Đức Giêsu trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người nghĩa là gì?

Thứ ba - 02/04/2019 04:21

Trước tiên chúng ta sẽ trò chuyện Daniel đến từ Nam Portland, Maine, đang theo dõi trên ứng dụng Catholic Answers. Daniel, bạn đang được nối máy với Jimmy Akin.
Xin chào. Tôi là một người Tin Lành, và tôi cảm thấy thích thú  khi tìm hiểu Đức tin của người Công Giáo. Vâng nơi tôi lớn lên chỉ có người Tin Lành, và tôi chưa từng được biết điều gì về Công giáo cả. Và tôi tự hỏi rằng tại sao người Công giáo lại cầu nguyện với Đức Maria, bởi vì trong Kinh Thánh, câu 1 Timothê 2:5 có nói, “Chúa Kitô là Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người.”

Vâng. À, chúng ta hãy nói về đoạn này trước, và sau đó tôi muốn chia sẻ với anh vài điều rất thú vị về ngữ cảnh của đoạn ấy.

Thật đúng khi nói rằng Chúa Giêsu là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người theo những nghĩa rất đặc biệt sau. Đầu tiên: Ngài là đấng duy nhất có cả thiên tính và nhân tính. Ngài là đấng Thần nhân duy nhất. Và thế nên Chúa Giêsu trở nên trung gian độc nhất giữa Thiên Chúa và con người theo nghĩa đó. Ngài cũng là trung gian mà qua ngài, Giao Ước mới được khai mở.

Bởi lẽ đó, trong đêm diễn ra Bữa tiệc ly,  Ngài cầm chén rượu và nói, “đây là Giao Ước mới lập bằng máu Thầy,” và Ngài dùng cùng một thứ ngôn ngữ, hoặc ít nhất là thứ ngôn ngữ dựa trên ngôn ngữ mà Môsê đã nói khi ông ký kết Giao Ước Cũ, và Môsê đã dùng máu chiên vẩy lên dân Israel, và nói “đây là máu của Giao ước.”

Và thế nên trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã bày tỏ chính Ngài là đấng trung gian cho Giao Ước Mới cùng một cách thức Môsê đã làm trung gian cho Giao Ước Cũ. Và Môsê thậm chí còn được thánh Phaolô gọi là vị trung gian trong thư gửi tín hữu Galát, ở đoạn này thánh Phaolô đã giảng giải  về cách thức Giao Ước Cũ có hiệu lực qua một vị trung gian như thế nào, tức là Môsê, ông là vị trung gian của Giao Ước Cũ.

Vậy nên Chúa Giêsu là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người trong hai nghĩa: một là, Ngài là đấng thần nhân duy nhất, và hai, chính qua Ngài Giao Ước Mới của Thiên Chúa được khai mở.

Nhưng Ngài không phải là trung gian duy nhất xét theo các nghĩa khác. Chẳng hạn như, Môsê là trung gian của Giao Ước Cũ, và những người khác có thể là những vị trung gian khác theo các nghĩa khác. Một trong những điều và điều này đang hướng chúng ta đến điểm mà tôi muốn chia sẻ với anh liên quan đến đoạn kinh thánh trong câu hỏi này, câu trích dẫn 1 Timothê 2:5.

Vâng, nếu anh dừng lại và đọc những điều ghi trong bản văn, anh sẽ tìm thấy điều rất thú vị. Nếu anh trở lui ở câu 1 Timothê 2:1 và đọc tiếp,  anh sẽ nhận thấy rằng thánh Phaolô thực ra đang thôi thúc mọi người cầu nguyện cho nhau. Tức là họ đang chuyển cầu cho nhau.

Và thánh nhân muốn con người cùng nhau giơ đôi tay thánh thiện ở bất kỳ đâu trong khi dâng lời chuyển cầu cho người khác lên Thiên Chúa, và một cách hiển nhiên lời chuyển cầu không làm hỏng vai trò trung gian duy nhất của Giêsu đối với người Kitô hữu, vì nếu lời chuyển cầu phá vỡ vai trò trung gian duy nhất của Chúa Giêsu, thì chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể chuyển cầu cho chúng ta và, anh biết đấy, có lẽ thánh Phaolô mâu thuẫn với chính mình tại chính ngay đoạn văn này nếu như thánh nhân muốn nói rằng  lời chuyển cầu cản ngăn vai trò trung gian của Chúa Giêsu.

Nên một cách hiển nhiên thánh nhân không nghĩ như vậy. Ngài không nghĩ rằng thực tế Chúa Giêsu là đấng trung gian duy nhất có nghĩa là mọi người không thể chuyển cầu cho chúng ta.

Và do đó, chúng ta đọc thấy rằng không chỉ có một mình Chúa Giêsu chuyển cầu cho chúng ta trên Thiên Đàng; Chúa Thánh Thần cũng chuyển cầu cho chúng ta trên Thiên Đàng, toàn bộ Kitô hữu trên Trái Đất cũng chuyển cầu cho người khác.

Thực ra, chỉ ngay trong đoạn văn này, thánh Phaolô đã thôi thúc mọi người chuyển cầu cho nhau và thậm chí chúng ta biết rằng các thánh và các thiên thần trên Thiên Đàng cũng đang chuyển cầu cho chúng ta.
Nếu anh tìm đọc trong chương 5 của sách Khải huyền, chúng ta có 24 trưởng lão trên Thiên Đàng có lẽ là đại diện cho quyền lãnh đạo dân Chúa trên Thiên Đàng, và các vị này dâng hương cho Thiên Chúa, như chúng ta được dạy đó là những lời chuyển cầu của các thánh.
Và thường trong Tân Ước, khi chúng ta nói về các thánh, đó là các vị thánh sống trên trần gian, nên dường như chúng ta cũng có các vị thánh trên Thiên Đàng đang dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu của các thánh trên mặt đất có nghĩa là chuyển cầu cho họ.
Nếu anh xem chương 8 của sách Khải huyền, chúng ta có một thiên thần trên Thiên Đàng đi đến bàn thờ, và vị ấy có một bình hương –anh biết đấy, đó là một trong những thứ mà chúng ta thường dùng để bỏ hương vào và vẫy, vị ấy có một bình hương và dâng hương lên Thiên Chúa, và chúng ta đã được đạy rằng hương trầm được hòa vào lời nguyện cầu của của các Thánh.

Nên một lần nữa, chúng ta có các vị thiên thần trên Thiên Đàng dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện của các Thán ở dương thế và rồi chuyển cầu cho các ngài.
Và cùng lẽ đó nếu Chúa Giêsu chuyển cầu cho chứng ta trên Thiên Quốc, Chúa Thánh Thần chuyển cầu cho chúng ta trên Thiên Quốc các Thánh trên Thiên Đàng cũng chuyển cầu cho chúng ta, các Thiên Thần cũng chuyển cầu cho ta trên Thiên Đàng, các anh em Kitô hữu ngay trên dương thế cũng chuyển cầu cho chúng ta,
thì không còn lý do gì để không xin Đức Trinh Nữ Maria chuyển cầu cho chúng ta cả.
Và điều này đã trở nên hết sức hiển nhiên bởi vì Mẹ có một mối tương quan đặc biệt với con của Mẹ, và vì Mẹ được Thiên Chúa chúc phúc cách đặc biệt, như anh biết đấy, chính Mẹ cũng đã nói,  “hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”, trích đoạn trong Tin Mừng Luca;

Hết sức tự nhiên khi các Kitô hữu mọi thế hệ xin Đức Maria chuyển cầu cho họ và trở nên bạn đường cầu nguyện của họ, một cách tương tự như cách họ xin các Kitô hữu lữ hành trần thế hay các thánh trên Thiên Đàng cầu nguyện cho họ.

À Vâng. Và tôi có một câu hỏi nữa nếu như anh cho phép. Được chứ.

Anh có thể giải thích một cách ngắn gọn “Thánh” nghĩa là gì không? Vâng. Hạn từ “Thánh,”  có các từ khác nhau viết theo tiếng Do Thái, Hi Lạp, Latin và Tiếng Anh, nhưng điểm chung của tất cả các từ này, tất cả chúng đều mang nghĩa là một người thánh thiện. Đó là những gì mà một vị Thánh là.

Đó là một người thánh thiện. Hay thật ra trong tiếng Hi lạp và Do Thái từ này còn có thể chỉ đến hay trong Latin, thậm chí có thể ám chỉ đến một vật thánh;
nhưng trong Tiếng Anh thường muốn chỉ đến một người thánh thiện. Và do đó có nhiều loại người thánh thiện khác nhau, dựa trên cách thức khác nhau mà họ nên thánh.

Trong Cựu Ước, bạn biết đấy, dân Israel được xem là dân thánh của Đức Chúa, vì thế họ là người được thánh hóa hay người “thánh”. Trong Tân Ước, các Kitô hữu được nên thánh bởi Thiên Chúa, và do đó các Kitô hữu

cũng được xem là Thánh theo một nghĩa khác. Đương nhiên trong đời này chúng ta không phải là thánh cách hoàn hảo, nhưng đời sau trên Thiên Quốc chúng ta sẽ nên thánh cách hoàn hảo, bởi vì sách Khải Huyền nói rằng không có gì không thanh sạch mà vào được Nước Trời, và do vậy đến khi chúng ta vào được Nước Trời chúng ta sẽ nên thánh hoàn toàn, và vì thế chúng ta trở thành Thánh hoàn toàn theo nghĩa đó.

Chúng ta sẽ nên Thánh thậm chí theo một nghĩa cao hơn  so với khi chúng ta ở trên dương thế.

Một điều thú vị là, các thiên thần của Chúa, bạn biết đấy, những vị không phải là thần dữ, các thiên thần thánh thiện ấy cũng thánh thiện, nên chúng ta có thể gọi họ là Thánh.

Và có lẽ sẽ gây ngạc nhiên cho những người nói tiếng Anh, nhưng Thiên Chũa cũng được gọi là Thánh trong Kinh Thánh, mặc dù khi họ chuyển ngữ từ ấy sang tiếng Anh, họ thường dịch là “Đấng Thánh,”  thế nên Thiên Chúa được mô tả như là một Đấng Thánh của Israel.

Nhưng anh có thể dịch nó tương đương với chữ “thánh”, thánh của Israel đều đồng nghĩa. Và cũng bất ngờ với phần lớn ngươi nói tiếng Anh, là Chúa Giêsu cũng được gọi là thánh trong Kinh Thánh.  Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa.

Nhưng anh có thể dịch thành “Vị thánh của Thiên Chúa”,  dù đây không phải là cách dịch truyền thống trong tiếng Anh.

Nhưng chúng là những từ tương đồng trong các ngôn ngữ Kinh Thánh. Do vậy “Thánh” ở đây là bất kỳ ai nên thánh bằng bất kỳ hình thức nào,  và có nhiều loại thánh thiện khác nhau và nhiều mức độ thánh thiện khác nhau, do vậy có nhiều loại Thánh khác nhau.

Cảm ơn anh

Daniel, tôi hy vọng những điều này hữu ích với anh.

Chuyển ngữ: Huy Văn
Hiệu đính: Minh Vương
Phụ đề: Thiên Kính, S.J.

Nguồn tin: dongten.net

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây