Thứ Hai tuần 13 thường niên.

Chủ nhật - 26/06/2022 06:55

Thứ Hai tuần 13 thường niên.

"Con hãy theo Ta".      

 

Lời Chúa: Mt 8, 18-22

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng vây quanh Người, thì Người ra lệnh sang qua bờ bên kia. Một luật sĩ đến thưa Người rằng: "Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, con cũng xin theo Thầy". Chúa Giêsu trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu".

Một môn đệ khác thưa Người rằng: "Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã". Chúa Giêsu trả lời: "Con hãy theo Ta, và hãy để kẻ chết chôn kẻ chết".

 

 

Suy Niệm 1: Không chỗ tựa đầu

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

“Thưa Thầy, Thầy đi đâu tôi cũng xin đi theo.”

Đó là lời yêu cầu của một vị kinh sư đáng kính, thông thạo Thánh Kinh.

Vị này gọi Đức Giêsu là Thầy, dù chính ông là một bậc thầy trong dân.

Tại sao ông lại muốn đi theo Đức Giêsu, một ông thợ mộc ở Nazareth?

Tại sao một người có sự nghiệp ổn định như ông

lại chịu hạ mình làm môn đệ của Ngài?

Tại sao ông lại muốn theo Ngài đến tận chân trời góc biển?

Điều gì nơi con người Đức Giêsu đã khiến ông quyết định như thế?

Điều gì nơi Ngài đã cuốn hút con người ông

đến độ ông không muốn xa Ngài nữa,

và muốn gắn bó đời mình với Ngài?

Chúng ta không có câu trả lời cho các câu hỏi đó.

Chúng ta chỉ nghe câu trả lời của Đức Giêsu cho vị kinh sư.

“Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu.”

Ngài nhắc cho ông biết cái giá phải trả

để đi theo Ngài làm môn đệ.

Đó là cuộc sống bấp bênh, lang thang, nay đây mai đó.

Trên bước đường rao giảng, Đức Giêsu sống như kẻ vô gia cư.

Ngài tạm trú ở nơi nhà của người mở lòng đón nhận.

Chẳng rõ sau câu trả lời thẳng thắn của Đức Giêsu,

vị kinh sư có còn muốn theo Ngài nữa không?

Khi một môn đệ của Đức Giêsu xin phép về chôn cất cha trước đã,

thì Ngài đã trả lời bằng một câu khó hiểu:

“Anh hãy đi theo tôi. Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ.”

Người Do Thái coi trọng chữ hiếu và việc tống táng cho cha mẹ.

Có thể ở đây anh môn đệ này muốn xin về nhà,

ở với cha già cho đến ngày cha qua đời, rồi chôn cất cha để báo hiếu.

Không phải là anh không muốn làm môn đệ Thầy Giêsu nữa,

nhưng trước hết, anh muốn làm tròn bổn phận của một người con.

Đức Giêsu cho anh thấy báo hiếu không phải là bổn phận hàng đầu,

dù tôn kính cha mẹ là luật quan trọng trong xã hội Do Thái.

Ngài cho anh thấy có Ai đó còn quan trọng hơn cả cha mẹ.

“Hãy theo tôi”, tiếng gọi này đòi dành ưu tiên cho Ngài,

đến độ nghĩa vụ thiêng liêng nhất là chôn cất cha phải nhường bước.

Tin Mừng hôm nay cho thấy cái giá phải trả để làm môn đệ Đức Giêsu.

Có người xin đi theo Thầy khắp mọi nơi Thầy đi.

Nhưng đi vào Vườn Dầu, đi lên Núi Sọ, ít người dám theo Thầy.

Có người đã là môn đệ rồi, nhưng lại băn khoăn vì nghĩa vụ.

Anh phải nghe được tiếng gọi mới của Thầy: “Hãy theo tôi” (c. 22).

và đơn sơ đặt sứ mạng lên trên hết.

Thân phận người môn đệ xưa nay đều giống nhau.

Theo Thầy là phải chịu long đong, thiếu thốn, bị từ chối và bách hại,

thậm chí phải chấp nhận cái chết.

Nhưng hạnh phúc vẫn chờ họ, chỉ vì họ đã cùng thân phận với Thầy.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,

nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại

chọn những cầu thủ bóng đá,

những tài tử điện ảnh

làm thần tượng cho đời mình.

Hôm nay

Chúa cũng muốn biết chúng con chọn ai,

và chúng con thật sự đắn đo

trước khi chọn Chúa.

Bởi chúng con biết rằng

chọn Chúa là lội ngược dòng,

theo Chúa là bước vào con đường hẹp:

con đường nghèo khó và khiêm nhu,

con đường từ bỏ và phục vụ.

Hôm nay, chúng con chọn Chúa

không phải vì Chúa giàu có,

tài năng hay nổi tiếng,

nhưng vì Chúa là Thiên Chúa làm người.

Chẳng ai đáng chúng con yêu mến bằng Chúa.

Chẳng ai hoàn hảo như Chúa.

Ước gì chúng con can đảm chọn Chúa

nhiều lần trong ngày,

qua những chọn lựa nhỏ bé,

để Chúa chiếm lấy toàn bộ cuộc sống chúng con,

và để chúng con

thông hiệp vào toàn bộ cuộc sống của Chúa. Amen.

 

Suy Niệm 2: Được và mất

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Thiên Chúa bắt ta phải có lựa chọn tuyệt đối, dứt khoát. Giữa Thiên Chúa và thế gian. Chọn Thiên Chúa ta phải cam lòng mất tất cả những gì thuộc về trần gian. “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. Thật là một tâm hồn quảng đại. Yêu mến chân thành. Nhưng Chúa trả lời quyết liệt: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”. Thật là ghê gớm. Muốn đi theo dù đi đến đâu. Nhưng không có “đâu” để mà theo. Không có nơi đi. Không có nơi đến. Hư vô. Từ bỏ hết. Không có chỗ tựa đầu nữa. Đừng tựa vào gì khác. Chỉ một mình Chúa thôi. Chọn lựa dứt khoát quá. Đau đớn quá. Vì phải từ bỏ cả những mối thân tình rất quý giá như cha mẹ. “Xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã…Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”. Hãy dứt khoát giã từ cõi chết. Theo Chúa là đi vào cõi sống. Chúa là sự sống. Có sự sống là có tất cả.

Đó là điều tổ phụ Áp-ra-ham đã chứng nghiệm. Lót đã chọn thế gian. Đến cư ngụ tại thành Xơ-đôm phồn vinh. Nhưng rồi mất tất cả. Bà Lót vì tiếc sót của cải. Quay đầu nhìn lại. Nên cũng hoá tượng muối. Đuổi theo hư ảo trần gian. Ta cũng trở nên phù du bọt bèo. Áp-ra-ham chỉ chọn Chúa. Ở đâu cũng được. Miễn là ở trong Chúa. Trong Lời Hứa của Chúa. Ông chọn ở trong sa mạc. Khô khan cằn cỗi. Nhưng vì ở trong Chúa. Nên ông được tất cả. Được trở nên bạn hữu của Chúa. Được tham dự vào chương trình của Chúa: “Ta có nên giấu Áp-ra-ham điều Ta sắp làm chăng? Áp-ra-ham sẽ trở thành một dân tộc lớn mạnh, và nhờ nó mọi dân tộc sẽ được chúc phúc”. Nhờ đó ông cứu được Lót và gia đình khỏi tai hoạ (năm lẻ).

Tiên tri A-mốt nhắc lại cho dân biết chân lý quan trọng này. Khi họ chọn Chúa. Họ được tất cả. Thắng quân đội Ai-cập. Chiếm đất E-mô-ri: “Chính Ta đã đem các ngươi lên khỏi đất Ai-cập, dẫn các ngươi đi trong sa mạc bốn mươi năm trường để các ngươi chiếm đất của người E-mô-ri”. Dù người E-mô-ri “cao lớn như cây hương nam và hùng mạnh như cây sồi”. Nhưng giờ đây dân đã phản bội. Chọn thế gian chứ không chọn Chúa. “Tội của Ít-ra-en đã lên tới cực độ…Vì chúng bán người công chính để lấy tiền, bán kẻ nghèo khổ với giá một đôi giày. Vì chúng đạp đầu kẻ yếu thế xuống bùn đen và xô người khiêm hạ ra khỏi đường lộ..Và rượu của người bị nộp phạt, chúng đem uống tại đền thờ Thiên Chúa”. Vì thế Chúa sẽ phạt họ. Họ sẽ mất tất cả. “Vậy này đây, ta sắp cán lên các ngươi như chiếc xe chất đầy lúa cán lên mặt đất”. Mọi người sẽ chết. Họ sẽ mất tất cả (năm chẵn).

Bỏ tất cả để chọn Chúa. Ta sẽ được tất cả. Bỏ Chúa để chọn tất cả. Ta sẽ mất tất cả. Vì Chúa là tất cả.

 

Suy Niệm 3: Theo Chúa

Có hai tu sĩ lên đường hành hương: một người chủ trương cần phải có tiền bạc và phương tiện vật chất đầy đủ mới có thể đảm bảo cho đời sống tu trì; một người thì luôn tin tưởng nơi tinh thần từ bỏ. Hai người trao đổi, tranh luận với nhau về hai tinh thần khác nhau mà không ai có thể thuyết phục được ai. Khi họ đến bờ sông thì trời cũng đã tối. Người có tinh thần từ bỏ đề nghị: - Chúng ta không có tiền để qua sông? Chúng ta hãy ngủ lại đây và dâng lời chúc tụng Chúa.

Người kia đáp lại:

- Nơi này không có làng mạc, nhà cửa, thú dữ có thể cắn xé; bên kia sông, chúng ta có thể nghỉ lại một cách an toàn. Tôi có mang theo tiền, chúng ta hãy thuê một người lái đò.

Sau khi đã qua sông, vị tu sĩ trả tiền cho người lái đò và nói với người bạn của mình như sau: - Anh đã thấy được cái lợi của việc giữ tiền trong túi chưa? Chính nhờ có chút tiền bạc, tôi đã có thể cứu mạng anh và mạng tôi. Ðiều gì sẽ xẩy ra, nếu tôi cũng sống tinh thần từ bỏ như anh?

Nghe thế, vị tu sĩ luôn sống trong tinh thần từ bỏ mỉm cười và nói:

- Chính sự từ bỏ của anh đã cứu sống chúng ta; anh đã không tiếc của để thuê người lái đò là gì? Hơn nữa, tôi không có đồng xu dính túi, thế mà tôi vẫn sống; tôi tin rằng chính tinh thần từ bỏ đã cho tôi có được mọi sự cần thiết.

Tin Mừng Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay kể lại rằng: Ngày nọ, Chúa Giêsu và các môn đệ đang đi đường, thì có người đến thưa Ngài: "Tôi xin theo Thầy bất cứ nơi nào Thầy đi". Chúa Giêsu trả lời: "Chồn có hang, chim có tổ, Con Người không có nơi tựa đầu". Một người khác cũng muốn theo Ngài, nhưng xin được về chôn cất cha trước đã. Chúa Giêsu nói: "Anh hãy theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết".

Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ và tất cả những ai muốn theo Ngài một thái độ từ bỏ, dứt khoát tận căn; Ngài không bao giờ chấp nhận bất cứ một thỏa hiệp nào. Qua những đòi hỏi ấy, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho chúng ta giới răn cơ bản: mến Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực. Ðây không phải là một điều không tưởng, cũng không phải là một lý tưởng cao vời mà là một mệnh lệnh. Quả thật, con người chỉ thực sự đạt được ơn gọi làm người của mình, khi nó sống trọn vẹn cho Thiên Chúa; con người chỉ thực sự hạnh phúc khi nó thuộc trọn về Chúa. Những việc làm, như hy sinh, hãm mình, khổ chế, chỉ thực sự có ý nghĩa và giá trị, nếu chúng được thực thi như một cố gắng dốc cạn chính mình để sống tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa, và đó cũng là mục đích cuộc đời người Kitô hữu.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 5: Một lời đáp trả rõ ràng và dứt khoát

Một kinh sư tiến đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Đức Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”  (Mt. 8, 19-20)

Một lời mời gọi không hàm hồ

Khi dấn thân cho bất cứ công việc gì, cũng như đối với bất cứ ai, ta thích mọi chuyện phải rõ như ban ngày. Ta muốn biết mình đi đâu, muốn biết đích xác phần trách nhiệm của mình. Ta mong cho người đồng chí của ta nói lên không mập mờ ý hướng của anh.

Với Chúa Giêsu, chúng ta hoàn toàn được Người phục vụ tốt. Khi Chúa mời gọi ai đi theo Người, Người không ngại nói cho kẻ ấy biết Người chờ đợi gì nợi họ. Nói ra cũng rất đơn giản thôi. Người chờ đợi tất cả. Người đòi hỏi tất cả. Người yêu cầu ta từ bỏ hết, từ bỏ ngay lập tức vì Người. “Anh hãy cứ đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”

Lời lẽ của Chúa thật cứng rắn, sắc bén. Không có tiếng nào thừa, cũng không có gì giấu diếm. Nếu người ta quyết định đi theo Người, hẳn phải biết cái gì đang chờ đợi mình: không có chỗ tựa đầu, thập giá, đau khổ, nhưng cũng có niềm vui ngập tràn, không tưởng tượng được.

Một lời đáp thẳng thắn và chân thành

Nếu Chúa Giêsu đặt các quân bài của Người lên bàn, Người yêu cầu các môn đệ Người cũng phải làm như vậy. Lời Người mời gọi không mập mờ, thì Người đòi câu đáp trả cũng phải như vậy. Đi theo Người hoặc không đi theo Người. Không thỏa hiệp. Không thể đi với Người mà vẫn quấn quýt với người thân. Không thể trở thành môn đệ Người mà còn dính bén với những thói hư tật cũ, những cách suy nghĩ và hành động lỗi thời.

Chúng ta đã thẳng thắn và chân thành đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu không? Chúng ta đã thật sự quyết định đi theo Người không? Điều Người chờ đợi nơi ta, ta có đã thưa vâng một cách rõ ràng và dứt khoát không? Ta đừng trả lời quá vội. Chẳng phải vì ta đã được rửa tội và đang là những Kitô hữu tương đối tốt mà ta dứt khoát bước đi theo Đức Kitô đâu.

 

Suy Niệm 5: Chọn lựa ưu tiên

Xem lại Chúa Nhật 13 Thường Niên, C

Hôm nay, bài Tin Mừng thuật lại chuyện có một môn đệ muốn theo Đức Giêsu, nhưng anh ta xin được về chôn cha trước đã. Đức Giêsu đã không chấp nhận thái độ đó và nói: "Anh hãy theo Ta, và hãy để kẻ chết chôn kẻ chết".

Xét theo góc độ tình cảm tự nhiên, đòi hỏi này của Đức Giêsu xem ra có vẻ ích kỷ, và phi nghĩa quá chăng? Một sự đòi hỏi không hợp tình cũng chẳng hợp lý! Là con cái mà cũng không được thi hành bổn phận sau cùng là lo chôn cất cha mình cho tròn chữ hiếu?

Tuy nhiên, càng khó chấp nhận nghịch lý của Đức Giêsu đưa ra với môn đệ này bao nhiêu thì lại càng sáng tỏ chân lý mà Đức Giêsu muốn nhắm tới bấy nhiêu.

Thật vậy, điều mà Đức Giêsu muốn người môn đệ phải có đối với Ngài và sứ vụ mà Ngài sẽ trao phó trong tương lai là một thái độ tin tưởng, phó thác, can đảm và dứt khoát. Không được chần chừ hay nửa vời, bởi lẽ, nếu lừng khừng, trong tương lai, không sớm thì muộn cũng có những thái độ thỏa hiệp và bỏ cuộc.

Nếu không thanh thoát thì làm sao chấp nhận được sự thiếu thốn trong hành trình theo Chúa và thi hành sứ vụ được! Bởi lẽ, hành trình của người môn đệ luôn phải đối diện với sự thiếu thốn như chính Đức Giêsu đã trải qua: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu".

Như vậy, Đức Giêsu không có ý nói phải bỏ cha, bỏ mẹ để mà theo Ngài cho bằng Ngài muốn nói lên một sự lựa chọn ưu tiên cho ơn gọi và sứ vụ.

Là Kitô hữu, sống trong thời đại văn minh, kinh tế thị trường, có nhiều điều để chọn lựa. Tốt có, xấu có. Cao cả có, tầm thường cũng có. Tuy nhiên, nhiều người đã không chọn cho mình điều tốt, nhưng lại chọn những điều xấu, bởi vì những cái đó hấp dẫn và dễ thi hành hơn. Hoặc có nhiều người tin và đi theo Chúa, nhưng khi gian nan thử thách đến, họ đã viện nhiều lý do để bỏ cuộc.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy ý thức lại ơn gọi và sự trung tín của mình với Chúa? Chúng ta có chọn Chúa và những phẩm tính tốt thuộc về Ngài không? Hay chúng ta đã chọn những thứ tầm thường?

Lạy Chúa Giêsu, theo Chúa là điều khó! Vì thế, xin cho chúng con biết thanh thản từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa, hầu tâm hồn chúng con nhẹ nhàng, thanh thoát khi thi hành sứ vụ Chúa trao cách tốt đẹp. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 6: Thái độ từ bỏ dứt khoát

(TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Để làm môn đệ Chúa, phải có thái độ từ bỏ dứt khoát. Trước lời mời gọi của Chúa mà so đo tính toán theo kiểu thế gian, thì không đáng là môn đệ Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa rất muốn mọi người tin theo Chúa. Tuy thế, Chúa không mị dân, Chúa thẳng thắn mời gọi con bước vào con đường hẹp, con đường từ bỏ mình với thập giá trên vai. Chúa không dệt gấm thêu hoa vào con đường của Chúa. Phần thưởng dành cho người tin theo Chúa không hệ tại ở những giá trị trần gian chóng qua, không phải là những tiện nghi sung sướng, hoặc những bảo hiểm vật chất. Ngược lại, Chúa muốn con từ bỏ mọi sự để được tự do theo Chúa, và nếu cần, con còn phải chấp nhận những thiếu thốn thiệt thòi vì Tin Mừng.

Lạy Chúa, bài học hôm nay chẳng phải chỉ dành riêng cho những anh chị em đang sống trong bậc tu trì, nhưng Chúa muốn nói với mọi người chúng con, bởi vì mọi phận, mọi bậc sống đều được mời gọi tin theo Chúa.

Xin Chúa dạy con đừng chần chừ tính toán trước lời mời gọi của Chúa. Xin giúp con đừng so đo tiếc xót khi giơ tay làm việc bác ái. Rồi những khi Chúa mời gọi con tham gia vào công việc chung, xin cho con đừng tính toán hơn thiệt mà ngần ngại do dự. Đặc biệt trước những công việc đem lại cho con mối lợi trần gian mà lại phương hại đến đức tin của con hoặc của anh em, xin cho con can đảm khước từ. Xin cho con luôn biết chọn Chúa. Amen.

Ghi nhớ: “Con hãy theo Ta”.

 

Suy Niệm 7: Điều kiện để theo Chúa

(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

1. Đức Giêsu đòi hỏi gắt gao nơi các môn đệ, những người muốn đi theo Chúa phải chấp nhận khó khăn. Khi Chúa Giêsu nói: “Con người không có chỗ tựa đầu”, Ngài muốn họ phải quyết liệt từ bỏ vật chất, tình cảm làm cho họ phân tâm. Nhưng dứt khoát đó giúp họ được tự do trong tâm hồn để sống hoàn toàn cho Nước Trời.

2. Khác với những chưởng môn hay đạo trưởng khi chiêu tập môn sinh thường đưa ra những hứa hẹn cho tương lai xán lạn, Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay lại đưa ra những đòi hỏi quyết liệt và dứt khoát cho những ai muốn bước theo Ngài. Chúa Giêsu đã trả lời cho hai trường hợp đến xin theo Ngài cùng chung một điều kiện là “từ bỏ”, từ bỏ những tìm kiếm mang tính trần thế và từ bỏ những vương vấn tình cảm, thậm chí là liên hệ ruột thịt.

Điều mà Chúa Giêsu muốn người môn đệ phải có đối với Ngài và sứ vụ mà Ngài sẽ trao phó là một thái độ tin tưởng, phó thác, can đảm và dứt khoát. Không được chần chừ hay nửa vời, bởi lẽ, nếu lừng khừng, trong tương lai, không sớm thì muộn cũng có những thỏa hiệp và bỏ cuộc.

3. “Con cáo có hang... Chim trời có tổ”.

Trước hết, đối với người luật sĩ, Chúa bảo ông muốn theo Chúa thì phải từ bỏ hoàn cảnh an toàn của mình, phải chấp nhận cuộc sống phiêu lưu của một nhà truyền giáo lưu động, nay đây mai đó, mà vấn đề sẽ ăn gì, sẽ ngủ ở đâu, không bao giờ được bảo đảm. Chúa cho ông biết hoàn cảnh thực tại của Chúa: chồn cáo có hang để trú ẩn trong những giờ phút nguy hiểm, lạnh lẽo. Chim trời có tổ để yên nghỉ sau những ngày rã cánh, còn Ngài không có nhà cửa, cả một chỗ dựa đầu cũng không? Ai muốn theo làm môn đệ Chúa phải chấp nhận sống như Chúa. Tin Mừng không cho biết câu trả lời của người luật sĩ này thế nào, không biết ông ta có dám từ bỏ mọi sự để theo Chúa không?

4. “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”.

Đối với một người khác, người này không bị ngăn trở về vật chất, nhưng ngăn trở về gia đình, đó là lòng hiếu thảo. Trước khi theo Chúa anh ta xin về nhà để chôn cất cha già rồi sẽ đến theo Chúa. Nhưng Chúa không cho. Tại sao vậy?

Theo một số nhà chú giải Thánh Kinh, câu nói của người này không có nghĩa là bố của anh ta vừa chết, nhưng là bố anh ta đã già yếu, và anh muốn được săn sóc cha già cho đến khi cha chết để báo hiếu, rồi sẽ đến theo Chúa. Hiểu như thế chúng ta mới hiểu được lý do tại sao Chúa không cho.

Một số người khác lại cắt nghĩa rằng: người này xin về để chôn cất cha già, nhưng đó chỉ là câu nói khéo để lưỡng lự từ chối lời Chúa. Cho nên Chúa muốn anh ta phải dứt khoát lập trường ngay từ đầu.

Thật ra ở đây Chúa Giêsu muốn bảo cho mọi người biết chôn cất cha già là một bổn phận cao cả nhưng còn có một bổn phận khác cao quí hơn, đó là việc xây dựng Giáo hội, tôn vinh Thiên Chúa, cứu vớt các linh hồn là những việc cần thiết hơn việc chôn cất cha mẹ. Vì thế, Chúa bảo người ấy: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết, còn anh, hãy đi theo Ta”, nghĩa là hãy để cho những kẻ trần thế lo công việc của họ, còn con được ủy thác một sứ mệnh cao cả hơn, thì con hãy đi theo Ta. Tin Mừng không cho biết anh ta có đi theo Chúa không (Phạm văn Phượng).

5. Với những hình ảnh trên, Chúa Giêsu chỉ muốn nói lên đòi hỏi tận gốc và dứt khoát của Nước Trời: người chọn lựa Nước Trời và muốn làm môn đệ Ngài, phải sẵn sàng hy sinh từ bỏ tất cả. Qua những đòi hỏi đó, Ngài muốn cụ thể hóa giới răn cơ bản nhất, đó là kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Thiên Chúa không công nhận bất cứ một thỏa hiệp nào trong lòng người. Hạnh phúc duy nhất và đích thực của con người là chính Thiên Chúa. Bao lâu con người đặt Thiên Chúa lên trên mọi sự, bao lâu con người tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự, thì bấy lâu con người sống trong ơn gọi của mình và tìm được hạnh phúc đích thực (Mỗi ngày một tin vui).

6. Truyện: Cái lợi của sự từ bỏ.

Có hai tu sĩ lên đường hành hương: một người chủ trương phải có tiền bạc và phương tiện vật chất đầy đủ mới có thể đảm bảo cho đời sống tu trì; một người thì luôn tin tưởng nơi tinh thần từ bỏ. Hai người trao đổi, tranh luận nhau về hai tinh thần khác nhau mà không ai có thể thuyết phục được ai. Khi họ đến bờ sông thì trời cũng đã tối. Người có tinh thần từ bỏ đề nghị:

- Chúng ta không có tiền thì làm sao có thể qua sông?  Chúng ta hãy ngủ lại đây và dâng lời chúc tụng Chúa.

Người kia đáp:

- Nơi này không có làng mạc, nhà cửa, thú dữ có thể cắn xé, bên kia sông, chúng ta có thể nghỉ lại một cách an toàn. Tôi có mang theo tiền, chúng ta hãy thuê một người lái đò.

Sau khi đã qua sông, vị tu sĩ trả tiền cho người lái đò và nói với người bạn của mình như sau:

- Anh đã thấy được cái lợi của việc giữ tiền trong túi chứ? Chính nhờ có chút tiền bạc, tôi đã có thể cứu mạng anh và mạng tôi.

Nghe thế, vị tu sĩ luôn sống trong tinh thần từ bỏ mỉm cười và nói:

- Chính sự từ bỏ của anh đã cứu sống chúng ta, anh đã không tiếc của để thuê người lái đò là gì? Hơn nữa, tôi không có đồng xu dính túi, thế mà tôi vẫn sống; tôi tin rằng chính tinh thần từ bỏ đã cho tôi có được mọi sự cần thiết.

 

Suy Niệm 8: Thái độ từ bỏ, dứt khoát tận căn

(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Có hai tu sĩ lên đường hành hương: một người chủ trương cần phải có tiền bạc và phương tiện vật chất đầy đủ mới có thể đảm bảo cho đời sống tu trì, một người thì luôn tin tưởng nơi tinh thần từ bỏ. Hai người trao đổi, tranh luận về hai tinh thần khác nhau mà không ai có thể thuyết phục được ai. Khi họ đến bờ sông thì trời cũng đã tối. Người có tinh thần từ bỏ đề nghị:

- Chúng ta không có tiền thì làm sao có thể qua sông? Chúng ta hãy ngủ lại đây và dâng lời chúc tụng Chúa.

Người kia đáp lại:

- Nơi này không có làng mạc, nhà cửa, thú dữ có thể cắn xé, bên kia sông, chúng ta có thể nghỉ lại một cách an toàn. Tôi có mang theo tiền, chúng ta hãy thuê một người lái đò.

Sau khi qua sông, thì tu sĩ trả tiền cho người lái đò và nói với người bạn của mình như sau:

- Anh đã thấy cái lợi của việc giữ tiền trong túi chưa? Chính nhờ có chút tiền bạc, tôi có thể cứu mạng anh và mạng tôi. Điều gì sẽ xảy ra, nếu tôi cũng sống tinh thần từ bỏ như anh?

Nghe thế, vị tu sĩ luôn sống trong tinh thần từ bỏ mỉm cười và nói:

- Chính sự từ bỏ của anh đã cứu sống chúng ta; anh đã không tiếc của để thuê người lái đò là gì? Hơn nữa, tôi không có đồng xu dính túi, thế mà tôi vẫn sống; tôi tin rằng chính tinh thần từ bỏ đã cho tôi có được mọi sự cần thiết.

Tin mừng kể lại rằng: “Ngày nọ, Chúa Giêsu và các môn đệ đang đi đường, thì có người đến thưa Ngài: “Tôi xin theo Thầy bất cứ nơi nào Thầy đi”. Chúa Giêsu trả lời: “Chồn có hang, chim có tổ, Con người không có nơi tựa đầu”. Một người khác cũng muốn theo Ngài, nhưng xin được về chôn cất cha trước đã. Chúa Giêsu nói: “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết”.

Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ và tất cả những ai muốn theo Ngài một thái độ từ bỏ, dứt khoát tận căn; Ngài không bao giờ chấp nhận bất cứ một thỏa hiệp nào. Qua những đòi hỏi ấy, Chúa Giêsu muốn nhắc lại cho chúng ta giới răn cơ bản: mến Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực. Đây không phải là một điều không tuởng, cũng không phải là một lý tưởng cao vời, mà là một mệnh lệnh. Quả thật, con người chỉ thực sự đạt được ơn gọi làm người của mình, khi nó sống trọn vẹn cho Thiên Chúa; con người chỉ thực sự hạnh phúc khi họ thuộc trọn về Chúa. Những việc làm như hy sinh, hãm mình, khổ chế, chỉ thực sự có ý nghĩa và giá trị, nếu chúng ta được thực thi như một cố gắng dốc cạn chính mình để sống tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa, và đó cũng là mục đích cuộc đời người kitô hữu.

Một cái hang đối với một con chồn, một cái tổ đối với một con chim, và một chỗ gối đầu đối với một con người. Đó là nhu cầu an ninh tối thiểu. Nhưng Chúa Giêsu đòi hỏi người môn đệ đi theo Ngài cũng phải từ bỏ cái an ninh tối thiểu ấy.

Cái hang, cái tổ và chỗ gối đầu của tôi không phải chỉ là một mái nhà mà là cái bản năng tìm sự thoải mái, tiện nghi. Có tiện nghi thoải mái thì mới tốt. Nhưng khi cần do hoàn cảnh túng thiếu, hay yêu cầu mục vụ tôi phải sẵn sàng hy sinh từ bỏ. Mà để có thể sẵn sàng hy sinh từ bỏ thì tôi phải tập để không lệ thuộc vào chúng.

Việc của “kẻ chết” là những việc vật chất, thế gian. Người môn đệ có một việc khác phải quan tâm lo nhiều hơn, đó là việc “kẻ sống” đó là những việc mang lại sự sống thật, sự sống đời đời. Tôi liệt kê những việc tôi đang lo và so sánh xem loại việc nào tôi quan tâm hơn.

Kitô giáo thiết yếu không phải là một ý thức hệ, mà là một con người. Niềm tin của chúng ta thiết yếu không phải là một giáo điều, mà là một con người. Cuộc sống của chúng ta thiết yếu không phải là một chuỗi những cố gắng làm điều thiện tránh điều ác, mà là một con người. Chúa Giêsu không chỉ rao giảng một giáo lý, mà đòi hỏi mọi người phải theo Ngài. Theo Ngài vô điều kiện, theo Ngài một cách dứt khoát.

 

Suy Niệm 9: Cái giá phải trả để làm môn đệ Chúa

(Lm. Giuse Đinh Tất Quý)

1. Câu chuyện hai người xin đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu.

Qua những câu trả lời của Chúa Giêsu, ta hiểu được Ngài là ai và cái giá phải trả để đi theo làm môn đệ Ngài là gì:

* Với câu trả lời thứ nhất (Mt 8,20), ta thấy:

a/ Đức Giêsu là Đấng Messia (mà Đanien xưa gọi là “Con Người” (Đn 7,13))

b/ nhưng là một Đấng Messia nghèo nàn không có chỗ tựa đầu (“Con Người” trong Đanien thì rất vinh quang).

* Qua câu trả lời thứ hai (Mt 8,22): chúng ta thấy Đức Giêsu cho biết Ngài là Đấng Messia không phải chủ yếu để lo chuyện thế tục (chuyện kẻ chết, hiểu theo nghĩa mortel), mà lo chuyện cao lớn hơn đó là việc Nước trời.

Tại sao Đức Giêsu trả lời như vậy? Có lẽ vì những người xin đi theo Ngài nghĩ Ngài là một Đấng Messia giàu sang. Ngài nói rõ và nói thẳng để họ dễ quyết định xem có muốn đi theo Ngài nữa không.

2. “Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng vây quanh Ngài thì Ngài ra lệnh sang bờ bên kia”: Ngài muốn cho các môn đệ của Ngài xa lánh dân chúng. Có lẽ vì Ngài thấy họ theo Ngài vì lý do vụ lợi vật chất. Ngài phải tạm xa họ để làm giảm bớt lòng vụ lợi đó và để họ có dịp xét lại động cơ khi họ đi theo Ngài.

Đôi khi hình như Chúa cũng muốn xa lánh chúng ta như thế. Khi đó chúng ta phải dừng lại để suy nghĩ lại về mình và về Chúa: tôi như thế nào mà Chúa lại tạm xa tôi, Chúa muốn nói gì với tôi khi xa lánh tôi như thế?

Với bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta phải xác định xem chúng ta theo Chúa nhằm mục đích gì. Nếu chúng ta theo Chúa chỉ để được sung sướng, vinh dự thì chẳng sớm thì muộn chúng ta sẽ thất vọng và bỏ Ngài.

Một cái hang đối với một con chồn, một cái tổ đối với một con chim, và một chỗ gối đầu đối với một con người. Đó là nhu cầu an ninh tối thiểu. Nhưng Chúa Giêsu đòi hỏi người môn đệ đi theo Ngài nếu cần cũng phải từ bỏ cả những cái an ninh tối thiểu ấy.

Có tiện nghi thoải mái thì tốt. Nhưng khi cần, hay vì yêu cầu mục vụ, ta cũng phải sẵn sàng hy sinh. Và để có thể sẵn sàng hy sinh từ bỏ thì phải tập để không lệ thuộc vào chúng.

3. Việc của “kẻ chết” là những việc vật chất, thế gian. Người môn đệ có một việc khác phải quan tâm hơn, đó là việc “kẻ sống”… là những việc mang lại sự sống thật, sự sống đời đời. Chúng ta thử liệt kê ra xem những việc chúng ta đang lo lắng hôm nay và so sánh xem loại việc nào chúng ta quan tâm nhiều.

Một vị thánh kia có lần được Chúa ban cho một giấc mơ tuyệt đẹp:

Hôm ấy tôi nằm mơ thấy một con đường, bắt đầu từ mặt đất hướng thẳng lên trời cao, rồi mất hút dần trong những đám mây, tuy nhiên đó không phải là con đường dễ đi. Trái lại, trên con đường dốc gồ ghề lại còn rải rác bao nhiêu chướng ngại vật khác nữa. Mới nhìn, những cánh hoa hồng trải trên đuờng như tấm thảm hoa đẹp, nhưng nhìjn kỹ thí thấy ẩn giấu những cái gai nhọn sắc bén. Mọi người đều bước đi chân không, và chân mỗi người dính đầy máu. Những người nhát đảm không chịu đựng được gian khổ đều rút lui, nhưng nhiều người quyết tâm nhất trí đi cho tới cùng, dù phải bước đi thật chậm chạp và đau đớn.

Nhìn kỹ hơn trong đoàn người đang tiến bước trong con đường đó, tôi nhận ra người đang dẫn đầu là Chúa Giêsu. Ngài đi chân không. Những bước chân của Ngài đầy vẻ quyết đáp, không do dự và cũng không một cái gai nào gây vết thương nơi chân Ngài. Chúa Giêsu tiến bước mỗi lúc một lên cao và tới ngồi ở ngai vinh hiển của Ngài. Ngài đưa mắt nhân từ nhìn xuống những người đang cố gắng bước đi trên con đường khó khăn Ngài đã đi qua, và khích lệ họ can đảm tiến lên.

Tiếp sau Chúa Giêsu, tôi thấy rõ ràng Đức Maria, thân mẫu của Chúa. Mẹ cũng tiến bước trên con đường ấy. Bước chân của Mẹ xem ra còn thanh thoát và nhanh nhẹn hơn bước chân Chúa Giêsu. Tại sao vậy? Thưa là bởi vì Mẹ đặt chân của mình lên chính những vết chân của Chúa Giêsu, bước đi trước. Kế đến, Mẹ cũng tiến lên bên ngai vinh hiển của Chúa Giêsu con dấu yêu của Mẹ, và Mẹ cũng giơ tay làm hiệu cho những người khác đang tiến bước, để họ bước đi trên bước chân của Chúa Giêsu đã để lại, như Mẹ đã bước đi. Những người khôn ngoan biết vâng theo lời chỉ dẫn và khích lệ của Mẹ thì tiến bước thật nhanh, còn những người dại dột không biết vâng theo lời chỉ dẫn ấy thì bước đi một cách chậm chạp và vô cùng khó nhọc. Miệng họ luôn lẩm bẩm than trách nhất là khi đạp phải những gai nhọn. Nhiều người dừng lại dọc đường, và cũng không thiếu những người thất vọng bỏ cuộc quay gót trở lại trong buồn tủi.

Lạy Chúa, xin giúp con luôn vững bước đi trên con đường Chúa đã đi. Amen.
 

Nowhere to rest his head – SN theo The WAU (27.6.2022)
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – June 2022

Monday June 27th 2022
Meditation: Matthew 8, 18-22

 

The Son of Man has nowhere to rest his head. (Matthew 8:20)

When Jesus said he had no-where to lay his head, he wasn’t just talking about a physical place to sleep. Though he traveled from town to town and probably slept in a different location every night, he was giving up more than a comfortable bed. In order to preach the good news, he and his disciples had to leave behind family, friends, and jobs for an unpredictable life. Ultimately, they would be rejected and persecuted by many of the people in their hometowns.

This is why Jesus’ words to the would-be disciple are so poignant. Following Jesus might mean losing the sense of belonging that we associate with the idea of “home”—a place of family, traditions, and refuge.

In order to follow Jesus today, some people still have to give up their sense of home, or even their physical homes. They might experience suffering and isolation, and they might even be arrested or killed. Though that’s not the situation most of us face, being a believer still means experiencing a certain sense of not belonging. You might be the only one in your family to practice your faith or the only one in your neighborhood who attends church on Sundays. You might have different moral values than your coworkers or a different approach to raising your children—all as a result of your faith.

For the disciples, giving up the security and comfort of home was worth it because they had found the Messiah. They wanted to be as close to him as possible. Like them, you also have found the treasure of being with Jesus every day. You can hear from him through the Scriptures and feel his presence in your times of prayer. You have the knowledge and assurance of a God who loves you, as well as the hope that one day you will be with him in your true home, heaven.

Today, renew your commitment to follow Jesus, even if it means not quite fitting in. Ask him to strengthen you and give you courage. Above all, remember how blessed you are to be walking with him each day.

“Lord, give me the courage and strength to follow you.”

Thứ Hai tuần XIII Thường Niên
ngày 27.6.2022

Suy niệm: Mt 8, 18-22

 

Con Người không có nơi gối đầu (Mt 8,20)

Khi Chúa Giêsu nói rằng Ngài không biết phải gối đầu ở đâu, Ngài không chỉ nói về một nơi thực sự để ngủ. Mặc dù Ngài đi từ thị trấn này sang thị trấn khác và có thể ngủ ở một địa điểm khác nhau mỗi đêm, nhưng Ngài không chỉ từ bỏ một chiếc giường thoải mái. Để rao giảng tin mừng, Ngài và các môn đệ phải bỏ lại gia đình, bạn bè và công việc cho một cuộc sống khó lường. Cuối cùng, họ sẽ bị từ chối và ngược đãi bởi nhiều người dân ở quê hương của họ.

Đây là lý do tại sao những lời của Chúa Giêsu đối với môn đệ sẽ trở thành rất sâu sắc. Đi theo Chúa Giêsu có thể đồng nghĩa với việc đánh mất cảm giác thân thuộc mà chúng ta liên tưởng đến ý tưởng về “ngôi nhà” – một gia đình, truyền thống và nơi nương tựa.

Để theo Chúa Giêsu ngày nay, một số người vẫn phải từ bỏ ý thức về gia đình, hay thậm chí là nhà cửa vật chất của họ. Họ có thể trải qua đau khổ và cô lập, thậm chí có thể bị bắt hoặc bị giết. Mặc dù đó không phải là tình huống mà hầu hết chúng ta phải đối mặt, nhưng trở thành một tín hữu vẫn có nghĩa là phải trải qua một cảm giác không thuộc về mình nhất định. Bạn có thể là người duy nhất trong gia đình thực hành đức tin của mình hoặc là người duy nhất trong khu phố của bạn đi lễ nhà thờ vào Chúa nhật. Bạn có thể có các giá trị đạo đức khác với đồng nghiệp hoặc cách tiếp cận khác để nuôi dạy con cái – tất cả đều là kết quả của đức tin của bạn.

Đối với các môn đệ, từ bỏ sự an toàn và tiện nghi như ở nhà là điều đáng giá vì họ đã tìm thấy Đấng Mêsia. Họ muốn ở gần Ngài nhất có thể. Giống như họ, bạn cũng đã tìm thấy kho báu là được ở với Chúa Giêsu mỗi ngày. Bạn có thể nghe từ Ngài qua Kinh thánh và cảm thấy sự hiện diện của Ngài trong thời gian cầu nguyện của bạn. Bạn có sự hiểu biết và bảo đảm về một Thiên Chúa yêu thương bạn, cũng như hy vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ được ở với Ngài trong ngôi nhà đích thực của bạn là Thiên đàng.

Hôm nay, hãy lập lại lời cam kết theo Chúa Giêsu, ngay cả khi điều đó có nghĩa là không hoàn toàn phù hợp. Hãy xin Ngài thêm sức cho bạn và ban cho bạn sự can đảm. Trên hết, hãy nhớ rằng bạn đã may mắn biết bao khi được đi bên Ngài mỗi ngày.

Lạy Chúa, xin ban cho con can đảm và sức mạnh để đi theo Chúa.

 

I will follow you – SN song ngữ (27.6.2022)
Tác giả: Don Schwager

(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Monday (June 27)

“Teacher, I will follow you wherever you go”

Scripture: Matthew 8:18-22  

18 Now when Jesus saw great crowds around him, he gave orders to go over to the other side. 19 And a scribe came up and said to him, “Teacher, I will follow you wherever you go.”  20 And Jesus said to him, “Foxes have holes, and birds of the air have nests; but the Son of man has nowhere to lay his head.” 21 Another of the disciples said to him, “Lord, let me first go and bury my father.” 22 But Jesus said to him, “Follow me, and leave the dead to bury their own dead.”

Thứ Hai ngày 27.6.2022

 

Lạy Thầy, con sẽ theo Thầy bất cứ nơi đâu 

Mt 8,18-22 

18 Thấy xung quanh có đám đông, Đức Giê-su ra lệnh sang bờ bên kia.19 Một kinh sư tiến đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.”20 Đức Giê-su trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”21 Một môn đệ khác thưa với Người: “Thưa Ngài, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã.”22 Đức Giê-su bảo: “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ.”

Meditation: Are you ready to follow the Lord Jesus wherever he may lead you? In love, the Lord Jesus calls each one of us personally by name and he invites us to follow him as our Lord and Teacher. What an awesome privilege and an awesome responsibility! What does it cost to be a disciple and follower of the Lord Jesus? Our whole lives, for sure! The Lord Jesus in turn promises to give us all that we need to follow him and more besides!  Before we “sign-up” for something, it is quite natural and appropriate to ask what it will cost us. Jesus made sure that any “would-be” followers knew what they were getting themselves into.

 

The cost of discipleship

One prospective follower, a scribe who was an expert in the Torah (the law of God in the first five books of Moses in the Jewish bible), paid Jesus the highest compliment he knew. He called Jesus “teacher”. Jesus advised this would-be follower: Before you follow me, think what you are about to do and count the cost. A disciple must be willing to part with anything that might stand in the way of following Jesus as Teacher and Master. Another would-be disciple responded by saying that he must first bury his father, that is go back home and take care of his father until he died. This disciple was not yet ready to count the cost of  following Jesus. Jesus appealed to the man’s heart to choose for God’s kingdom first and to detach himself from anything that might keep him from following the Lord.

The greatest call 

The Lord Jesus invites us into the most wonderful and greatest of relationships – a personal relationship of love and friendship, trust and commitment with himself, the Lord and Ruler of the heavens and the earth. How can we give the Lord our unqualified “yes” to the call he has for our lives? The Lord Jesus fills the hearts of those who accept his invitation of discipleship and friendship with the outpouring of his love into our hearts through the gift of the Holy Spirit who has been given to us (Romans 5:5). The love of God frees us from attachments to other things so we can give ourselves freely to God for his glory and for his kingdom. It was love that compelled the Lord Jesus to lay down his life for us. And he calls us in love to give our all for him.

We cannot outgive God 

What can keep us from giving our all to God? Fear, self-concern, pre-occupation, and attachment to other things. Even spiritual things can get in the way of having God alone as our Treasure if we put them first. Detachment is a necessary step if we want to make the Lord our Treasure and Joy. It frees us to give ourselves without reserve to the Lord and to his service. There is nothing greater we can do with our lives than to place them at the service of the Lord and Master of the universe. We cannot match God in generosity. Jesus promises that those who are willing to part with what is most dear to them for his sake “will receive a hundred times as much and will inherit eternal life” (Matthew 19:29). Is there anything holding you back from giving your all to the Lord?

“Take, O Lord, and receive my entire liberty, my memory, my understanding, and my whole will. All that I am and all that I possess you have given me. I surrender it all to you to be disposed of according to your will. Give me only your love and your grace – with these I will be rich enough and will desire nothing more.” (Prayer of Ignatius Loyola, 1491-1556

Suy niệm: Bạn có sẵn sàng theo Chúa Giêsu bất cứ nơi nào Người dẫn bạn đi không? Trong tình yêu, Chúa Giêsu kêu gọi mỗi người chúng ta cách cá vị bằng tên gọi và Người mời chúng ta đi theo Người là Chúa và là Thầy. Thật là một ân huệ cao cả và một trách nhiệm nặng nề! Nó đòi hỏi gì để trở thành người môn đệ và đi theo Chúa Giêsu? Chắc chắn là toàn bộ cuộc đời chúng ta! Đáp lại, Chúa Giêsu hứa ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần để theo Người và hơn thế nữa! Trước khi chúng ta “ký kết” cho điều gì đó, thật là điều hoàn toàn tự nhiên và hợp lý để hỏi nó đòi hỏi chúng ta điều gì. ĐG bảo đảm rằng bất cứ ai “muốn thành” môn đệ phải biết những gì họ sắp bước vào.

Cái giá của người môn đệ

Một môn đệ tương lai, một kinh sư thành thạo Kinh Torah (lề luật của TC trong 5 cuốn sách đầu tiên của Môisen trong KT Dothái, đã dành cho Đức Giêsu lời khen ngợi cao quý nhất. Anh gọi Đức Giêsu là “Thầy”. Đức Giêsu cảnh báo người muốn trở thành môn đệ này: Trước khi anh muốn theo Ta, hãy nghĩ những gì anh sẽ làm và những gì phải trả giá. Người môn đệ phải sẵn sàng từ bỏ bất cứ điều gì có thể ngăn cản việc theo Đức Giêsu, là Thầy và Chúa của mình. Người muốn trở thành môn đệ khác đáp lại bằng việc nói rằng anh ta phải chôn cất cha mình, tức là phải về nhà và săn sóc cha mình cho tới chết. Người môn đệ này chưa sẵn sàng trả giá về việc theo Đức Giêsu. Đức Giêsu đã khích lệ tinh thần của anh để chọn lựa vương quốc của Thiên Chúa trước hết, và dứt bỏ mình khỏi những gì có thể cản trở anh không theo Chúa.

Ơn gọi cao cả nhất

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vào những mối quan hệ kỳ diệu và cao cả nhất – mối quan hệ yêu thương cá vị và tình bằng hữu, tin tưởng và cam kết với chính Người, là Chúa và Đấng cai trị trời và đất. Làm sao chúng ta có thể nói lời “xin vâng” bất xứng với ơn gọi Người dành cho cuộc đời chúng ta? Chúa Giêsu lấp đầy tâm hồn những ai đón nhận lời mời làm môn đệ và bạn hữu của Người bằng việc tuôn đỗ ân huệ Chúa Thánh Thần, Đấng được ban cho chúng ta (Rm 5,5). Tình yêu Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi những dính bén với những điều khác, như thế chúng ta có thể thanh thoát hiến mình cho Thiên Chúa vì vinh quang và vương quốc của Người. Đó chính là tình yêu đã thúc bách Đức Giêsu hiến mạng sống mình vì chúng ta. Và Người mời gọi chúng ta dâng hiến tất cả mọi sự cho Người vì tình yêu.

Chúng ta không thể vượt trổi Thiên Chúa

Có điều gì ngăn cản chúng ta không hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa không? Sự sợ hãi, tự quan tâm đến mình, sự lo lắng, và dính bén với những sự khác. Thậm chí những gì thiêng liêng có thể ngăn cản chúng ta có một mình Chúa làm Kho báu của mình, nếu chúng ta đặt chúng lên hàng đầu. Sự từ bỏ là bước cần thiết, nếu chúng ta muốn Thiên Chúa làm Kho báu và Niềm vui của mình. Nó giúp chúng ta thanh thoát hiến mình trọn vẹn cho Chúa và cho sự phụng sự Người. Chúng ta không thể làm gì lớn lao hơn cho cuộc đời mình bằng dành nó cho việc phụng sự Thiên Chúa và Chủ tể của vũ trụ. Chúng ta không thể vượt trổi hơn Chúa về sự quảng đại. Đức Giêsu hứa rằng những ai sẵn sàng từ bỏ những gì yêu thích nhất đối với họ vì Người “sẽ nhận được gấp trăm và sẽ thừa hưởng sự sống đời đời” (Mt 19,29). Có điều gì níu kéo bạn lại, không để cho bạn hiến thân trọn vẹn cho Chúa không?

Lạy Chúa, xin nhận lấy toàn bộ sự tự do của con, ký ức của con, sự hiểu biết của con, và trọn vẹn ý chí của con. Tất cả những gì con là và tất cả những gì con có đều do Chúa ban cho. Con xin dâng lại tất cả cho Chúa để Chúa tùy ý sử dụng. Xin chỉ ban cho con tình yêu và ơn sủng của Chúa – với những điều này, con sẽ giàu có và sẽ không còn mong ước gì nữa. (Lời cầu nguyện của thánh Inhaxiô, 1491-1556).

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây