GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Thứ Bảy tuần 28 thường niên

Thứ bảy

Thứ bảy

Thứ Bảy tuần 28 thường niên. – Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-khi-a, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.

"Trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào".

 

* Giám mục I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a đã bị án quăng làm mồi cho thú dữ, tại Rôma, quãng năm 110. Tại các chặng dừng chân trên con đường tiến đến nơi hành hình, người đã gửi bảy thư cho nhiều giáo đoàn. Trong các thư đó, người nói về Chúa Kitô, về Hội Thánh và về đời sống Kitô hữu một cách khôn ngoan và thông thái. Trong các thư đó còn có một trong những bài tình ca thốt lên từ một trái tim thấm nhuần tinh thần Kitô giáo: “Hãy để tôi lãnh nhận ánh sáng tinh tuyền. Nơi tôi chỉ còn một dòng nước sống động đang thầm thì: Hãy đến với Chúa Cha”.

 

Lời Chúa: Lc 12, 8-12

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt thiên thần của Thiên Chúa. Và hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha.

"Khi người ta điệu các con vào các hội đường, đến trước mặt vua quan và chính quyền, các con chớ lo lắng phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào, vì trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào".

 

 

Suy Niệm 1: Đừng lo

Suy niệm:

Người ta thường nói giữ đạo tại tâm.

Đức Giêsu hôm nay đòi ta phải tuyên xưng Ngài trước mặt người đời,

nghĩa là tuyên xưng một cách công khai, không giấu diếm.

Các thánh tử đạo Việt Nam ngày xưa đã có kinh nghiệm đó.

Chỉ cần bước qua thập giá là coi như chối bỏ niềm tin vào Đức Giêsu.

Không bước qua thập giá là cử chỉ tuyên xưng đức tin rõ ràng nhất.

Một đoàn người đông đúc đã sẵn lòng chịu muôn vàn khổ hình,

nhưng quyết không bước qua thập giá.

Phêrô đã có kinh nghiệm về sự công khai chối bỏ Thầy (Lc 22, 57).

Ông bảo mình không biết Thầy, không phải là người đã ở với Thầy,

đã theo Thầy như một môn đệ và như một người bạn.

Đơn giản là ông sợ bị liên lụy, sợ chịu chung số phận của Thầy.

Xưa nay chẳng ai tuyên xưng Đức Giêsu mà không phải trả giá.

Tuyên xưng bằng cách không bước qua thập giá như hồi xưa,

hay tuyên xưng bằng cách bước qua những mời mọc thời nay,

Coi nhẹ những gì thế gian mê đắm và ưa chuộng,

Như khoái lạc, địa vị, quyền lực, giàu sang.

Phêrô đã bất ngờ và dễ dàng sa ngã.

Nhưng Đức Giêsu đã cầu xin để ông được đứng lên (Lc 22, 32).

Sau này, Phêrô sẽ có kinh nghiệm khác về việc công khai tuyên xưng.

Đó là lúc ông và Gioan bị đem ra trước Hội Đồng Do Thái (Cv 4, 8)

Sau khi đã chữa một người bất toại ở cửa Đền thờ.

Phêrô được đầy tràn Thánh Thần, đã mạnh dạn làm chứng về Đức Kitô.

Hội Đồng kinh ngạc trước sự bạo dạn của ông,

vì biết ông là người ít học, quê mùa (Cv 4, 13).

Bạo dạn là nét của cộng đoàn sơ khai, khi đứng trước đe dọa (Cv 4, 29).

“Chớ lo lắng phải biện hộ làm sao hay phải nói gì,

vì Thánh Thần sẽ dạy các ông ngay giờ đó về điều phải nói” (cc. 11-12).

Không sợ và không lo,

đó là thái độ của người Kitô hữu trưởng thành trước nghịch cảnh.

Đừng phạm thượng đến Thánh Thần, vì sẽ không được tha (c. 10).

Xúc phạm đến Thánh Thần là cứ ngoan cố,

khăng khăng chống lại tác động của Ngài trong đời ta.

Những mời gọi của Thánh Thần bị bóp chết ngay từ đầu.

Một người dứt khoát từ chối Thánh Thần là từ chối chính Thiên Chúa.

Người ấy không có sự mở ra sẵn sàng để đón nhận.

Người ấy không được tha thứ, đơn giản vì không muốn nhận ơn ấy.

Xin cho chúng ta nhận được sự nâng đỡ của Thánh Thần

để làm chứng cho Giêsu giữa lòng thế giới.

Và xin cho ta chấp nhận cái giá phải trả cho một tình yêu tín trung.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,

Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.

Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,

lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.

Thế gian này vàng thau lẫn lộn.

Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài.

Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,

giữ được vị mặn của muối,

và sức tác động của men,

để đem đến cho thế gian

một linh hồn, một sức sống.

Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,

chỉ sợ mình bỏ sống đạo

vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.

Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng

chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,

những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.

Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con,

thì xin cho chúng con cảm thấy niềm vui

của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen.

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

 

Suy Niệm 2: THIÊN CHÚA VÀ THIÊN HẠ

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Chúa Giê-su đặt Thiên Chúa đối diện với thiên hạ để cho ta phải dứt khoát chọn lựa. Thiên Chúa là chủ cả trời đất. Thiên hạ chỉ là người dưới gầm trời. Thế mà chọn lựa này vẫn khiến ta sợ hãi. Sợ hãi vì tuyên xưng Chúa trước mặt thiên hạ sẽ bị thiệt thòi. Thiệt thòi lớn nhất là mất mạng như các thánh tử đạo đã chịu. Thiệt thòi nhỏ hơn là bị mất chức quyền. Thiệt thòi tối thiểu là bị mất mối lợi trước mắt, mất ưu thế với người đời, mất tiền của… Thì ra khi gắn bó với trần gian ta đâm sợ thiên hạ. Ta sợ vì có gì để mất. Khi không có gì để mất ở trần gian, ta không còn gì phải sợ. Đó chính là thái độ của Áp-ra-ham. Đó chính là thái độ của người sống theo Chúa Thánh Thần.

Áp-ra-ham đã từ bỏ tất cả. Từ bỏ quê hương, gia tộc. Từ bỏ của cải đất đai. Thậm chí từ bỏ cả đứa con trai duy nhất, niềm hi vọng cuối cùng của tuổi già. Ông chỉ chọn Chúa. Ông chỉ đi theo ơn Chúa Thánh Thần. Ông chỉ sống, suy nghĩ, nói năng và hành động theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng. “Không phải chiếu theo Lề Luật, mà Thiên Chúa đã hứa cho ông Áp-ra-ham và dòng dõi ông được thế gian làm gia nghiệp; nhưng ông được lời hứa đó, vì đã trở nên công chính nhờ lòng tin” (năm lẻ).

Khi chọn Chúa chứ không chọn trần gian, ta hiên ngang ra trước cường quyền tuyên xưng Danh Chúa. Vì khi không còn bám víu gì vào trần gian, Chúa Thánh Thần sẽ làm việc. Tâm hồn con người giống như chiếc thuyền buồm. Khi trút bỏ mọi đam mê dục vọng, mọi ràng buộc gắn bó, thuyền sẽ nhẹ tênh. Khi không nhìn về trần gian, buồm sẽ căng gió Thánh Thần để đi đúng hướng Thiên Chúa. Và hoa trái của Thánh Thần thật lớn lao. Lớn lao nhất là được chính Chúa Giê-su tuyên dương trước mặt Chúa Cha và các thần thánh trên trời.

Vì thế thánh Phao-lô hằng cầu nguyện cho tín hữu Ê-phê-sô được “thần khí khôn ngoan” soi lòng mở trí, để nhận định rõ “đâu là niềm hi vọng, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao” để biết luôn chọn Chúa Ki-tô. Từ bỏ trần gian để chọn Chúa Ki-tô ta sẽ được tất cả. Vì “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô” (năm chẵn).

Lạy Chúa, xin cho con đừng bao giờ chọn trần gian chóng qua, đừng bị những khuynh hướng thế tục chi phối, để tâm hồn con tự do theo ơn Chúa Thánh Thần. Như thế con sẽ hiên ngang trước mặt người đời để tuyên xưng Chúa bằng đời sống từ bỏ của con.

 

Suy Niệm 3: Tội Phạm Ðến Chúa Thánh Thần

Ông Charles Darwin, khi về già đã tâm sự: lúc còn trẻ, ông cũng rất yêu thích thi ca và âm nhạc, thế nhưng, công việc nghiên cứu đã chiếm hết thời giờ của ông. Dành trọn cuộc đời cho sinh vật học, cho nên ông đã mất dần khả năng thưởng thức thi ca và âm nhạc, đến nỗi về sau, thi ca đối với ông chỉ còn là những lời vô bổ và âm nhạc chỉ là những tiếng động ồn ào mà thôi. Cuộc đời ông đã thiếu hẳn vẻ tươi mát và trẻ trung. Thế nên, nếu được sống lại tuổi trẻ lần nữa, ông sẽ dành thời giờ tìm đến thi ca và âm nhạc, để khỏi mất đi khả năng thưởng thức chúng, một khả năng giúp cho cuộc đời thêm hương vị.

Lời tâm sự của Charles Darwin giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về tội phạm đến Chúa Thánh Thần được Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng hôm nay.

Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý. Một trong những công việc của Ngài là mạc khải về chân lý, giúp con người hiểu biết chân lý mà hướng lòng họ đi tìm sự thật. Bởi thế, sau khi Chúa Giêsu về trời, thì Thánh Thần đến trên các Tông đồ để dạy dỗ và hướng dẫn các ông. Nhờ Thánh Thần, các ông đã hiểu rõ những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu; và cũng nhờ Thánh Thần, các ông đã mạnh dạn rao giảng Tin Mừng như lời căn dặn của Chúa Giêsu trước khi Ngài về trời.

Công cuộc rao giảng Tin Mừng không phải luôn luôn dễ dàng và gặt hái thành công, như lần 3,000 người trở lại liền sau bài giảng của thánh Phêrô vào dịp lễ Ngũ Tuần; nhưng các ông đã gặp biết bao chống đối và bách hại. Dù gặp gian nan thử thách như thế, các ông vẫn hiên ngang rao giảng, vì đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu, và hơn nữa, một điều kiện: "Ai tuyên xưng Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa". Vả lại, các ông không phải đơn độc trong gian nan, thử thách, vì có Thánh Thần luôn hiện diện với các ông. Thánh Thần sẽ dạy cho các ông phải nói gì khi bị điệu đến trước nhà cầm quyền, vì Danh Chúa Giêsu. Một sự hiện diện gần gũi và cần thiết như vậy của Thánh Thần, khiến cho tội phạm đến Thánh Thần trở thành tội không được tha. Không được tha, không phải vì Thánh Thần là một Thiên Chúa nghiêm khắc trừng phạt; Chúa Thánh Thần vẫn mãi mãi là một Thiên Chúa khoan dung, từ bi, nhân hậu, là Ðấng Bầu Chữa, an ủi, vỗ về các tâm hồn. Không được tha không phải vì Chúa Thánh Thần không muốn tha, nhưng là vì thái độ của con người.

Nếu trong con người của Darwin có những sở thích về thi ca, âm nhạc, nhưng vì không chịu tiếp xúc với các môn ấy khiến ông mất dần khả năng thưởng thức thi ca, âm nhạc, để rồi chúng trở thành vô bổ đối với ông. Cũng thế, trong mỗi người chúng ta đều có những khát vọng về chân lý, nhưng chính thái độ bịt tai nhắm mắt trước sự thật đã khiến con người mất dần khả năng cảm nhận sự thật để rồi đối với họ sự thật chẳng còn giá trị gì. Chúa Thánh Thần là Chân Lý, nhưng nếu đứng trước Ngài, con người vẫn giữ thái độ cố chấp, thì dù Ngài là Ðấng giúp con người hiểu biết và đi tìm chân lý, Ngài cũng đành bó tay. Không tìm đến với nguồn chân lý, làm sao con người có thể nhận được ơn tha thứ?

Xin Chúa cho chúng ta có một tâm hồn yêu mến và nhạy cảm trước sự thật. Xin cho chúng ta biết can đảm vượt qua những trói buộc của đam mê, ích kỷ, tội lỗi, để tìm đến với sự thật, vì chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Cuộc Sống Chứng Tá

Sau khi khiển trách các người pharisiêu và những nhà thông luật, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy có lòng can đảm tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, ngay cả trước những kẻ dữ mà không sợ bị bách hại. Bài trình thuật Phúc Âm hôm nay vì thế mời gọi tất cả chúng ta hướng về một đức tin xác quyết và một niềm hy vọng bất diệt vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu dạy bảo các môn đệ hãy can đảm làm chứng tá cho Thiên Chúa giữa lòng thế gian, bất chấp những sự bách hại của các quyền lực trần thế, đó là điều kiện để các ông được Chúa Cha trên trời đón nhận như Ngài nói: "Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa".

Tất cả cuộc sống của người Kitô không nằm ở thái độ biểu dương đức tin để trở nên xứng đáng với trước mặt Thiên Chúa, nhưng là thái độ khiêm tốn và xác tín trong việc sống thực hành những lời răn của Thiên Chúa mà không đòi hỏi bất cứ sự đền bù nào. Khi Chúa Giêsu nói: "Bất cứ ai nói phạm đến Con Người thì còn được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng được tha", Người ngụ ý dạy rằng tội lỗi thực sự của loài người là sự ngoan cố đối nghịch với Thiên Chúa và từ khước tình yêu thương và sự tha thứ của Người.

Chúa Thánh Thần là Ðấng của tình yêu thương và sự tha thứ. Ai khước từ Chúa Thánh Thần là hoàn toàn từ chối sự cứu rỗi mà Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại. Hồng ân và sức mạnh đến từ Chúa Thánh Thần làm cho đức tin của chúng ta được tăng trưởng và đức tin đó được đun nóng từ Chúa Thánh Thần sẽ thúc đẩy chúng ta đến những hành động anh hùng bằng gương tử đạo. Gương tử đạo không xuất phát từ các yếu tố con người mà là kết quả đến từ những ai để cho ngọn lửa tình yêu của Chúa Thánh Thần bùng cháy trong tâm hồn mình đó là hồng ân của Chúa Thánh Thần ban cho những ai biết mở rộng con tim để đón nhận Người.

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu biết rằng các môn đệ sẽ chịu nhiều thử thách, thế nên Người đã cảnh giác rằng các ông có thể sẽ mất đi những hồng ân của Thiên Chúa và rơi vào tình trạng nghi ngờ hay từ bỏ đức tin. Mặt khác, Người cũng bảo đảm rằng Chúa Thánh Thần sẽ ban cho các ông sự khôn ngoan và lòng can đảm để đối diện với những kẻ dữ trong giờ phút bị bách hại. Ðồng thời, Chúa Giêsu cũng lên án những kẻ nói phạm đến Thánh Thần. Sự phạm thánh đó bao gồm những hành động hay những tư tưởng chống đối Thiên Chúa tiềm ẩn trong con tim hay biểu lộ ra bên ngoài. Tội nói phạm đến Chúa Thánh Thần là thái độ của những kẻ cứng lòng từ chối tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa mà không thực lòng muốn sám hối.

Lòng nhân ái của Thiên Chúa thì vô bờ bến nhưng nếu một ai từ chối lòng thương xót của Người thì sẽ tự mình kết án chính mình. Hồng ân đến từ Chúa Thánh Thần sẵn sàng ban xuống cho những ai tin nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Ðấng Cứu Thế.

Lạy Chúa,

Người là niềm hy vọng và là sự cứu rỗi của chúng con. Xin cho chúng con biết đặt sự tin tưởng vào Chúa trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn hay cám dỗ nào. Xin hãy để ngọn lửa của Chúa Thánh Thần bùng cháy trong con tim chúng con, cho chúng con sự khôn ngoan và can đảm để theo gương đức tin mặc dù phải đối diện với những sự bách hại của kẻ dữ.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 5: Chân lý chứng nhận cho bạn trong ngày phán xét

“Thầy nói cho anh em biết: Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước bặt thiên hạ, thì Con Người cũng tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.” (Lc. 12, 8)

Trong khi khuyên các môn đệ đi làm chứng cho chân lý thì đừng sợ gì, dù ở đâu thời nào, Đức Giêsu đã phấn chấn các ông, cho các ông biết về sự giúp đỡ của Thiên Chúa và những hiệu quả do lòng trung thành của các ông.

Trước tòa đời

Chân lý các môn đệ phải tuyên xưng là: “Đức Giêsu Kitô là Chúa ở trong vinh quang Thiên Chúa”. Nghĩa là, Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Thiên Chúa, Nguồn Mặc Khải Thiên Chúa.

Không ai có thể tuyên xưng chân lý này, nếu không được linh ứng bởi Thánh Thần, Đấng ban cho họ hiểu biết và sức mạnh để làm chứng. Cho nên Đức Giêsu hứa ban cho các môn đệ, lúc tuyên xưng đức tin trước tòa người đời, Thánh Thần chân lý sẽ dạy các ông phải nói gì. Dù những môn đệ tầm thường nhất cũng không phải lo lắng. Thánh Thần sẽ đặt vào môi miệng các ông những lời để các ông mạnh mẽ tuyên xưng đức tin. Ngài sẽ còn hướng dẫn các ông trong đời sống vì các ông đang sống trong Thánh Thần từ lúc chịu phép rửa.

Trong ngày phán xét

Ai tuyên xưng chân lý trước mặt thiên hạ bằng đời sống, việc làm và lời nói sẽ được Con Thiên Chúa bênh vực trong ngày phán xét trước mặt Chúa Cha và các thiên thần.

Ai bỏ làm chứng và đức tin vào Đức Kitô vì kính nể người đời hay sợ bắt bớ, thì không thể được cánh tay của Con Người che chở trong ngày phán xét. Đức Giêsu trung thành với ai trung thành với Người. Chính mình sẽ tự lên án mình tùy theo đời sống của mình.

Nếu kẻ đã không tin vào lời Đức Giêsu và sự nghiệp của Người, nó có thể được tha thứ, vì nó chưa nhận được Thánh Thần, cho nên nó không có thể trung thành. Nhưng nếu ai đã tin chân lý mà không đón nhận lòng thương xót, nó cố chấp từ bỏ đức tin là xúc phạm đến Thánh Thần vì nó chối bỏ chân lý đã mặc khải cho nó.

Lạy Chúa, xin hãy ban Thánh Thần Chúa đến củng cố đức tin chúng con trong mọi nơi, mọi lúc, cho chúng con được sức mạnh can đảm tuyên xưng chân lý rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa ở trong vinh quang Đức Chúa Cha”.

RC

 

Suy Niệm 6: “ĐỪNG SỢ” CHÚA THÁNH THẦN SẼ NÓI THAY (Lc 12, 8-12)

Xem thêm thứ Sáu tuần 14 TN và ngày 26.12 trong tuần Giáng Sinh

Đọc lại lịch sử các thánh Tử đạo Việt Nam, chúng ta thấy: rất nhiều vị thánh xuất thân từ nhà quê, chẳng được học hành là bao, lại phải lam lũ khổ sở, suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời! Ấy vậy mà khi bị bắt, bị tra tấn, đánh đập, nhất là khi bị hỏi cung, các ngài đã trả lời hết sức trôi chảy. Không những thế, các ngài còn lý luận và bẻ gãy những lời nói phi nhân, bất nghĩa của vua quan. Mặt khác, nhân cơ hội, ngoài chuyện làm chứng cho Chúa bằng đời sống, các ngài còn rao giảng Lời Chúa cho những người đang làm hại mình nữa. Tất cả những chuyện đó, chúng  ta, ai cũng hiểu là Chúa Thánh Thần nói trong và hành động nơi các thánh.

Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng nói cho các môn đệ biết, các ông sẽ phải chịu đau khổ, bách hại và gặp muôn điều khó khăn, tuy nhiên, các ông đừng sợ, những lúc như thế, Chúa Thánh Thần sẽ giúp các ông để cho các ông biết phải làm gì và nói gì.

Trong đời sống đạo của chúng ta hiện nay, không còn quá khó như thời các thánh tử đạo khi xưa. Nhưng vẫn còn nơi này, nơi kia, vì một số người kém hiểu biết, dốt nát, cổ hủ, nên còn gây khó dễ đối với các tín hữu cách này, cách khác. Những người này có thể vì một mục đích thực dụng nào đó cho cá nhân hay tập thể, nên mới có những hành xử kém hiểu biết và thiếu nhân văn như vậy! Tuy nhiên, điều này không đáng ngại, bởi vì kinh nghiệm cho thấy, càng khó khăn, khổ sở bao nhiêu thì niềm tin và đời sống đạo lại càng sống động. Nhưng điều đáng sợ hơn cả chính là những trào lưu tục hóa đang dần bách hại tinh thần của chúng ta. Những phim ảnh, sách báo, băng đĩa xấu đang lan tràn mọi nơi. Những thứ này nó phá hủy từ bên trong, nên có sức làm băng hoại đời sống đạo đức, luân lý nơi con người. Đây mới là thử thách đáng phải quan tâm!

Sống trong xã hội như thế, người Kitô hữu được mời gọi làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống lành mạnh... Khước từ những điều không phù hợp với luân lý Kitô giáo. Còn nếu có gặp khó khăn, bắt bớ, cấm cách, chúng ta an tâm, vững tin vào Chúa Quan Phòng, vì những lúc đó, Chúa Thánh Thần sẽ thực thi vai trò của Người như xưa Người đã làm nơi các Tông đồ và các bậc tiền nhân của chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con, để chúng con được ơn can đảm, trung thành với Chúa và Tin Mừng của Chúa. Amen.

Ngọc Biển SSP



 

Chúa Thánh Thần sẽ dạy anh em phải nói điều gì – SN song ngữ 17.10.2020

 

Saturday (October 17): “The Holy Spirit will teach you what to say”

 

Scripture:  Luke 12:8-12 

8 “And I tell you, every one who acknowledges me before men, the Son of man also will acknowledge before the angels of God; 9 but he who denies me before men will be denied before the angels of God. 10 And every one who speaks a word against the Son of man will be forgiven; but he who blasphemes against the Holy Spirit will not be  forgiven. 11 And when they bring you before the synagogues and the rulers and the authorities, do not be anxious how or what you are to answer or what you are to say; 12 for the Holy Spirit will teach you in that very hour what you ought to say.”

Thứ Bảy     17-10           Chúa Thánh Thần sẽ dạy anh em phải nói điều gì

 

Lc 12,8-12

8 “Thầy nói cho anh em biết: phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.9 Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.10 “Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha.11 “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì,12 vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói.”

Meditation:

 

What is the unforgivable sin which Jesus warns us to avoid? Jesus knows that his disciples will be tested and he assures them that the Holy Spirit will give them what they need in their time of adversity and temptation. He warns them, however, that it’s possible to reject the grace of God – his favor, blessing, and help – and to fall into apostasy – giving up our faith and loyalty to Jesus Christ out of fear (being a coward), pride, or disbelief (refusing to believe and trust in the Lord Jesus). The scriptural expression to deny someone means to disown them – to have nothing to do with them anymore. 

Do not reject the gift and help of the Holy Spirit

Jesus also speaks against blaspheming the Holy Spirit. What is blasphemy and why is it reprehensible (extremely bad and deserving severe rebuke)? Blasphemy consists in uttering against God, inwardly or outwardly, words of hatred, reproach, or defiance. It’s contrary to the honor and respect we owe to God (who is our Father, Creator, and Savior) and to his holy name. Jesus speaks of blaspheming against the Holy Spirit as the unforgivable sin. Jesus spoke about this sin immediately after the scribes and Pharisees had attributed his miracles to the work of the devil instead of to God.

Do you trust in God’s help and deliverance?

A sin can only be unforgivable if repentance (admitting wrongdoing and asking forgiveness) is impossible. If someone repeatedly closes his or her heart to God and shuts their ear to his voice, they come to a point where they can no longer recognize God even when God makes his word and presence known to them. Such a person ends up perceiving evil as good and good as evil (Isaiah 5:20). To fear such a sin, however, signals that one is not dead to God and is conscious of the need for God’s merciful help and strength. 

There are no limits to the mercy of God, but we can reject his mercy by refusing to ask God’s pardon for our wrongdoing and by refusing to accept the help he gives us to turn away from sin and from whatever would keep us from doing his will. God gives sufficient grace (his favor and mercy towards us) and he gives sufficient help (his wisdom and strength) to all who humbly call upon him. Giving up on God and refusing to turn away from sin and disbelief results from our own sinful pride, stubborn will, and the loss of hope in God’s promises.God never turns a deaf ear to those who seek his help and listen to his voice – his word of hope, pardon, and freedom from sin and oppression. 

Our hope and confidence come from God

What is the basis of our hope and confidence in God? It is the free gift of his beloved Son, the Lord Jesus Christ, who gave his life for our sake and who now intercedes for us at the right hand of the throne of God’s mercy (Hebrews 4:14-15). John the Evangelist tells us that “God so loved the world that he gave his only Son, that whoever believes in him should not perish but have eternal life” (John 3:16). 

 

Jesus’ death on the cross won for us new life and freedom to live as men and women of faith, hope, and love. That is why Jesus offers us the gift and power of the Holy Spirit (Luke 11:13) who enables us to live each day as God’s beloved children – his sons and daughters. The love and mercy of Jesus Christ, the forgiveness of sins, and the gift of the Holy Spirit are freely given to all who acknowledge Jesus as their Lord and Savior. Is your hope securely placed in the Lord Jesus and his victory on the cross?

 

 

“Lord Jesus, you are my hope and my salvation. May I never waver in my hope and trust in your merciful help and strength. Let the fire of your Holy Spirit burn in my heart and fill me with a consuming love for you.”

Suy niệm:

 

Tội không thể tha thứ nào mà Đức Giêsu cảnh báo chúng ta phải tránh? Đức Giêsu biết rằng các môn đệ sẽ bị thử thách, và Người bảo đảm với họ rằng Chúa Thánh Thần sẽ ban cho họ những gì cần thiết trong lúc gặp nghịch cảnh. Tuy nhiên, Người cảnh báo họ rằng người ta có thể chống lại ơn sủng Chúa – ơn sủng, phúc lành, và sự trợ giúp – ngã vào sự bỏ đạo – và chối bỏ niềm tin của mình và trung thành với Đức Giêsu Kitô vì sự sợ hãi (hèn nhát), kiêu ngạo, hay không tin (từ chối tin cậy vào Chúa Giêsu). Thành ngữ trong Kinh thánh để phủ nhận ai nghĩa là chối bỏ họ – chẳng có gì liên quan tới họ nữa.

 

Đừng khước từ ơn sủng và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần

Đức Giêsu cũng đề cập đến việc nói phạm đến Chúa Thánh Thần. Nói lộng ngôn là gì và tại sao nó đáng bị khiển trách? Nói lộng ngôn nghĩa là nói xúc phạm đến Chúa, bên trong hoặc bên ngoài, với những lời lẽ thù ghét, chỉ trích, hay thách thức. Nó trái ngược với lòng tôn kính Thiên Chúa và thánh danh Người. Đức Giêsu nói tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội không thể tha thứ. Đức Giêsu nói về tội này ngay sau khi các kinh sư và những người Pharisêu quy chiếu các phép lạ của Chúa là công việc của ma quỷ thay vì của Thiên Chúa.

 

Bạn có tin vào sự trợ giúp và giải thoát của TC không?

Tội không thể được tha thứ chỉ khi nào người ta không chịu thống hối ăn năn. Nếu họ cứ tiếp tục đóng cửa lòng với Chúa, và bịt tai với tiếng nói của Người, họ sẽ đi đến chỗ không còn nhận ra Thiên Chúa nữa, thậm chí khi Người tỏ mình ra. Một người như vậy sẽ đi đến kết quả là xem cái tốt như cái xấu, và cái xấu như cái tốt (Is 5,20). Tuy nhiên, lòng sợ tội như thế là dấu chỉ cho thấy người ta chưa bị tê liệt với Chúa, và vẫn còn ý thức sự cần thiết trợ giúp và sức mạnh thương xót của Chúa.

 

Lòng thương xót Chúa không có giới hạn, nhưng chúng ta có thể khước từ lòng thương xót của Người bằng việc từ chối đón nhận sự trợ giúp Người ban cho chúng ta để quay lưng lại với tội lỗi và những gì ngăn cản chúng ta thực thi ý Người. Thiên Chúa ban đủ ơn sủng (ơn sủng và lòng thương xót với chúng ta) và Người ban đủ sự trợ giúp (sự khôn ngoan và sức mạnh của Người) cho tất cả những ai khiêm tốn cầu xin Người. Chối bỏ Chúa, từ chối từ bỏ tội lỗi và sự cứng tin là kết quả của sự kiêu ngạo tội lỗi, ý chí bướng bỉnh, và mất hy vọng vào những lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ bịt tai trước những ai tìm kiếm sự trợ giúp của Người và lắng nghe tiếng Người (lời hy vọng, tha thứ, và giải thoát).

Niềm tin và hy vọng của chúng ta đến từ Thiên Chúa

Đâu là nền tảng của niềm hy vọng và lòng tin vào Thiên Chúa? Đó chính là ơn nhưng không của Con yêu dấu, Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mạng sống mình vì phần rỗi chúng ta và giờ đây đang thỉnh cầu cho chúng ta bên hữu ngai tòa thương xót của Thiên Chúa (Hr 4,14-15). Thánh sử Gioan nói với chúng ta rằng: “Thiên Chúa quá yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một mình, để những ai tin cậy Người sẽ không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).

Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá đem lại cho chúng ta sự sống mới và tự do sống như những con người của đức tin, đức cậy, và đức mến. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu ban cho chúng ta ơn sủng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần (Lc 11,13), Đấng giúp chúng ta sống mỗi ngày như những người con của Thiên Chúa. Tình yêu và lòng thương xót của Đức Giêsu Kitô, ơn tha thứ các tội lỗi, và ơn sủng của CTT được ban cách nhưng không cho tất cả những ai nhận biết Đức Giêsu là Chúa và là Đấng cứu độ. Niềm hy vọng của bạn nơi Đức Kitô và sự chiến thắng trên thập giá của Người có chắc chắn không?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là niềm hy vọng và là ơn cứu độ của con. Chớ gì con luôn tin tưởng Chúa và cậy dựa vào ơn sủng Chúa trong những khi thử thách và cám dỗ. Xin Chúa đốt lên trong lòng con ngọn lửa của Thánh Thần, và lấp đầy lòng con với một tình yêu nóng bỏng vì Chúa.

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

 

SUY NIỆM

1. Thiên Chúa, Thánh Thần và Con Người

Lời của Đức Giê-su trong bài Tin Mừng liên quan đến ba vấn đề xem ra rời rạc: nhìn nhận hay từ chối Con Người cách công khai (c. 8-9); nói phạm đến Con Người và nói phạm đến Thánh Thần (c. 10); và trường hợp người môn đệ bị đưa ra xét xử công khai (c. 11-12).

Nhưng, nếu biết lắng nghe, chúng ta vẫn nhận ra sự hài hòa hiện diện ở bên dưới những lời của Đức Giê-su, được tường thuật lại trong bản văn Tin Mừng này: cả ba phần của bài Tin Mừng đều liên quan đến thái độ của con người đối với Đức Giê-su: công khai từ chối Người (phần 1); người ta xét xử môn đệ của Người (phần 3); những lựa chọn như thế, có thể được tha thứ hay không (phần 2, nghĩa là trung tâm). Hơn nữa, sự hài hòa trong những lời này của Đức Giê-su, còn được duy trì bởi sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thực vậy:

  • Đức Giê-su với tư cách là Con Người, nghĩa là Ngôi Hai Thiên Chúa, Ngài được người môn đệ công khai nhìn nhận, dù phải chịu thiệt thòi, thậm chí chịu bách hại; và Ngài cũng sẽ công khai nhìn nhận người môn đệ trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa Cha.
  • Người ta có thể nói phạm đến Thánh Thần không? Và trong trường hợp người môn đệ bị đưa ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, Thánh Thần sẽ dạy cho người môn đệ điều phải nói.

 2. “Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ”

Như thế, người môn đệ khi “công khai nhìn nhận” Đức Giê-su, sẽ có nguy cơ bị người đời loại trừ, nhưng lại được vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa: được Ngôi Hai Thiên Chúa được vào tương quan phụ tử với Thiên Chúa Cha và được tràn đầy Thánh Thần hôm nay và ngay trong hoàn cảnh bị bách hại.

Xin cho chúng ta “công khai nhìn nhận” Đức Giê-su trong lòng chúng ta và trong cách sống của chúng ta. Sự phản kháng chắc chắn sẽ xảy ra, không chỉ bên ngoài, nhưng cả bên trong chúng ta nữa. Nhưng làm sao sánh được với niềm vui khôn tả, được tháp nhập vào trong sự sống viên mãn và vĩnh hằng của Ba Ngôi Thiên Chúa, được tháp nhập vào trong Gia Đình mới của Đức Giê-su hôm nay (x. Lc 8, 19-21)?

Chúng ta có thể dừng lại để suy gẫm về cách thức chúng ta “công khai nhìn nhận” Đức Giê-su trong sống thường ngày của chúng ta.

Nhưng thực ra Ngài đã công khai nhìn nhận chúng ta trước rồi, dù chúng ta là ai và ở trong tình trạng nào, ngang qua mầu nhiệm nhập thể và mầu nhiệm Vượt Qua, được diễn tả nơi mầu nhiệm sáng thứ nhất. Như thánh Phaolô nói: “Đức Ki-tô chết cho chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân”. Và sự nhìn nhận, thậm chí tuyển chọn yêu thương của Đức Ki-tô dành cho chúng ta, vẫn được làm mới lại mỗi ngày trong Thánh Lễ. Chúng ta chỉ cần đáp lại thôi.

3. “Nói phạm đến Thánh Thần”

Một trong những điều khó hiểu nhất trong bài Tin Mừng, và có lẽ trong các Tin Mừng, đó là lời này của Đức Giê-su:

Bất cứ ai nói phạm đến Con Người,
thì còn được tha;
nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần,
thì sẽ chẳng được tha. 
(c. 10)

Lời này không chỉ khó hiểu, những con làm cho chúng ta lo sợ, khi tự hỏi: “tôi có bao giờ nói phạm đến Thánh Thần chưa?” Nhưng nếu chúng ta hiểu ra, chúng ta sẽ cảm thấy bình an và tạ ơn Chúa vô cùng. Bởi lẽ, Lời Chúa luôn luôn là Lời ban sự sống, Lời làm cho sống và duy trì sự sống.

Người ta có thể dễ dàng nói phạm đến Con Người, bởi vì Người là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng nhập thể nơi con người Đức Giê-su Na-da-rét. Người Do Thái đã nói phạm đến Người và còn rất nhiều người hôm qua và hôm nay nữa.

Nhưng Thánh Thần là Đấng hoàn toàn vô hình, vì Người là Thần Khí, là năng động, là tương quan, nên người ta không thể phạm đến Thánh Thần được. Hơn nữa, Thánh Thần là tương quan tình yêu giữa Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, giữa Thiên Chúa và con người, và giữa con người với con người.

Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. (Ga 15, 9-10.12)

Vì thế, “nói phạm đến Thánh Thần” hay sâu rộng hơn, sống ngược lại với năng động Thần Khí, vốn là TƯƠNG QUAN TÌNH YÊU, là tự hủy diệt chính mình !

Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây