GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Suy niệm ngày 6.12.2021

T2 6 12 1

T2 6 12 1

Chữa bệnh và tha tội – Suy niệm ngày 6.12.2021

 

Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

Lời Chúa: (Lc 5, 17-26)

17 Một hôm, khi Đức Giê-su giảng dạy, có mấy người Pha-ri-sêu và luật sĩ ngồi đó; họ từ khắp các làng mạc miền Ga-li-lê, Giu-đê và từ Giê-ru-sa-lem mà đến. Quyền năng Chúa ở với Người, khiến Người chữa lành các bệnh tật.18 Bỗng có mấy người khiêng đến một bệnh nhân bị bại liệt nằm trên giường, họ tìm cách đem vào đặt trước mặt Người.19 Nhưng vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giê-su.

20 Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: “Này anh, anh đã được tha tội rồi.” 21 Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu bắt đầu suy nghĩ: “Ông này là ai mà nói phạm thượng như thế? Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa? “22 Nhưng Đức Giê-su thấu biết họ đang suy nghĩ như thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: “Các ông đang nghĩ gì trong bụng vậy?23 Trong hai điều: một là bảo: “Anh đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn?24 Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội -Đức Giê-su bảo người bại liệt-: tôi truyền cho anh: Hãy đứng dậy, vác lấy giường của anh mà đi về nhà! “

25 Ngay lúc ấy, người bại liệt trỗi dậy trước mặt họ, vác cái anh đã dùng để nằm, vừa đi về nhà vừa tôn vinh Thiên Chúa. 26 Mọi người đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ kinh hãi bảo nhau: “Hôm nay, chúng ta đã thấy những chuyện lạ kỳ!”

(Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch CGKPV)

SUY NIỆM:

Lành bệnh và tha thứ đều quan trọng cho sự sống con người: lành bệnh liên quan đến sức khỏe; tha thứ liên quan đến tương quan với Thiên Chúa, với bản thân và với người khác. Con người không thể sống bình an, thậm chí sống mà như chết, nếu những tương quan này bị tổn thương.

Đức Giê-su quan tâm đến sự sống của con người mang hai chiều kích thể lý (chữa bệnh, cho ăn, hồi sinh) và tương quan, nhưng luôn hướng ơn chữa bệnh đến ơn tha thứ, vốn thiết yếu cho sự sống hôm nay, diễn tả và hướng đến sự sống đích thật.

Tuy nhiên, trong trình thuật chữa lành kẻ bại liệt, tương quan giữa hai ơn huệ, ơn chữa bệnh và ơn tha thứ, trở nên phức tạp hơn bình thường : lúc cần chữa bệnh, thì Đức Giê-su ban ơn tha thứ, lúc nói về năng quyền tha tội, thì Ngài lại chữa bệnh !

 1. Một kẻ bại liệt có bốn người khiêng (c. 17-19)

Và trong cuộc sống, chúng ta cần tình liên đới biết bao ; thậm chí, chúng ta không thể sống mà không có tình liên đới. Thật vậy, trong cuộc sống, nhất là trong đời sống gia đình và cộng đoàn, chúng ta được mời gọi mang vác nhau, nhất là mang vác những người thân yêu, những anh em, chị em đau yếu, và rộng hơn, những anh em hay chị em yếu đuối, yếu kém hay chịu thiệt thòi do hoàn cảnh hoặc thân phận hơn. Và một ngày kia, và ngày này không thể tránh được, chính chúng ta cũng sẽ được những người thân yêu, anh em hay chị em của chúng ta mang vác, mang vác đi « loanh quanh » (đến thầy thuốc hay bệnh viện để chữa bệnh), và rồi cuối cùng, mang vác chúng ta đến đặt trước mặt Đức Giê-su (trong Nhà Thờ để cầu nguyện tiễn biệt) ! Và lúc ấy, chúng ta chỉ còn có thể cậy vào lòng tin của mọi người, nhất là của những người thân yêu mà thôi.

Thực ra, mỗi người trong chúng ta cũng đã từng được mang vác đấy thôi, khi chúng ta còn bé hay những lúc đau yếu ; và chúng ta vẫn được Chúa và anh em, chị em, những người thân yêu mang vác mỗi ngày ; có điều là chúng ta nhiều khi mù quáng không nhận ra. Sự liên đới này được kể lại khắp nơi trong các Tin Mừng và đã khiến cho Đức Giê-su, Con Thiên Chúa, phải động lòng, như bài Tin Mừng hôm nay kể lại. Và một ngày kia, trong cuộc Thương Khó, chính Đức Giê-su cũng sẽ để cho người khác mang vác Người, để Người cảm thông và dẫn chúng ta vượt qua đau khổ và sự chết trong tín thác và hi vọng.

Trong bài Tin Mừng, không chỉ có tình liên đới, nhưng còn có lòng tin ; và chính lòng tin tạo ra tình liên đới trong lời kêu cầu, trong ơn chữa lành và ơn cứu độ. Và một lòng tin mãnh liệt đến độ sáng tạo ra những phương thế lạ lùng và táo bạo, khi gặp trở ngại :

Nhưng vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giê-su(c. 19)

Đó một lòng tin mạnh đến độ có thể nhìn thấy được. Và quả thực, Đức Giê-su đã nhìn thấy lòng tin của họ. « Lòng tin của họ », nhưng họ là những ai ? Là những người khiêng vác người bại liệt, là những người tỏ tình liên đới với người bại liệt. Như thế, lòng tin không chỉ có thể cứu chính mình, như Đức Giê-su hay nói : « lòng tin của con đã cứu con » (Lc 7, 50), nhưng còn có thể cứu người khác nữa, như trường hợp ở đây, và nhiều trường hợp khác nữa trong các Tin Mừng. Chính vì thế mà chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho nhau, những người còn sống, cũng như những người đã qua đời. Bởi vì, Chúa cũng mến thương những người chúng ta thương mến trong Chúa. Như thế, đau khổ bệnh tật thuộc về thân phận phải chết của con người, nhưng trong thực tế, lại là cơ hội làm phát sinh tình liên đới, tình thương, sự hòa giải và hiệp nhất. Đó chính là điều Chúa mong chờ để thi ân và bày tỏ tình yêu và lòng thương xót.

 2. Ơn lành bệnh và ơn tha thứ (c. 20-24)

Nhưng còn có một điều đáng ngạc nhiên khác nữa, mà bài Tin Mừng đặc biệt nhấn mạnh, đó là ơn tha thứ Đức Giê-su ban cho người bại liệt :

Này anh, tội anh đã được tha rồi(c. 20)

Trong khi đó, tất cả mọi người, trong đó có người bệnh và cả chúng ta nữa hôm nay nghe bài Tin Mừng này, đều chờ đợi một điều khác, đó là phép lạ chữa lành thể lí. Hơn nữa, chữa lành thể lí mới là khẩn cấp và gây ấn tượng cho người xem. Ngoài ra, nếu Đức Giê-su chữa lành ngay, thì sẽ không gây cớ cho người ta xì xầm, thậm chí lên án :

Ông này là ai mà nói phạm thượng như thế? Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa(c. 21)

Bình thường, Đức Giê-su chữa bệnh rồi mới tha tội ; nhưng trong trường hợp này, tại sao Ngài cố ý tha tội trước rồi mới chữa bệnh, và lại còn so sánh hai hành động này nữa :

Các ông đang nghĩ gì trong bụng vậy? Trong hai điều: một là bảo: “Anh đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn? (c. 22-23)

Trong bài Tin Mừng, không có câu trả lời, chính là để cho người đọc thuộc mọi thời trả lời, trong đó có chính chúng ta hôm nay. Quả thực, có người mau mắn trả lời, bảo người bại liệt đứng dậy mà đi thì khó hơn, vì đó là phép lạ làm thay đổi thực tại khách quan mà không tuân theo qui luật tự nhiên, còn tha tội thì chỉ là một lời nói, diễn tả tâm tình của người nói dành cho người nghe, không phải là “phép lạ”. Hiểu như thế, đó là vì người này chưa thực sự có kinh nghiệm về ơn tha thứ và chưa hiểu hết được sự lạ lùng nhân linh và thiên linh của lời tha thứ.

Sự sống của người
Sức khỏe
(bệnh tật)– Bệnh tật, đến từ sự bất toàn của thể xác, liên quan đến sức khỏe. 

 

 

 

 

 

– Để được chữa lành, không nhất thiết cần tương quan.

 

 

– Sức khỏe cần thiết cho cuộc sống những sẽ qua đi.

Tương quan
(tội lỗi)– Tội lỗi, đến từ sự dữ, là thứ bệnh vô hình (vô ơn, nghi ngờ, ham muốn, ghen tị…), nhưng làm ô nhiễm tâm hồn, gây ra bầu khí chết chóc, ảnh hưởng đến các mối tương quan làm nên cuộc sống, tương quan với Chúa, với bản thân và với người khác, và có hậu quả cụ thể và rộng lớn.– Ơn tha thứ đòi hỏi lòng tin : « Lòng tin của chị đã cứu chị » (Lc 7, 50) và dẫn đến hành trình chữa lành hay tái sinh lâu dài trong việc đón nhận ơn huệ tha thứ và sống ơn huệ tha thứ.

 

– Thiết yếu cho sự sống hôm nay, bền vững và diễn tả và hướng đến sự sống đích thật.

Trước hết về thiên linh, qua lời tha tội, Đức Giê-su mặc khải chính căn tính thần linh của mình, chính tương quan duy nhất của Ngài với Thiên Chúa. Đúng như những người Pha-ri-sêu và luật sĩ đã nghĩ : « Ai có thể tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa? » (c. 21) ; và Đức Giê-su công bố : « Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội » (c. 24). Chúa đánh liều chính sự sống của mình khi phục hồi sự sống nhân linh, nghĩa là sự sống, được nuôi dưỡng bởi tương quan liên vị, của người bệnh, vì người ta sẽ kết án tử Người, vì tội phạm thượng (x. Mt 26, 65-66).

Về nhân linh, chữa lành thể lí đúng là việc khẩn cấp, mọi người đều muốn và gây ấn tượng. Con người thời nay cũng vậy, hay chạy theo những cách chữa bệnh lạ lùng. Được lành bệnh, phục hồi sức khỏe, cho dù là quan trọng cho cuộc sống, nhưng đâu có thể giải quyết hết được mọi vấn để của cuộc sống, nhất là những vấn đề sâu xa như những vết thương lòng, cảm thức tội lỗi, không bình an và bị « bại liệt » với bản thân, với người khác và nhất là với Thiên Chúa. Như thế, ơn tha thứ không thể là « tự động » được, nhưng liên quan đến tự do của ngôi vị, liên quan đến ơn chữa lành con tim, chữa lành tâm hồn, được giải thoát khỏi sự dữ (x. Tv 51, 12-21). Để được « hoàn tất », ơn tha thứ cần được đón nhận và thể hiện trong cuộc sống như là ơn tái sinh : « Con ta đã chết, nay sống lại » (Lc 15, 24). Và đây là một việc lâu dài và rất khó khăn : chúng ta có thật sự xác tín mình được bao dung tha thứ hay không bởi mầu nhiệm Thập Giá của Đức Ki-tô, vì « Đức Ki-tô chết cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn ở trong tội » ? Chúng ta có nhận ra gốc rễ của tội chưa ? Chúng ta đón nhận ơn chữa lành khỏi sự dữ chưa ? Chúng ta đã sống ơn tha thứ đã nhận được chưa, nhất là diễn tả tình yêu và lòng biết ơn của chúng ta dành cho Chúa và lòng bao dung chúng ta dành cho nhau ? Nếu không, chúng ta sẽ tự biến mình trở thành bất xứng với ơn tha tội (x. Mt 18, 23-35 : người tôi tớ, được tha thứ, nhưng lại độc ác với bạn của mình).

Và giả như, phép lạ chữa lành có xẩy ra, thì sức khỏe đâu có tồn tại mãi. Người bại liệt được Đức Giê-su chữa lành ; nhưng một ngày kia, anh lại bị « liệt » trở lại, và lần này sẽ mãi mãi không thể đứng dậy được.

 3. Ơn tái tạo (c. 25-26)

Chúng ta được mời gọi nhìn ngắm hình ảnh người bại liệt đứng dậy vác giường đi về nhà, bằng lời của Đức Giê-su :

Tôi truyền cho anh : « Hãy đứng dậy, vác lấy giường của anh mà đi về nhà ! » (c. 24)

Và khi nhìn ngắm, đôi mắt của chúng ta được mời gọi nhận ra một ân huệ lớn hơn là ơn huệ chữa lành thể lí, mà Chúa muốn ban cho mỗi người chúng ta. Bởi vì chính chúng ta cũng đã từng bị và có thể đang bị bại liệt, trong tương quan với mình, với Chúa và với nhau. Bại liệt này vô hình, nhưng lại có hiệu quả hữu hình : chúng ta im lặng, tiêu cực, lẩn trốn, đóng kín, tính toán, tẩy chay… Chính Lời bao dung tha thứ của Chúa làm cho chúng ta đứng dậy, chữa lành, tái tạo chúng ta để chúng ta có sức mạnh và tình yêu để đảm nhận gánh nặng (hình ảnh tự vác giường, thay vì để cái giường nó vác mình), đi về nhà, nghĩa là tái hòa nhập với những người thân yêu trong hòa giải và hiệp nhất.

Đức Giê-su đến để cho con người được sống và sống dồi dào. Và sự sống đích thực này được trao ban cho chúng ta, không phải bằng những phép lạ chữa bệnh (xét cho cùng, con người làm được chuyện này bằng nền y học càng ngày càng hiệu quả), nhưng là bằng lời tha thứ, lời tái tạo, lời phục hồi :

Này anh, anh đã được tha tội rồi. (c. 20)

Và Lời này chỉ có thể đến từ Thiên Chúa mà thôi. Lời tha thứ tái tạo, tuy vô hình, nhưng lại có những hiệu quả hữu hình, khi làm cho chúng ta hòa giải với bản thân, với người khác và với Thiên Chúa, qua đó, làm cho chúng ta sống dồi dào ngay trong thân phận con người và ngay trong những hoàn cảnh đầy thách đố, sinh lão bệnh tử.

*  *  *

Khi ban ơn tha thứ cho người bại liệt, Đức Giê-su muốn dẫn anh đi xa hơn việc tìm lại được sức khỏe, đó là đi vào trong sự sống đích thật ; đồng thời, Ngài cũng mặc khải chính căn tính của Ngài là Con Thiên Chúa. Nhưng khi làm như thế, Ngài đánh liều chính sự sống của mình, và sẽ đánh liều đến cùng bằng cái chết trên Thập Giá, để tha thứ và chữa lành chúng ta một cách bền vững và tận căn.

Chúng ta được mời gọi đi theo Đức Giê-su và cũng dám đánh liều sự sống, được Chúa ban vào ngày được mẹ sinh ra, và cuộc đời để phục vụ sự sống, qua đó « ca tụng, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta » (Linh Thao, số 23), trong ơn gọi thánh hiến, độc thân hay gia đình Chúa ban cho mỗi người chúng ta, như Đức Giê-su.

 

Strengthen the hands that are feeble – Suy niệm song ngữ theo WAU, ngày 6.12.2021

 Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – November, 2021

Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên mạnh mẽ (Is 35, 3)

Giêrusalem đang bị đe dọa bởi sự xâm lược của nước ngoài; tinh thần quốc gia xuống thấp; đối với một số người thậm chí có cảm giác rằng Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Nhưng ngôn sứ Isaia chống lại môi trường băng giá bằng cách hứa rằng nó sẽ không phải lúc nào cũng như vậy. “Hãy giữ vững niềm tin!” ông ấy đã khóc. Sẽ đến lúc “đất khô cằn sẽ tươi vui”. Bạn có thể cảm thấy như đang ở trong sa mạc khô cằn khắc nghiệt, nhưng “cát cháy sẽ trở thành hồ ao” (Is 35, 1. 7).

Tất cả chúng ta đều biết cảm giác như thế nào khi trải qua một thời gian cầu nguyện khô khan. Thật khó để thúc đẩy bản thân. Chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đang nói chuyện với một bức tường, không phải nói với Chúa. Chúng ta không cảm thấy bất kỳ sự an ủi hay sự khẳng định nào khi cố gắng kết nối với Thánh Thần. Chúng ta có thể tự hỏi Thiên Chúa đang làm gì hoặc liệu Ngài có đang lắng nghe chúng ta không. Đây là những lúc chúng ta cần tiếp thu lời khuyên vô giá của ngôn sứ Isaia: “Đừng bỏ cuộc!”

Những lần cầu nguyện khô khan có thể trở thành cơ hội tốt để chúng ta xây dựng nền tảng đức tin của mình. Và như bất kỳ nhà xây dựng nào cũng đều biết, bạn muốn nền tảng của mình vững chắc và không thể lung lay. Bạn muốn nó có thể chịu được mọi rắc rối.

Mặc dù không thoải mái nhưng giai đoạn khô hạn cho chúng ta cơ hội để xây dựng nền tảng như vậy. Chúng giúp chúng ta xây dựng đời sống cầu nguyện của mình dựa trên chân lý vững chắc của đức tin chứ không chỉ dựa trên cảm xúc của chúng ta, những điều đến và đi. Chúng thúc giục chúng ta dành thời gian cầu nguyện để nhớ lại những đặc tính tuyệt vời của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta, cho dù chúng ta có cảm thấy điều đó hay không.

Một chiến lược tốt để xây dựng nền tảng cầu nguyện của bạn là dành thời gian suy gẫm về kinh Tin Kính mà chúng ta tuyên xưng trong Thánh lễ. Đừng chỉ tìm kiếm sự an ủi của Thiên Chúa; nhưng hãy tìm kiếm chân lý của Ngài. Hãy tin rằng Ngài vẫn đang hoạt động, ngay cả trong những cách bí ẩn. Hãy nhìn vào thập tự giá và đặt niềm tin của bạn vào sự phục sinh của Chúa Giêsu, ngay cả khi bạn không cảm thấy mình là người mới vào thời điểm đó.

Vì vậy, đừng bỏ cuộc. Hãy tăng cường sức mạnh cho đầu gối yếu đuối của bạn. Hãy kiên trì. Hãy biết rằng Thiên Chúa luôn ban thưởng cho những ai kiên trì tôn kính và tin cậy nơi Ngài.

Lạy Chúa Giêsu, con cảm ơn Chúa vì những lúc khô khan khi Chúa gọi con để tìm kiếm Chúa sâu xa hơn. Con tin rằng Chúa đang dùng chúng để khiến con trở nên mạnh mẽ trong Thánh Thần của Chúa.

***

DAILY MEDITATION: ISAIAH 35:1-10

Strengthen the hands that are feeble. (Isaiah 35:3)

Jerusalem was under threat of foreign invasion; national morale was at a low point; it even felt to some that God had abandoned them. But Isaiah countered the glum environment by promising that it would not always be like that. “Hold on to your faith!” he cried. A time will come when “the parched land will exult.” It may feel like you’re in a harsh, dry desert, but “the burning sands will become pools” (Isaiah 35:1, 7).

We all know what it’s like to experience a season of dryness in prayer. It’s hard to motivate ourselves. We feel as if we are talking to a wall, not to the Lord. We don’t feel any consolation or affirmation as we try to connect with the Spirit. We may wonder what God is doing or whether he is listening to us at all. These are the times when we need to take Isaiah’s invaluable advice: “Don’t give up!”

Times of dry prayer can become rich opportunities for us to build our foundation of faith. And as any builder knows, you want your foundation to be solid and unshakable. You want it to be able to withstand any trouble.

Uncomfortable though they are, dry periods give us the chance to build such a foundation. They help us build our prayer life on the solid truths of our faith and not just on our emotions, which come and go. They urge us to spend our prayer time recalling the awesome attributes of the God who loves us, whether we feel it or not.

One good strategy for building your foundation of prayer is to spend the time contemplating the creed that we say at Mass. Recite it slowly and tell the Lord that you believe in everything you are saying. Don’t just look for God’s comfort; look for his truth. Believe that he is still at work, even in hidden ways. Look at the cross and place your faith in Jesus’ resurrection, even if you don’t feel like a new creation at that moment.

So don’t give up. Strengthen your weak knees. Persevere. Know that God always rewards those who persist in honoring and trusting in him.

“Jesus, thank you for those times of dryness when you call me to seek you more deeply. I trust that you are using them to make me strong in your Spirit.”

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây