GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Thứ Sáu tuần 5 Phục Sinh.

Thứ Sáu tuần 5 Phục Sinh.

Thứ Sáu tuần 5 Phục Sinh.

"Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau".

 

Lời Chúa: Ga 15, 12-17

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền.

Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con.

Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau".

 

 

SUY NIỆM 1: Yêu thương nhau như Thầy

Suy niệm :

Tôn giáo nào cũng dạy người ta phải yêu nhau.

Từ bi hỷ xả của Phật giáo hay tứ hải giai huynh đệ của Khổng giáo.

Đức Giêsu đã coi việc yêu thương nhau là một điều răn, một lệnh truyền.

Nhưng lệnh truyền này có nét mới mẻ:

“Anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em” (c. 12).

Nét mới mẻ và đáng sợ nằm ở chữ như.

Chính chữ này làm nên nét đặc trưng của Kitô giáo.

Đức Giêsu soi sáng ý nghĩa của chữ như trong câu sau,

khi Ngài nói đến tình yêu của mình đối với các môn đệ:

“Không ai có tình yêu lớn hơn

tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (c. 13).

Chết cho các bạn của mình là hành vi lớn nhất của tình yêu.

Thập giá là biểu hiện của tình yêu lớn nhất, tình yêu hiến mạng.

Đức Giêsu đòi buộc các môn đệ phải yêu nhau đến mức đó.

Người Kitô hữu được mời gọi yêu nhau đến mức đó.

“Như Cha đã yêu Thầy thế nào, Thầy cũng yêu anh em như vậy.

Anh em hãy ở lại trong tình yêu của của Thầy” (c. 9).

Có một dòng suối tình yêu chảy tràn từ Cha đến Thầy Giêsu,

và từ Thầy Giêsu đến với các môn đệ.

Ở lại trong tình yêu của Thầy chính là để cho dòng suối đó tiếp tục chảy,

qua tình yêu giữa các môn đệ với nhau.

Dòng suối ngừng chảy sẽ trở nên ao tù nhơ nhớp.

Giữa Thầy Giêsu và các môn đệ không phải chỉ có tình Thầy trò,

mà còn có tình bạn thân thiết (c. 14).

Một đặc tính của tình bạn là dám chia sẻ cho nhau những điều riêng tư.

Thầy Giêsu cho các môn đệ biết việc mình làm,

và biết những gì Thầy đã nghe được từ nơi cung lòng Cha (c. 15).

Như thế đời sống thầm kín giữa Thầy với Cha, Thầy đã vén mở.

Thầy Giêsu sống như một người bạn bên cạnh các môn đệ.

Và Ngài cũng muốn họ sống như những người bạn bên nhau.

Dám sống cho nhau và dám chết cho nhau.

Chỉ khi họ sống với nhau như những người bạn đích thực,

các môn đệ mới thật là bạn của Giêsu (c. 14).

Tình bạn đối với Giêsu khiến ta có tình bạn đối với nhau.

Tình bạn ta có đối với nhau minh chứng về tình bạn ta đang có với Giêsu.

Trong đời thường, chúng ta ít có cơ hội hy sinh mạng sống cho nhau.

Nhưng chúng ta lại có rất nhiều cơ hội hy sinh những điều đáng quý khác,

như thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, uy tín, quyền lợi, dự tính, ảnh hưởng…

Những hy sinh này đụng đến cái tôi của ta và làm ta đau nhói.

Mong các Kitô hữu biết yêu nhau để người ta biết chúng ta là ai (Ga 13, 35).

 

Cầu nguyện :

Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng

tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,

chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,

tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,

có bao điều con lãng phí

bên cạnh những Ladarô túng quẫn,

có bao điều con hưởng lợi

dựa trên nỗi đau của người khác,

có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.

Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công

chẳng ở đâu xa.

Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.

Con phải chịu trách nhiệm

về cảnh nghèo trong xã hội.

Lạy Cha chí nhân,

vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó

là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.

Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,

vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.

Thế giới còn nhiều người đói nghèo

là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.

Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,

nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

 

SUY NIỆM 2: Yêu thương và phục vụ.

Hôm qua, lời Chúa đã mặc khải cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chúng ta phải trung thành với Đấng đã đặt hy vọng nơi chúng ta.

Hôm nay, Đức Giêsu dạy cho chúng ta biết rõ phải đáp trả tình yêu của Chúa: “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Phẩm chất của tình yêu Kitô hữu là nên giống tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu của chúng ta phải đối chiếu với cách thức của Đức Giêsu yêu thương chúng ta: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”.

Tình yêu của Kitô hữu là tặng ban sự sống, thời giờ và công việc, tình cảm và lợi ích của mình cho người khác. Tình yêu Kitô hữu hoàn thành trong sự hy sinh trọn vẹn đời mình cho người khác.

Chúng ta có thể thực hành tình thương người dần dần theo từng giai đoạn. Bắt đầu chúng ta thử thực hiện giúp đỡ người chung quanh chúng ta mỗi ngày mỗi tốt hơn. Thứ đến chúng ta tìm hiểu và liệt kê những điều họ cần thiết để tìm cách giúp đỡ họ mạnh sức hơn. Rồi sẽ đến ngày chúng ta hy sinh cả những lúc nghỉ ngơi, những việc riêng tư.

Tới ngày đó, chúng ta sẽ thực hiện được lời thánh Phao-lô: “Chúng tôi hoàn tất trong thân xác chúng tôi điều còn thiếu trong đau khổ của Đức Kitô”. Chúng tôi thực hiện hình ảnh của Đức Kitô đã khẳng định mình là tôi tớ mọi người.

Trong Thánh lễ tạ ơn này, chúng ta cử hành cuộc tưởng niệm tình yêu của Chúa để làm sống lại những cử chỉ trong bữa tiệc ly, những cử chỉ đó bầy tỏ rõ rằng phẩm chất tình yêu của Đấng cứu độ đã ban cho chúng ta: “Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy đã bị nộp vì anh em”.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

SUY NIỆM 3: Hãy sống yêu thương

Cách đây không lâu, Soko Asara, thủ lãnh giáo phái “Chân lý tối thượng” đã bị bắt giữ vì can tội chủ mưu phóng hơi ngạt giết hại 11 người và làm bị thương trên 5.000 người trong một hệ thống đường ngầm tại Tokyo, Nhật Bản. Vị thủ lãnh giáo phái này thường xuất hiện trong một chiếc xe mầu trắng sang trọng. Mười ngàn tín hữu tại Nhật Bản và một số nước khác đã sụp lạy khi ông đi qua, họ uống cả nước tắm gội của ông. Tại một trung tâm của giáo phái nằm dưới chân núi Phú Sĩ vốn là biểu trưng của thanh bình, cảnh sát đã khám phá cả một kho vũ khí hóa học có khả năng sát hại hàng chục triệu người. Đó là sự thật mà cảnh sát Nhật đã nắm bắt được từ giáo phái vốn tự xưng là “Chân lý tối thượng”. Tựu trung, sát hại là khẩu hiệu hàng đầu do vị thủ lãnh giáo phái này truyền đi và được các tín đồ của ông răm rắp tuân theo.

Con người vốn khao khát đi tìm chân lý: nơi nào có người dấy lên tự xưng được giác ngộ và tìm thấy chân lý, nơi đó có những tín đồ chạy theo. Trong lịch sử nhân loại đã có biết bao người tự xưng là bậc thày như thế. Đã có những bậc thày xoa dịu được nỗi khổ đau của nhân loại, nhưng cũng không thiếu những bậc thầy mà sự xuất hiện chỉ là cơn ác mộng cho nhiều người.

Chúa Giêsu cũng xuất hiện như một bậc thày. Ngài cũng quy tụ một số môn đệ. Thế nhưng trong lịch sử nhân loại chưa từng có một bậc thày nào đã có cuộc sống và cung cách hành xử như Ngài, cũng như chưa từng có một bậc thày nào đã tự xưng mình là chân lý như Ngài; chân lý ấy được mạc khải qua cuộc sống và nhất là cái chết của Ngài chính là tình yêu.

Tin mừng hôm nay cũng như bao trang Tin mừng khác bộc bạch một cách trong suốt trái tim của bậc thày này. Điệp khúc gói trọn lời trăn trối của Ngài là: “Hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con”. Như Ta đã yêu thương các con, đó là mức độ của một tình yêu đích thực và đặc điểm của một giáo huấn chân thật. Chúa Giêsu quả thật đã yêu thương các môn đệ và yêu thương đến cùng, đó là tình yêu cao cả nhất của người thí mạng sống mình vì bạn hữu.

Cái chết của Chua Giêsu trên Thập giá là mạc khải tối thượng về Thiên Chúa và về con người. Qua cái chết ấy Chúa Giêsu mạc khải cho nhân loại rằng chỉ có một Thiên Chúa và Thiên Chúa đó yêu thương con người. Qua cái chết ấy Chúa Giêsu cũng đồng thời mạc khải cho nhân loại rằng con người chỉ có một ơn gọi, đó là sống yêu thương, càng sống yêu thương, con người càng đến gần chân lý và càng trở thành bạn hữu của Thiên Chúa.

Chân lý không phải chỉ để tin nhận, mà thiết yếu là để được thực thi, và như Chúa Giêsu đã nói với Nicôđêmô: “Ai thực thi chân lý thì đến cùng ánh sáng”. Thật thế, ai sống yêu thương, người đó sẽ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, phẩm giá của con người và chắc chắn sẽ cảm nhận được sự hiện diện và tình yêu của Thiên Chúa. Trái lại, ai nuôi dưỡng hận thù, xúc phạm đến tha nhân, người đó cũng chối bỏ chân lý về con người và về Thiên CHúa, đồng thời cũng giam hãm mình trong tăm tối của cô đơn.

Nguyện xin Đấng là chân lý ban cho chúng ta ánh sáng và sức sống thần linh của Ngài, để chúng ta luôn tiến bước trong cuộc sống với niềm tin tưởng lạc quan. Xin cho các Kitô hữu xác tín rằng chỉ bằng cuộc sống yêu thương, chúng ta mới thực sự làm chứng cho chân lý.

 

SUY NIỆM 4: “YÊU NHƯ THẦY” (Ga15, 12-17)

Yêu và muốn được yêu chính là nhu cầu của con người. Nếu vắng bóng tình yêu, con người chỉ còn có cách đối xử với nhau như loài vật. Họ sẽ cắn xé nhau chỉ để đảm bảo việc sinh tồn mà thôi.

Thấy được tầm quan trọng của tình yêu giữa người với người, và cũng thấy được sự cao quý của tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại. Hơn thế nữa, cần phải làm cho bản chất của Thiên Chúa được thể hiện trong cuộc sống của người môn đệ, nên Đức Giêsu đã truyền và dạy cho các ông bài học yêu thương khi nói: “Anh em hãy thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em”.

Khi nói như thế, Đức Giêsu muốn cho những ai tin và tiếp bước thì cũng được hòa vào và đi trong đường lối yêu thương của Thiên Chúa để được hạnh phúc. Đồng thời cũng cần sống và diễn tả tình yêu ấy cho người khác.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người hãy yêu thương nhau bằng một tình yêu không phân biệt hay loại trừ. Yêu mà không mong đền đáp, nhưng yêu m
ột cách vô vị lợi, luôn chia sẻ, cảm thông và tha thứ với mọi hoàn cảnh. Sẵn sàng phục vụ như một người tôi tớ... và cuối cùng, coi sự sống của mình là sự sống của người khác, nên nếu cần, chấp nhận hy sinh cho người khác như Đức Giêsu đã hiến mạng vì bạn hữu của mình.

Lạy Chúa Giêsu, lời mời gọi yêu như Chúa, chúng con hiểu cả! Nhưng sống điều mình hiểu thật là không dễ chút nào! Xin Chúa ban cho chúng con quả tim, đôi mắt, đôi tai, đôi tay và đôi chân của Chúa, để chúng con can đảm thực thi lệnh truyền yêu thương của Chúa trong niềm tin, lòng mến và sự phó thác. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

SUY NIỆM:

Bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay là phần cuối của lời tâm sự dài, trong đó Đức Giê-su dùng hình ảnh cây nho để nói về tương quan thiết thân của Người với các môn đệ. Nhưng từ phần này, Đức Giê-su không nhắc đến cây nho nữa, đơn giản là vì những gì Ngài nói ra đây vượt qua vô hạn hình ảnh “người trồng nho, cây nho và cành nho”.

Thật vậy, trong phần này, Đức Giêsu tiếp tục vừa đẩy đi xa vừa mở rộng tương quan giữa Chúa Cha, Thầy Giê-su và người môn đệ, tương quan giữa các môn đệ với nhau và tương quan giữa các môn đệ và những người khác. Ở đây, Chúng được mời gọi nhận ra chuyển động luôn luôn lan rộng của tình yêu.

Tuy nhiên trong phần này, dù Người không còn nhắc đến hình ảnh cây nho và cành nho, nhưng lại nói đến hình ảnh « hoa trái » (c. 16), làm chúng ta liên tưởng đến những gì Người đã nói về người trồng nho, cành nho, trái nho và rượu nho (c. 1-8).

1. Yêu thương như Thầy yêu thương (c. 12)

Trong phần này, Đức Giê-su nói đặc biệt đến tình thương (c. 12 và 17) và mời gọi chúng ta hiểu ra rằng, “yêu thương nhau” chính là hoa trái mà Người trồng nho và “Cây Nho”, nghĩa là chính Đức Giê-su, mong đợi.

Đức Giê-su nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy”; và Người nói tiếp: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của thầy”. Để hiểu lời mời gọi này của Đức Giê-su, chúng ta hãy trở lại hình ảnh cây nho: chỉ có một Người trồng nho thôi, và chỉ có một cây nho thôi; nhưng cành thì có nhiều: cành to cành bé, cành ngắn cành dài, cành ở trên cao, cành ở dưới thấp, cành già cành trẻ, cành đẹp cành xấu, cành trắng cành đen, cành mượt mà cành sần sùi, cành ít trái cành nhiều trái, cành sung mãn cành èo uột, cành xanh mướt cành đang khô héo… Nhiều và khác nhau, nhưng tất cả trở nên một, nếu gắn liền với thân nho, như Đức Giê-su mời gọi: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của thầy”.

Xin Chúa khơi lại và làm bùng lên lửa yêu mến Chúa đã từng đốt cháy lòng chúng ta trong hành trình đi theo Chúa trong đời sống ơn gọi, gia đình hay dâng hiến, để chúng ta có thể nên một với nhau nhờ tình thương hôm nay và mãi mãi.

2. Tình yêu hi sinh mạng sống (c. 13-15)

Khuôn mẫu của tình yêu chúng ta dành cho nhau, chính là tình yêu của Đức Giê-su dành cho loài người và cho từng người chúng ta, đó là tình yêu hi sinh mạng sống.

Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy. (c. 13)

Đó là “tình yêu đến cùng” mà chúng ta được mời gọi đón nhận, hiểu biết và cảm nếm, khi chiêm ngắm Đức Ki-tô Chịu Đóng Đinh, “Đối Tượng Duy Nhất của lòng trí chúng ta”, trong cuộc Thương Khó, và đó cũng là “tình yêu tự hiến” mà chúng ta tưởng niệm và tái hiện lại mỗi ngày trong Thánh Lễ và trong ngày sống.

Ngoài ra, Đức Giêsu còn mở ra một chiều kích nữa của tương quan giữa Ngài và các môn đệ, đó là tương quan bạn hữu. Đức Giêsu chia sẻ cho bạn hữu của Ngài tất cả: niềm vui, hiểu biết và chính mạng sống. Ngài trao ban tất cả những gì mình có và tất cả những gì mình là cho các bạn hữu của Ngài; Ngài chia sẻ trọn vẹn hữu thể của Ngài cho các bạn hữu. Đức Giê-su là Thầy và là Chúa đã tự hạ mình để trở thành bạn hữu của chúng ta, chính là để chúng ta cũng ước ao từ trong tim làm cho mình trở thành bạn hữu của nhau, trở thành chị em của nhau, trở thành người thân “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” của nhau, thay vì làm cho mình trở thành “đối thủ” hay “thù địch” của nhau.

3. Hoa trái yêu thương (16-17)

Khi Đức Giê-su dùng hình ảnh “cây nho” để nói về tương quan giữa Thiên Chúa Cha, ngôi vị của Người và các môn đệ, Người đặc biệt nhấn mạnh đến hoa trái; thật vậy, lời của Đức Giê-su trong phần này nói về hoa trái và hướng về hoa trái từ đầu đến cuối (c. 2. 4. 5 và 8). Chính vì thế, trong phần cuối của bài Tin Mừng, Người dùng lại hình ảnh “hoa trái”:

Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại. (c. 16)

Để sinh nhiều hoa trái, chúng ta được mời gọi ở lại trong Đức Giê-su, như cành nho gắn liền với thân nho. Đức Giê-su ở lại trong chúng ta, và chúng ta được mời gọi ở lại trong Ngài. Và như chúng ta đều biết, “ở lại trong nhau” là ngôn ngữ của tình yêu. Với bí tích Thánh Thể, được hoàn tất trong mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh, mà chúng ta cử hành mỗi ngày và là trung tâm của đời sống đức tin và đời sống dâng hiến của chúng ta, Đức Giê-su sẽ mãi mãi ở lại với chúng ta, để cho chúng ta có thể mãi mãi ở lại trong Ngài. Nhưng Đức Giê-su còn ở lại với chúng ta ngang qua Lời của Người nữa, bởi vì Người là Ngôi-Lời, nghĩa là Lời và Ngôi Vị của Người là một.

*  *  *

Vậy, để sinh nhiều hoa trái, chúng ta phải trở nên môn đệ của Đức Giê-su; để trở nên môn đệ, chúng ta phải ở lại trong Ngài; và để ở lại trong Ngài, chúng ta phải đón nhận Lời của Ngài như là nhựa sống, như là lương thực nuôi sống chúng ta. Và hoa trái mà Người trồng nho và “Cây Nho”, nghĩa là chính Đức Giê-su, mong đợi, chính là tình yêu:

Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau. (c. 17)

Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
 

Thầy gọi anh em là bạn hữu – SN song ngữ 15.5.2020

 

Friday (May 15):  “I have called you friends”

 

Scripture: John 15:12-17

12 “This is my commandment, that you love one another as I have loved you. 13 Greater love has no man than this, that a man lay down his life for his friends. 14 You are my friends if you do what I command you. 15 No longer do I call you servants, for the servant does not know what his master is doing; but I have called you friends, for all that I have  heard from my Father I have made known to you. 16 You did not choose me, but I chose you and appointed you that you should go and bear fruit and that your fruit should abide; so that whatever you ask the Father in my name, he may give it to you. 17 This I command you, to love one another.

 

Thứ Sáu  15-5    Thầy gọi anh em là bạn hữu

 

Ga 15,12-17

12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em.17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.

Meditation: 

 

What is the greatest act of love which one can give for the sake of another? Jesus defines friendship – the mutual bond of trust and affection which people choose to have for one another – as the willingness to give totally of oneself – even to the point of laying down one’s life for a friend. How is such love possible or even desirable? God made us in love for love. That is our reason for being, our purpose for living, and our goal in dying.

Scripture tells us that God is love (1 John 4:8) – and everything he does flows from his immense love for us. He loved us so much – far beyond what we could ever expect or deserve – that he was willing to pay any price to redeem us from our slavery to sin and death. That is why the Father sent us his beloved Son, the Lord Jesus Christ, who gave up his life as the atoning sacrifice for our sins. In this great exchange – the Father giving up his Son to death on the cross in order to give us abundant everlasting life and adopt us as his beloved sons and daughters in Christ (Romans 8:14-17).

God has poured his love into our hearts

It is for this reason that we can take hold of a hope that does not fade and a joy that does not diminish because God has poured his love into our hearts through the Holy Spirit who has been given to us (Romans 5:5). God’s love is not limited or subject to changing circumstances. It is an enduring love that has power to change and transform us to be like him – merciful, gracious, kind, forgiving, and steadfast in showing love not only for our friends, but for our enemies as well. God’s love is boundless because he is the source of abundant life, perfect peace, and immeasurable joy for all who open their hearts to him. That is why Jesus came to give us abundant life through the gift and working of the Holy Spirit.

Jesus gave his disciples a new commandment – a new way of loving and serving one another. Jesus’ love was wholly directed toward the good of others. He loved them for their sake and for their welfare. That is why he willingly laid down his own life for us to free us from sin, death, fear, and everything that could separate us from the love of God. Our love for God and our willingness to lay down our life for others is a response to the exceeding love God has given us in Christ. Paul the Apostle states,

“Who shall separate us from the love of Christ?… For I am sure that neither death, nor life, nor angels, nor principalities, nor things present, nor things to come, nor powers, nor height, nor depth, nor anything else in all creation, will be able to separate us from the love of God in Christ Jesus our Lord” (Romans 8:35,38-39).

Friendship with God 

Jesus calls his disciples his personal friends. Jesus not only showed his disciples that he personally cared for them and sought their welfare. He personally enjoyed their company and wanted to be with them in a close and intimate relationship. He ate with them, shared everything he had with them – even his innermost heart and thoughts. And he spent himself in doing as much good for them as he could. To know Jesus personally is to know God and the love and friendship he offers to each one of us.

One of the special marks of favor shown in the Scriptures is to be called the friend of God. Abraham is called the friend of God (Isaiah 41:8, James 2:23). God spoke with Moses as a man speaks with his friend (Exodus 33:11). Jesus, the Lord and Master, calls the disciples his friends rather than his servants.

What does it mean to be a friend of God? Friendship with God who is our everlasting Father and with his Son, the Lord Jesus Christ entails a personal, close, and loving relationship and a union of heart, mind, and spirit with the One who created us in love for love. Such a relationship with our Father, Creator, and Redeemer involves loyalty, respect, and obedience. But it is even more than these because God has chosen to love us in the same way in which the Father and the Son love and serve each other – a total giving of oneself to the other in a bond of affection, esteem, and joy in each others company. 

Jesus’ discourse on friendship and brotherly love echoes the words of Proverbs: A friend loves at all times; and a brother is born for adversity (Proverbs 17:17). The distinctive feature of Jesus’ relationship with his disciples was his personal, loyal, and sacrificial love for each one of them. He loved his own to the end (John 13:1). His love was unconditional and wholly directed to the good of others. His love was costly and sacrificial. He gave the best he had and all that he had. He gave his very own life for those he loved in order to secure for them an everlasting life of union and love with the Father in heaven.

Love to the death 

The Lord Jesus gives his followers a new commandment – a new way of love that goes beyond giving only what is required or what we think others might deserve. What is the essence of Jesus’ new commandment of love? It is a love to the death – a purifying love that overcomes selfishness, fear, and pride. It is a total giving of oneself for the sake of others – a selfless and self-giving love that is oriented towards putting the welfare of others ahead of myself.

Jesus says that there is no greater proof in love than the sacrifice of one’s life for the sake of another. Jesus proved his love by giving his life for us on the cross of Calvary. Through the shedding of his blood for our sake, our sins are not only washed clean, but new life is poured out for us through the gift of the Holy Spirit. We prove our love for God and for one another when we embrace the way of the cross. What is the cross in my life? When my will crosses with God’s will, then God’s will must be done. Do you know the peace and joy of a life fully surrendered to God and consumed with his love?

Love that produces abundant fruit and joy

The Lord Jesus tells us that he is our personal friend and he loves us wholeheartedly and unconditionally. He wants us to love one another just as he has loved us, wholeheartedly, without reserve, and full of mercy, kindness, and forgiveness. His love fills our hearts and transforms our minds and frees us to give ourselves in loving service to others. If we open our hearts to his love and obey his command to love our neighbor, then we will know his love more fully and we will bear much fruit – especially the fruit of peace, joy, patience, kindness, and goodness – the kind of fruit that lasts for eternity. Do you wish to be fruitful and to abound in the love of God? Trust and obey him and he will fill you with his overflowing love.

“Teach us, good Lord, to serve you as you deserve, to give and not to count the cost, to fight and not to heed the wounds, to toil and not to seek for rest, to labor and not to ask for any reward, save that of knowing that we do your will; through Jesus Christ our Lord.”  (Prayer of Ignatius Loyola)

 

Suy niệm:

Hành động yêu thương cao cả nhất – hiến mình vì người khác là gì? Đức Giêsu định nghĩa bằng hữu, mối dây tin cậy và yêu mến nhau giữa hai hay nhiều người, là sự sẵn sàng hiến mình hoàn toàn, thậm chí đến mức chết đi cho bạn hữu. Làm thế nào để tình yêu như thế khả thi hay thậm chí có thể ao ước? Thiên Chúa tạo dựng chúng ta trong tình yêu và cho tình yêu. Đó là lý do của chúng ta cho sự hiện hữu, mục đích của chúng ta cho cuộc sống, và đích điểm của chúng ta trong sự chết.

Kinh thánh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8) và mọi sự Người làm xuất phát từ tình yêu của Người dành cho chúng ta. Người yêu thương chúng ta quá sức – hơn những gì chúng ta có thể mong đợi và xứng đáng – đến nỗi Người sẵn sàng trả giá đắt để cứu chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. Đó là lý do tại sao Cha sai Con yêu dấu đến với chúng ta, CGK, Đấng hiến dâng đời mình như lễ tế đền tội cho tội lỗi chúng ta. Trong sự trao đổi lớn lao này – Chúa Cha đã để Con của Người chết trên thập giá để ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu sung mãn và trở nên những người con yêu dấu của Người trong Đức Kitô (Rm 8,14-17).

TC đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta

Chính vì lý do này mà chúng ta có được niềm hy vọng vững chắc và niềm vui trọn vẹn, bởi vì tình yêu Thiên Chúa đã tuôn đổ tình yêu của Người vào trong tâm hồn chúng ta bởi Chúa Thánh Thần, Đấng mà Người đã ban cho chúng ta (Rm 5,5). Tình yêu của Thiên Chúa không có giới hạn hay lệ thuộc vào việc biến đổi của các biến cố. Đó là một tình yêu bền vững có sức mạnh thay đổi và biến hóa chúng ta trở nên giống Người – thương xót, tử tế, nhân hậu, tha thứ, và kiên định trong việc bày tỏ tình yêu không chỉ cho bạn hữu của mình, mà còn cho những kẻ thù của mình nữa. Tình yêu của Thiên Chúa không có biên giới bởi vì Người là nguồn mạch của sự sống sung mãn, của sự bình an tuyệt hảo, và của niềm vui bất tận dành cho tất cả những ai mở lòng ra với Người. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu đã đến để ban cho chúng ta sự sống sung mãn, ngang qua hồng ân và tác động của Chúa Thánh Thần.

Đức Giêsu ban cho các môn đệ một điều răn mới – một con đường mới của tình yêu và phục vụ lẫn nhau. Tình yêu của Đức Giêsu hoàn toàn hướng tới lợi ích của người khác. Người yêu thương họ vì họ và cho lợi ích của họ. Đó là lý do tại sao Người sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho chúng ta, để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, sự chết, sợ hãi, và mọi điều có thể ngăn cản chúng ta với tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa và sự sẵn sàng hiến mạng sống mình cho người khác là sự đáp trả trước tình yêu vượt trội mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Đức Kitô. Thánh Phaolô tông đồ nói:

Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?… Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta (Rm 8,35.38-39).

Tình bằng hữu với Thiên Chúa

Đức Giêsu gọi các môn đệ là bạn hữu. Đức Giêsu không chỉ bày tỏ cho các môn đệ rằng Người quan tâm tới họ và mưu tìm lợi ích cho họ. Người thích làm bạn của họ và muốn ở với họ trong một mối quan hệ thân mật và thắm thiết. Ngài ăn với họ, chia sẻ mọi sự Người có với họ – thậm chí những suy nghĩ thân mật nhất của mình. Và Người dành cả đời mình để làm những gì tốt nhất cho họ. Biết Đức Giêsu cách cá vị là biết Thiên Chúa, và hiểu được tình yêu và tình bằng hữu Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta.

Một trong những dấu hiệu đặc biệt ưa thích được thấy trong Kinh thánh là được gọi là bạn của Thiên Chúa. Abraham được gọi là bạn của Thiên Chúa (Is 41,8, Gc 2,23). Thiên Chúa nói chuyện với Môisen như một người nói chuyện với bạn mình (Xh 33,11). Phần mình, Đức Giêsu, là Chúa và là Thầy, gọi các môn đệ là bạn hữu hơn là tôi tớ.

Bạn hữu của Thiên Chúa có ý nghĩa gì? Bạn hữu với Thiên Chúa, Đấng là Cha vĩnh cửu và với Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, kéo theo mối quan hệ cá vị, gần gũi, và yêu thương và sự hợp nhất của lòng, trí, linh hồn với Đấng đã tạo dựng nên chúng ta trong tình yêu và vì tình yêu. Một mối quan hệ như vậy với Cha, Đấng Tạo Hóa, và với Đấng Cứu Chuộc đòi hỏi sự trung thành, tôn kính, và vâng phục. Và thậm chí còn hơn thế nữa, bởi vì Thiên Chúa đã muốn yêu thương chúng ta trong cùng một cách thức mà Cha và Con yêu thương nhau và phục vụ lẫn nhau – sự trao ban chính mình hoàn toàn cho người khác trong mối dây yêu thương, kính trọng, và hân hoan trong tình bạn với nhau.

Bài diễn từ của Đức Giêsu về tình yêu tình bằng hữu vang vọng lời cách ngôn: Bè bạn thương nhau mọi thời mọi lúc, vào ngày hoạn nạn chỉ có anh em (Cn 17,17). Điểm khác biệt về mối quan hệ của Đức Giêsu với các môn đệ là tình yêu cá vị của Người dành cho họ. Ngài yêu thương những người thuộc về mình cho đến cùng (Ga 13,1). Tình yêu của Người thì vô điều kiện và hoàn toàn hướng tới lợi ích của người khác. Tình yêu của Người cũng là sự hy sinh. Người đã cho đi cái tốt nhất Ngài có và tất cả những gì Ngài có. Người đã ban tặng chính mạng sống của mình cho những người Người yêu thương để bảo đảm cho họ sự sống vĩnh cửu với Cha trên trời.

Yêu cho đến chết

Chúa Giêsu ban cho các môn đệ điều răn mới – một con đường mới của tình yêu vượt trên việc cho đi chỉ những gì được đòi hỏi hay những gì chúng ta nghĩ người khác xứng đáng. Bản chất của điều răn mới yêu thương của Đức Giêsu là gì? Đó là yêu thương cho tới chết – một tình yêu tinh tuyền chiến thắng sự ích kỷ, sợ hãi, và kiêu căng. Đó là sự cho đi chính mình hoàn toàn vì lợi ích của người khác – một tình yêu vị tha và quên mình mà hướng tới việc đặt ích lợi của người khác trên bản thân mình.

Đức Giêsu nói rằng không có bằng chứng nào lớn hơn tình yêu hiến mạng sống mình vì người khác. Đức Giêsu minh chứng tình yêu của mình bằng việc hiến mạng sống mình cho chúng ta trên thập giá đồi Canvê. Qua việc đổ máu Người ra cho chúng ta, tội lỗi của chúng ta không chỉ được tẩy sạch, mà sự sống mới được ban cho chúng ta qua hồng ân của Chúa Thánh Thần. Chúng ta minh chứng tình yêu của mình dành cho Thiên Chúa và dành cho nhau khi chúng ta đón nhận con đường thập giá. Thánh giá trong cuộc đời tôi là gì? Khi ý tôi đối nghịch với ý Thiên Chúa, thì ý Thiên Chúa phải được thực hiện. Bạn có biết sự bình an và niềm vui của cuộc đời quy phục hoàn toàn trước Thiên Chúa và bị thiêu hủy với tình yêu của Người không?

Tình yêu phát sinh hoa trái và niềm vui sung mãn

Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Người là bạn hữu của chúng ta và Người yêu thương chúng ta với hết tấm lòng và vô điều kiện. Người muốn chúng ta cũng yêu thương nhau như Người yêu thương chúng ta, với hết tấm lòng và không giữ lại điều gì. Tình yêu của Người lấp đầy tâm hồn chúng ta và biến đổi trí óc chúng ta và ban cho chúng ta sự tự do để hiến mình trong sự phục vụ yêu thương đối với người khác. Nếu chúng ta mở lòng mình ra với tình yêu của Người và vâng phục lệnh truyền của Người để yêu thương tha nhân, thì chúng ta sẽ hiểu biết tình yêu của Người cách trọn vẹn và chúng ta sẽ sinh nhiều hoa trái – đặc biệt hoa trái của bình an, niềm vui, kiên nhẫn, nhân hậu, và tốt lành – thứ hoa trái sẽ tồn tại đến muôn đời. Bạn có muốn sinh hoa trái và ở lại trong tình yêu Thiên Chúa không? Hãy phó thác và vâng phục Người và Người sẽ lấp đầy nơi bạn tình yêu tràn đầy của Người.

Lạy Chúa nhân lành, xin dạy chúng con biết phụng sự Chúa như Chúa xứng đáng, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không màng đến đau thương, biết làm việc mà không tìm sự nghỉ ngơi, biết lao nhọc mà không đòi phần thưởng, ngoại trừ một điều là biết rằng chúng con đang thực hiện ý Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. (Lời cầu nguyện của thánh Inhaxiô thành Loyola)

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây