Thứ Hai sau lễ Hiển Linh.

Chủ nhật - 05/01/2020 08:14

Thứ Hai sau lễ Hiển Linh.

"Nước trời đã đến gần".

 

LỜI CHÚA: Mt 4, 12-17. 23-25

Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ Nadarét, đến ở miền duyên hải thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nephtali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nephtali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm, đã thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".

Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: "Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến".

Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân.

Tiếng tăm Người đồn ra khắp xứ Syria. Người ta đã đem đến cho Người đủ thứ bệnh nhân, những người mắc phải tật nguyền đau đớn, quỷ ám, kinh phong, bất toại. Người đã chữa họ lành. Dân chúng đông đảo theo Người, họ đến từ xứ Galilêa, miền Thập Tỉnh, Giêsrusalem, Giuđêa và vùng bên kia sông Giođan.

 

 

Suy Niệm 1: Ánh sáng và sự sống

Suy niệm:

Từ sau lễ Hiển Linh đến lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa,

Giáo Hội cho chúng ta đọc các bài Tin Mừng về việc Chúa tỏ mình.

Mỗi bài là một dịp Chúa tỏ mình cho Dân của Người.

Bài đọc hôm nay cho thấy Đức Giêsu tỏ mình lần đầu tiên

tại Galilê, vùng đất có nhiều người ngoại giáo sinh sống.

Ngài tỏ mình tại Caphácnaum, một tỉnh lớn chuyên đánh cá gần hồ Galilê,

tỉnh này nằm trong địa giới của chi tộc Naptali ngày xưa.

Thánh Mátthêu thấy việc tỏ mình này làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia:

“Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng,

những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần

nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Is 9,1).

Như thế Đức Giêsu chính là ánh sáng rực rỡ xua tan bóng tối,

Người nâng dậy những ai đang ngồi trong cảnh chết chóc, tối tăm.

Phần sau của bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy điều đó (Mt 4, 23-25).

Đức Giêsu đã đi khắp vùng Galilê để làm ba việc:

dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh nhân.

Thật ra việc dạy dỗ và việc rao giảng có thể coi là một,

nếu thế chương trình hành động của Đức Giêsu sẽ gồm giảng dạy và chữa bệnh.

Dù giảng dạy hay chữa bệnh, Đức Giêsu chỉ muốn một điều

đó là làm vơi nhẹ gánh nặng của những người đang đau khổ.

Đức Giêsu loan báo Nước Trời đã đến gần (Mt 4, 17),

và Người chứng tỏ cho thấy Nước ấy đã đến thật rồi

qua việc chữa lành moi bệnh hoạn tật nguyền của dân.

Cách đây hai ngàn năm, đã có những người bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt.

Ngày nay, dù khoa học tiến bộ, nhưng bệnh tật vẫn không tha con người.

Y khoa vẫn phải đối mặt với những chứng bệnh mới, chưa có thuốc chữa.

Con người không bị ám bởi quỷ, nhưng bởi những sản phẩm do mình làm ra.

Làm thầy dạy và làm lương y là hai nghề đặc biệt

tiếp nối công việc ngày xưa của Thầy Giêsu,

để loan báo cho thế giới hôm nay về sự sống, ánh sáng và hy vọng.

 

Cầu nguyện :

Lạy Chúa Giêsu,

vì Chúa đã bẻ tấm bánh trao cho chúng con,

xin cho những người nghèo khổ được no đủ.

Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Dầu,

xin cho các bạn trẻ đủ sức đối diện

với những khó khăn gay gắt của cuộc sống.

Vì Chúa bị kết án bất công,

xin cho chúng con can đảm bênh vực sự thật.

Vì Chúa bị làm nhục và nhạo báng,

xin cho phụ nữ và trẻ em được tôn trọng.

Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề,

xin cho những người bệnh tật được đỡ nâng.

Vì Chúa bị lột áo và đóng đinh,

xin cho sự hiền hòa thắng được bạo lực.

Vì Chúa dang tay chết trên thập giá,

xin cho đất nối lại với trời,

con người nối lại mối dây liên đới với nhau.

Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui òa vỡ,

xin cho chúng con biết đón lấy đời thường

với tâm hồn thanh thản bình an. Amen.

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

 

Suy Niệm 2: Hãy sám hối.

Có một vị ẩn sĩ nổi tiếng là thánh thiện, và được nhiều người đến xin ông cầu nguyện cho. Điều đó làm cho ông rất hãnh diện.

Một buổi sáng nọ, trên đường đến thăm một ngôi nhà thờ, ông thấy một người ngồi nức nở bên đường. Đến gần, ông nhận ra đó là tên cướp mà mọi người trong vùng đều run sợ. Vị ẩn sĩ định bỏ đi, nhưng anh ta tiến đến quỳ gối trước mặt ông và xưng thú tội lỗi. Nghe xong, vị ẩn sĩ tự nhiên nổi giận, và nói lớn tiếng: “Một tên trộm cướp như ngươi mà hy vọng được Chúa tha thứ sao? Ta nói thật với ngươi: cây gậy mà ta đang cầm trên tay trổ bông còn dễ hơn việc Thiên Chúa tha thứ cho ngươi”. Nói như thế rồi, vị ẩn sĩ tiếp tục cất bước, bỏ mặc tội nhân trong thất vọng.

Nhưng chưa đi quá mười bước, cây gậy ông đang cầm trên tay bỗng bị cắm sâu xuống đất, ông dùng tất cả sức lực để rút lên, nhưng cây vẫn không nhúc nhích. Lạ hơn nữa, từ thân cây gậy, cành lá và hoa từ từ mọc ra. Rồi ông nghe có tiếng nói: “Sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho một tội nhân sám hối còn dễ hơn một cây gậy trổ bông, một người tỗi lỗi biết hối cải được tha thứ dễ dàng hơn một hơn một kẻ kiêu hãnh”.

“Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần bên”. Đó là trọng tâm của bài Tin Mừng hôm nay. Ơn cứu rỗi mà Chúa Giêsu loan báo chính là giải phóng con người khỏi tội lỗi và những hệ lụy của nó, như yếu đau tật nguyền…

“Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần bên”. Sám hối là điều kiện tiên quyết để được ơn cứu độ. Sám hối không phải là tiếng khóc của thất vọng, mà là một sức lực mới giúp con người vươn lên.

“Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần bên”. Nước Trời chính là động lực của sám hối. Và do đó, sám hối đích thực cũng chính là một quyết tâm hướng về những biểu hiện của Nước Trời như sống yêu thương, quảng đại, tha thứ.

“Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần bên” hay nói đúng hơn hãy sám hối để cho Nước Trời được đến giữa mọi người.

 

Suy Niệm 3: “HÃY SÁM HỐI”

Có một người đàn ông trong vùng nổi tiếng về chuyện nhiều vợ, ông lại là người chuyên uống rượu và hay la lối mọi người. Tuy nhiên, một hôm, ông ta quyết tâm từ bỏ con đường tội lỗi, ăn năn trở về với Chúa qua việc xưng tội và rước lễ. Thấy vậy, nhiều người sầm xì, bàn tán... trong nhóm có một bà được cho là đạo đức, đã nói lớn tiếng để mọi người nghe thấy, bà nói: “Người tội lỗi như thế thì làm sao được Chúa tha? Xưng tội và rước lễ như vậy, chẳng qua là hình thức, qua mắt thiên hạ!!!”

Ôi thật xót xa thay! Bà này đâu có hiểu được rằng: người tội lỗi luôn là trọng tâm sứ vụ của Đức Giêsu và họ là đối tượng số một của Tin Mừng! Bởi vì, một người tội lỗi biết hối cải thì được tha thứ dễ dàng hơn một kẻ tự cho mình đạo đức nhưng sống trong kiêu hãnh!; hay một người tội lỗi trở lại thì cả triều thần thiên quốc vui mừng!

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: "Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần bên".

Sám hối theo nghĩa thông thường là ý thức mình tội lỗi, hối hận, cần phải quay trở về đường ngay nẻo chính sau khi đã quyết tâm chừa bỏ con đường cũ. Tuy nhiên, sám hối theo Kitô giáo còn mang chiều kích siêu nhiên, đó là trở về cùng Thiên Chúa, để nhận ra tình yêu thương vô biên của Ngài. Mặt khác, sám hối còn là để biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ, quảng đại và tha thứ.

Không chỉ dừng lại ở đó, điều quan trọng nữa là: khi sám hối, chúng ta biết khiêm tốn để soi chiếu cuộc đời của mình với tình thương, lòng nhân hậu của Thiên Chúa, rồi định hướng cho mọi hành vi, lựa chọn của mình trong tương lai để được ơn cứu độ.

Xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn sám hối trong cuộc sống thường ngày, bởi vì, đã là con người thì không ai có quyền nói mình vô tội. Vì thế, chúng ta hãy biết chạy đến với Thiên Chúa trong sự sám hối để được ơn tha thứ. Amen.

 Ngọc Biển SSP



 

Từ bóng tối và cái chết đến ánh sáng và sự sống – SN song ngữ ngày 6.01.2020

 

Monday (January 7): From darkness and death to light and life

Scripture: Matthew 4:12-17,23-25

12 Now when he heard that John had been arrested, he withdrew into Galilee; 13 and leaving Nazareth he went and dwelt in Capernaum by the sea, in the territory of Zebulun and Naphtali, 14 that what was spoken by the prophet Isaiah might be fulfilled: 15 “The land of Zebulun and the land of Naphtali, toward the sea, across the Jordan, Galilee of the Gentiles — 16 the people who sat in darkness have seen a great light, and for those who sat in the region and shadow of death  light has dawned.” 17 From that time Jesus began to preach, saying, “Repent, for the kingdom of heaven is at hand.”23 And he went about all Galilee, teaching in their synagogues and preaching the gospel of the kingdom and healing every disease and every  infirmity among the people. 24 So his fame spread throughout all Syria, and they brought him all the sick, those afflicted with various diseases and pains, demoniacs, epileptics, and paralytics, and he healed them. 25 And great crowds followed him from Galilee and the Decapolis and Jerusalem and Judea and from beyond the Jordan.

 Thứ Hai  7-1           Từ bóng tối và cái chết đến ánh sáng và sự sống                          

 

Mt 4,12-17.23-25

12 Khi Đức Giê-su nghe tin ông Gio-an đã bị nộp, Người lánh qua miền Ga-li-lê.13 Rồi Người bỏ Na-da-rét, đến ở Ca-phác-na-um, một thành ven biển hồ Ga-li-lê, thuộc địa hạt Dơ-vu-lun và Náp-ta-li,14 để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a nói:15 Này đất Dơ-vu-lun, và đất Náp-ta-li, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Gio-đan, hỡi Ga-li-lê, miền đất của dân ngoại!16 Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.17 Từ lúc đó, Đức Giê-su bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” 23 Thế rồi Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.24 Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ.25 Từ miền Ga-li-lê, vùng Thập Tỉnh, thành Giê-ru-sa-lem, miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Người.

 

Meditation: 

Do you know the joy and freedom of the good news (Gospel) of the kingdom of God? John the Baptist’s enemies had sought to silence him, but the good news of God’s kingdom of salvation cannot be silenced. As soon as John had finished his testimony Jesus began his in Galilee. Galilee was at the crossroads of the world and much traffic passed through this little region. It had been assigned to the tribes of Asher, Naptali and Zebulum when the Israelites first came into the land (see Joshua 9). For a long time it had been under Gentile occupation (non-Jewish nations). 

Jesus brings the light and truth of salvation to the world

The prophet Isaiah foretold that the good news of salvation would reach Jews and Gentiles in the “land beyond the Jordan, Galilee of the nations” (Isaiah 9:1). Jesus begins the proclamation of the Gospel here to fulfill the word of God. The Old Testament prophets spoke of God’s promise to send a Redeemer who would establish God’s rule. That time is now fulfilled in Jesus who brings the light and truth of the Gospel to the world.

The “good news” brings peace, hope, truth, promise, immortality, and salvation

Jesus takes up John’s message of repentance and calls his hearers to believe in the good news he has come to deliver. What is the good news which Jesus brings? It is the good news of peace – the Lord comes to reconcile and restore us to friendship with God. The good news of  hope – the Lord comes to dwell with us and to give us a home with him in his heavenly kingdom. The good news of  truth – the Lord Jesus sets us free from the lies and deception of Satan and opens our mind to understand the truth and revelation of God’s word (John 8:32). The good news of promise – Jesus fulfills the promise of God to reward those who seek him with the treasure of heaven. The good news of immortality – Jesus overcomes sin and death for us in order to raise our lowly bodies to be like his glorious body which will never die again. And the good news of salvation – the Lord Jesus delivers us from every fear, every sin, and every obstacle that would keep us from entering his everlasting kingdom of righteousness, peace, and joy.  

The Gospel is the power and the wisdom of God – both power to change and transform our lives and wisdom to show us how to live as sons and daughters of our Father in heaven. Through the gift of the Holy Spirit the Lord makes it possible for us to receive his word with faith and to act upon it with trust and obedience.

 

 

The Gospel demands a response of faith and obedience to God’s gift of salvation

In announcing the good news, Jesus makes two demands: repent and believe! Repentance requires a change of course – a turning away from sin and disobedience and a turning towards the Lord with faith and submission to his word of truth and righteousness (right living according to God’s truth and moral goodness). The Holy Spirit gives us a repentant heart, a true sorrow and hatred for sin and its bad consequences (the wages of sin is death – Romans 6:23), and a firm resolution to avoid whatever would lead us into sin. The Holy Spirit gives us grace to see our sin for what it is – rebellion and a rejection of the love of God. God’s grace helps us to turn away from all that would keep us from his love. 

Faith or belief is an entirely free gift which God makes to us. Believing is only possible by grace and the help of the Holy Spirit who moves the heart and converts it to God. The Holy Spirit opens the eyesof the mind and makes it possible for us to accept and to grow in our understanding of the truth. Through the gift of the Holy Spirit we can know God personally and the truth he reveals to us through his only begotten Son, the Lord Jesus Christ. To believe that Jesus is Lord and Savior is to accept God’s revelation of his Son as the eternal Word of God and the Redeemer who delivers us from the tyranny of sin, Satan, and death. God the Father made the supreme sacrifice of his Son on the cross to atone for our sins and to bring us back to himself. 

 

Do you want to grow in the knowledge of God’s love and truth? Ask the Holy Spirit to renew in you the gift of faith, the love of wisdom, and the heart of a disciple who desires to follow the Lord Jesus and his will for your life.  

“Lord Jesus, your ways are life and light!  Let your word penetrate my heart and transform my mind that I may see your power and glory. Help me to choose your ways and to do what is pleasing to you.”

Suy niệm:

 

Bạn có biết niềm vui và sự giải thoát của Tin mừng vương quốc của Thiên Chúa không? Những kẻ thù của Gioan tẩy giả tìm cách làm cho ông phải im lặng, nhưng Tin mừng của vương quốc Thiên Chúa không thể im lặng. Ngay khi Gioan hoàn thành chứng từ của mình thì Ðức Giêsu bắt đầu sứ mạng của mình ở Galilê. Galilê là nơi gặp gỡ của mọi người và có nhiều đường xá ngang qua địa hạt nhỏ bé này. Nó bao gồm nhiều bộ tộc như Asher, Naptali, và Zebulum khi dân Israel đầu tiên đến vùng đất này (Go 9). Từ rất lâu nó thuộc quyền kiểm soát của dân ngoại (các quốc gia không phải Do thái).

Đức Giêsu mang ánh sáng và chân lý cứu độ tới cho thế gian

Ngôn sứ Isaia tiên báo rằng Tin mừng cứu độ sẽ đến với dân Do thái và dân ngoại trong vùng đất “bên ngoài Giodan, Galile của các dân tộc” (Is 9,1). Ðức Giêsu bắt đầu công bố Tin mừng tại đây để hoàn thành Lời Thiên Chúa. Các ngôn sứ Cựu ước nói về lời hứa của Thiên Chúa sẽ sai Đấng cứu độ đến, Đấng sẽ thiết lập vương quyền của Thiên Chúa. Giờ đây, thời giờ đó được thực hiện nơi Ðức Giêsu, Đấng đem ánh sang và chân lý Tin mừng cho thế giới.

 

“Tin mừng” đem lại bình an, hy vọng, sự thật, lời hứa, sự sống vĩnh cửu, và ơn cứu độ

Ðức Giêsu tiếp tục sứ điệp thống hối của Gioan và kêu gọi các môn đệ tin tưởng vào Tin mừng Người mang đến. Tin mừng Ðức Giêsu mang đến là gì? Đó là Tin mừng của bình an – Chúa đến để hòa giải và phục  hồi mối quan hệ với Thiên Chúa. Tin mừng của hy vọng – Chúa đến ở với chúng ta và ban cho chúng ta được ở với Người trong nước trời. Tin mừng của sự thật – Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi những kẻ dối trá và sự lừa dối của Satan và mở trí cho chúng ta hiểu được sự thật và mặc khải của lời Chúa (Ga 8,32). Tin mừng của lời hứa – Đức Giêsu hoàn thành lời hứa của Thiên Chúa để ban thưởng kho báu nước trời cho những ai tìm kiếm Người. Tin mừng của vĩnh cửu – Đức Giêsu chiến thắng tội lỗi và sự chết cho chúng ta để nâng thang xác thấp hèn của chúng ta lên như thang xác vinh hiển của Người, sẽ không bao giờ chết nữa. Và Tin mừng cứu độ – Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi, mọi tội lỗi, và mọi chướng ngại có thể ngăn cản chúng ta không vào được vương quốc công chính, bình an, và niềm vui của Người.

 

 

Tin mừng là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa: sức mạnh biến đổi cuộc sống chúng ta và sự khôn ngoan của Thiên Chúa: sức mạnh để thay đổi và biến đổi đời sống của chúng ta và sự khôn ngoan để bày tỏ cho chúng ta biết làm thế nào để sống như những người con của Cha trên trời. Qua ơn sủng Chúa Thánh Thần, Ðức Chúa cho phép chúng ta đón nhận lời Người với đức tin và hành động với lòng trông cậy và vâng phục.

Tin mừng đòi hỏi sự đáp trả của đức tin và sự vâng phục trước ơn cứu độ của Thiên Chúa

Trong việc loan báo Tin mừng, Ðức Giêsu đưa ra hai đòi hỏi: thống hối và tin tưởng! Thống hối đòi hỏi một sự thay đổi của cuộc sống – xa tránh tội lỗi và sự bất tuân và hướng về Chúa với đức tin và lòng suy phục lời chân lý và sự công chính của Người (sống đúng theo sự thật của Thiên Chúa và sự tốt lành về luân lý). Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta một tâm hồn thống hối, lòng ăn năn chê ghét tội lỗi và những hậu quả xấu xa của nó thật sự (thành quả của tội lỗi là sự chết – Rm 6,23), và lòng quyết tâm xa tránh những gì dẫn chúng ta tới tội lỗi. Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ơn sủng để nhìn thấy tội lỗi của mình về những gì nó là – sự nổi loạn và chống đối tình yêu của Thiên Chúa. Ơn sủng của Thiên Chúa giúp chúng ta quay lưng lại với tất cả những gì ngăn cản chúng ta với tình yêu của Người.

Niềm tin là một ơn ban nhưng không mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Việc tin tưởng chỉ có thể nhờ ơn sủng và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng lay động tâm hồn và giúp nó quay về với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần mở mắt tâm trí và giúp chúng ta dễ dàng chấp nhận và lớn lên trong sự hiểu biết chân lý. Ngang qua ân huệ của Chúa Thánh Thần chúng ta có thể hiểu biết Thiên Chúa cách cá vị và chân lý Người mặc khải cho chúng ta qua Con một yêu dấu của Người là Chúa Giêsu Kitô. Tin  Ðức Giêsu là Chúa và là Đấng cứu độ là tiếp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa về Con của Người là Ngôi Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa và Đấng cứu độ giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi, Satan, và sự chết. Thiên Chúa là Cha đã làm cho lễ tế hy sinh cao nhất của Con Người trên thập giá để đền tội thay cho chúng ta và đưa chúng ta trở về với chính Người.

Bạn có muốn lớn lên trong sự hiểu biết tình yêu và chân lý của Thiên Chúa không? Hãy cầu xin Chúa Thánh Thần canh tân bạn với ân huệ đức tin, tình yêu của sự khôn ngoan, và tâm hồn của người môn đệ khao khát đi theo Chúa Giêsu và ý Người dành cho đời mình.

Lạy Chúa Giêsu, những đường lối của Chúa là sự sống và là ánh sáng! Xin cho Lời Chúa thấm nhập vào lòng con và biến đổi tâm trí con để con có thể nhìn thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. Xin giúp con chọn lựa những đường lối của Chúa và thực hiện những gì đẹp lòng Chúa.

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây