Suy niệm THỨ SÁU ( Stk 37, 12-13.17-28 Mt 21, 33-43.45-46 )

Thứ năm - 21/03/2019 17:42
Lập luận để đi đến hành động của hai nhóm người trong hai câu chuyện ĐỀU THỂ HIỆN MƯU ĐỒ RIÊNG TƯ ÍCH KỶ VÀ VÔ NHÂN TÍNH. Cả hai đều giống nhau ở chổ quên mất sứ mạng CỘI NGUỒN CỦA MÌNH. Một bên CÙNG LÀ CON MỘT CHA, bên kia ĐANG LÀ THÂN PHẬN TÁ ĐIỀN, Ông chủ cũng như cha của họ đang sống sờ sờ ra đó. Họ không nghĩ tới chuyện bứt dây động rừng.

Vậy thì LÒNG THAM, TÍNH GHEN TƯƠNG LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY HỌ HÀNH ĐỘNG. Cả hai câu chuyện cho thấy tác động ghê gớm của hai loại động lực nầy trong cuộc sống tương giao.

Trong câu chuyện của dụ ngôn Tân ước, nhóm Tá điền cùng quyết tâm triệt hạ mọi ảnh hưởng của chủ điền, NGƯỢC LẠI một chút, nhóm anh em con của Tổ Phụ Giacop lần lượt đưa ra ý kiến nhằm giảm bớt tính khóc hại của mưu đồ. 

Dụ ngôn về ý đồ của bọn Tá điền Vườn Nho làm cho ta thấy thái độ cứng rắn của Chúa Giêsu trong việc các Thủ lãnh Do Thái kết án Ngài. Đem đối chiếu chi tiết của bức tranh nầy với chi tiết của tấn thảm kịch XỬ ÁN CHÚA GIÊ SU thì chúng ta thấy rõ các thủ lãnh Do Thái không tránh vào đâu được trách nhiệm của họ khi cố đặt lên Chúa Giêsu bản án tử . 

Họ thấy rõ điều đó và Chúa Giê su cũng xem đó là một sự thật và Ngài đã đi đến KẾT LUẬN NƯỚC THIÊN CHÚA SẼ CẤT KHỎI CÁC ÔNG ĐỂ TRAO CHO DÂN TỘC KHÁC BIẾT LÀM CHO TRỔ SINH HOA TRÁI.

Dân tộc đó là dân tộc nào ? LÀ GIÁO HỘI CHÚNG TA HÔM NAY
Nếu chúng ta đã đặt vấn đề như vậy, thì cũng nên đặt thêm : LIỆU CHÚNG TA TRÊN BÌNH DIỆN TOÀN CẦU hay TẠI VIỆT NAM, CÓ MANG LẠI CHO CHÚA HOA LỢI NHƯ CHÚA HẰNG ƯỚC MONG KHÔNG ?

Đó là trách nhiệm của chúng ta nói chung hay của riêng Hàng Giáo Phẩm ?
Hiện trạng Giáo hội Toàn cầu cho thấy những gì ? và Giáo hội Việt Nam ra sao nếu đặt vào BẢNG ĐỐI CHIẾU của Chúa và thực tế ?

 

Suy nghĩ thêm về Mt 21,43 :
” NƯỚC THIÊN CHÚA SẼ BỊ CẤT KHỎI CÁC ÔNG ĐỂ TRAO CHO MỘT DÂN BIẾT LÀM RA HOA LỢI “
Nước đó, Dân đó là ai ? Chúng ta đã mạo muội cho ĐÓ LÀ GIÁO HỘI CHÚA KITÔ. Có lẽ không còn là lúc để khẳng định lại điều đã nói trong lập luận của Chúa. Và đây là lúc để chúng ta tự hỏi :” Giáo hội xét trên bình diện toàn cầu, cũng như trên bình diện Giáo hội tại Việt nam, có mang lại hoa lợi như lòng Chúa mong ước không ?

Ôm dồm cái nhìn toàn câu có lẽ hơi vượt quá khả năng, nhưng những lùm xùm mới đây như vụ Carrick hay vụ Đức Hồng Y George Pell ở Úc là những dấu chứng cho thấy Giáo hội đang xuống dốc, nhưng nhìn từ một góc cạnh khác, có thể nói một cách lạc quan hơn, đó là dấu chứng Giáo hội đang lột xác từng ngày. Dĩ nhiên, luận chứng nấy cho chúng ta có một nhận định phổ quát hơn, để khỏi bị nhấn chìm dưới những tiêu cực cục bộ.

Chúng ta thường có thói quen trao trách nhiệm ( nói khác đi là PHÓ THÁC ) vào tay các Đấng Bề Trên, qua đó, những ngưới ác khẩu thì đỗ lỗi cho Đức Giáo Hoàng đã vô tình mở cửa cho những thành phần xấu mồm thẳng tay xào nấu những mặt xấu của Giáo hội; ngược lại, những con chiên ngoan đạo thì vẫn xem đó như là cơ hội để con cái Chúa cần có một cuộc sống đạo đức nghiêm chỉnh hơn trong việc nghiêm túc tuân theo huấn lệnh của Chúa.

Riêng tại Việt nam, vào những ngày sau Tết Kỷ Hợi, dư luận chỉa mủi dùi vào các lễ hội dân gian tại miền Bắc, miền Tây, việc xây chùa, việc thu lợi nhuận tiền tỷ qua các lê hội tâm linh và mới đây là chuyện tại chúa Ba Vàng, chung quanh mấy thầy thuyết pháp về VONG về vụ án cô gái giao gà bị làm nhục và sát hại ở Điện Biên. Có người mừng thầm vì Công giáo của chúng ta không bị đưa vào tầm ngắm của dư luận dịp nấy.

KHÔNG hay CHƯA bị đưa vào tầm ngắm, đừng nên vội mừng, mà về mặt tích cực và vươn lên, chúng ta vẫn cần có những cái nhìn khách quan về chính mình, trong ước muốn gạn lọc khơi trong, chúng ta vẫn cần có những nhận xét từ nhiều gốc độ khác nhau.

Trở lại cách đặt vấn đề của Chúa, chúng ta nên tự hỏi :” HAI NGÀN NĂM QUA, NƯỚC THIÊN CHÚA ĐÃ ĐƯỢC LẤY KHỎI DÂN TỘC DO THÁI ĐỂ TRAO CHO GIÁO HỘI , VẬY GIÁO HỘI ĐÃ MANG LẠI CHO CHÚA NHỮNG HOA LỢI NÀO ?”

Vần đề đặt ra cho Giáo hội Việt nam có lẽ cũng tương tự như thế thôi, nhưng trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn về không gian lẫn thời gian.

Thời gian chưa đầy 500 năm, với tỷ lệ khiêm tốn chưa đầy 10% so với dân số cả nước, chúng ta không có được những tự hào hoành tráng, nhưng điều chúng ta có thể mạnh dạn nói lên đó là sự tồn tại diệu kỳ sau những cuộc bách hại kinh hoàng của thế kỷ 19 và những o ép quy mô sau nầy.

Nay, tuy chưa phải đã bước vào thời điểm hoàn toàn tự do, nhưng cũng có thể là chặng nghỉ giữa hành trình dài để nhìn lại quá khứ và nhìn về tương lai.
Nhìn lại quá khứ, ngoài cái tự hào sinh tồn mà chúng ta vừa nêu trên ( nhưng đấy là công khó của thế hệ cha ông tổ tiên, ), còn lại, chúng ta có nên tạm yên tâm với hiện trạng xây cất nhà thờ, trung tâm hành hương,. . .; triển vọng đào tạo linh mục tu sĩ tại các Giáo phận và các Hội dòng . . . để bước qua một dự phóng khác cho Giáo hội .

Có thể hơi ngoa một chút khi chúng ta tính toán những chi phí của việc xây cất các trung tâm hành hương, nhà thờ, các dịp lễ hội ( chi phí dịp tổ chức Noel khắp toàn quốc chẳng hạn ) , có bao giờ chúng ta đi sâu vào tâm trạng của người giáo dân khi phải đóng góp, nhất là theo kiểu bổ vào từng đầu người ở không ít nhiều địa phương, và cả những nhà hảo tâm tự nguyện khi thấy những chuyên gia làm mục vụ xin tiền vào nhà mình (nói theo kiểu của cha Nguyễn Hữu Lê ở Úc ). Nhiều nơi và nhiều người đã mang tâm trạng sợ sệt đối với những HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐỨC CÔNG QUẢ nầy.

Hơi sớm chăng ? nếu chúng ta đặt vấn đề về quy mô xây cất thích hợp cho từng vùng miền và nhất là xứng hợp với thực trạng và mức sống của người dân ( giáo cũng như lương ) tại địa phương.
Còn về vấn đề nhân sự, chắc chắn sẽ và đã gần đến lúc dư thừa Linh mục Tu sĩ, các Đấng Bề Trên ở các Giáo phận cũng như Hội dòng đã nghĩ tới việc làm thế nào để với lượng nhân sự phong phú đó có thể mang về hoa lợi theo cái nhìn của Chúa không ?

Lập thêm xứ ,nhận thêm trách nhiệm cộng đoàn hoạt động để giải quyết nhân mãn nhân sự ? Đó chỉ là để giải quyết vấn đề trước mắt và cục bộ, còn trên bình diện dài hơn, rộng hơn, hy vọng cần có cái nhìn từ gốc độ lớn hơn bao quát hơn.

Một đôi khi, dự luận chung chung phê phán cách sống phản cảm của một số tu sĩ, giáo sĩ của một vài tôn giáo, người của chúng ta có cái thờ phào của kẻ ngoài cuộc vì đó chưa phải là của mình. Không, đấy là dịp để mình dễ dàng xét lại mình. 

Ai cũng sợ bị phê phán, nhưng lắm khi chúng ta ít chủ động tìm hiều dự luận về mình để đón trước và để tự đặt mình vào quy trình chính danh hơn.
Ngày nay, có những thói quen xem ra đã được bình thường hóa đối với những người trong cuộc, nhưng vẫn tò ra không thích hợp đối với những người ngoài cuộc ( ăn uống, chén tạc chén thù thường xuyên ). Có can đảm để hỏi nhận định của người ngoài cuộc về những địa điểm, những nhân sự có liên hệ không ?
Nói nhiều, nói rõ sợ bị quy kết là xúc phạm. Thôi thì cầu Chúa cho tình hình đừng trở thành bi đát hơn !​​​​​​​

Tác giả: Linh mục Hải Nguyên

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây