GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Lễ kính Tông toà thánh Phêrô

Lễ kính Tông toà thánh Phêrô

LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ. Lễ kính.

"Con là Ðá, Cha sẽ trao cho con chìa khoá nước trời".

 

Được đặt trong nhà thờ chính toà của giáo phận, toà của một vị giám mục là dấu chỉ quyền dạy dỗ, quyền hiến tế và quyền lãnh đạo của giám mục.

Lễ kính Tông toà thánh Phêrô nhắc chúng ta nhớ lại sứ mạng Chúa Kitô đã trao phó cho vị thủ lãnh các Tông Đồ. Nhờ đặc ân không sai lầm, thánh Phêrô là người bảo đảm đức tin của các anh em trong Tông Đồ đoàn. Lòng tin của thánh Phêrô là đá tảng, trên đó Chúa đã xây Hội Thánh của Người

 

Lời Chúa: Mt 16, 13-19

Khi ấy, Chúa Giêsu đến miền Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?"

Các ông thưa: "Kẻ thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một trong các tiên tri!"

Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?"

Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".

Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được".

 

 

SUY NIỆM 1: Trên tảng đá này

Simon là khuôn mặt nổi bật trong nhóm Mười Hai.

Ông thuộc nhóm những môn đệ đầu tiên theo Ðức Giêsu,

và là một trong ba môn đệ thân tín nhất.

Ông có mặt lúc Chúa hiển dung và trong Vườn Dầu.

Ông thường là phát ngôn viên của cả nhóm (x. Mt 19,27).

Ðức Giêsu phục sinh đã hiện ra cho ông trước tiên (1Cr 15,5),

và giao cho ông chăn dắt đoàn chiên của Ngài (Ga 21,15-17).

Simon có bản tính bộc trực, hăng hái.

Vì quá tin vào sức mình, ông đã sa ngã, chối Chúa.

Bất chấp những yếu đuối và giới hạn của Simon,

Ðức Giêsu vẫn chọn ông đứng đầu nhóm Mười Hai,

và làm nền tảng cho Hội Thánh của Ngài.

Ngài đặt cho Simon một tên mới là Phêrô,

tiếng Aram gọi là Kêpha, nghĩa là Tảng Ðá.

Tên mới này phản ánh sứ mạng Chúa giao cho ông.

Phêrô được tuyên bố là người có phúc,

vì ông đã được Cha trên trời cho biết Ðức Giêsu là ai.

Ông đã tin tưởng đón nhận mạc khải ấy.

“Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”

Ðó là lời tuyên xưng đức tin của Phêrô.

Nhưng ông không chỉ tuyên xưng đức tin của mình,

ông còn tuyên xưng tình yêu nữa:

“Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy.”

Với niềm tin-yêu vào Ðức Giêsu,

Phêrô sẵn sàng chia sẻ sứ mạng Mục Tử của Ngài,

sẵn sàng hiến mình vì đoàn chiên.

Quả thực, Phêrô đã giang tay chịu chết như Thầy Giêsu,

đã theo Thầy và đến nơi mình không muốn đến.

Chúng ta ngỡ ngàng trước sự tin tưởng của Ðức Giêsu.

Ngài cho Phêrô được chia sẻ trách nhiệm với Ngài.

dù ông chỉ là một ngư phủ bình thường, ít học.

Chỉ mình Ðức Giêsu mới là Nền Tảng (x. 1Pr 2,4-5),

nhưng Phêrô cũng được làm nền cho Hội Thánh.

Chỉ mình Ðức Giêsu nắm giữ chìa khóa (x. Kh 3,7),

nhưng Phêrô cũng được trao chìa khóa Nước Trời.

Nếu Phêrô có quyền giáo huấn,

quyền thánh hoá và quản trị Hội Thánh,

thì chỉ nhằm mục đích là phục vụ Dân Chúa.

Hội Thánh đã gặp biết bao khó khăn trong dòng lịch sử.

Không phải chỉ là những cuộc bách hại đẫm máu,

mà còn là những chia rẽ, tranh chấp nội bộ,

những sa sút trầm trọng vì chạy theo thế gian.

Hôm nay, Hội Thánh cũng gặp khó khăn không ít,

khi nhiều người bỏ nhà thờ, bỏ đức tin,

khi ơn gọi giảm sút ở nhiều nơi,

khi Ðức Thánh Cha bị công kích?

Ước gì mỗi người chúng ta ở lại và yêu mến Hội Thánh,

cải tổ và canh tân Hội Thánh

bằng việc canh tân chính bản thân mình.

 

Cầu nguyện :

Lạy Chúa,

chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon,

một người đánh cá ít học và đã lập gia đình,

để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.

Chúa xây dựng Giáo Hội

trên một tảng đá mong manh,

để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.

Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con

theo Chúa, sống cho Chúa,

đặt Chúa lên trên mọi sự:

gia đình, sự nghiệp, người yêu.

Chúng con chẳng thể nào từ chối

viện cớ mình kém đức kém tài.

Chúa đưa chúng con đi xa hơn,

đến những nơi bất ngờ,

vì Chúa cần chúng con ở đó.

Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon,

bỏ mái nhà êm ấm để lên đường,

hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

 

SUY NIỆM 2: Phêrô, con người trong sáng

Người ta nhớ rằng trong Tin Mừng người được nghe thấy luôn luôn chính là Phêrô. Ngài còn để lại hai bức thư, rất ngắn, trong công vụ tông đồ 14 chương đầu nói về Phêrô. Sau công đồng Giê-ru-sa-lem, Luca không nói về Phêrô nữa, phần còn lại dành cho Phaolô.

Biết Đức Giê-su...

Phaolô là nhà luân lý như trong thư Ngài viết, vì Ngài là biệt phái trung thành. Còn Phêrô trong các bài diễn văn như Luca kể lại, Ngài chỉ nói về Đức Giê-su và về Đức Giê-su Phục Sinh.

Phaolô trong những thư Ngài viết, dù bị chi phối về những bài giảng mà Ngài nghe, Ngài vẫn có những trực giác do ân sủng Ngài lãnh nhận.

Nhưng Phêrô còn những hung hăng, mãnh liệt lại bước nhịp nhàng theo chân Đức Ki-tô, Phêrô một con người trong sáng về đức tin. Bài diễn văn của Ngài đầy vẻ an bình. Theo gương Thầy chí thánh, Ngài không pha loãng chân lý bằng những lời nồng nhiệt bốc khói. Nhưng cũng như Thầy, trái tim Ngài cởi mở đón tiếp tất cả. Đức Giê-su rao giảng Chúa Cha cho người Do Thái. Phêrô cũng rao giảng cho người Do Thái về Đức Giê-su Đấng thiên sai cứu thế, Đấng tế lễ và ngôn sứ, Đấng con Thiên Chúa. Và sứ điệp Ngài cũng nói cho chư dân đã được Ngài gặp gỡ và làm cho trở lại đạo trước Phaolô.

Ngài là lời, là mục tử, là đá góc tường, là vị kế nghiệp của Đức Ki-tô .

Tất cả vì Đức Ki-tô...

Đó là sức mạnh con người tự nhiên ! Ngài đã theo Đức Ki-tô trong cuộc đời công khai với tất cả bản năng tự nhiên, còn do dự về Đức Ki-tô và về chính mình, thường hay đòi hỏi cho mình làm xúc phạm đến một người cùng làng quê với mình !

Sau lễ hiện xuống thì thật trong sáng, thật vững chắc, Phêrô đã có đức tin sao ? chẳng nhưng tin mà còn biết bằng tai nghe, mắt thấy, tay sờ, và lòng mến được những hương vị ngạt ngào êm dịu trước sự hiện diện của Đức Ki-tô cháy đến từng thớ thịt toàn thân.

Ngài có thể nói với chúng ta như Đức Ki-tô nói: “hãy tin tôi đi, tôi đã thấy, đã nghe Người”. Với thánh Phêrô, chúng ta có thể thêm: “Tôi đã chối Chúa, nhưng Người vẫn yêu tôi”.

J.M

 

SUY NIỆM 3: Ngai Tòa Thánh Phêrô Tông Ðồ

(http://nguoitinhuu.com)

Hôm nay chúng ta tưởng nhớ việc Ðức Kitô chọn Phêrô là người thay thế Ngài trong việc cai quản Giáo Hội.

Sau một "cuối tuần mất mát" đầy đau khổ, hồ nghi và dằn vặt sau khi Ðức Kitô bị đóng đinh và đem đi chôn, Phêrô đã được nghe Tin Mừng. Thiên thần ở ngôi mộ nói với bà Maria Mađalêna: "Chúa đã sống lại! Hãy đi nói với các môn đệ và Phêrô." Gioan kể lại khi ngài và Phêrô chạy đến mộ, vị tông đồ trẻ đi nhanh hơn tông đồ lớn tuổi kia, nhưng ngài đứng đợi ở ngoài. Khi Phêrô bước vào, thấy các khăn liệm ở dưới đất, khăn che mặt được gói lại để ở đúng vị trí của nó. Gioan trông thấy và tin. Nhưng ngài viết thêm: "... Họ không hiểu rằng theo kinh thánh, Ngài phải sống lại từ cõi chết" (Ga 20:9). Họ về nhà. Ðầu óc họ như nổ tung với một khám phá mới, điều bất khả đã trở thành hiện thực. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn nhà khóa kín. Ngài nói, "Bình an cho anh em," và họ quá đỗi vui mừng (Ga 20:21b).

Và biến cố trong ngày Ngũ Tuần đã giúp Phêrô cảm nhận được Ðức Kitô phục sinh một cách trọn vẹn. "... Tất cả đều tràn đầy Thánh Thần" (Cv 2:4a) và họ bắt đầu rao giảng bằng các thứ tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho.

Chỉ khi ấy Phêrô mới chu toàn nhiệm vụ mà Chúa đã trao cho ngài: "... Một khi anh trở lại, hãy củng cố các anh em" (Lc 22:32). Từ lúc đó, ngài trở nên phát ngôn viên cho nhóm Mười Hai về những gì họ được cảm nghiệm qua Thánh Thần -- trước nhà cầm quyền muốn chặn đứng sự rao giảng, trước thượng hội đồng Giêrusalem, trước cộng đoàn về vấn đề của Ananias và Sapphira. Ngài là người đầu tiên rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Sức mạnh chữa lành của Ðức Kitô ở trong Phêrô được chứng tỏ: cho kẻ chết sống lại, chữa người ăn xin tàn tật. Dân chúng khiêng bệnh nhân ra đường phố để khi Phêrô đi ngang qua, bóng của ngài có thể chữa họ lành.

Ngay cả một vị thánh cũng gặp khó khăn của cuộc đời Kitô Hữu. Khi Phêrô không còn ăn uống với Dân Ngoại tòng giáo vì ngài tế nhị không muốn tổn thương đến người Kitô gốc Do Thái, Phaolô viết: "... Tôi chống đối ông ấy ra mặt vì rõ ràng là ông ấy sai... Các ông ấy không đi đúng với chân lý của phúc âm..." (Gl 2:11b, 14a).

Trong đoạn cuối Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với Phêrô, "Thật, Thầy bảo thật cho anh biết, khi anh còn trẻ, anh muốn mặc quần áo nào và muốn đi đâu tùy ý; nhưng khi anh lớn tuổi, anh sẽ phải giang tay ra, và người khác sẽ mặc áo cho anh và dẫn anh đến nơi anh không muốn" (Ga 21:18). Chúa Giêsu tiên đoán về cái chết mà Phêrô phải chịu để vinh danh Thiên Chúa. Trong thời gian cai trị của Nero, trên Ðồi Vatican ở Rôma, Phêrô đã vinh danh Chúa Giêsu với sự tử đạo, có lẽ cùng với nhiều Kitô Hữu khác.

Lời Trích

Trong Thơ Thứ Nhất, Thánh Phêrô diễn tả ơn gọi của người tín hữu Kitô:"Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để lãnh nhận niềm hy vọng sống động nhờ Ðức Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết..." (1 Pr 1:3a).

 

SUY NIỆM 4: Kính tông tòa thánh Phêrô

(http://www.tgpsaigon.net)

Cuộc tuyên tín của Thánh Phêrô tại địa hạt Philipphê Cêsarê là một bất ngờ lớn. Khi Phêrô được soi sáng để tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).

Trước lời tuyên xưng tuyệt vời của Phêrô: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16), Chúa liền hứa: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Thánh Phêrô và những đấng kế vị ngài là những người được Chúa chọn để lãnh đạo Hội Thánh Chúa nơi trần gian. Đặc biệt hơn, sức mạnh chống được sự dữ không phải là sức mạnh của cá nhân Thánh Phêrô, nhưng là chính quyền năng của Chúa hoạt động trong con người Phêrô cũng như trong các đấng kế vị ngài.

Lúc nào cũng vậy, Phêrô là con người nhanh mồm nhanh miệng, luôn nhiệt tình mau mắn để đại diện anh em để tỏ bày tâm tư thay cho anh em như khi Chúa Giêsu nói về Bí tích Thánh Thể, nhiều môn đệ đã bỏ đi. Nhưng Phêrô đã tỏ bày thật dễ thương “Bỏ Thầy chúng con sẽ theo ai, Thầy mới có lời ban sự sống đời đời.” Rồi trong đêm Chúa bị bắt Phêrô cũng bộc trực thề thốt: “Con thề sống chết với Thầy.” Nhưng rồi Phêrô đã vấp ngã khi chối Thầy ba lần.

Tưởng chừng là dấu chấm hết cho cuộc đời Phêrô. Những giọt nước mắt ăn năn tuôn chảy trước cái nhìn thân thương của Thầy Giêsu. Phêrô vẫn được Chúa Giêsu tín nhiệm trao trách nhiệm đứng đầu Hội Thánh sau lời tuyên xưng ban đầu: “Anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,18) bằng lời thân thương: “Phêrô Con có yêu mến Thầy không... Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy.”

Chúa Giêsu gọi Simon là Phêrô, nghĩa là Đá. Điều này diễn tả sự chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa cho người đại diện Chúa nơi trần gian là Phêrô và các Đấng kế vị ngài. Chúng ta tin vào sự vững bền của Hội Thánh vì chính Chúa là Đá Tảng đã đặt ngai tòa Phêrô như Đá vững chắc cho ngôi nhà Giáo Hội. Sức mạnh của Đức Giêsu phục sinh là cơ sở cho niềm tin và bình an khi ta sống trong Hội Thánh của Chúa.

Thánh Phêrô đã được Chúa trao cho chìa khóa Nước Trời, có nghĩa là thánh nhân sẽ được tham dự vào quyền bính của Chúa. Chính vì thế, thánh Phêrô cũng như các vị kế nhiệm sẽ đại diện Chúa ở trần gian với quyền giáo huấn, quyền thánh hóa và quyền quản trị để phục vụ Dân Chúa. Do vậy, khi người tín hữu không vâng nghe Đấng kế vị thánh Phêrô cũng chính là không vâng nghe Đức Giêsu.

Điều này cũng như quyền năng của nối kết hoặc cầm buộc và của tách rời hoặc tháo cởi cũng được trao cho cộng đoàn (Mt 18, 18) và cho các môn đệ khác (Ga 20, 23).  Một trong những điểm mà sách Tin Mừng Mátthêu nhấn mạnh nhiều nhất là sự hòa giải và tha thứ hoặc khoan dung.  Nó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hơn đối với các điều hợp viên của cộng đoàn.  Bắt chước thánh Phêrô, họ phải cầm buộc hoặc tháo cởi, đó là, làm theo cách để có sự hòa giải, chấp nhận lẫn nhau, xây dựng tinh thần huynh đệ.     

Khi cử hành lễ kính Tông Tòa Thánh Phêrô, phụng vụ muốn cho chúng ta thấy ngai tòa vững chắc mà Chúa Giêsu đã nói với Thánh Phêrô ”Anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,18), đồng thời trao cho Thánh Phêrô nhiệm vụ chăn dắt. Do đó ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối, Đức Giáo Hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô hướng dẫn toàn thể Giáo Hội toàn cầu. Vì thế ngày lễ hôm nay là một lời tuyên xưng long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng trong toàn thể Hội Thánh.

Ngày lễ lập Tông tòa thánh Phêrô cũng nhắc nhở mỗi người cầu nguyện thật nhiều cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thời đại nào cũng vậy, con thuyền Giáo hội vẫn luôn gặp những sóng gió của thử thách. Đức Giáo Hoàng luôn phải đối đầu với những khó khăn của Hội Thánh. Chính vì thế ngài luôn phải có ơn Chúa, sự soi sáng khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để chu toàn trách nhiệm chăn dắt chiên con chiên mẹ của Chúa.

Mừng Lễ hôm nay, Hội Thánh mời gọi tất cả chúng ta hướng về Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị Phêrô. Ngài là vị cha chung của Hội Thánh, có trách nhiệm chăm sóc và hướng dẫn Dân Chúa. Với tấm lòng con thảo, chúng ta hãy yêu mến, vâng lời và siêng năng cầu nguyện cho ngài.

 

SUY NIỆM 5: LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ

(Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT)

Ông Phêrô thưa với Chúa Giêsu: ”Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Giêsu trả lời: ”Anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16, 16.18). Giáo Hội hôm nay cử hành lễ kính tông tòa thánh Phêrô và cũng là lễ để tôn vinh Đức Giáo Hoàng, vị kế nhiệm thánh Phêrô dưới trần gian, cai trị, điều khiển Giáo Hội hoàn vũ.

LỄ LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ:

Khi cử hành thánh lễ kính tông tòa thánh Phêrô, phụng vụ muốn cho chúng ta thấy ngai tòa vững chắc mà Chúa Giêsu đã nói với vị thủ lãnh Hội Thánh tiên khởi: ”Phêrô, Con là đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” hay ”Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho những anh em khác vững tin” (Lc 22, 32). Chúa Giêsu đã trao trách nhiệm nặng nề cho Phêrô là chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Ngài. Do đó, ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối: Đức Giáo Hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô hướng dẫn toàn thể Giáo Hội toàn cầu.

Vì thế, thánh lễ lập tông tòa thánh Phêrô là một lời tuyên xưng hết sức quan trọng nhưng lại rất long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng trong toàn thể Hội Thánh. Trước kia, Giáo Hội cử hành hai thánh lễ riêng biệt, một để kính tòa thánh Phêrô ở Antiokia, và một để kính tòa thánh Phêrô ở Roma. Tựu trung hai thánh lễ này đều mang cùng một ý nghĩa, nên ngày nay Giáo Hội chỉ cử hành một thánh lễ là: ”Lập Tông Tòa Thánh Phêrô”.

HÃY CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC THÁNH CHA:

Ngày lễ lập tông tòa thánh Phêrô là lời mời gọi toàn thể dân Chúa trên hoàn vũ hãy cầu nguyện thật nhiều, cầu nguyện liên lỉ cho vị Cha chung của Giáo Hội, trước một trọng trách nặng nề mà Chúa và Giáo Hội trao phó cho Ngài. Trước muôn vàn thách đố của một thế giới luôn luôn biến chuyển, Đức Giáo Hoàng luôn phải đối đầu với muôn vàn khó khăn của Hội Thánh, của thế giới. Chính vì vậy, Ngài cần có đầy đủ ơn Chúa và sự soi sáng, khôn ngoan của Chúa Thánh Thầnh để Ngài chu toàn trách nhiệm chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Chúa.

Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã thiết lập Hội Thánh trên nền đá vững bền là lời tuyên xưng đức tin của thánh tông đồ Phêrô. Xin gìn giữ Hội Thánh khỏi nao núng giữa cảnh đời thử thách gian nan (Lời nguyện nhập lễ, lễ lập tông tòa thánh Phêrô).

 

SUY NIỆM 6: LÒNG TIN CỦA PHÊRÔ

(https://www.tonggiaophanhanoi.org)

"Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống." (Mt 16,16)

Suy niệm: Chúng ta nhìn vào đức tin của thánh Phêrô, hầu rút ra bài học cho mình. Phêrô vừa biết Chúa Giêsu thì đã tin vào Ngài, trở nên một trong bốn môn đệ đầu tiên. Ông được nghe lời giảng dạy của Chúa và chứng kiến những phép lạ Chúa làm. Tưởng chừng như lòng tin của ông kiên vững lắm.

Nhưng ta chưng hửng biết bao khi thấy ông tỏ ra yếu tin, ngã lòng, thất đảm, thậm chí chối bỏ đức tin nữa. Các trình thuật về việc Phêrô đi trên mặt nước rồi bị chìm (Mt 14,22-33), chối Chúa ba lần (Mc14,66-72), trốn chạy khi Chúa chịu nạn... cho thấy lòng tin của ông như thế nào! Cuối cùng, sau những lần yếu đuối, Phêrô đã kiên vững trong lòng tin cho đến chết. Gương của Phêrô cho thấy đức tin là một ơn của Chúa, con người khó mà có được lòng tin vững mạnh nếu Chúa không nâng đỡ (Lc 22,31-32). Về phần Chúa, ta thấy Ngài luôn lạc quan, tin tưởng vào Phêrô, dù biết rõ con người của ông.

Mời Bạn: Hẳn bạn không thể tự mãn về lòng tin của mình, dù bạn vẫn giữ đạo tốt, vẫn tin vào Chúa. Bạn cũng chẳng dám cho rằng mình có đức tin "lớn bằng hạt cải" (Lc 17,6). Đức tin của bạn phải trải qua thử thách thì mới là đức tin thật và mạnh mẽ.

Sống Lời Chúa: Khiêm tốn nài xin Chúa nâng đỡ lòng tin yếu kém của bạn, trong sự xác tín rằng đức tin của bạn sẽ được củng cố nhờ cầu nguyện, nhờ Lời Chúa và bí tích Thánh Thể.

Cầu nguyện: Tâm sự với Chúa bằng lời Phúc Âm: "Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con" (Lc 17,5); "Lạy Chúa, con tin, nhưng xin nâng đỡ lòng tin yếu kém của con" (Mc 9,24).

 

SUY NIỆM 7: "ABBA!" ("CHA ƠI!")

(https://www.tonggiaophanhanoi.org)

Ông Phêrô thưa: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống." (Mt 16,16)

Suy niệm: Ben Hur trong bộ phim cùng tên đã thốt lên: "Tại sao Con Thiên Chúa không muốn làm vua Do Thái hở mẹ? Những điều kỳ diệu Ngài làm khiến con kinh ngạc. Chỉ cần một hơi thở của Ngài đủ hủy diệt sức mạnh Roma. Thế mà Ngài lại từ chối sự trợ giúp của các binh đoàn, khiến bao gian lao trở thành vô ích? Chúng ta lại phải rên siết dưới sự bảo hộ của Roma và để vũ khí mà ta khổ công rèn đúc phải rỉ sét ư?"

Anh cũng như nhiều đồng hương đã thất vọng về Đức Giêsu, vì chờ đợi Ngài như Đấng Cứu Thế vinh quang bằng cách trừng phạt quân đội Roma, mang lại phồn vinh cho trần thế qua sức mạnh chinh phục. Ngài quả thật là Con Thiên Chúa hằng sống, là Đức Kitô Cứu Thế như Phêrô tuyên xưng. Thế nhưng, là người Con hiếu thảo với Cha, đời Ngài chỉ canh cánh một điều là làm đẹp ý Cha trong mọi sự. Thế mà ý Cha là sai Con mình đến, không phải để luận phạt, nhưng để cứu thế gian và để thế gian nhờ đó được sống dồi dào.

Mời Bạn: Bạn không tin Thiên Chúa cách chung chung như những tín đồ tốt lành của các tôn giáo khác. Bạn tin và đến với Thiên Chúa qua người Anh Cả Đức Giêsu, Đấng là Thiên-Chúa-thần-linh, nhưng đồng thời cũng là con-người-xương-thịt như bạn. Nhờ sống trong tương quan thân thiết với người Anh Cả Thiên-Chúa-con-người này, bạn gặp được Thiên Chúa và dám mở miệng gọi Thiên Chúa: "Abba!" ("Cha ơi").

Sống Lời Chúa: Xem lại cách tôi sống với Đức Giêsu như thế nào: gắn bó thân thiết như nên "một" với Ngài hay hờ hững qua loa? Và tìm mọi cách để có thể như Ngài sống trong tôi mỗi ngày.

Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha.

 

SUY NIỆM 8: CÔNG TRÌNH HỘI THÁNH

(http://giesu.net)

Đức Giê-su hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Mt 16,15)

Suy niệm: Khi xây nhà, ai cũng thừa biết phải bắt đầu từ nền móng, và là một nền móng được gắn vào đá vững chắc, chứ không ai khờ dại xây nhà hờ hững trên nền cát.

Để xây Hội Thánh, Chúa Ki-tô cũng muốn xác định tính vững chắc của những tảng đá Ngài sẽ dùng để làm nền móng cho Hội Thánh là các tông đồ. Phép thử của Ngài là một câu hỏi. Cần phải biết “Thầy là ai?” để hiểu mục đích mà Thầy nhắm đến khi thiết lập Hội Thánh. Cần phải biết Thầy để biết được giới hạn của mình cũng như để lường trước sức nặng của Hội Thánh mà Thầy sẽ đặt lên vai mình. Qua phép thử này, Chúa Ki-tô cho biết tính vững chắc của Hội Thánh không hệ tại những đầu óc thông thái mà là một niềm xác tín vững vàng vào Đấng mà mình đang đi theo. Với niềm tin vào Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống thì Hội Thánh có sức đứng vững trước mọi thách thức, chống phá, dù là quyền lực của ác thần Sa-tan.

Mời Bạn: Qua hơn hai mươi thế kỷ, biết bao vương quyền hay thể chế trần gian đã sụp đổ, nhưng Hội Thánh Chúa Ki-tô vẫn kiên vững; sự thật này minh chứng cho một nền móng vững chắc của tòa nhà Hội Thánh. Mời bạn tiếp nối lời tuyên xưng: “Thầy là Đức Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống” để góp phần xây dựng Nước Chúa ở trần gian nay.

Sống Lời Chúa: Nhiệt thành tham gia vào đời sống của Giáo Hội địa phương, là bạn đang góp phần xây dựng Hội Thánh Chúa Ki-tô.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, chúng con tin rằng Hội Thánh Chúa luôn vững bền. Xin gìn giữ chúng con trong Hội Thánh để chúng con thuộc về Chúa luôn.

 

SUY NIỆM 9: Lập Tông Tòa thánh Phêrô

(www.kath-vietnamesen.de // Enzo Lodi)

1. Ghi nhận lịch sử - Phụng Vụ

Quyển lịch cổ nhất của Rôma (Depositio martyrum) có từ năm 354, xác nhận Thánh Lễ “Ngai Tòa Thánh Phêrô – Chaire de Saint Pierre” được mừng kính ngày 22.02, ngày dân Rôma nhớ đến những người quá cố. Nhưng sau đó, vì các Giáo Hội xứ Gaule không cử hành trọng thể các lễ trong Mùa Chay, nên Thánh Lễ này được dời vào ngày 18.01, trong khi Giáo Hội Rôma vẫn giữ ngày cũ. Ngày lễ cũng khác và chủ đề cũng khác: trong xứ Gaule, người ta mừng lễ “Ngai Tòa thánh Phêrô tại Rôma”; tại Rôma, người ta mừng lễ “Ngai Tòa thánh Phêrô tại Antiochia”. Cuối cùng hai lễ nhập lại làm một và được xác định vào ngày 22.02, dưới một chủ đề: Ngai Tòa Thánh Phêrô.

Tại Rôma, trong đại thánh đường thánh Phêrô, người ta còn giữ được ngai toà (tiếng La Tinh cathedra) của vị giáo hoàng tiên khởi, có nghĩa là ngai toà, theo truyền thống, thánh Phêrô đã sử dụng. Nó là biểu trưng cho uy quyền của Đức Giáo Hoàng như là Thầy dạy, Thượng Tế và mục tử của Hội Thánh toàn cầu.

2. Thông điệp và tính thời sự

Thánh lễ kính Ngai Tòa Thánh Phêrô giúp chúng ta đào sâu sứ vụ của vị Tông Đồ Phêrô và các đấng kế vị trong Hội Thánh, nhờ phong trào đại kết, tìm cách kết hợp mọi Kitô hữu.

a. Ngai Tòa Thánh Phêrô trước tiên nhắc nhớ đến sứ vụ Đức Giêsu trao phó cho Simon-Phêrô: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,32). Mặc cho thử thách mà đức tin các Tông Đồ phải chịu (Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo), đức tin của thánh Phêrô giữ vai trò nền tảng trong Hội thánh tiên khởi. Thánh Phaolô xác nhận Chúa Giêsu đã hiện ra với Céphas (Phêrô), sau đó cho nhóm Mười Hai (1 Cr 15,5); cũng thế, Phúc Âm thánh Luca xác nhận trong câu chuyện hai môn đệ đi làng Emmaus: “Nhóm Mười Một và các bạn hữu nói với họ: Chúa chỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon” (Lc 24,34)

Phụng Vụ nhấn mạnh việc “đức tin của thánh Tông Đồ Phêrô” là đá tảng, trên đó Chúa đã xây dựng chúng ta. Phúc Âm Thánh lễ soi rọi niềm tin này của thánh Phêrô (Mt 16,13-19), trong lời tuyên xưng của Phêrô: “Thầy là Đấng Mêssias, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đức Giêsu đáp: “Anh là đá, trên đá này Tôi sẽ xây Hội Thánh của Tôi” (c 18). Lời tuyên bố của Đức Giêsu là nguồn gốc sứ vụ cao vời thánh Phêrô thực hiện trong cộng đoàn tiên khởi, và theo truyền thống Công Giáo, là nguồn gốc Tối Thượng Quyền mà tất cả các Đức Giáo Hoàng được lãnh nhận từ thánh Phêrô.

b. Sứ vụ của thánh Phêrô, công bố niềm tin đích thực và chân chính vào Đức Giêsu Kitô, cũng là xác nhận niềm tin của anh em và khuyến khích những người có trách nhiệm trong Hội Thánh (Các kỳ mục hay trưởng lão). Vì thế, trong bài đọc một (1 Pr 5,1-4) thánh Phêrô nhắc nhở các kỳ mục, có nghĩa là những người đứng đầu các cộng đoàn, trách nhiệm của họ: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng vì lòng nhiệt thành... Đừng lấy quyền mà thống trị, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên.”

Đoạn Công Vụ Tông Đồ đọc trong Phụng Vụ Giờ Kinh nhắc đến việc những người đã cắt bì tranh luận với Phêrô. Sau khi thánh Tông Đồ “nhắc lại câu chuyện từ đầu và trình bày từng điểm một cho họ, các thính giả bình tĩnh trở lại và ca ngợi Thiên Chúa”. Như thế thánh Phêrô đã củng cố đức tin cho anh em và kết hợp mọi người trong Hội Thánh. Đá góc là Đức Kitô, nhưng Đức Giêsu nói với Phêrô: “Con là đá, có nghĩa là: Ta là đá không thể lay chuyển... còn con, con cũng là đá, con cũng vững vàng nhờ sức mạnh của Ta” (thánh Lêô Cả, Phụng Vụ Giờ Kinh).

 

SUY NIỆM 10: Phê-rô đứng dậy sau vấp ngã

(http://giaophanxuanloc.net // Lm. Jos Tạ Duy Tuyền)

Nếu như Thánh Phaolô có ngày té ngựa để làm lại cuộc đời, thì thánh Phêrô có mẻ cá kỳ diệu nhờ vâng lời để đứng dậy làm lại cuộc đời

Hôm nay lễ lập tông tòa thánh Phê-rô, là dịp chúng ta tưởng nhớ việc Đức Kitô chọn Phêrô làm người thay thế Ngài trong việc cai quản Giáo Hội.

Người ta tưởng rằng đêm tối vườn cây dầu đã tiêu huỷ sự nghiệp của một tông đồ miền duyên hải. Một con người mang đậm tính chất phác, bộc trực và ngay thẳng tên là Simon Phêrô. Một con người đã từng tuyên bố: “anh em có bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ”. Thế mà đêm đó, ông đã bỏ chạy tuy đã rút gươm chém đứt một bên tai của người lính. Có lẽ ông đã phản ứng bởi tự nhiên, bởi tự vệ và cũng có thể vì ông nghĩ rằng giờ của Chúa đã đến. Ông sẽ cùng Thầy khôi phục lại nhà Israel. Nhưng ông đã lầm. Chúa Giêsu không những đã không hoan nghênh lại còn oán trách ông là hành động hồ đồ. Dùng gươm sẽ chết vì gươm. Đó không phải là cách Thiên Chúa dùng để thâu nạp muôn dân vào trong Nước của Ngài.

Thất vọng ông đã bỏ chạy trong đêm tối. Đêm tối của đức tin. Đêm tối của tuyệt vọng. Tưởng rằng sau đêm đó người ta sẽ không còn thấy mặt ông nữa. Ông đã bỏ chạy cao xa, để mặc Thầy bị những con người cuồng nhiệt, nhân danh tôn giáo để giết hại Thầy mình. Nhưng rạng sáng hôm đó, người ta lại thấy ông xuất hiện chen lẫn giữa đám người còn đang cuồng nhiệt đòi giết Thầy mình. Một hành động quá chân thành, đầy cảm thông với Thầy Chí Thánh. Thế mà, ông lại một lần nữa vấp ngã trước sự dữ. Ông đã chối Chúa đến ba lần trong một đêm vì một đứa tớ gái đã vạch mặt chỉ tên là đồng bọn với tử tội Giêsu.

May mắn cho cuộc đời của ông. Tiếng gà gáy đêm khuya tựa như tiếng lương tâm thức tỉnh lòng ông. Ông lấm lét nhìn lên Chúa và bắt gặp ánh mặt đầy nhân từ, cảm thông của Thầy. Chúa không nói lời nào với ông và ông cũng không còn lời nào để nói. Nhưng qua ánh mắt đầy nhân từ của Chúa, ông tin rằng Chúa biết rõ con người của mình. Chúa biết ông yêu mến Ngài.

Ông đã đứng dậy, bước ra ngoài sự dữ. Dứt bỏ nơi chốn nên cớ cho ông vấp phạm và khóc lóc ăn năn.

Và sau một "cuối tuần mất mát" đầy đau khổ, Đức Kitô bị đóng đinh và đem đi chôn, Phêrô đã được nghe Tin Mừng. Thiên thần ở ngôi mộ nói với bà Maria Mađalêna: "Chúa đã sống lại! Hãy đi nói với các môn đệ và Phêrô." Gioan kể lại khi ngài và Phêrô chạy đến mộ, vị tông đồ trẻ đi nhanh hơn tông đồ lớn tuổi kia, nhưng ngài đứng đợi ở ngoài. Khi Phêrô bước vào, thấy các khăn liệm ở dưới đất, khăn che mặt được gói lại để ở đúng vị trí của nó”. Họ về nhà. Đầu óc họ như nổ tung với một khám phá mới, điều bất khả đã trở thành hiện thực. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn nhà khóa kín. Ngài nói: "Bình an cho anh em," và họ quá đỗi vui mừng (Ga 20:21b).

Và biến cố trong ngày Ngũ Tuần đã giúp Phêrô cảm nhận được Ðức Kitô phục sinh một cách trọn vẹn. "... Tất cả đều tràn đầy Thánh Thần". Chỉ khi ấy Phêrô mới chu toàn nhiệm vụ mà Chúa đã trao cho ngài: "... Một khi anh trở lại, hãy củng cố các anh em" (Lc 22:32). Từ lúc đó, ngài trở nên phát ngôn viên cho nhóm Mười Hai về những gì họ được cảm nghiệm qua Thánh Thần trước nhà cầm quyền muốn chặn đứng sự rao giảng, trước thượng hội đồng Giêrusalem, về những vấn đề cấp bách của Giáo hội.

Thánh Phêrô được chọn làm đại diện của Chúa không phải vì Ngài hoàn hảo, cũng không phải vì Ngài tài trí hơn người, mà điều quan yếu hệ tại ở lòng thánh nhân luôn yêu mến Thầy chí thánh Giêsu. Xin cho chúng ta biết học nơi thánh nhân. Biết chỗi dậy sau những vấp ngã. Biết tin tưởng, phó thác cuộc đời trong tình thương quan phòng của Chúa. Đồng thời, xin cho chúng ta luôn biết yêu mến Giáo hội, biết kính trọng vâng phục các người đại diện Chúa nơi trần gian, vì các ngài là hiện thân của Chúa đang dẫn dắt chúng ta. Amen.

 

SUY NIỆM 11: Lập Tông Tòa thánh Phêrô

(GKGĐ Giáo Phận Phú Cường)

Mừng kính lễ thiết lập ngai toà của thánh Phêrô, chúng ta không tôn thờ chiếc ghế như dấu chỉ của quyền cai quản Giáo Hội mà Chúa đã trao phó cho thánh Phêrô và những người kế vị ngài là các Đức Giáo hoàng. Nhưng chúng ta được mời gọi tôn vinh một tình yêu sẻ chia của Thiên Chúa dành cho chúng ta: “Con là đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”.

Quả thế, Chúa Giêsu đã có lần dạy các môn đệ rằng: “Anh em biết những người được coi là thủ lãnh các dân thì áp đặt trên họ quyền bá chủ, những người làm lớn thì áp đặt trên họ quyền hành của mình. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạnh sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10, 42-43).

Như thế, khi thiết lập ngai toà thánh Phêrô, Chúa muốn thông chia quyền bính cai trị dân Chúa cho con người, cụ thể là cho thánh Phêrô và các Tông tồ và những người kế vị các ngài là Giáo hoàng và Giám mục. Và những người lãnh nhận nhiệm vụ ấy sẽ phải hành xử theo cung cách của thầy Giêsu: “Thầy ở giữa anh em như người phục vụ” hay “Ta đến để cho chúng được sống dồi dào”.

Như thế, chia sẻ quyền bính cai trị cho con người là Thiên Chúa muốn mời gọi con người đi vào con đường phục vụ trong yêu thương. Và càng phục vụ trong yêu thương như Chúa, chúng ta sẽ tiếp tục làm cho ngai toà tình yêu ấy ngày một triển nở trong xã hội trần thế này. Nhờ đó, chúng ta hy vọng sẽ nhìn thấy một thế giới yêu thương trong hiệp thông với nhau và phục vụ lẫn nhau. Và như vậy chúng ta sẽ đẩy lùi sự hận thù và gian trá, loại bỏ sự bất công và ghen ghét trong cuộc sống này.

Lạy Chúa Giêsu, cảm tạ Chúa đã yêu thương và chia sẻ quyền bính cai trị dân Chúa trong yêu thương và phục vụ cho chúng con. Xin cho các Đức Giáo hoàng, các Giám mục và tất cả chúng con biết đón nhận hông ân này trong tin yêu và phó thác, để chúng con có thể làm cho nước Chúa được vinh hiển trong cuộc đời này. Amen.

 

SUY NIỆM 12: Kính Ngai tòa Thánh Phêrô Tông đồ

(http://gphaiphong.org)

Hằng năm, vào ngày 22 tháng 2 tại Rôma, trong Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican, Ngai tòa Thánh Phêrô do Berlini xây năm 1656 được thắp nến sáng.

Ngai tòa Thánh Phêrô tại Rôma là chiếc ngai khổng lồ, bên trong dựng chiếc ghế gỗ khảm xà cừ của Thánh Phêrô, được bốn Thánh Tiến sĩ nâng trên tay: Thánh Augustinô, Thánh Ambrôsiô, Thánh Atanasiô và Thánh Gioan Kim Khẩu. Bên trên có một hào quang rực rỡ bằng cẩm thạch giả, chính giữa có hình chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần.

Bên phải Ngai tòa Phêrô là đài kỷ niệm ÐGH Urbanô VIII và hai tượng biểu trưng cho nhân đức Bác Ái và Công Bằng. Bên trái là đài kỷ niệm ÐGH Phaolô III do G. della Porta tạc: phía trên có tượng của ÐGH, bên dưới là hai tượng biểu trưng cho hai nhân đức Cẩn Trọng và Công Bằng. Trên đường sang cánh trái của gian ngang, bên phải là đài kỷ niệm ÐGH Alessanđrô VIII do E. di S. Martino tạc năm 1725, bên trái là bức tranh Thánh Phêrô chữa người bất toại được khảm đá mầu của F. Mancini.

Chữ “Cathedra” có nghĩa là chiếc ghế hay giảng tòa và có nguồn gốc từ chữ “Cathedral”, nơi một vị giám mục có giảng toà để ngài giảng dạy. Một từ khác được dùng cho “Cathedra” là “sedes” từ chữ “See” nghĩa là Tòa nơi một vị giám mục điều hành giáo phận của mình. Như thế từ “Holy See” nghĩa là Tòa Giám mục Rôma, nơi Ðức Giáo Hoàng ngự trị, hay được gọi là Tòa Thánh.

 Trong suốt dòng lịch sử, Ngai tòa Thánh Phêrô mang theo hai nghĩa: Ðó là chiếc ghế như một biểu tượng (biểu tượng quyền tối thượng của Thánh Phêrô); trong thời cổ chiếc ghế hay “cathedra” là một biểu tượng quyền giảng dạy và như thế chiếc ghế được coi như một vật thể (ngai tòa của Charles de Bald được Đức Giáo Hoàng Gioan VIII sử dụng và các vị Giáo Hoàng kế nhiệm).

Lễ lập Tông tòa Thánh Phêrô được kỷ niệm hằng năm vào ngày 22 tháng 2. Vào thời kỳ phụng vụ Rôma còn chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Gallica, ngày mừng của Phụng Vụ Gallica, là ngày 18 tháng 1, nhưng ngày 22 tháng 2 vẫn được cử hành với tước hiệu “Lễ lập Tông tòa Phêrô tại Antiôkia”. Ðức Giáo Hoàng Phaolô IV đã truyền vào năm 1558 phải mừng cả hai lễ trọng. Bộ luật Chữ Ðỏ năm 1960 chỉ giữ lại ngày 22 tháng 2 là “Ngày lập Tông tòa Phêrô tại Rôma” cho giáo hội toàn cầu.

Hôm nay, chúng ta cũng tưởng nhớ đến việc Ðức Kitô chọn Phêrô là người thay thế Ngài trong việc cai quản Giáo Hội.

Sau những ngày sống trong đau khổ, hồ nghi và dằn vặt vì chối Thầy, và nhất là phải chứng kiến cảnh Thầy bị đóng đinh, bị chết và được an táng, thì ngày thứ ba, Phêrô đã được nghe Tin Mừng Phục Sinh. Thiên thần ở ngôi mộ nói với bà Maria Mađalêna: “Chúa đã sống lại! Hãy đi nói với các môn đệ và Phêrô”. Thánh Gioan tường thuật lại: khi ngài và Phêrô chạy đến mộ, vị tông đồ trẻ nhanh chân hơn vị tông đồ lớn tuổi kia, đến mộ Thầy trước, nhưng ngài đứng đợi ở ngoài. Khi Phêrô bước vào, thấy các khăn liệm ở dưới đất, khăn che mặt được gói lại để ở đúng vị trí của nó. Gioan trông thấy và tin. Nhưng ngài viết thêm: “... Họ không hiểu rằng theo Kinh Thánh, Ngài phải sống lại từ cõi chết" (x. Ga 20,1-10). Họ về nhà. Ðầu óc họ như nổ tung với một khám phá mới, điều bất khả đã trở thành hiện thực. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn nhà khóa kín. Ngài nói: “Bình an cho các con,” và họ quá đỗi vui mừng (Ga 20,21b).

Và biến cố trong ngày Ngũ Tuần đã giúp Phêrô cảm nhận được Ðức Kitô phục sinh một cách trọn vẹn. “... Tất cả đều tràn đầy Thánh Thần” và họ bắt đầu rao giảng bằng các thứ tiếng khác nhau tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho. (x. Cv 2,1-12)

Chỉ khi ấy Phêrô mới chu toàn nhiệm vụ mà Chúa đã trao cho ngài: “... Một khi anh trở lại, hãy củng cố các anh em” (Lc 22,32). Từ lúc đó, ngài trở nên phát ngôn viên cho nhóm Mười Hai về những gì họ được cảm nghiệm qua Thánh Thần - trước giới thẩm quyền muốn chặn đứng sự rao giảng, trước Thượng hội đồng Giêrusalem, trước cộng đoàn về vấn đề của Ananias và Sapphira. Ngài là người đầu tiên rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Sức mạnh chữa lành của Ðức Kitô ở trong Phêrô được chứng tỏ: cho kẻ chết sống lại, chữa người ăn xin tàn tật. (x. Cv 9,32-42) Dân chúng khiêng bệnh nhân ra đường phố để khi Phêrô đi ngang qua, bóng của ngài có thể chữa họ lành. (x. Cv 5,12-16)

Ngay cả một vị thánh cũng gặp khó khăn của cuộc đời Kitô hữu. Khi Phêrô không còn ăn uống với dân ngoại tòng giáo vì ngài tế nhị không muốn tổn thương đến người Kitô gốc Do Thái, Phaolô viết: “... Tôi chống đối ông ấy ra mặt vì rõ ràng là ông ấy sai... Các ông ấy không đi đúng với chân lý của Phúc âm...” (Gl 2,11b.14a).

Trong đoạn cuối Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với Phêrô: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết, khi anh còn trẻ, anh muốn mặc quần áo nào và muốn đi đâu tùy ý; nhưng khi anh lớn tuổi, anh sẽ phải dang tay ra, và người khác sẽ mặc áo cho anh và dẫn anh đến nơi anh không muốn” (Ga 21,18). Chúa Giêsu tiên đoán về cái chết mà Phêrô phải chịu để vinh danh Thiên Chúa. Trong thời gian cai trị của Nerô, trên đồi Vatican ở Rôma, Phêrô đã vinh danh Chúa Giêsu với sự tử đạo, có lẽ cùng với nhiều Kitô hữu khác.

Mừng lễ kính Ngai tòa Thánh Phêrô là một dịp Giáo Hội kêu mời các tín hữu hãy cầu nguyện nhiều cho Ðức Giáo Hoàng trước những khó khăn lớn lao mà ngài phải đương đầu trong thế giới hôm nay.

 

SUY NIỆM 13: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô

(http://caritasphucuong.org)

“Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc …”

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi các môn đệ: “Người ta nói Con Người là ai ?”. Câu hỏi này thật dễ với những người nhạy tin tức như các tông đồ. Các ông đua nhau trả lời: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia, hay một trong các vị tiên tri”. Các câu trả lời cho thấy dân chúng nhìn nhận Đức Giêsu là người được Thiên Chúa sai đến, là một tiên tri, nhưng vẫn chưa nhận ra Đức Giêsu là Đấng Mêsia.

Câu hỏi Đức Giêsu là ai, không chỉ là vấn nạn cho những người cùng thời, thắc mắc này cũng mang đến sự hoài nghi ngay giữa các môn đệ thân tín của Đức Giêsu. Khi Người hỏi : “Còn anh em bảo thầy là ai?” Chúa Giêsu đọc thấy được sự im lặng cách bị động từ phía các tông đồ. Các ông không còn tranh nhau nói nữa. Các môn đệ đi theo Đức Giêsu ròng rã gần 3 năm, là những người thân thiết nhất của Ngài, nhưng họ cũng không có câu trả lời xác đáng cho chính mình. Chỉ một mình Phêrô lên tiếng :”Thầy là Đấng Kitô”.

Và Đức Giêsu bảo Phêrô: “Anh thật là có phúc”. Thật là phúc cho Phêrô vì không phải tự ông cảm nghiệm và biết được mầu nhiệm Đấng Kitô đã làm người. Phúc cho ông khi điều ông vừa tuyên xưng được chính Chúa Cha mặc khải cho. Đây là một hồng ân lớn lao dành cho Phêrô. Phêrô không thuộc hàng học giả chuyên nghiên cứu Kinh Thánh như nhóm Pharisêu hay tư tế. Cũng không nằm trong số những bậc trưởng lão đáng kính có tư tưởng cao siêu trong dân. Phêrô chỉ là một anh đánh cá nhà quê ít học, sống bằng nghề chài lưới. Vì thế, việc Phêrô được chọn, được mặc khải là một ơn ban cách đặc biệt.

Chúa đã chọn gọi và trao cho Phêrô sứ vụ xây dựng Hội Thánh của Chúa. Phêrô đã đáp trả bằng hành động tuyên xưng và tin vào Đức Kitô. Vì tin, Phêrô dám bỏ tất cả để theo Thầy. Vì tin, Phêrô dám quay trở lại sau khi chối Thầy. Vì tin, Phêrô đã hiến trọn cuộc sống còn lại ở trần gian vì thập giá của Thầy. Và vì tin, Phêrô dám chết trên cây gỗ như Thầy, nhưng xin treo ngược vì vẫn cảm thấy không xứng đáng với Thầy. Tin nghĩa là yêu. Và yêu tức là tin. Phêrô đã diễn tả niềm tin và tình yêu của mình một cách mạnh mẽ và mãnh liệt nhất để bù lại những yếu đuối và bất xứng của ông.

Lạy Chúa, xin cho con biết noi gương thánh Phêrô. Biết dâng trọn những yếu đuối và bất toàn của con trong bàn tay quan phòng của Chúa, để con được Chúa thánh hóa và trở nên công cụ hữu dụng của Chúa. Xin cho con biết tin yêu Chúa trong mọi hành động, trong mỗi giây phút của cuộc đời con. Amen!

 

SUY NIỆM 14: Ngai tòa thánh Phêrô

(Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Mộ phần của vị tông đồ trưởng Phêrô ở ngay dưới bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Truyền tụng từ xưa vẫn tin như thế, và mới đây đã được xác định nhờ các cuộc điều tra khảo cổ. Ngôi mộ này như một biểu tượng bền vững cho chân lý: Simon Phêrô theo sự ưu tuyển của Thiên Chúa, đã là nền móng của Giáo hội. Tiếng nói của Đấng Cứu Thế vẫn được lắng nghe suốt các thế kỷ, qua lời giáo huấn của các Đức Giáo hoàng.

Ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối: Đức Giáo hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô, đại diện Chúa Kitô ở trần gian hướng dẫn toàn thể Giáo hội toàn cầu. Lễ lập tông tòa thánh Phêrô là một lời tuyên xưng long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng trong toàn thể Giáo hội. Trước kia, Giáo hội cử hành hai thánh lễ riêng biệt một để kính tòa thánh Phêrô ở Antiokia (trước khi Ngài đến Rôma) và một để kính tòa thánh Phêrô ở Rôma. Hai thánh lễ này đều mang cùng một ý nghĩa, nên ngày nay Giáo hội chỉ cử hành một thánh lễ: “Lập Tông Tòa Thánh Phêrô”.

Có ba bản văn Kinh Thánh là nền tảng về ngai tòa của Thánh Phêrô: “Con là Phêrô, nghĩa là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo hội… Ta sẽ trao cho con chìa khóa nước Trời…” (Mt 16,13-19). “Con hãy làm cho các anh em của con nên vững mạnh” (Lc 22,31-32). “Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21,15-19).

Suy niệm

Sau lời tuyên xưng đức tin của Phêrô: Thầy là Đấng Kitô - Mêssia, là “Con Thiên Chúa”, Đấng Mêssia (tiếng Hy Lạp Christos - Kitô) nghĩa là Đấng được xức dầu mà các ngôn sứ đã tiên báo; Phêrô lại gọi Chúa Giêsu là “Con của Thiên Chúa”, ông khẳng định nguồn gốc thần linh của Ngài… Đức Giêsu đã mời gọi Phêrô đứng lên để cùng cộng tác trong công trình xây dựng Giáo hội của Ngài: “Phêrô! con là Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,18). Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh Cựu ước chỉ có Chúa là Đá Tảng: “Chúa là tảng đá của tôi, là thành trì của tôi” (Tv 72,3), và sau này trong Tân ước, Đức Giêsu là Thiên Chúa Phục Sinh cũng là nền tảng. (x. 1Pr 2,4-5), nhưng Phêrô cũng được Chúa Giêsu đặt làm đá tảng, là nền cho Giáo hội. Ngài cho Phêrô được chia sẻ trách nhiệm với Ngài. Simon như tên căn cước được đặt bởi cha mẹ, nhưng Chúa Giêsu gọi ông là Đá - Phêrô, sau này biệt danh Phêrô luôn gắn liền với ông và theo Kinh Thánh Tân ước, ông đã được cộng đoàn tiên khởi biết đến dưới cái tên Kêphas - Phêrô - nghĩa là đá tảng (x. 1Cr 1,12; 15,5; Gl 1,18; 2,9; 2,11.14). Trong Kinh Thánh về việc đổi tên và với tên mới, ý nghĩa thật quá rõ ràng: Simon sẽ là tảng đá móng, tảng đá vững bền trên đó Chúa Giêsu sẽ xây Hội Thánh của Ngài.

Chúa Giêsu trao cho Phêrô chìa khóa, sách Khải huyền nhấn mạnh chỉ mình Đức Giêsu nắm giữ chìa khóa (x. Kh 3,7), chìa khóa là hình ảnh rất cổ xưa, dấu chỉ sự chính thống về cai quản (x. Is 22,22). Cho nên, người nào giữ chìa khóa của một ngôi nhà, người ấy có toàn quyền trên ngôi nhà đó. Chìa khóa tượng trưng cho quyền hành và trách nhiệm cai quản. Trao chìa khóa theo ngôn ngữ Kinh Thánh tượng trưng cho sự ủy thác trách nhiệm…

Phêrô được trao chìa khóa nước Trời, nghĩa là được tham dự vào quyền bính trách nhiệm của Chúa Giêsu, chính vì thế, Phêrô đại diện Chúa Kitô có quyền giáo huấn, quyền thánh hoá và quản trị Giáo hội, nhằm mục đích là phục vụ dân Chúa. Các Đức Giáo hoàng sau này kế vị thánh Phêrô và là đại diện Chúa Kitô ở trần gian mang trọng trách cùng quyền bính của Phêrô. Thánh Augustinô đã chú giải đoạn Phúc Âm Matthêu (16,13-23) như sau: “Chúc tụng Chúa, Đấng đã đoái thương đặt thánh Phêrô Tông Đồ trên toàn thể Giáo hội. Nền tảng này được tôn kính thật xứng hợp bởi vì đó là phương thế để chúng ta có thể được lên thiên đàng”.

Cho nên, ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối, Đức Giáo hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô hướng dẫn toàn thể Giáo hội toàn cầu. Vì thế, ngày lễ hôm nay là một lời tuyên xưng long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng trong toàn thể Giáo hội. Chúng ta thần phục và lắng nghe giáo huấn của Ngài, cũng như cầu nguyện cho Ngài trong sứ vụ lèo lái con tàu của Giáo hội …

Ý lực sống: “Thánh Phêrô giữ quyền tối thượng để chứng tỏ Giáo hội của Chúa Kitô là duy nhất, và Tòa của ngài là duy nhất. Thiên Chúa là duy nhất. Đức Kitô là duy nhất. Giáo hội là duy nhất. Tòa được Chúa Kitô thiết lập cũng duy nhất” (Thánh Cyprianô vào thế kỷ III).

Sự sống vĩnh cửu đối nghịch với hình phạt đời đời – SN song ngữ 22.02.2021

 

Monday (February 22): Eternal life versus eternal punishment

Gospel Reading:  Matthew 25:31-46   

31 “When the Son of man comes in his glory, and all the angels with him, then he will sit on his glorious throne. 32 Before him will be gathered all the nations, and he will separate them one from another as a shepherd separates the sheep from the goats, 33 and he will place the sheep at his right hand, but the goats at the left.34 Then the King will say to those at his right hand, `Come, O blessed of my Father, inherit the kingdom prepared for you from the foundation of the world; 35 for I was hungry and you gave me food, I was thirsty and you gave me drink, I was a stranger and you welcomed me, 36 I was naked and you clothed me, I was sick and you visited me, I was in prison and you came to me.’37 Then the righteous will answer him, `Lord, when did we see you hungry and feed you, or thirsty and give you drink? 38 And when did we see you a stranger and welcome you, or naked and clothe you? 39 And when did we see you sick or in prison and visit you?’ 40 And the King will answer them, `Truly, I say to you, as you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me.’41 Then he will say to those at his left hand, `Depart from me, you cursed, into the eternal fire prepared for the devil and his angels; 42 for I was hungry and you gave me no food, I was thirsty and you gave me no drink, 43 I was a stranger and you did not welcome me, naked and you did not clothe me, sick and in prison and you did not visit me.’ 44 Then they also will answer, `Lord, when did we see you hungry or thirsty or a stranger or naked or sick or in prison, and did not minister to you?’ 45 Then he will answer them, `Truly, I say to you, as you did it not to one of the least of these, you did it not to me.’ 46 And they will go away into eternal punishment, but the righteous into eternal life.”

Thứ Hai 22-02            Sự sống vĩnh cửu đối nghịch với hình phạt đời đời

 

Mt 25,31-46

31 “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người.32 Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê.33 Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.”37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống;38 có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? “40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.”41 Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.42 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống;43 Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.”44 Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu? “45 Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.”46 Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.”

Meditation: 

 

Do you allow the love of God to rule in your heart? Augustine of Hippo (354-430 A.D.) said, “Essentially, there are two kinds of people, because there are two kinds of love. One is holy, the other is selfish. One is subject to God; the other endeavors to equal Him.” Jesus came not only to fulfill the law of righteousness (Leviticus 19), but to transform it through his unconditional love and mercy towards us. 

The Lord Jesus proved his love for us by offering up his life on the cross as the atoning sacrifice for our sins. His death brings freedom and life for us – freedom from fear, selfishness, and greed – and new abundant life in the Holy Spirit who fills our hearts with the love of God (Romans 5:5). Do you allow God’s love to purify your heart and transform your mind to think, act, and love others as the Lord Jesus has taught through word and example?

The lesson of separating goats and sheep at the end of the day

Jesus’ description of the “Son of Man”, a Messianic title which points to the coming of God’s anointed Ruler and Judge over the earth (John 5:26-29, Daniel 7:13ff), and his parable about the separation of goats and sheep must have startled his audience. What does the separation of goats and sheep have to do with the Day of God’s Judgement over the earth? In arid dry lands such as Palestine, goats and sheep often grazed together during the day because green pasture was sparse. At nightfall, when the shepherd brought the sheep and goats to their place of rest, he separated them into two groups. Goats by temperament are aggressive, domineering, restless, and territorial. They butt heads with their horns whenever they think someone is intruding on their space. 

Goats came to symbolize evil and the expression “scape-goat” become a common expression for someone bearing blame or guilt for others. (See Leviticus 26:20-22 for a description of the ritual expulsion of a sin-bearing goat on the Day of Atonement.)  Jesus took our guilt and sins upon himself and nailed them to the cross. He payed the price to set us free from sin and death. Our choice is either to follow and obey him as our Lord and Savior or to be our own master and go our own separate way apart from God’s way of truth and righteousness (moral goodness). We cannot remain neutral or indifferent to the commands of Christ. If we do not repent of our wrongdoing (our sins and offenses against God and neighbor) and obey the Gospel we cannot be disciples of the Lord Jesus nor inherit his kingdom of righteousness, peace, and joy. Separation of the good from the bad is inevitable because one way leads to sin, rebellion, and death and the other way leads to purification, peace, and everlasting life with God.

Love of God frees us from inordinate love of self 

 

The parable of the goats and sheep has a similar endpoint as the parable of the rich man who refused to give any help to the poor man Lazarus who begged daily at the rich man’s doorstep (Luke 16:19-31). Although Lazarus was poor and lacked what he needed, he nonetheless put his hope in God and the promise of everlasting life in God’s kingdom. The rich man was a lover of wealth rather than a lover of God and neighbor. When Lazarus died he was carried by the angels to Abraham’s bosom to receive his reward in heaven. When the rich man died his fortunes were reversed and he was cast into the unquenchable fires of hell to receive his just desserts. The parable emphasizes the great chasm and wall of separation between the former rich man held now bound as a poor and miserable prisoner in hell and Lazarus clothed in royal garments feasting at God’s banquet table in the kingdom of heaven. 

The day of God’s righteous judgment will disclose which kind of love we chose in this present life – a holy unselfish love directed to God and to the welfare of our neighbor or a disordered and selfish love that puts oneself above God and the good of our neighbor.

When Martin of Tours (316-397 AD), a young Roman soldier who had been reluctant to fully commit his life to Christ and be baptized as a Christian, met a poor beggar on the road who had no clothes to warm himself in the freezing cold, Martin took pity on him. He immediately got off his horse and cut his cloak in two and then gave half to the stranger. That night Martin dreamt he saw a vision of Jesus in heaven robed in a torn cloak just like the one he gave away that day to the beggar. One of the angels next to Jesus asked, “Master, why do you wear that battered cloak?” Jesus replied, “My servant Martin gave it to me.” Martin’s disciple and biographer Sulpicius Severus states that as a consequence of this vision “Martin flew to be baptized” to give his life fully to Christ as a member of his people – the body of Christ on earth and the communion of saints and angels in heaven. 

Augustine of Hippo (354-430 A.D.) wrote, “Christ is at once above and below – above in Himself, below in his people. Fear Christ above, and recognize him below. Here he is poor, with and in the poor; there he is rich, with and in God. Have Christ above bestowing his bounty; recognize him here in his need” (excerpt from Sermon 123, 44). 

On the day of judgment Jesus will ask “whom did you love”?

When the Lord Jesus comes again as Judge and Ruler over all, he will call each one of us to stand before his seat of judgment to answer the question – who did you love and put first in this life? Inordinate love of self crowds out love of God and love of neighbor. Those who put their faith in Jesus Christ and follow his way of love  and righteousness will not be disappointed. They will receive the just reward – life and peace with God in his everlasting kingdom. 

If we entrust our lives to the Lord Jesus today, and allow his Holy Spirit to purify our hearts and minds, then he will give us the grace, strength, and freedom to walk and live each day in the power of his merciful love and goodness. Let us entrust our lives into the hands of the merciful Savior who gave his life for us. And let us ask the Lord Jesus to increase our faith, strengthen our hope, and enkindle in us the fire of his merciful love and compassion for all.

“Lord Jesus, be the Master and Ruler of my life. May your love rule in my heart that I may only think, act, and speak with charity and good will for all.”

Suy niệm: 

 

Bạn có cho phép tình yêu Thiên Chúa cai quản tâm hồn bạn không? Thánh Augustine thành Hippo (354-430 A.D.) nói rằng: “Về cơ bản, có hai loại người, bởi vì có hai loại tình yêu. Một loại người thì thánh thiện, còn loại kia thì ích kỷ. Một loại thuộc về Thiên Chúa; còn loại kia cố gắng để bằng TC”. Đức Giêsu không chỉ đến để chu toàn luật công chính (Lv 19), nhưng còn để biến đổi nó ngang qua tình yêu và lòng thương xót vô điều kiện dành cho chúng ta.

 

Chúa Giêsu đã minh chứng tình yêu của Người dành cho chúng ta qua việc hiến mình trên thập giá làm của lễ đền tội chúng ta. Cái chết của Người đem lại tự do và sự sống cho chúng ta – giải thoát khỏi sợ hãi, ích kỷ, và tham lam – và sự sống mới sung mãn trong Chúa Thánh Thần, Đấng đổ đầy lòng chúng ta với tình yêu Thiên Chúa (Rm 5,5). Bạn có cho phép tình yêu của Thiên Chúa thanh tẩy tâm hồn bạn, và biến đổi trí óc bạn để suy nghĩ, hành động, và yêu thương tha nhân như Chúa Giêsu đã dạy bằng lời nói và gương mẫu không?

Bài học tách dê và chiên với nhau vào ngày sau hết

Sự mô tả của Đức Giêsu về Con Người, danh xưng của Đấng Mêsia, danh xưng cho Đấng Cai Trị và Thẩm Phán thế gian (Ga 5,26-29; Đn 7,13ff), và dụ ngôn của Người về sự tách rời dê với chiên phải làm cho thính giả của Người giật mình. Sự tách rời dê với chiên có quan hệ gì với Ngày Phán Xét thế gian của Thiên Chúa? Trong những phần đất khô cằn như Palestine, dê và chiên thường đi qua lại với nhau trong ngày bởi vì đồng cỏ xanh thì thưa thớt. Vào buổi tối, khi người mục tử lùa chiên và dê về chuồng của chúng, anh ta sẽ tách chúng ra thành hai nhóm. Dê theo bản tính rất kích động, bạo động, không ở yên, và xâm lấn. Chúng húc đầu có hai sừng của mình khi chúng thấy có ai đó xâm nhập chỗ ở của mình.

 

 

Dê biểu trưng cho sự dữ và diễn tả con dê chạy trốn, đã trở nên thành ngữ phổ biến cho những ai đỗ trách nhiệm cho người khác (x. Lv 26,20-22 về sự mô tả sự trục xuất theo nghi lễ của con dê gánh lấy tội lỗi vào ngày lễ Xá tội). Đức Giêsu đã mang lấy tội lỗi chúng ta vào mình và đóng đinh chúng vào thập giá. Người đã trả giá để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Sự lựa chọn của chúng ta là đi theo và vâng phục Người là Chúa và là Đấng cứu độ, hoặc tự làm chủ lấy mình và đi theo con đường tách biệt với đường lối sự thật và công chính của Thiên Chúa (sự tốt lành luân lý). Chúng ta không thể trung lập hay thờ ơ với các điều răn của Đức Kitô. Nếu chúng ta không ăn năn về việc làm sai trái của mình (tội lỗi và sự xúc phạm tới Thiên Chúa và tha nhân) và tuân theo Tin mừng, chúng ta sẽ không thể làm môn đệ của Chúa Giêsu, cũng không thừa hưởng vương quốc công chính, bình an, và niềm vui của Người. Sự tách biệt người lành và người dữ là điều chắc chắn xảy ra, vì một đường dẫn tới tội lỗi, chống đối, và sự chết, còn đường kia dẫn tới sự thanh tẩy, bình an, và sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa.

 

Tình yêu Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi tình yêu bản thân quá mức

Dụ ngôn về dê và chiên có điểm kết tương tự như dụ ngôn người giàu có đã từ chối bất kỳ sự trợ giúp nào cho người nghèo Lagiarô, kẻ ăn xin hằng ngày ở cửa nhà người giàu có (Lc 16,19-31). Mặc dù Lagiarô nghèo khó và thiếu thốn mọi thứ nhưng ông đã có niềm hy vọng vào Thiên Chúa và lời hứa sự sống vĩnh cửu trong vương quốc của Thiên Chúa. Người giàu có là người yêu thích của cải vật chất hơn Thiên Chúa và tha nhân. Khi Lagiarô chết, ông được các thiên thần đưa vào lòng Abraham để nhận phần thưởng của mình trên Thiên đàng. Khi người giàu chết, số phận của ông lại đảo ngược và ông bị ném vào lửa Hỏa ngục không hề tắt để nhận lãnh các món ăn thích đáng. Dụ ngôn nhấn mạnh tới vực sâu thẳm và bức tường ngăn cách giữa người giàu trước kia mà giờ đây bị giam giữ trong Hỏa ngục như người tù nhân khốn khổ và Lagiarô trong trang phục lộng lẫy và dự tiệc của Thiên Chúa trong nước Trời.

 

 

 

Ngày phán xét công minh của Thiên Chúa sẽ bộc lộ loại tình yêu nào chúng ta lựa chọn trong cuộc sống hiện tại- tình yêu vị tha hướng tới Thiên Chúa và lợi ích của tha nhân hoặc tình yêu hỗn loạn và ích kỷ coi mình trên cả Thiên Chúa và ích lợi của tha nhân.

 

Khi Martin thành Tours (316-397 AD), một người lính trẻ Rôma, không thích dâng hiến trọn vẹn đời mình cho Đức Kitô và chịu phép rửa như người tín hữu, đã gặp một người ăn xin nghèo khó trên đường, không có áo che thân trong thời tiết lạnh giá, Martin động lòng cho ông. Anh liền xuống ngựa và cắt đôi tấm áo choàng của mình và đưa một nữa cho người xa lạ. Tối đó, anh nằm mơ thấy Đức Giêsu mặc chiếc áo choàng cắt đôi như chiếc áo anh đã cho người ăn xin ngày nọ. Một trong các thiên thần đứng gần Đức Giêsu hỏi: “Thưa Ngài, tại sao Ngài mặc chiếc áo choàng cắt đôi? Đức Giêsu đáp lại: “Người tôi tớ của Ta, Martin, đã tặng nó cho Ta”. Môn đệ của Martin và nhà viết sử Sulpicius Severus nói rằng như một hiệu quả của thị kiến này, “Martin đã vội vàng đi chịu phép rửa” để dâng trọn đời mình cho Đức Kitô như một thành viên của dân Người – thân thể của Đức Kitô trên mặt đất và cộng đồng các thần thánh trên trời.

 

 

Thánh Augustine thành Hippo (354-430 AD) viết: “Đức Kitô vừa ở trên vừa ở dưới – trên trong bản tính, dưới trong dân Ngài. Hãy kính sợ Đức Kitô ở trên và nhận ra Ngài ở dưới. Nơi đây Ngài nghèo khó, với và trong người nghèo; kia Ngài giàu có, với và trong Thiên Chúa. Hãy có Đức Kitô ở trên ban ơn sủng; nhận ra Ngài ở đây trong sự thiếu thốn” (trích từ bài giảng 123, 44).

Vào ngày phán xét, Đức Giêsu sẽ hỏi “bạn yêu thương ai?”

Khi Chúa Giêsu trở lại với tư cách là vị Thẩm Phán và là Vua mọi loài, Người sẽ gọi mỗi một người chúng ta đến trước tòa phán xét để trả lời câu hỏi – bạn yêu thương và coi trọng ai trong cuộc đời này? Tình yêu quá mức về mình che phủ tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân. Những ai đặt niềm tin vào Đức Giêsu Kitô và đi theo đường lối tình yêu và công chính của Người sẽ không bị thất vọng. Họ sẽ lãnh nhận phần thưởng xứng đáng – sự sống và bình an với Thiên Chúa trong vương quốc vĩnh cửu của Người.

Nếu chúng ta trao phó cuộc đời mình cho Chúa Giêsu hôm nay, và để cho Chúa Thánh Thần thanh tẩy lòng trí chúng ta, thì Người sẽ ban cho chúng ta ơn sủng, sức mạnh, và tự do để bước đi và sống mỗi ngày trong sức mạnh của tình yêu và lòng nhân hậu thương xót của Người. Chúng ta hãy trao phó đời mình trong tay Đấng cứu độ giàu lòng thương xót, Đấng đã hiến đời mình cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu gia tăng niềm tin, củng cố đức cậy, và thắp lên trong chúng ta ngọn lửa tình yêu, trắc ẩn, và thương xót của Người đối với mọi người.   

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy là Chủ và là Vua cai trị lòng con. Chớ gì tình yêu của Chúa cai trị trong lòng con, để con có thể chỉ nghĩ, hành động, và nói lời bác ái và ý ngay lành đối với mọi người.”

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây