấp thấp không muốn đơn phương hành động mà không có chỉ thị từ bên trên.
Đây là một thất bại kỳ lạ so với lịch sử đất nước này, một đất nước có kinh nghiệm lâu năm với chủ nghĩa khủng bố trong cuộc nộ chiến kéo dài suốt gần 26 năm.
4. Tổng giáo phận Colombo đình chỉ các thánh lễ và các dịch vụ bác ái vì lo sợ đợt tấn công thứ hai
Tất cả các dịch vụ bác ái Công Giáo trên khắp thủ đô Colombo đã bị đình chỉ vì những lo ngại về an ninh. Cha Edmond Tillekeratne, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận cho biết như trên. Ngài nói quyết định này được đưa ra theo sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo.
Hôn thứ Hai các cơ quan an ninh tình nghi một chiếc xe hơi đậu cách đền thánh Antôn rất gần, chừng bằng ném một hón đá thôi, là một bẫy mìn của bọn khủng bố. Công binh đã được phái đến để cho nổ tung chiếc xe. Quả thật, các tiếng nổ tiếp theo cho thấy đúng thật đây là loại mìn bẫy.
Trước các diễn tiến đáng lo ngại như thế, Đức Hồng Y đã yêu cầu các linh mục không cử hành các thánh lễ có dân chúng tham dự cho đến khi có lệnh mới.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Ruwan Wijewardene nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo trước đó vào hôm thứ Tư 14 tháng Tư rằng những kẻ đánh bom tự sát trong các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật Phục sinh đều là những người “được giáo dục tốt, xuất thân từ các gia đình trung lưu trở lên, và độc lập về tài chính. Đó là một yếu tố đáng lo ngại,” ông nói.
Thậm chí, hai trong số những kẻ đánh bom tự sát liên quan đến các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật Phục sinh ở Sri Lanka là thành viên của một gia đình nổi tiếng và giàu có bậc nhất ở Colombo. Thông tấn xã CNN ghi nhận rằng tin tức này “làm rung chuyển cộng đồng Hồi giáo thiểu số trong thành phố này.”
Hai anh em, Imsath Ahmed Ibrahim, 31 tuổi và Ilham Ahmed Ibrahim, 33 tuổi, nằm trong nhóm những kẻ cực đoan đã giật bom tự sát trong các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật. Cha của họ, Mohamed Ibrahim, là người sáng lập Công ty Xuất khẩu Ishana có trụ sở tại Colombo, tự mô tả trên trang web của mình là nhà xuất khẩu gia vị lớn nhất của Sri Lanka từ năm 2006.
Lối xóm cho rằng Imsath Ahmed Ibrahim là người làm ăn hoạt bát nhất trong 3 người con trai của ông Mohamed Ibrahim. Y đi xe hơi sang trọng, và diện đồ tây, không có vẻ gì là người Hồi Giáo cực đoan. Y từng theo học Đại Học tại Anh và sau Đại Học tại Australia. Tuy nhiên, y đã giật bom nổ tung mình giết hàng chục người tại khách sạn Shangri La. Người anh Ilham Ahmed Ibrahim được cho là khù khờ hơn, đã tấn công vào khách sạn Cinnamon Grand.
Khi cảnh sát xét nhà, người vợ đang mang thai của Ilham Ibrahim, là Fatima, đã kích hoạt đống chất nổ trên mình y thị, giết chết hai đứa con của mình và 3 viên cảnh sát.
Mohamed Ibrahim nằm trong số hàng chục người bị giam giữ sau vụ tấn công, khiến 359 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Truyền hình Sri Lanka đã chiếu đoạn video cho thấy Ibrahim bị cảnh sát dẫn đi nhưng nhà chức trách chưa công bố bất kỳ cáo buộc nào chống lại ông ta. Đứa con thứ ba của ông Mohamed Ibrahim là Ijas Ahmed Ibrahim, 30 tuổi, đang bị điều tra.
Tình báo Anh đã xác định một tên nổ bom tự sát khác là Abdul Lathief Jameel Mohamed, đã từng theo học ở miền đông nam nước Anh từ năm 2006 đến 2007.
Shirus Lakthilaka, một cố vấn của Tổng thống Sri Lanka, đã xác định một trong những tên nổ bom tự sát tại khách sạn Shangri-La là Inshan Seelavan, và mô tả hắn ta là chủ mưu của vụ tấn công.
Các quan chức khác đã nhắc đến Zahran Hashim, là một nhân vật chủ chốt khác trong các cuộc tấn công. Hiện nay hắn vẫn đang tại đào và có khả năng chỉ đạo một cuộc tấn công thứ hai.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội trên thế giới đã mạnh mẽ phê phán cách hành xử của các cấp trong chính quyền Sri Lanka. Một tài liệu của các cơ quan an ninh đã được báo chí đưa ra ánh sánh cho thấy các quan chức nước này đã biết trước cuộc tấn công tàn khốc, được thế giới đánh giá là cuộc tấn công khủng bố lớn nhất sau cuộc tấn công vào Hoa Kỳ ngày 11 tháng Chín, 2001. Nhưng họ không làm gì hết.
Bên cạnh đó chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em một diễn biến mới nhất trong ngày thứ Năm 25 tháng Tư. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Colombo đã yêu cầu các linh mục không cử hành các thánh lễ có dân chúng tham dự và tất cả các dịch vụ bác ái Công Giáo trên khắp thủ đô Colombo đã bị đình chỉ vì lo ngại cuộc tấn công thứ hai.
1. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục chủ tịch ủy ban Các Giáo Hội Trên Thế Giới của Hội Đồng Giám Mục Đức
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tại Đức, trong cuộc phỏng vấn dành cho radio Bayern, Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, chủ tịch ủy ban Các Giáo Hội Trên Thế Giới của Hội Đồng Giám Mục Đức, là người đã đi thăm Giáo Hội tại Sri Lanka và cử hành thánh lễ tại các nhà thờ bị tấn công vào tháng Giêng năm nay nói:
“Thật đáng buồn là chính quyền và những ai chịu trách nhiệm đã không chú ý đúng mức đến các cảnh báo về nguy cơ của các cuộc tấn công nên đã để xảy ra thảm kịch này.”
“Tại nhiều nơi trên thế giới, các tín hữu Kitô đang bị áp bức và là nạn nhân của những vụ tấn công đẫm máu. Tôi xác tín rằng Sri Lanka cũng như tất cả các nước khác không thể bỏ qua những vụ khủng bố đẫm máu chống các tín hữu Kitô cũng như các nhóm tôn giáo khác. Họ có nhiệm vụ hết sức bênh đỡ các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương và bảo vệ họ. Họ phải dự đoán và phòng ngừa những vụ khủng bố. Đó là trách nhiệm nguyên thủy của họ.”
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài rất kinh hoàng khi nhận được tin về cuộc tấn công khủng bố tại Sri Lanka.
“Trong cuộc viếng thăm hồi tháng Giêng vừa qua, tôi không thấy có bất kỳ dấu hiệu thù địch nào giữa người Công Giáo và các tôn giáo khác. Mọi thứ rất yên ả, và chúng ta không cảm thấy bất cứ điều gì đáng lo ngại. Nếu có những căng thẳng nhỏ thì đó là giữa người Hồi Giáo và ngà Phật Giáo.”
Nhận xét thêm về tình hình tại Sri Lanka, ngài nói:
“Trước cuộc nội chiến nổ ra vào năm 1977, các sắc dân và các tôn giáo sống với nhau rất hài hòa và bình an. Điều này phải được tái lập lại.”
Nhìn về tương lai, Đức Tổng Giám Mục nói: “Nước Đức và Âu Châu không được do dự trong việc dùng các phương thế ngoại giao để nhắc nhở cho các chính phủ tại các nơi khác về vấn đề này. Tại Sri Lanka, tiến trình hòa giải không thể khép lại sau cuộc nội chiến nhiều thập niên, nhưng cần phải tiếp tục bằng mọi phương thế”.
2. Tuyên bố của Đức Hồng Y Tổng giám mục Colombo
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong khi đó, tại Sri Lanka, Đức Hồng Y Tổng giám mục Colombo nói rằng các quan chức chính phủ ở Sri Lanka nên bị sa thải vì không hành động nào theo những tin tình báo về nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra trong nhiều ngày trước vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Phục sinh ở quốc gia này.
“Hành vi của các quan chức cấp cao trong chính phủ, bao gồm một số quan chức cấp Bộ trưởng, là hoàn toàn không thể chấp nhận được,” Đức Hồng Y Malcom Ranjith nói trong cuộc họp báo chiều ngày 23 tháng 4 trước các bằng chứng hiển nhiên rằng các quan chức Sri Lanka đã được cảnh báo với các nguồn tin đáng tin cậy nhiều ngày trước cuộc tấn công khủng bố hôm 21 tháng Tư. Họ có danh sách, địa chỉ, số căn cước của những tên khủng bố, phương thức đi lại, và kế hoạch tấn công của chúng nhưng họ không làm gì cả. Ngay cả việc báo cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội biết về nguy cơ tấn công này, họ cũng không làm.
Chính phủ Ấn Độ cho biết trong tiến trình thẩm vấn các thành viên của bọn khủng bố IS bị bắt gần đây trên đất Ấn sau khi lén lút trở về từ Syria, họ đã báo cho nhà chức trách Sri Lanka biết về mưu toan khủng bố hôm Chúa Nhật Phục sinh. Chính phủ Sri Lanka còn nhận được các nguồn thông tin tình báo khác từ Hoa Kỳ, nói trực tiếp rằng các nhà thờ sẽ là mục tiêu trong các cuộc tấn công của khủng bố Hồi giáo.
Phó tổng thanh tra cảnh sát Priyalal Dassanayake đã ra một thông tri gởi đến một loạt các cơ quan an ninh Sri Lanka, nhưng tuyệt nhiên không có một hành động nào được đưa ra.
“Những loại quan chức này nên bị cách chức ngay lập tức, họ phải bị loại khỏi các vị trí này. Và những con người nhận thức được nhu cầu của người khác và của mọi người phải được đưa vào những vị trí này,” Đức Hồng Y Ranjith nói.
Đức Hồng Y nói thêm rằng nếu ngài được cảnh báo về nguy cơ các nhà thờ Công Giáo có thể bị đánh bom vào Chúa Nhật Phục sinh, ngài chắc chắn sẽ hủy bỏ các Thánh lễ Chúa Nhật, vì, “đối với tôi, điều quan trọng nhất là mạng sống của con người. Con người là kho báu của chúng ta.”
“Tôi sẽ hủy bỏ ngay cả toàn bộ tuần thánh,” Đức Hồng Y Ranjith nói với Đài phát thanh Canada.
Cho đến nay, ít nhất 359 người đã chết, và hơn 60 người Sri Lanka đã bị bắt.
Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena đã yêu cầu Hemasari Ferando, thứ trưởng bộ quốc phòng, tham mưu trưởng liên quân Sri Lanka, từ chức, cùng với Tổng thanh tra cảnh sát Pujith Jayasundara. Cả hai đều bị buộc tội không đưa ra các hành động cụ thể trước các báo cáo tình báo.
Đức Hồng Y Ranjith nói với đài truyền hình EWTN của Hoa Kỳ rằng cộng đồng Công Giáo địa phương đã đau khổ rất nhiều vì vụ thảm sát kinh hoàng hôm Chúa Nhật Phục sinh.
Đức Hồng Y nói ngài đã vội vã chạy đến đền thờ Thánh Antôn, ngay khi nghe tin về vụ tấn công vào sáng Chúa Nhật, nhưng cảnh sát không cho phép ngài vào bên trong vì họ nghi ngờ có thể còn có những quả bom chưa nổ.
“Từ bên ngoài tôi thấy rất nhiều sự tàn phá bên trong và bên ngoài nhà thờ,” Đức Hồng Y nói. “Khi nhìn thấy rất nhiều thi thể, tôi đã hoàn toàn tê tái trong lòng và hết sức bối rối.”
3. Nhận định của một cố vấn an ninh tình báo Hoa Kỳ
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một trong những câu hỏi nhức nhối đối với người Công Giáo tại Sri Lanka và trên thế giới là phải chăng chính quyền nước này muốn mượn tay bọn khủng bố để “thanh lọc tôn giáo”?
Lyndia Khalil, cố vấn an ninh tình báo của sở cảnh sát New York, nghĩ rằng có lẽ không phải như thế. Trong phần sau, chúng tôi xin giới thiệu bài nhận định của cô nhan đề “Sri Lanka’s Perfect Storm of Failure” – “Cơn bão sai lầm hoàn toàn của Sri Lanka” đăng trên tờ Foreign Policy ngày 23 tháng Tư. Cô viết như sau:
Ít nhất hai tuần trước, các quan chức tình báo từ Ấn Độ và Hoa Kỳ đã cảnh báo các nhà chức trách Sri Lanka về một âm mưu khủng bố tại các nhà thờ và địa điểm du lịch ở nước này. Một tuần sau, Bộ Quốc phòng Sri Lanka cảnh giác Tổng thanh tra cảnh sát về âm mưu này, kèm theo cả một danh sách tên và địa chỉ của các nghi phạm, và một số người trong số họ cuối cùng chính là những kẻ tấn công thực sự. Chẳng có ai làm điều gì cả.
Một bản ghi nhớ chi tiết khác do phó tổng thanh tra cảnh sát gởi đến Phòng An ninh Bộ Nội Vụ, Phòng An ninh Ngoại giao, Phòng An ninh Tư pháp và Bộ phận An ninh của các Tổng thống đã nghỉ hưu cũng đưa ra lời cảnh báo và một danh sách các nghi phạm.
Các quan chức Sri Lanka cũng đã nhận được những cảnh báo trước đó về bọn khủng bố National Thawhith Jama’an từ cộng đồng Hồi giáo Sri Lanka. Phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Sri Lanka tuyên bố rằng ông đã cảnh báo các quan chức tình báo về nhóm này cách đây ba năm.
Tại sao không ai hành động trước những cảnh báo này? Có lẽ bởi vì chính phủ Sri Lanka vẫn chia rẽ một cách cay đắng, giữa tổng thống và thủ tướng là hai người đang có chiến tranh với nhau.
Người Sri Lanka vẫn còn đang cảm thấy những âm vang của cuộc khủng hoảng hiến pháp năm ngoái.
Vào tối ngày 26 tháng 10 năm 2018, tổng thống Sirisena, trong một động thái bất ngờ, đã sa thải thủ tướng Ranil Wickremeinghe và bổ nhiệm cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa, đối thủ chính trị của mình, làm Thủ tướng sau khi Liên minh Tự do Nhân dân rút khỏi chính phủ thống nhất.
Wickremeinghe từ chối chấp nhận bị sa thải, nói rằng việc sa thải mình là bất hợp pháp và vi hiến. Sirisena đã nhanh chóng thành lập Quốc hội và bổ nhiệm một nội các mới, có hiệu lực tạo ra một chính phủ song song với những gì đang hoạt động tại nước này vào thời điểm đó. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp, trong đó các nhà phân tích coi hành động của Sirisena là một cuộc đảo chính.
Cuộc khủng hoảng đã tạo ra những lo ngại đáng kể đối với tình trạng của các thể chế dân chủ trong nước. Karu Jayasuriya, Chủ tịch Quốc hội, từ chối thừa nhận tính hợp pháp của động thái này, nói rằng Thủ tướng Wickramasinghe bị lật đổ vẫn là Thủ tướng hợp pháp.
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2018, Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết cho rằng các hành động của tổng thống là vi hiến và bất hợp pháp.
Sau phán quyết của tòa án tối cao, Rajapaksa rút lui và Wickremeinghe được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng.
Mặc dù cuộc đảo chính chính trị này đã thất bại, sự hục hặc giữa tổng thống và thủ tướng vẫn tiếp tục, và việc kiểm soát các cơ quan an ninh là một chiến trường quan trọng. Trong một môi trường mà thông tin đã trở thành một công cụ chính trị đến mức Sirisena đã đặt các bộ quốc phòng và cảnh sát dưới sự kiểm soát của chính mình và loại trừ thủ tướng khỏi hội đồng an ninh quốc gia, hầu như không đáng ngạc nhiên khi các quan chức cấp thấp không muốn đơn phương hành động mà không có chỉ thị từ bên trên.
Đây là một thất bại kỳ lạ so với lịch sử đất nước này, một đất nước có kinh nghiệm lâu năm với chủ nghĩa khủng bố trong cuộc nộ chiến kéo dài suốt gần 26 năm.
4. Tổng giáo phận Colombo đình chỉ các thánh lễ và các dịch vụ bác ái vì lo sợ đợt tấn công thứ hai
Tất cả các dịch vụ bác ái Công Giáo trên khắp thủ đô Colombo đã bị đình chỉ vì những lo ngại về an ninh. Cha Edmond Tillekeratne, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận cho biết như trên. Ngài nói quyết định này được đưa ra theo sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo.
Hôn thứ Hai các cơ quan an ninh tình nghi một chiếc xe hơi đậu cách đền thánh Antôn rất gần, chừng bằng ném một hón đá thôi, là một bẫy mìn của bọn khủng bố. Công binh đã được phái đến để cho nổ tung chiếc xe. Quả thật, các tiếng nổ tiếp theo cho thấy đúng thật đây là loại mìn bẫy.
Trước các diễn tiến đáng lo ngại như thế, Đức Hồng Y đã yêu cầu các linh mục không cử hành các thánh lễ có dân chúng tham dự cho đến khi có lệnh mới.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Ruwan Wijewardene nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo trước đó vào hôm thứ Tư 14 tháng Tư rằng những kẻ đánh bom tự sát trong các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật Phục sinh đều là những người “được giáo dục tốt, xuất thân từ các gia đình trung lưu trở lên, và độc lập về tài chính. Đó là một yếu tố đáng lo ngại,” ông nói.
Thậm chí, hai trong số những kẻ đánh bom tự sát liên quan đến các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật Phục sinh ở Sri Lanka là thành viên của một gia đình nổi tiếng và giàu có bậc nhất ở Colombo. Thông tấn xã CNN ghi nhận rằng tin tức này “làm rung chuyển cộng đồng Hồi giáo thiểu số trong thành phố này.”
Hai anh em, Imsath Ahmed Ibrahim, 31 tuổi và Ilham Ahmed Ibrahim, 33 tuổi, nằm trong nhóm những kẻ cực đoan đã giật bom tự sát trong các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật. Cha của họ, Mohamed Ibrahim, là người sáng lập Công ty Xuất khẩu Ishana có trụ sở tại Colombo, tự mô tả trên trang web của mình là nhà xuất khẩu gia vị lớn nhất của Sri Lanka từ năm 2006.
Lối xóm cho rằng Imsath Ahmed Ibrahim là người làm ăn hoạt bát nhất trong 3 người con trai của ông Mohamed Ibrahim. Y đi xe hơi sang trọng, và diện đồ tây, không có vẻ gì là người Hồi Giáo cực đoan. Y từng theo học Đại Học tại Anh và sau Đại Học tại Australia. Tuy nhiên, y đã giật bom nổ tung mình giết hàng chục người tại khách sạn Shangri La. Người anh Ilham Ahmed Ibrahim được cho là khù khờ hơn, đã tấn công vào khách sạn Cinnamon Grand.
Khi cảnh sát xét nhà, người vợ đang mang thai của Ilham Ibrahim, là Fatima, đã kích hoạt đống chất nổ trên mình y thị, giết chết hai đứa con của mình và 3 viên cảnh sát.
Mohamed Ibrahim nằm trong số hàng chục người bị giam giữ sau vụ tấn công, khiến 359 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Truyền hình Sri Lanka đã chiếu đoạn video cho thấy Ibrahim bị cảnh sát dẫn đi nhưng nhà chức trách chưa công bố bất kỳ cáo buộc nào chống lại ông ta. Đứa con thứ ba của ông Mohamed Ibrahim là Ijas Ahmed Ibrahim, 30 tuổi, đang bị điều tra.
Tình báo Anh đã xác định một tên nổ bom tự sát khác là Abdul Lathief Jameel Mohamed, đã từng theo học ở miền đông nam nước Anh từ năm 2006 đến 2007.
Shirus Lakthilaka, một cố vấn của Tổng thống Sri Lanka, đã xác định một trong những tên nổ bom tự sát tại khách sạn Shangri-La là Inshan Seelavan, và mô tả hắn ta là chủ mưu của vụ tấn công.
Các quan chức khác đã nhắc đến Zahran Hashim, là một nhân vật chủ chốt khác trong các cuộc tấn công. Hiện nay hắn vẫn đang tại đào và có khả năng chỉ đạo một cuộc tấn công thứ hai.