G. Trần Đức Anh OP - Vatican
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp công bố sáng hôm 27-5-2019 nhân ngày thế giới di dân và tị nạn sẽ được cử hành vào ngày 29-9 năm nay với chủ đề ”Không phải chỉ là người di dân”.
Tố giác hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Trong sứ điệp, ĐTC tố giác sự kiện các xã hội có nền kinh tế cao đang có xu hướng ngày càng theo cá nhân chủ nghĩa, cùng với não trạng duy lợi ích, gia tăng các mạng thông tin tạo nên hiện tượng hoàn cầu hóa sự dửng dưng.. Trong bối cảnh đó, những người di dân và tị nạn, những người tản cư và các nạn nhân nạn buôn người trở thành biểu tượng sự loại trừ, vì ngoài thân phận đau thương của họ, họ còn phải chịu nhiều thành kiến tiêu cực, coi họ như nguyên nhân gây ra các tai ương xã hội”.
Phục hồi chiều kích cốt yếu của đời sống Kitô
Trước tình trạng đó, ĐTC khẳng định rằng sự hiện diện của người di dân và tị nạn, và nói chung là những người dễ bị tổn thương, mời gọi chúng ta hãy phục hồi một số chiều kích cốt yếu của cuộc sống Kitô và tình nhân loại của chúng ta, những đặc tính này có nguy cơ bị suy yếu trong lối sống nhiều tiện nghi. Vì thế, chủ đề ”không phải chỉ là người di dân” có nghĩa là khi quan tâm đến số phận của những người di dân và tị nạn, tức là chúng ta chúng ta cũng quan tâm đến chính mình, đến tất cả chúng ta, lên tiếng thay cho những thành phần của chúng ta mà có lẽ chúng ta dấu kín vì ngày nay những thành phần ấy không được coi trọng”.
Vượt thắng thái độ sợ hãi đối với di dân và tị nạn
ĐTC cũng kêu gọi vượt thắng tâm trạng sợ hãi đối với những người di dân và tị nạn, đừng để thái độ đó ảnh hưởng tới lối tư duy và hành động, đến độ làm cho chúng ta trở thành những người bất bao dung, khép kín, và vô tình kỳ thị chủng tộc”.
Thực hành bác ái theo giáo huấn của Chúa
ĐTC nhắc lại lời Chúa Giêsu: ”Nếu các con chỉ yêu những người yêu thương tì, thì hỏi các con sẽ được phần thưởng gì? NHững người thu thuế chặng làm như vậy sao?” (Mt 5,46). Đức bác ái ở mức độ cao nhất là đức ái đối với những người không có khả năng bù đắp lại và có lẽ cũng chẳng cảm ơn chúng ta”.
Trong chiều hướng đó, ĐTC cổ võ các tín hữu hành xử như người Samaritano nhân lành dừng lại nơi người bị thương bên vệ đường, trở nên người ”thân cận” của họ, nhìn nhận đau khổ và hành động để thoa dịu, chữa lành và cứu vớt.
4 hành động đối với người di dân
Và ĐTC nhắc lại rằng ”câu trả lời cho thách đố do các cuộc di dân ngày nay đề ra có thể tóm tắt trong 4 động từ: đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhệp. Nhưng những động từ này không phải chỉ có giá trị đối với người di dân và tị nạn mà thôi. Chúng diễn tả sứ mạng của Giáo Hội đối với tất cả những người dân sống ở 'ngoại ô cuộc sống', họ phải được đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập. Nếu chúng ta thực hành những động từ ấy, chúng ta góp phần xây dựng thành thị của Thiên Chúa và của con người, thăng tiến sự phát triển toàn diện con người và tất cả mọi người, và chúng ta cũng giúp cộng đoàn thế giới đến gần những mục tiêu phát triển dài hạn đã được đề ra, mà chẳng vậy, những mục tiêu ấu sẽ khó lòng đạt tới được” (Rei 27-5-2019)