An Vui Trong Địa Vị Theo Gương Thánh Máctinô

Thứ bảy - 19/01/2019 14:29
An Vui Trong Địa Vị Theo Gương Thánh Máctinô
Khi nói về thánh Mác-ti-nô, người ta nghĩ ngay đến những cụm từ “ông thánh có tấm lòng vàng”; “ông thánh hay làm phép lạ”; “cha của những kẻ khó nghèo, đau yếu”. Nhiều người còn dành cho ngài tên gọi thân thiện, gần gũi “ông thánh da đen”… Tất cả những cụm này, cách nào đó, muốn làm sáng lên một vài khía cạnh nhân đức của thánh nhân; nhưng để có được những nhân đức ấy, thiết nghĩ thánh nhân đã dành cả cuộc đời để sống Đoàn Sủng Giảng Thuyết trong vai trò một trợ sĩ của Dòng Đa Minh.

An Vui Trong Địa Vị Theo Gương Thánh Máctinô

Khi nói về thánh Mác-ti-nô, người ta nghĩ ngay đến những cụm từ “ông thánh có tấm lòng vàng”; “ông thánh hay làm phép lạ”; “cha của những kẻ khó nghèo, đau yếu”. Nhiều người còn dành cho ngài tên gọi thân thiện, gần gũi “ông thánh da đen”… Tất cả những cụm này, cách nào đó, muốn làm sáng lên một vài khía cạnh nhân đức của thánh nhân; nhưng để có được những nhân đức ấy, thiết nghĩ thánh nhân đã dành cả cuộc đời để sống Đoàn Sủng Giảng Thuyết trong vai trò một trợ sĩ của Dòng Đa Minh. Thật vậy, chính trong môi trường của Dòng, được hấp thụ nếp sống tu trì, thấm nhuần đời sống và linh đạo Đa Minh, mà thầy Mác-ti-nô đã trở thành tấm gương sáng ngời trong Giáo hội về tinh thần “bác ái yêu thương, nhiệt tâm phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân”. Đời sống của thánh Mác-ti-nô đã trở thành một “kiểu mẫu” cho con người trong mọi thời đại, đặc biệt là những tu sĩ Giảng Thuyết, cách riêng với anh em Trợ sĩ Đa Minh.

Nếu như có thể tóm tắt cuộc đời của thánh phụ Đa Minh trong câu châm ngôn: “Nói với Chúa và nói về Chúa”, thì cũng có thể tóm tắt cuộc đời thánh Mác-ti-nô trong những cụm từ ngắn gọn: “Xả kỷ hy sinh, tận tình bác ái.” Thật vậy, đời sống của thánh Mác-ti-nô đã trở thành bài giảng thuyết lừng danh có sức lôi cuốn và cảm hóa được nhiều người, không chỉ trong thuở bình sinh của ngài, mà còn cả trong nhiều thời đại về sau. Sống với Chúa, nói với Chúa và nói về Chúa, cả ba điều cốt lõi này đã làm nên chân dung nhà giảng thuyết Mác-ti-nô.

Sống Với Chúa Trong Mọi Hoàn Cảnh

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều hiểu phần nào về hoàn cảnh bi đát của thánh Mác-ti-nô. Số phận hẩm hiu bất hạnh, bị khinh khi, bỏ rơi, đã không đủ sức đẩy Mác-ti-nô rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng, mà ngược lại, nhờ cảm nghiệm tình thương và lòng nhân hậu của Thiên Chúa, cậu bé Mác-ti-nô đã khơi lên trong tâm hồn mối trăn trở là được chia sẻ, cảm thông và nâng đỡ những anh chị em đau khổ, bệnh tật, kém may mắn giống mình. Quả thật, trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, biết bao lớp người đã tìm thấy được ở nơi Mác-ti-nô bác ái, những lời ủi an, những sự giúp đỡ, những cứu chữa tận tâm về cả phần hồn lẫn phần xác. Trong khi bị đời ruồng rẫy khinh chê, thánh Mác-ti-nô đã tìm đến làm bạn với Chúa Giê-su Thánh Thể trong nhà chầu, tâm sự, chuyện trò với Chúa và kín múc nơi Chúa nguồn mạch sức sống, niềm an ủi và hạnh phúc. Từ đó, thánh nhân đã thấu hiểu ý nghĩa và giá trị của cuộc đời được trao tặng. Thánh nhân đã kết hiệp những khổ đau trong cuộc đời, những thiếu thốn, những vất vả trong đời sống hằng ngày với thập giá Chúa Giê-su, làm thành hy lễ tiến dâng lên Thiên Chúa Cha.

Khi lớn lên, hy vọng lớn nhất của Mác-ti-nô là học nghề y tá, vì đó là phương tiện thích hợp mà ngài có thể dùng để xoa dịu những đau thương bất hạnh của con người. Ngài cảm thấy vui vì có cơ hội phục vụ Chúa qua những người nghèo khổ, bệnh nạn, tật nguyền và những người bị bỏ rơi trong xã hội. Thánh nhân ý thức rằng, phục vụ và yêu thương những con người khốn khổ đó chính là phục vụ Chúa vậy. Mặc dầu công việc bận rộn và vất vả, nhưng không vì thế mà Mác-ti-nô xao nhãng việc sống với Chúa. “Trong những giờ rảnh rỗi, Mác-ti-nô thường tâm giao với Chúa: than thở, cầu nguyện. Ban đêm, cậu có thói quen bớt giờ ngủ để nguyện gẫm. Nhiều lần cậu quên cả ngủ để thức khuya cầu nguyện.”

Nhờ đời sống thân tình với Chúa, Mác-ti-nô đã nhận ra tiếng Chúa gọi mời dâng hiến trong đoàn sủng Dòng Đa Minh. Từ ngày vào sống trong Tu viện, thầy Mác-ti-nô càng cảm nhận nhiều hơn nữa tình thương của Thiên Chúa và càng sống thân mật với Chúa hơn qua các công việc bổn phận hằng ngày. Hằng ngày, người ta thấy “Mác-ti-nô có mặt khắp nơi trong tu viện, từ nhà nguyện cho đến nhà bếp, phòng ăn hoặc vườn rau. Tất cả mọi việc các cha các thầy nhờ đến, Mác-ti-nô luôn vui tươi phục vụ không nề gian khổ” . Sở dĩ thầy Mác-ti-nô có được động lực và sức mạnh để hành động như thế là vì ngài có đời sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa trong mọi khoảnh khắc cuộc sống. Bởi lẽ, “Thiên Chúa hiện diện trong linh hồn Mác-ti-nô, làm cho cậu nên sức mạnh và đầy nhiệt huyết để giúp đỡ tha nhân và những người cần đến” . Thánh nhân đã thấm nhuần tinh thần của Chúa Giê-su, đã mang lấy ách của Chúa và học với Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa mới có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Và một khi đã được Thiên Chúa bồi dưỡng và đỡ nâng, thánh nhân càng có đủ sức mạnh và nghị lực để sống và sống hết tình với anh em trong sự khiêm nhu chân thành. “Quả thật, một cuộc đời âm thầm, bình dị chính là một cuộc đời chìm khuất, nhưng đó là chìm khuất để ươm mầm cho sự sống thật. Hơn nữa, một đời sống chìm sâu trong ánh sáng của Chúa; đó lại chính là ươm mầm đời sống trong mảnh đất ân huệ để trổ sinh bông hạt là ý nghĩa chân chính cho đời sống con người cách phong phú hơn hết” .

Trong khía cạnh sống với Chúa, thánh Mác-ti-nô mời gọi mỗi thành viên của gia đình Đa Minh, biết quý trọng đời sống chiêm niệm để kín múc nơi Chúa nguồn mạch sức sống làm chất liệu cho lời giảng thuyết, giữa một thế giới huyên náo khát khao sự sống của Lời. Điều kiện cốt yếu nhất để những con cái thánh Đa Minh hoàn thành tốt trọng trách của mình giữa trần thế hôm nay, như sứ mệnh và mục đích của Dòng đòi buộc, là lấy đời sống chiêm niệm làm căn bản. Nhờ đời sống thinh lặng cầu nguyện, nhà giảng thuyết đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và thúc đẩy hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho Thiên Chúa, nhiệt tâm phục vụ tha nhân và khao khát ơn cứu rỗi các linh hồn. Và như thế, thánh Mác-ti-nô không chỉ là một hình ảnh sáng ngời về việc sống với Chúa, mà ngài còn là một gương mẫu cho những ai muốn sống trọn vẹn đặc sủng Giảng Thuyết theo ơn gọi Đa Minh.

Nói Với Chúa Trong Tình Mến

Ngay từ thuở niên thiếu, Mác-ti-nô đã hết lòng tìm kiếm con đường trọn lành qua việc khao khát chiêm ngưỡng Chúa và sống trọn vẹn cho Chúa. Mỗi ngày thánh nhân tranh thủ thời gian để được gần gũi Chúa, chiêm ngắm Chúa Giê-su Thánh Thể trong nhà chầu. Ở nơi đó, thánh nhân tâm sự với Chúa, nói với Chúa về tất cả những trăn trở của cuộc đời trần gian, về những ưu tư của nhân loại và về những con người nghèo khổ trong thế giới. Có lẽ trong những lúc thưa chuyện với Chúa cách thân tình như thế, thánh Mác-ti-nô cũng nói với Chúa về người cha của mình với một lòng thương mến. Đây không phải là lúc thánh nhân “kể tội” người cha “bội bạc” của mình, cho bằng là cầu xin Chúa biến đổi tâm hồn, để ông nhận biết tình thương Thiên Chúa dành cho ông qua cuộc đời, qua gia đình và qua những người con. Đó là quà tặng quý báu, là hồng ân của Chúa trao ban, nhưng ông đã không biết đón nhận mà đành tâm chối từ. Bởi “Khi lên tám tuổi, Mác-ti-nô có gặp cha, nhưng ông vẫn không nhìn con, và còn khinh bỉ như trước. Em rất buồn nhưng không khóc, chỉ chạy đến cùng Chúa và phó thác cuộc đời trong tay Người như người cha nhân lành… Đã sẵn có lòng thương người tha thiết, Mác-ti-nô chẳng những không oán ghét người cha tàn nhẫn, trái lại còn quí mến và luôn cầu nguyện cho ông” . Hẳn rằng, Mác-ti-nô đã thao thức nhiều đêm chuyện vãn với Chúa về sự vô tâm của xã hội, của con người, của sự phân biệt màu da, chủng tộc đã quên đi trách nhiệm và bổn phận liên đới với nhau, làm nảy sinh nhiều hoàn cảnh bi đát. Thánh Mác-ti-nô hay động lòng trắc ẩn trước những cảnh đời như thế.

Nếu như từ thiếu thời, Mác-ti-nô đã có lòng khát khao “nói với Chúa”, thì khi lớn lên, chứng kiến nỗi khổ của nhân gian, nhất là khi đã là tu sĩ, thấm nhuần tinh thần của thánh phụ Đa Minh, thánh nhân càng gia tăng lòng yêu mến Chúa và nhu cầu “Nói với Chúa” càng nhiều. Vì lẽ đó, Chúa đã thấu hiểu cõi lòng thánh Mác-ti-nô, để rồi thi thố quyền năng qua vô vàn phép lạ, nhờ sự chuyển cầu của thánh nhân. Thánh Mác-ti-nô là thế đó. Cuộc đời thánh nhân đã kết hợp nhuần nhuyễn những hoạt động cấp bách bên ngoài với nếp sống chiêm niệm sâu thẳm bên trong. Sức mạnh thiêng liêng kín múc từ việc cầu nguyện và hiệp lễ mỗi buổi sáng, đã giúp thánh nhân đủ sức cáng đáng tất cả những công việc trong một ngày sống. Đó là sức mạnh lớn lao nhất của một tu sĩ Đa Minh. Nhờ đó, thánh Mác-ti-nô đã sống Tin Mừng cách triệt để giữa dòng đời: yêu thương những người bất hạnh, săn sóc những người ốm đau, bệnh tật, xoa dịu những tâm hồn đau khổ, chữa lành những vết thương thể xác cũng như tinh thần cho nhiều người. Thánh nhân ý thức rằng, mỗi lần làm như thế cho tha nhân chính là làm cho Chúa.

Nói Về Chúa Trong Tinh Thần Bác Ái Yêu Thương

Trong các hoạt động tông đồ của thánh Mác-ti-nô, ta thấy điểm nổi bật nhất là đời sống bác ái yêu thương. Quả thật, bác ái yêu thương là một chứng từ sống động trong việc loan báo Tin Mừng. Có thể nói, đỉnh cao của đời sống Ki-tô giáo là đạt tới Đức Ái hoàn hảo. Sống Bác ái là liên kết với Chúa thành một khối duy nhất, vì Chúa là Tình Yêu. Ngược lại, sống ích kỷ, thiếu bác ái tức là tự tách mình ra khỏi Tình Yêu Thiên Chúa, để đi vào con đường diệt vong, được mô tả bằng sự khóc lóc và nghiến răng (Mt 25,30). Thánh Mác-ti-nô đã thấm nhuần điều đó. Thánh nhân đã thực hiện trọn vẹn lời dạy của Chúa qua đời sống khiêm nhu, bác ái, cảm thông và chia sẻ với những người cùng khốn trong xã hội. Ngài đã yêu thương và làm tất cả vì tình yêu. Khi đặt tay băng bó những vết thương cho họ, là lúc thánh Mác-ti-nô đang thực hiện lời dạy của Đức Ki-tô: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han”(Mt 25, 35-36). Bằng chính đời sống khiêm tốn, Mác-ti-nô đã nêu gương sáng cho anh em trong Tu viện về lối sống chính danh của một tu sĩ Giảng Thuyết, luôn mặc lấy tâm tình khiêm cung của Thầy Chí Thánh Giê-su. Bằng việc tuân giữ kỷ luật tu trì trong nếp sống Đa Minh, Mác-ti-nô đã trở thành bài giảng hùng hồn cho nhân thế về việc tuân giữ các lời khuyên Tin Mừng là vâng phục, khiết tịnh và thanh bần. Bằng đời sống đơn sơ, vui vẻ, Mác-ti-nô trở thành bạn của nhiều người, không phân biệt già trẻ, lớn bé, giàu sang hay thấp hèn, màu da, chủng tộc. Từ những cung cách sống giản đơn như thế, thánh Mác-ti-nô đã không chỉ sống với Chúa, sống với anh em cách thân thiện, mà ngài còn đến được với muôn người trong mọi hoàn cảnh sống. Noi gương thánh tông đồ Phao-lô, thánh Mác-ti-nô cũng đã “trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người”(1Cr 9,22). Chính vì thế, thánh nhân đã dẫn đưa nhiều người trở về với Chúa, đón nhận Tin Mừng cứu độ.

Hơn nữa, đời sống bác ái của thánh Mác-ti-nô còn là một bài giảng hùng hồn và có sức thuyết phục nhất. Nhờ đời sống bác ái, thánh nhân đã xoa dịu biết bao vết thương nơi thể xác cũng như tâm hồn khổ đau của những người đến với ngài. Giữa một xã hội phân biệt màu da và giai cấp, thánh Mác-ti-nô đã chân thành hiện diện như một dấu chỉ sống trọn vẹn tính nghèo khó, đơn sơ và yêu thương. Đây là dấu chỉ sự hiệp nhất trong Đức Ki-tô. Sự hiện diện của thánh nhân cho thấy sự đồng hành với người khốn cùng trong hy vọng và trong tình thương. Thánh Mác-ti-nô cảm nhận được rằng, để trở thành môn đệ Chúa Ki-tô, không gì khác hơn là đón nhận chính cuộc sống như Chúa Ki-tô đã từng sống. Có nghĩa là, vui vẻ đón nhận mọi khổ đau, khinh miệt và nghèo hèn để nên giống Chúa Ki-tô hơn. Bằng một đời sống âm thầm, lặng lẽ, thánh nhân đã họa lại chân dung Đức Giê-su khiêm hạ, yêu thương tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ. Và cứ thế, tình yêu thương đồng loại, và muông thú, cỏ cây như vết dầu loang, loang mãi để cho mầm tình yêu vươn nhánh, trổ bông và tỏa hương thơm ngát cho đời sống Giáo hội và từng người.

Qua thánh Mác-ti-nô, những mảnh đất tâm hồn cằn cỗi được tình yêu thương ấp ủ để vươn dậy những chồi non đạo đức thánh thiện; những tâm hồn bị thương tổn gặp được niềm an ủi chữa lành; và những tâm hồn băng giá được hâm nóng niềm tin, trở nên nhiệt thành, yêu mến và hăng say sống chứng nhân. Qua thánh Mác-ti-nô, những phận đời bị hất hủi, lãng quên, đã tìm lại được hơi ấm của tình người. Nhờ bàn tay da màu chất chứa tình yêu thương và ấm áp, ngài đã làm cho nhiều người nô lệ được sống đúng phẩm giá con người. Hơn thế nữa, thánh nhân đã cho thấy sự hiện diện của Chúa Ki-tô, “vị lương y” đầy lòng thương xót và từ tâm, luôn yêu thương tất cả mọi người không loại trừ một ai. Đó là đời sống truyền giáo, lối giảng thuyết, cách nói về Chúa của thánh Mác-ti-nô.

Tóm lại, giữa dòng chảy ồn ào huyên náo của lối sống thực dụng xã hội Li-ma thời bấy giờ, thánh Mác-ti-nô đã chọn cho mình một cuộc sống đơn sơ nghèo khó. Giữa những lời dụ dỗ ngọt ngào của bao niềm vui thú hưởng thụ, thánh nhân đã khước từ tất cả để lội ngược dòng, dấn thân trọn vẹn hơn cho Chúa và tha nhân. Giữa một xã hội phân chia giai cấp giàu nghèo, sang hèn, thánh Mác-ti-nô đã chọn lối sống yêu thương, hiệp nhất, phục vụ tất cả mọi người trong Chúa Giê-su. Giữa trăm ngàn nẻo đường hiện diện, thánh Mác-ti-nô đã chọn đời sống Trợ sĩ Đa Minh trong khiêm tốn, âm thầm, lặng lẽ, hy sinh, phục vụ quên mình vì yêu mến Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn.

Thế giới hôm nay vẫn còn đó bao bất công và hận thù, thì cần lắm những tấm lòng nhân ái, hy sinh, quên mình như thánh Mác-ti-nô. Chỉ những người nào can đảm chọn lối sống thực hành triệt để những giá trị Tin Mừng như thánh Mác-ti-nô, mới có thể xoa dịu phần nào nỗi đau, mất mát do thảm trạng người bóc lột người mà xã hội hiện đại đang gây ra.

Khi nói về thánh Mác-ti-nô, người ta nghĩ ngay đến những cụm từ “ông thánh có tấm lòng vàng”; “ông thánh hay làm phép lạ”; “cha của những kẻ khó nghèo, đau yếu”. Nhiều người còn dành cho ngài tên gọi thân thiện, gần gũi “ông thánh da đen”… Tất cả những cụm này, cách nào đó, muốn làm sáng lên một vài khía cạnh nhân đức của thánh nhân; nhưng để có được những nhân đức ấy, thiết nghĩ thánh nhân đã dành cả cuộc đời để sống Đoàn Sủng Giảng Thuyết trong vai trò một trợ sĩ của Dòng Đa Minh. Thật vậy, chính trong môi trường của Dòng, được hấp thụ nếp sống tu trì, thấm nhuần đời sống và linh đạo Đa Minh, mà thầy Mác-ti-nô đã trở thành tấm gương sáng ngời trong Giáo hội về tinh thần “bác ái yêu thương, nhiệt tâm phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân”. Đời sống của thánh Mác-ti-nô đã trở thành một “kiểu mẫu” cho con người trong mọi thời đại, đặc biệt là những tu sĩ Giảng Thuyết, cách riêng với anh em Trợ sĩ Đa Minh.
Nếu như có thể tóm tắt cuộc đời của thánh phụ Đa Minh trong câu châm ngôn: “Nói với Chúa và nói về Chúa”, thì cũng có thể tóm tắt cuộc đời thánh Mác-ti-nô trong những cụm từ ngắn gọn: “Xả kỷ hy sinh, tận tình bác ái.” Thật vậy, đời sống của thánh Mác-ti-nô đã trở thành bài giảng thuyết lừng danh có sức lôi cuốn và cảm hóa được nhiều người, không chỉ trong thuở bình sinh của ngài, mà còn cả trong nhiều thời đại về sau. Sống với Chúa, nói với Chúa và nói về Chúa, cả ba điều cốt lõi này đã làm nên chân dung nhà giảng thuyết Mác-ti-nô.

Sống Với Chúa Trong Mọi Hoàn Cảnh

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều hiểu phần nào về hoàn cảnh bi đát của thánh Mác-ti-nô. Số phận hẩm hiu bất hạnh, bị khinh khi, bỏ rơi, đã không đủ sức đẩy Mác-ti-nô rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng, mà ngược lại, nhờ cảm nghiệm tình thương và lòng nhân hậu của Thiên Chúa, cậu bé Mác-ti-nô đã khơi lên trong tâm hồn mối trăn trở là được chia sẻ, cảm thông và nâng đỡ những anh chị em đau khổ, bệnh tật, kém may mắn giống mình. Quả thật, trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, biết bao lớp người đã tìm thấy được ở nơi Mác-ti-nô bác ái, những lời ủi an, những sự giúp đỡ, những cứu chữa tận tâm về cả phần hồn lẫn phần xác. Trong khi bị đời ruồng rẫy khinh chê, thánh Mác-ti-nô đã tìm đến làm bạn với Chúa Giê-su Thánh Thể trong nhà chầu, tâm sự, chuyện trò với Chúa và kín múc nơi Chúa nguồn mạch sức sống, niềm an ủi và hạnh phúc. Từ đó, thánh nhân đã thấu hiểu ý nghĩa và giá trị của cuộc đời được trao tặng. Thánh nhân đã kết hiệp những khổ đau trong cuộc đời, những thiếu thốn, những vất vả trong đời sống hằng ngày với thập giá Chúa Giê-su, làm thành hy lễ tiến dâng lên Thiên Chúa Cha.

Khi lớn lên, hy vọng lớn nhất của Mác-ti-nô là học nghề y tá, vì đó là phương tiện thích hợp mà ngài có thể dùng để xoa dịu những đau thương bất hạnh của con người. Ngài cảm thấy vui vì có cơ hội phục vụ Chúa qua những người nghèo khổ, bệnh nạn, tật nguyền và những người bị bỏ rơi trong xã hội. Thánh nhân ý thức rằng, phục vụ và yêu thương những con người khốn khổ đó chính là phục vụ Chúa vậy. Mặc dầu công việc bận rộn và vất vả, nhưng không vì thế mà Mác-ti-nô xao nhãng việc sống với Chúa. “Trong những giờ rảnh rỗi, Mác-ti-nô thường tâm giao với Chúa: than thở, cầu nguyện. Ban đêm, cậu có thói quen bớt giờ ngủ để nguyện gẫm. Nhiều lần cậu quên cả ngủ để thức khuya cầu nguyện.”

Nhờ đời sống thân tình với Chúa, Mác-ti-nô đã nhận ra tiếng Chúa gọi mời dâng hiến trong đoàn sủng Dòng Đa Minh. Từ ngày vào sống trong Tu viện, thầy Mác-ti-nô càng cảm nhận nhiều hơn nữa tình thương của Thiên Chúa và càng sống thân mật với Chúa hơn qua các công việc bổn phận hằng ngày. Hằng ngày, người ta thấy “Mác-ti-nô có mặt khắp nơi trong tu viện, từ nhà nguyện cho đến nhà bếp, phòng ăn hoặc vườn rau. Tất cả mọi việc các cha các thầy nhờ đến, Mác-ti-nô luôn vui tươi phục vụ không nề gian khổ” . Sở dĩ thầy Mác-ti-nô có được động lực và sức mạnh để hành động như thế là vì ngài có đời sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa trong mọi khoảnh khắc cuộc sống. Bởi lẽ, “Thiên Chúa hiện diện trong linh hồn Mác-ti-nô, làm cho cậu nên sức mạnh và đầy nhiệt huyết để giúp đỡ tha nhân và những người cần đến” . Thánh nhân đã thấm nhuần tinh thần của Chúa Giê-su, đã mang lấy ách của Chúa và học với Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa mới có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Và một khi đã được Thiên Chúa bồi dưỡng và đỡ nâng, thánh nhân càng có đủ sức mạnh và nghị lực để sống và sống hết tình với anh em trong sự khiêm nhu chân thành. “Quả thật, một cuộc đời âm thầm, bình dị chính là một cuộc đời chìm khuất, nhưng đó là chìm khuất để ươm mầm cho sự sống thật. Hơn nữa, một đời sống chìm sâu trong ánh sáng của Chúa; đó lại chính là ươm mầm đời sống trong mảnh đất ân huệ để trổ sinh bông hạt là ý nghĩa chân chính cho đời sống con người cách phong phú hơn hết” .

Trong khía cạnh sống với Chúa, thánh Mác-ti-nô mời gọi mỗi thành viên của gia đình Đa Minh, biết quý trọng đời sống chiêm niệm để kín múc nơi Chúa nguồn mạch sức sống làm chất liệu cho lời giảng thuyết, giữa một thế giới huyên náo khát khao sự sống của Lời. Điều kiện cốt yếu nhất để những con cái thánh Đa Minh hoàn thành tốt trọng trách của mình giữa trần thế hôm nay, như sứ mệnh và mục đích của Dòng đòi buộc, là lấy đời sống chiêm niệm làm căn bản. Nhờ đời sống thinh lặng cầu nguyện, nhà giảng thuyết đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và thúc đẩy hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho Thiên Chúa, nhiệt tâm phục vụ tha nhân và khao khát ơn cứu rỗi các linh hồn. Và như thế, thánh Mác-ti-nô không chỉ là một hình ảnh sáng ngời về việc sống với Chúa, mà ngài còn là một gương mẫu cho những ai muốn sống trọn vẹn đặc sủng Giảng Thuyết theo ơn gọi Đa Minh.

Nói Với Chúa Trong Tình Mến

Ngay từ thuở niên thiếu, Mác-ti-nô đã hết lòng tìm kiếm con đường trọn lành qua việc khao khát chiêm ngưỡng Chúa và sống trọn vẹn cho Chúa. Mỗi ngày thánh nhân tranh thủ thời gian để được gần gũi Chúa, chiêm ngắm Chúa Giê-su Thánh Thể trong nhà chầu. Ở nơi đó, thánh nhân tâm sự với Chúa, nói với Chúa về tất cả những trăn trở của cuộc đời trần gian, về những ưu tư của nhân loại và về những con người nghèo khổ trong thế giới. Có lẽ trong những lúc thưa chuyện với Chúa cách thân tình như thế, thánh Mác-ti-nô cũng nói với Chúa về người cha của mình với một lòng thương mến. Đây không phải là lúc thánh nhân “kể tội” người cha “bội bạc” của mình, cho bằng là cầu xin Chúa biến đổi tâm hồn, để ông nhận biết tình thương Thiên Chúa dành cho ông qua cuộc đời, qua gia đình và qua những người con. Đó là quà tặng quý báu, là hồng ân của Chúa trao ban, nhưng ông đã không biết đón nhận mà đành tâm chối từ. Bởi “Khi lên tám tuổi, Mác-ti-nô có gặp cha, nhưng ông vẫn không nhìn con, và còn khinh bỉ như trước. Em rất buồn nhưng không khóc, chỉ chạy đến cùng Chúa và phó thác cuộc đời trong tay Người như người cha nhân lành… Đã sẵn có lòng thương người tha thiết, Mác-ti-nô chẳng những không oán ghét người cha tàn nhẫn, trái lại còn quí mến và luôn cầu nguyện cho ông” . Hẳn rằng, Mác-ti-nô đã thao thức nhiều đêm chuyện vãn với Chúa về sự vô tâm của xã hội, của con người, của sự phân biệt màu da, chủng tộc đã quên đi trách nhiệm và bổn phận liên đới với nhau, làm nảy sinh nhiều hoàn cảnh bi đát. Thánh Mác-ti-nô hay động lòng trắc ẩn trước những cảnh đời như thế.

Nếu như từ thiếu thời, Mác-ti-nô đã có lòng khát khao “nói với Chúa”, thì khi lớn lên, chứng kiến nỗi khổ của nhân gian, nhất là khi đã là tu sĩ, thấm nhuần tinh thần của thánh phụ Đa Minh, thánh nhân càng gia tăng lòng yêu mến Chúa và nhu cầu “Nói với Chúa” càng nhiều. Vì lẽ đó, Chúa đã thấu hiểu cõi lòng thánh Mác-ti-nô, để rồi thi thố quyền năng qua vô vàn phép lạ, nhờ sự chuyển cầu của thánh nhân. Thánh Mác-ti-nô là thế đó. Cuộc đời thánh nhân đã kết hợp nhuần nhuyễn những hoạt động cấp bách bên ngoài với nếp sống chiêm niệm sâu thẳm bên trong. Sức mạnh thiêng liêng kín múc từ việc cầu nguyện và hiệp lễ mỗi buổi sáng, đã giúp thánh nhân đủ sức cáng đáng tất cả những công việc trong một ngày sống. Đó là sức mạnh lớn lao nhất của một tu sĩ Đa Minh. Nhờ đó, thánh Mác-ti-nô đã sống Tin Mừng cách triệt để giữa dòng đời: yêu thương những người bất hạnh, săn sóc những người ốm đau, bệnh tật, xoa dịu những tâm hồn đau khổ, chữa lành những vết thương thể xác cũng như tinh thần cho nhiều người. Thánh nhân ý thức rằng, mỗi lần làm như thế cho tha nhân chính là làm cho Chúa.

Nói Về Chúa Trong Tinh Thần Bác Ái Yêu Thương

Trong các hoạt động tông đồ của thánh Mác-ti-nô, ta thấy điểm nổi bật nhất là đời sống bác ái yêu thương. Quả thật, bác ái yêu thương là một chứng từ sống động trong việc loan báo Tin Mừng. Có thể nói, đỉnh cao của đời sống Ki-tô giáo là đạt tới Đức Ái hoàn hảo. Sống Bác ái là liên kết với Chúa thành một khối duy nhất, vì Chúa là Tình Yêu. Ngược lại, sống ích kỷ, thiếu bác ái tức là tự tách mình ra khỏi Tình Yêu Thiên Chúa, để đi vào con đường diệt vong, được mô tả bằng sự khóc lóc và nghiến răng (Mt 25,30). Thánh Mác-ti-nô đã thấm nhuần điều đó. Thánh nhân đã thực hiện trọn vẹn lời dạy của Chúa qua đời sống khiêm nhu, bác ái, cảm thông và chia sẻ với những người cùng khốn trong xã hội. Ngài đã yêu thương và làm tất cả vì tình yêu. Khi đặt tay băng bó những vết thương cho họ, là lúc thánh Mác-ti-nô đang thực hiện lời dạy của Đức Ki-tô: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han”(Mt 25, 35-36). Bằng chính đời sống khiêm tốn, Mác-ti-nô đã nêu gương sáng cho anh em trong Tu viện về lối sống chính danh của một tu sĩ Giảng Thuyết, luôn mặc lấy tâm tình khiêm cung của Thầy Chí Thánh Giê-su. Bằng việc tuân giữ kỷ luật tu trì trong nếp sống Đa Minh, Mác-ti-nô đã trở thành bài giảng hùng hồn cho nhân thế về việc tuân giữ các lời khuyên Tin Mừng là vâng phục, khiết tịnh và thanh bần. Bằng đời sống đơn sơ, vui vẻ, Mác-ti-nô trở thành bạn của nhiều người, không phân biệt già trẻ, lớn bé, giàu sang hay thấp hèn, màu da, chủng tộc. Từ những cung cách sống giản đơn như thế, thánh Mác-ti-nô đã không chỉ sống với Chúa, sống với anh em cách thân thiện, mà ngài còn đến được với muôn người trong mọi hoàn cảnh sống. Noi gương thánh tông đồ Phao-lô, thánh Mác-ti-nô cũng đã “trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người”(1Cr 9,22). Chính vì thế, thánh nhân đã dẫn đưa nhiều người trở về với Chúa, đón nhận Tin Mừng cứu độ.

Hơn nữa, đời sống bác ái của thánh Mác-ti-nô còn là một bài giảng hùng hồn và có sức thuyết phục nhất. Nhờ đời sống bác ái, thánh nhân đã xoa dịu biết bao vết thương nơi thể xác cũng như tâm hồn khổ đau của những người đến với ngài. Giữa một xã hội phân biệt màu da và giai cấp, thánh Mác-ti-nô đã chân thành hiện diện như một dấu chỉ sống trọn vẹn tính nghèo khó, đơn sơ và yêu thương. Đây là dấu chỉ sự hiệp nhất trong Đức Ki-tô. Sự hiện diện của thánh nhân cho thấy sự đồng hành với người khốn cùng trong hy vọng và trong tình thương. Thánh Mác-ti-nô cảm nhận được rằng, để trở thành môn đệ Chúa Ki-tô, không gì khác hơn là đón nhận chính cuộc sống như Chúa Ki-tô đã từng sống. Có nghĩa là, vui vẻ đón nhận mọi khổ đau, khinh miệt và nghèo hèn để nên giống Chúa Ki-tô hơn. Bằng một đời sống âm thầm, lặng lẽ, thánh nhân đã họa lại chân dung Đức Giê-su khiêm hạ, yêu thương tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ. Và cứ thế, tình yêu thương đồng loại, và muông thú, cỏ cây như vết dầu loang, loang mãi để cho mầm tình yêu vươn nhánh, trổ bông và tỏa hương thơm ngát cho đời sống Giáo hội và từng người.

Qua thánh Mác-ti-nô, những mảnh đất tâm hồn cằn cỗi được tình yêu thương ấp ủ để vươn dậy những chồi non đạo đức thánh thiện; những tâm hồn bị thương tổn gặp được niềm an ủi chữa lành; và những tâm hồn băng giá được hâm nóng niềm tin, trở nên nhiệt thành, yêu mến và hăng say sống chứng nhân. Qua thánh Mác-ti-nô, những phận đời bị hất hủi, lãng quên, đã tìm lại được hơi ấm của tình người. Nhờ bàn tay da màu chất chứa tình yêu thương và ấm áp, ngài đã làm cho nhiều người nô lệ được sống đúng phẩm giá con người. Hơn thế nữa, thánh nhân đã cho thấy sự hiện diện của Chúa Ki-tô, “vị lương y” đầy lòng thương xót và từ tâm, luôn yêu thương tất cả mọi người không loại trừ một ai. Đó là đời sống truyền giáo, lối giảng thuyết, cách nói về Chúa của thánh Mác-ti-nô.

Tóm lại, giữa dòng chảy ồn ào huyên náo của lối sống thực dụng xã hội Li-ma thời bấy giờ, thánh Mác-ti-nô đã chọn cho mình một cuộc sống đơn sơ nghèo khó. Giữa những lời dụ dỗ ngọt ngào của bao niềm vui thú hưởng thụ, thánh nhân đã khước từ tất cả để lội ngược dòng, dấn thân trọn vẹn hơn cho Chúa và tha nhân. Giữa một xã hội phân chia giai cấp giàu nghèo, sang hèn, thánh Mác-ti-nô đã chọn lối sống yêu thương, hiệp nhất, phục vụ tất cả mọi người trong Chúa Giê-su. Giữa trăm ngàn nẻo đường hiện diện, thánh Mác-ti-nô đã chọn đời sống Trợ sĩ Đa Minh trong khiêm tốn, âm thầm, lặng lẽ, hy sinh, phục vụ quên mình vì yêu mến Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn.

Thế giới hôm nay vẫn còn đó bao bất công và hận thù, thì cần lắm những tấm lòng nhân ái, hy sinh, quên mình như thánh Mác-ti-nô. Chỉ những người nào can đảm chọn lối sống thực hành triệt để những giá trị Tin Mừng như thánh Mác-ti-nô, mới có thể xoa dịu phần nào nỗi đau, mất mát do thảm trạng người bóc lột người mà xã hội hiện đại đang gây ra.

Nguồn tin: Học viện Đa Minh

Nguồn tin: tinvui.org

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây