GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Thứ Bảy tuần 2 Phục Sinh.

T7 30 4 1

T7 30 4 1

Thứ Bảy tuần 2 Phục Sinh.

"Họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển".

 

Lời Chúa: Ga 6, 16-21

Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ.

Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh.

Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: "Chính Thầy đây, đừng sợ". Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới.

 

 

Suy Niệm 1: Chính Thầy đây

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Vào thời Đức Giêsu, người ta chờ Thiên Chúa sai đến một vị vua.

Vị Vua này chính là một Đấng Mêsia hùng mạnh, toàn thắng,

Đấng sẽ giải phóng dân khỏi ách nô lệ của người Rôma.

Sau khi Đức Giêsu cho dân chúng được ăn no nê một cách kỳ diệu,

họ nghĩ ngay Ngài chính là người họ mong đợi từ lâu.

Họ toan bắt Ngài để tôn làm vua,

làm người đứng lên lãnh đạo phong trào cách mạng (Ga 6, 15).

Nhưng Đức Giêsu đã chối từ sự mong mỏi của dân chúng.

Ngài trốn lên núi một mình.

Đức Giêsu biết mình không phải là một Mêsia đầy quyền lực,

để giải phóng dân Ítraen khỏi ách của người Rôma.

Nhưng Ngài sẽ là một Mêsia như người Tôi Trung đau khổ,

chịu chết ô nhục và sống lại để giải phóng nhân loại khỏi ách tội lỗi.

Dân chúng hẳn đã bị hụt hẫng khi thấy Đức Giêsu trốn đi.

Các môn đệ chắc đã tiếc ngẩn tiếc ngơ,

vì Thầy bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở để tỏ mình cho dân Ítraen,

và chính họ cũng mất đi một cơ hội để tiến thân.

Tin Mừng của thánh Gioan không nói cho ta biết tại sao sau đó

các môn đệ lại chèo thuyền qua Caphácnaum, ở bờ bên kia (c. 16).

Nhưng theo Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu đã bắt buộc họ (Mc 6, 45).

Ngài rõ ràng không muốn họ dính dáng vào chuyện chính trị này.

Bị Thầy bắt qua lại bờ bên kia khi chiều đã sụp tối,

trong khi dân chúng và Thầy còn ở bờ bên này,

điều ấy chẳng dễ chịu chút nào cho các môn đệ.

Họ muốn ở lại hưởng chút dư vị của thành công vang dội vừa rồi.

Dù sao các môn đệ đã biết vâng phục.

Chuyến đi qua biển hồ cũng không suôn sẻ gì.

Họ phải chiến đấu với trận cuồng phong bất ngờ gây biển động.

Con thuyền bé nhỏ lênh đênh giữa sóng gió gào thét.

Cả nhóm gặp nguy hiểm mà không có Thầy trong thuyền.

Họ đã cố chèo được chừng năm, sáu cây số.

Có thể họ tự hỏi: tại sao Thầy lại vội sai mình ra khơi giữa đêm đen?

Cuối cùng Thầy Giêsu cũng đến với họ như họ mong ước.

Nhưng Thầy không đến trên một chiếc thuyền như họ nghĩ.

Thầy đi trên mặt biển mà đến gần thuyền các ông (c. 19).

Cách đến của Thầy thật khác thường khiến họ hoảng sợ.

Có thể họ chưa nhận ra khuôn mặt của Thầy vì trời tối.

“Thầy đây mà, đừng sợ!”, Đức Giêsu vội vã trấn an.

Giáo Hội hôm nay cũng có kinh nghiệm như nhóm môn đệ ngày xưa,

vất vả một mình chống chọi với sóng gió, khi không có Thầy ở bên.

Nhưng khi Chúa đến, chúng ta lại hoảng sợ, không nhận ra Ngài.

Thật ra Chúa chẳng bỏ chúng ta, dù có lúc Ngài để chúng ta một mình.

Phải tập quen dần với những cách xuất hiện mới mẻ của Chúa

để nhận ra Ngài vẫn có mặt trong thế giới hôm nay.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa,

xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin

để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,

nơi khuôn mặt khốn khổ

của tất cả những người bị thử thách:

những kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn,

nhưng vì thiếu Lời Chúa;

những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước,

nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật, công bằng và tình thương;

những kẻ vô gia cư,

không chỉ tìm kiếm một mái nhà,

nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;

những kẻ bệnh hoạn và hấp hối,

không chỉ trong thân xác,

nhưng còn trong tinh thần nữa,

bằng cách thực thi lời hy vọng này:

“Điều mà ngươi làm cho người bé mọn nhất trong anh em

là làm cho chính Ta”. Amen. (Thánh Têrêxa Calcutta)

 

Suy Niệm 2: Thầy đây, đừng sợ

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Các tông đồ một phen hoảng sợ. “Trời đã tối mà Chúa Giê-su chưa đến với các ông. Biển động, vì gió thổi mạnh”. Không có Chúa đời sống thật dễ sợ. Vượt biển là nguy hiểm. Đi lúc trời tối còn nguy hiểm hơn. Lại còn thêm sóng gió. Thập phần nguy hiểm. Đó là tình hình tâm hồn thiếu vắng Chúa. Vắng Chúa tâm hồn chìm trong bóng đêm. Bóng đêm chỉ nói những lời đe doạ. Khiến tâm hồn lo âu xao xuyến. Vắng Chúa tâm hồn bất an. Biết bao sóng gió nổi lên. Thế lực sự dữ thét gào muốn nhấn chìm và nuốt trửng con người. Con người phải vất vả chèo chống mà không đi đến đâu. Chèo mãi mới đi “được chừng năm hoặc sáu cây số”.

Nhưng khi có Chúa, mọi sự đi vào ổn định.”Các ông muốn rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc đó thuyền đã tới bờ”. Sức con người thật yếu ớt. Chèo mãi mới đi được chừng năm hoặc sáu cây số. Nhưng Chúa vừa xuất hiện thì thuyền đã đến bờ. Có Chúa bóng đêm bị xua tan. Sóng yên biển lặng. Và chẳng cần vất vả chèo chống thuyền đã đến nơi. Đến một cách nhanh chóng. Vượt sức loài người. Vượt trí tưởng tượng của loài người.

Sau khi Chúa phục sinh, sự hiện diện của Chúa càng mãnh liệt hơn. Các tông đồ tràn đầy xác tín. Vì tin Chúa đang ở với các ngài. Các tín hữu cử hành phụng vụ với niềm tin sâu xa. Vì sự hiện diện của Chúa quá mãnh liệt.

Vì thế quyền năng Chúa càng cụ thể hơn. Các tông đồ làm được những điềm thiêng dấu lạ. Thánh Phê-rô đã chữa người què từ thuở mới sinh. Và cho kẻ chết sống lại.

Phép lạ hằng ngày. Đó là chỉ với một nhóm người ít ỏi, bé nhỏ, thất học. Nhưng “Lời Chúa vẫn lan tràn và tại Giê-ru-sa-lem, số các môn đệ tăng thêm rất nhiều, lại cũng có một đám rất đông các tư tế đón nhận đức tin”. Càng với những người yếu đuối, bé nhỏ, thấp hèn, quyền năng Chúa càng hiển hiện.

Xin cho con luôn có Chúa. Để đời sống con được an vui. Xin cho con biết mình bé nhỏ yếu đuối. Để quyền năng Chúa hiển hiện. Đem lại nhiều hoa trái cho Giáo hội.

 

Suy Niệm 3: Bến bờ bình an

Biến cố Chúa Giêsu đi trên mặt nước cũng được Phúc Âm theo thánh Matthêu và thánh Marcô mô tả nhưng với vài chi tiết khác nhau. Sự khác nhau này làm cho chúng ta thấy được chủ ý khác nhau của mỗi tác giả Phúc Âm. Tác giả Phúc Âm theo thánh Gioan không nói đến chi tiết Chúa Giêsu đến để trợ giúp cho các tông đồ đang gặp khó khăn, cũng không nói gì đến việc làm cho sóng gió im lặng, nhưng lại nhắc đến chi tiết khác là thuyền của các tông đồ tới bến tức thì. Ðọc lại bài tường thuật về biến cố, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điểm này, là tác giả chú ý và muốn cho người đọc như chú ý đến Chúa Giêsu nhiều hơn.

Tác giả bài tường thuật cho chúng ta nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô đầy quyền năng thần linh và không tùy thuộc vào những định luật giới hạn của thiên nhiên. Thường tình, con người tự nhiên không thể nào đi trên mặt nước mà không bị té ngã. Trong cuộc sống, rất nhiều khi người Kitô chúng ta cảm thấy như bị Thiên Chúa bỏ mặc cho bão táp phong ba xô đẩy. Thật ra Ngài vẫn có đó. Ngài ban cho chúng ta lý trí tự do, ý chí và ân sủng để có thể lướt qua sóng gió cuộc đời. Có thể đến khi thuyền cập bến, chúng ta mới được đối diện với Thiên Chúa, nhưng không vì thế mà cho rằng Ngài vắng mặt, bởi vì Ngài thấy trước những gì sẽ xảy ra và những gì Ngài sẽ làm.

Lạy Chúa, giữa những phong ba thử thách cuộc đời, xin cho chúng con luôn tin tưởng vào sự hiện diện quyền năng và yêu thương của Chúa, nhờ đó, chúng con an tâm đi trọn cuộc hành trình và đạt tới bến bờ bình an.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Tin tưởng vào Chúa

Một vị tướng nọ quyết định đánh địch quân, dù rằng lúc ấy quân số của ông chỉ bằng 1/10 quân số của địch. Ông xác quyết với toàn thể binh sĩ rằng họ sẽ chiến thắng, thế nhưng ai nấy đều lắc đầu thất vọng. vào ngày xuất quân, khi đi ngang qua một nhà nguyện, ông cho đoàn quân dừng lại và nói: “Tôi và một số sĩ quan vào đây cầu nguyện vào gieo thử một quẻ: nếu đồng tiền ngửa, chúng ta sẽ thắng, bằng không, chúng ta sẽ thua”. một lúc sau từ trong nhà nguyện bước ra, ông và các sĩ quan vui mừng loan báo: “Số mệnh đã chỉ cho chúng ta biết chúng ta sẽ thắng trận này”. Nghe thế, mọi người hân hoan lên đường và quả nhiên họ đã chiến thắng một cách dễ dàng. Ngày hôm sau, một sĩ quan thân cận đã tâm sự với vị tướng: “Quả thật trận chiến hôm qua đã chứng tỏ không ai có thể thay đổi được bàn tay của số mệnh”. Vị tướng mỉm cười đáp: “Có lẽ gần đúng như vậy”. Rồi ông lấy từ trong túi đồng tiền đã gieo quẻ hôm trước, cả hai mặt đồng tiền đều giống nhau.

Một trong những yếu tố dẫn đến thất bại, đó là sợ hãi, thiếu tin tưởng. chỉ một thoáng bối rối hiện trên nét mặt cũng đủ để đối thủ chiếm được ưu thế.

Tin mừng hôm nay cũng nói đến sự sợ hãi bối rối nơi các tông đồ. Có lẽ chẳng phải do tình cờ mà các thánh sử đặt phép lạ Chúa Giêsu đi trên mặt biển liền sau phép lạ bánh hoá nhiều. cả hai phép lạ đều có chung một chủ đề là quyền năng củaChuá Giêsu trên thiên nhiên và trên những vật vô tri giác, và trước mỗi phép lạ các môn đệ đều bị đẩy vào tình trạng lo sợ. thương xót đoàn dân theo Ngài, Chúa Giêsu bảo các môn đệ kiếm bánh cho họ ăn, nhưng giữa nơi oang địa làm sao có đủ bánh cho chừng ấy người. sau đó ngài lại giục các ông sang bờ bên kia trước, trong khi ngài ở lại giải tán dân, và rồi thueỳ6n các ông gặp cơn bão táp. Làm như thế, không phải Chúa có ý bỏ rơi các ông, nhưng chỉ muốn các ông có cơ hội củng cố niềm tin. “Chính Thầy đây, đừng sợ”. Ngài vẫn ở gần và quan tâm đến các ông.

Trong cuộc sống, rất nhiều khi người kitô hữu chúng ta cảm thấy như bị Thiên Chuá bỏ mặc cho bão táp xô đẩy. thật ra Ngài vẫn có đó. Ngài ban cho chúng ta lý trí tự do, ý chí và ân sủng để có thể lướt qua sống gió cuộc đời. có thể đến khi thuyền cập bến chúng ta mới được đối diện với Thiên Chúa, nhưng không vì thế mà cho rằng Ngài vắng mặt, bởi vì Ngài thấy trước những gì sẽ xẩy ra và những gì Ngài sẽ làm.

Giữa phong ba thử thách cuộc đời, xin cho chúng ta luôn tìn tưởng vào sự hiện diện quyền năng và yêu thương của Chúa, nhờ đó chúng ta an tâm đi trọn cuộc hành trình và đạt tới bến bờ bình an.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 5: Đừng sợ, Thầy đây.

Chiều đến các môn đệ xuống Biển Hồ, rồi xuống thuyền đi về phía Ca-phác-na-um bên kia Biển Hồ. Trời đã tối mà Đức Giêsu còn chưa đến với các ông. Biển động vì gió thổi mạnh. Khi đã chèo được chừng hai mươi lăm hoặc ba mươi chặng đường, các ông thấy Đức Giêsu đi trên mặt Biển Hồ và đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ. (Ga. 6, 16-19)

Sau ngày làm phép lạ bánh hóa nhiều đáng ghi nhớ, các môn đệ lại xuống thuyền vượt biển trở về Ca-phác-na-um. Còn Đức Giêsu ở lại cầu nguyện tới khuya như thói quen mọi ngày. Các tông đồ vất vả chèo thuyền vượt bão biển.

Đó cũng là những kinh nghiệm thường xảy ra trong cuộc đời chúng ta. Sau khi chúng ta được nuôi dưỡng bằng bánh hằng sống, sau những cảm nghiệm sống đức tin mạnh mẽ, chúng ta lại cảm thấy cô đơn bắt tay vào công việc chẳng thấy tiến bộ gì.

Bao nhiêu thắc mắc vùng dậy: tại sao Đức Giêsu không đến với chúng ta, đồng hành với ta, nâng đỡ ta?

Cần phải nhận biết rằng Đức Giêsu muốn để chúng ta đi một mình, vì chúng ta là tạo vật có trách nhiệm. Đức tin vào Người không san bằng những khó khăn, không dẹp tan giông tố. Đức tin không nhổ sạch các chông gai, trở ngại. Kitô hữu đừng lầm tưởng đạo Chúa Kitô là một đạo dễ dãi, một đạo xây nhà trú ẩn khỏi mọi nỗi lo sợ chiến đấu.

Hơn nữa, nếu Đức Giêsu để các môn đệ đi một mình, chính là chỉ cho ta biết phải lo hành động, phải tập bước, phải cố gắng tự làm một mình, không lười biếng, ỷ nại vào Thiên Chúa. Đó là những thái độ quyết định và giải đáp của con người có nhân bản.

Có thể chúng ta sợ thiếu vắng Đức Giêsu vì chúng ta đã quá quen với những sự bao che của gia đình, của trường học và xã hội. Nay đã đến thời tất cả các thể chế đó không còn nói gì đến Đức Giêsu nữa, nên chúng ta bơ vơ lạc lõng không dám tự đi, không dám tiến lên, không dám tự động hành đạo. Chúng ta sợ không thấy Đức Giêsu đứng chờ bên kia chướng ngại vật, sau cơn bão tố nữa.

Tin mừng cho chúng ta thấy lý do cần phải chúc tụng Thiên Chúa vì biết rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có tự do và trách nhiệm để chúng ta biết quyết định và thăng tiến.

Nhưng chúng ta phải biết luôn luôn cầu nguyện xin Chúa nối kết, đồng hành và tiếp sức cho chúng ta tới bến bờ bên kia, cầu nguyện để tăng thêm lòng trông cậy tin tưởng Ngài ở đó để ban sức mạnh cho chúng ta đạt tới đích muôn đời.

C.G

 

Suy Niệm 6: “Thầy đây, đừng sợ”

Ai đã từng chứng kiến cảnh biển động hay nhất là khi nó dậy sóng mà vẫn ở ngoài khơi, thì mới thấy sự sợ hãi là dường nào!

Thật vậy, nếu chẳng may đi biển mà gặp phải bão tố, cảnh biển gầm sóng thét, con người mới thấy giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau bằng gang tấc!

Những lúc như thế, ta thấy mình quá nhỏ bé và mong manh trước sự hùng vĩ của thiên nhiên... mạng sống của con người lúc này được ví như:  “Ngàn cân treo sợi tóc”; hay “chỉ mành treo chuông”.

Tin Mừng hôm nay cũng trình thuật việc các Tông đồ gặp phải hiểm nguy khi đang lênh đênh trên biển.

Cuộc đi biển của các ông lần này không có Đức Giêsu hiện diện, bởi lẽ Ngài đã đi trước một mình vì dân chúng đang muốn tôn Ngài lên làm vua theo ý của họ.

Đang đi theo lộ trình và khi trời đã tối, họ bị trận cuồng phong bất ngờ ập tới. Tuy các ông là những người có nhiều kinh nghiệm về biển cả, họ là những tay nghề lão luyện trong giới thủy trình. Ấy vậy, khi sóng gió nổi lên, họ cũng trở thành bé nhỏ và yếu ớt trước sức mạnh của cuồng phong. Sự sợ hãi đó được cộng thêm với hình bóng của Đức Giêsu đi trước mặt thuyền mà họ không biết... Vì thế, trong đầu các ông đang hốt hoảng, hoang mang, và ai nấy đều run sợ, thì Đức Giêsu lên tiếng trấn an các ông: “Thầy đây đừng sợ”.

Đọc lại bài Tin Mừng này trong thánh lễ hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta ý thức rằng: cuộc đời lữ thứ trần gian của mỗi người như một hành trình của các thuyền nhân đi biển. Sống lênh đênh trên biển, mới thấy mình nhỏ nhoi. Đối diện với bão táp phong ba mới thấy mình bất lực, và được Chúa yêu thương, hiện diện thì ngay lập tức được bình an.

Xét về góc độ luân lý, cho phép chúng ta liên đới với đời sống đức tin của mình để nhận ra rằng: có những lúc trong cuộc đời, chúng ta gặp không ít khó khăn, thử thách đến từ nhiều phía, nhất là do tội lỗi, ích kỷ, kiêu ngạo gây nên. Những khó khăn đó được khởi đi từ lòng mến lạnh nhạt của chúng ta với Chúa, làm cho đức tin bị hao mòn, lòng trông cậy bị lung lay. Những lúc như thế, chúng ta hãy xin Chúa ban cho mình được bình an nhờ nhận ra có Chúa hiện diện trong cuộc đời mình.

“Thầy đây, đừng sợ” chính là điều mà chúng ta phải xác tín trong cuộc sống hiện tại của mình.

Lạy Chúa Giêsu, con thuyền của Giáo Hội luôn gặp phải những sóng gió do ma quỷ gây nên. Con thuyền cuộc đời của chúng con cũng vậy. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng con biết khiêm tốn, tín thác vào Chúa để lời Chúa nói với các Tông đồ khi xưa: “Thầy đây đừng sợ” cũng là niềm an ủi cho chúng con hôm nay. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 7: Có Chúa là có bình an

(TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Có Chúa là có bình an. Hãy giữ Chúa trong lòng, giữ Chúa trong gia đình…, để mỗi người, mỗi gia đình được an vui.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con mường tượng cảnh các tông đồ giữa biển khơi cô đơn trên con thuyền tròng trành vì gió bão. Sức lực con người nhỏ bé quá so với sức mạnh thiên nhiên. Nếu lúc đó có Chúa trên thuyền, chắc chắn các tông đồ sẽ không hoảng sợ. Các tông đồ đã từng chứng kiến Chúa phán một lời khiến gió bão lặng yên. Có Chúa là có bình an. Không có Chúa, các tông đồ phải vất vả chèo chống. Sức người quá nhỏ bé so với cuồng phong biển cả. Giữa lúc khốn khó ấy, Chúa đã xuất hiện để uỷ lạo đoàn con nhỏ bé của Chúa: “Thầy đây, đừng sợ”. Có Chúa là có bình an.

Lạy Chúa, đời con như chiếc thuyền nan nhỏ bé lắm so với cuộc đời, yếu đuối lắm trước những cám dỗ của trần gian. Nghĩ lại, có nhiều lần con đã mất bình an trong tâm hồn, cuồng phong đã nổi lên trong lòng con. Đó là lúc con không có Chúa trong tâm hồn. Mỗi khi con cố tình lỗi phạm một điều luật nặng là con đã đẩy Chúa ra khỏi tâm hồn con. Lúc đó, lương tâm áy náy đã đưa đẩy đôi chân con đi tìm quên lãng trong những đam mê trần thế: trong chén rượu, giữa canh bạc…, để rồi sau đó lại thêm chán chường thất vọng hơn.

Xin Chúa thêm sức cho con để mỗi lần con lỗi phạm, đánh mất Chúa, con biết can đảm trở về với Chúa qua cánh cửa bí tích giao hoà để lấy lại bình an. Mỗi lần con trở về như thế, con rước Chúa ngự vào lòng con. Chẳng những con được an vui, mà Chúa còn tỏ cho con biết cả Chúa cũng mừng vui, cả triều thần thiên quốc cũng hân hoan. Và chính lúc đó, gia đình con cũng được hoà thuận yên vui.

Xin Chúa ở lại với con và ở lại với gia đình con, để khi con vui, niềm vui của con được trọn vẹn, khi con buồn, nỗi buồn được vơi nhẹ nhờ sức Chúa đỡ nâng. Amen.

Ghi nhớ: “Chính Thầy đây, đừng sợ”.

 

Suy Niệm 8: Chính Thầy đây, đừng sợ

(Lm Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Nhà truyền giáo Moody kể: “Ở làng tôi, bên New England, có một truyền thuyết rằng hễ ai giật được bao nhiêu tiếng chuông thì sống bấy nhiêu tuổi. Khi tôi giật được 70 hay 80 tiếng chuông, tôi sung sướng nghĩ rằng mình sẽ sống đến tuổi đó. Nhưng mấy năm sau tôi vẫn mơ hồ sợ chết. Sự chết và phán xét ám ảnh tôi rất lâu, mãi cho tới khi tôi biết phó thác đời mình trong tay Đức Giêsu Kitô, như một người con của Chúa”.

Suy niệm

Ban đêm, như Tin Mừng xác định: “Trời đã tối”. “Đêm tối” (Mt 14,25), là giờ của thử thách, của “quyền lực bóng tối” (x. Lc 22,53). Ban đêm giữa đêm tối, biển nổi sóng. Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, “biển” là nơi có các sức mạnh tà thần cư ngụ và hoạt động (x. G 7,12; Is 27,1; 51,9t; Đn 7…). “Biển” ở đây mang hình ảnh là một trở ngại ngăn cách các môn đệ với Đức Giêsu. Còn cuồng phong là biểu tượng cho tất cả những gì ngăn cản con người tiến bước trong hành trình đức tin. Các môn đệ phải nỗ lực băng qua biển, mệt mỏi chống chọi lại cuồng phong là biểu tượng của người theo Chúa đang vất vả chiến đấu với mọi thế lực bóng tối muốn tiêu diệt chúng ta…

Đức Giêsu tỏ quyền năng mình là Thiên Chúa đi trên biển chế ngự biển và phong ba? Ngài cứu các môn đệ bằng cách làm cho họ cũng có thể đi qua biển và mọi người bình an về tới bến. Như thế, Đức Giêsu chứng tỏ Người sở hữu quyền lực thần linh tuyệt đối (phương diện Kitô học), và quyền lực ấy là để cứu vớt các môn đệ (phương diện Cứu độ học).

Con thuyền là biểu tượng của Giáo hội (x. Mt 8,24). Các môn đệ đang ở trên đó. Không có mặt Thầy, tinh thần của các ông hẳn thiếu tự tin. Con thuyền bị “tra tấn” vì cơn dông trên biển giữa đêm tối. Con thuyền lênh đênh chèo chống vất vả trước phong ba cũng là biểu tượng của mọi người chúng ta lênh đênh trên biển đời giữa phong ba bão tố của thử thách, mịt mù. Đức Giêsu không có ở trên thuyền, nhưng Ngài không vắng mặt, Ngài đến với các môn đệ hầu như đang tuyệt vọng...

Trước sự sợ hãi cực độ, Đức Giêsu đã trấn an các môn đệ “Chính Thầy đây, đừng sợ!”. Chúa Giêsu muốn khẳng định với các môn đệ và cùng nhắn nhủ chúng ta tin tưởng vào sự hiện diện yêu thương và quyền năng của Thiên Chúa. Nhất là Ngài luôn can thiệp đúng thời đúng lúc để không còn sợ hãi trước những mối hiểm nguy của phong ba, của đêm tối trong cuộc sống và dẫn đưa chúng ta vào bến bờ bình an.

Ý lực sống: “Giữa mênh mông biển đời..., trước phong ba, con sợ hãi...

Với niềm cậy trông, con kêu cầu: “Lạy Chúa, xin cứu vớt con”. (Mt 14,31)

 

Suy Niệm 9: Đức Giêsu đi trên mặt biển

(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

1. Bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan ghi lại việc Đức Giêsu đi trên mặt biển đầy sóng gió và dẹp yên sóng gió để tỏ bày uy quyền của Ngài trên thiên nhiên và sự dữ.

Câu chuyện Đức Giêsu đi trên mặt biển có gió to sóng lớn và biển lặng như tờ khi có sự hiện diện của Ngài gây ấn tượng không nhỏ đối với nhiều người và ghi dấu đậm nơi tâm hồn của những người có lòng tin. Thiên Chúa là Đấng tạo nên vũ trụ, trái đất và dựng nên con người. Ngài có toàn quyền trên vũ trụ, và ngay cả trên sinh mạng con người. Bài Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay là một trong những bằng chứng để quả quyết điều đó.

2. Sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho dân ăn no, dân chúng tin Ngài là một tiên tri đầy quyền năng và muốn tôn Ngài lên làm vua. Nhưng Đức Giêsu truyền cho các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia tức Capharnaum, còn Ngài thì lên núi cầu nguyện, lúc đó trời đã về đêm.

Khi đã ra giữa biển, sóng to gió lớn nổi lên làm cho các môn đệ phải nỗ lực chống đỡ. Nhìn thấy cảnh các môn đệ chèo chống khó khăn, từ trên núi Đức Giêsu đi xuống và Ngài đi trên mặt biển mà đến với các ông. Trong ánh trăng mờ, các ông tưởng đấy là ma, nên hoảng sợ. Nhưng Đức Giêsu đã trấn an các ông: “Chính Thầy đây, đừng sợ”. Và ngay lúc đó gió im và biển lặng như tờ.

3. “Hãy yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ”!

Đức Giêsu trấn an các môn đệ bằng lời nói quen thuộc của Ngài: “Hãy yên tâm”. Hội thánh và cuộc đời của mỗi người chúng ta nhiều khi cũng có những sóng gió mà chúng ta không chống cự nổi, nhưng Chúa luôn bảo vệ Hội thánh và bảo vệ mỗi ngưởi chúng ta tin vào Ngài.

Đôi khi Chúa để chúng ta gặp phải các tai ương, bệnh tật, đau khổ là Ngài muốn thử thách đức tin của chúng ta. Cũng như dù đang cầu nguyện trên núi, nhưng Đức Giêsu vẫn dõi mắt theo con thuyền của các môn đệ đang lênh đênh trên biển cả, và Ngài đã đi trên mặt nước để đến cứu giúp các ông, thì ngày nay, Ngài vẫn quan tâm đến con thuyền Hội Thánh trong cơn phong bà bão táp hầu kịp thời ứng cứu khi cần. Nếu thực sự tin vào quyền năng của Đức Giêsu, thì chúng ta cũng sẽ không hoảng sợ khi phải đương đầu với những nghịch cảnh, vì tin rằng Chúa vẫn luôn dõi theo chúng ta và sẽ kịp thời cứu giúp chúng ta khi cần. Hãy luôn ý thức: “Có Chúa cùng đi với chúng ta, chúng ta sẽ không còn sợ chi, và chắc chắn sẽ đạt bến bình an”.

4. Đối với tác giả Matthêu, con thuyền là biểu tượng của Hội thánh. Các môn đệ đang ở trên đó, và có thể Phêrô là người cầm lái. Không có mặt Thầy, tinh thần của các ông hẳn không cao mấy; đã thế, hoàn cảnh lại thêm gay go vì gió ngược. Con thuyền bị “tra tấn” vì cơn giông trên biển. Lúc này là “đêm tối”, là giờ của thử thách, của quyền lực bóng tối. Tuy nhiên, Đức Giêsu vẫn không vắng mặt, dù là Ngài còn ở cách xa họ. Nếu có đức tin, hẳn là họ phải cảm thấy Ngài vẫn có mặt, vẫn ở gần. Quả thật, các khoảng cách  không thể ngăn cản Đức Giêsu hiệp thông với các môn đệ Ngài. Ngài đến với họ cách bất ngờ, từ trên cao, vào những lúc không ngờ.

5. Biển cả ở đây không chỉ là biển đời như đã nói ở trên mà còn là biểu trưng cho nơi ẩn náu của ma quỉ. Đức Giêsu muốn chứng tỏ cho các môn đệ thấy rằng trong cơn gian nan hoạn nạn, Ngài luôn hiện diện: “Thầy đây, đừng sợ”. Một lời trấn an bảo đảm mạnh mẽ rằng  Ngài luôn đồng hành với họ trên bước đường loan báo Tin Mừng, mặc dầu sóng biển ầm ầm, thủy triều sóng nước dâng cao... con thuyền có bị sóng đánh dập vùi, nhưng hãy yên tâm vì có Ngài ở bên.

Con thuyền của các môn đệ ngày xưa cũng chính là con thuyên cuộc đời của mỗi người chúng ta hôm nay. Giữa bao sóng gió cuộc đời của kiếp người trong cuộc lữ hành đức tin. Khi Chúa chưa đến thì bóng tối, sóng dữ hoành hành, nhưng khi Chúa đến thì là bến bờ là đích đến của môn đệ. Nếu trên cuộc đời của mỗi người chúng ta có Đức Giêsu, thì sự dữ, ma quỉ sẽ bị đẩy xa. Bởi khi sáng tới, thì tất yếu bóng tối sẽ bị đẩy lui.

6. Truyện: Tin tưởng vào Chúa.

Một vị tướng nọ quyết định đánh địch quân, dù rằng lúc ấy quân số của ông chỉ bằng 1/10 quân số của quân địch. Nhưng ông vẫn xác quyết với toàn thể binh sĩ của ông rằng họ sẽ chiến thắng, thế nhưng ai nấy đều lắc đầu thất vọng.

Vào ngày xuất quân, khi đi ngang qua một nhà nguyện, ông cho đoàn quân dừng lại và nói: “Tôi và một số sĩ quan vào đây cầu nguyện và gieo thử một quẻ: Nếu đồng tiền ngửa, chúng ta sẽ thắng, bằng không, chúng ta sẽ thua”.

Một lúc sau từ nhà nguyện bước ra, ông và các sĩ quan vui mừng loan báo: “Số mệnh đã chỉ cho chúng ta biết chúng ta sẽ thắng trận này”. Nghe thế, mọi người hân hoan lên đường và quả nhiên họ đã chiến thắng một cách dễ dàng.

Ngày hôm sau, một sĩ quan thân cận đã tâm sự với vị tướng: “Quả thật, trận chiến hôm qua đã chứng tỏ không ai có thể thay đổi được số mệnh”. Vị tướng mỉm cười đáp: “Có lẽ gần đúng như vậy”. Rồi ông lấy từ trong túi đồng tiền đã gieo quẻ hôm trước, cả hai mặt đồng tiền đều giống nhau.

 

Suy Niệm 10: Chúa Giêsu là Êlia mới, Êlisê và Môisê mới

(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Phân tích (Hạt giống...)

Một câu chuyện nhỏ được cho xen vào sau phép lạ hóa bánh ra nhiều: Chúa Giêsu đi trên mặt nước.

Câu chuyện xảy ra khi bóng chiều đã phủ xuống. Trong Thánh Kinh, đêm tối là thời gian thuận tiện để Chúa mặc khải. Vậy chuyện này muốn mặc khải cho các môn đệ biết thêm về mầu nhiệm của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đi trên mặt nước, và khi các môn đệ gặp Ngài, Ngài nói “Chính Thầy đây, đừng sợ”: trong Thánh Kinh, chỉ có Thiên Chúa và những người được Thiên Chúa ban quyền đặc biệt mới có thể đi trên mặt nước (như Êlia, Êlisê, phần Môisê thì cho nước biển tách đôi).

Như thế, chuyện này mặc khải rằng Chúa Giêsu là Êlia mới, Êlisê và Môisê mới. Ngài có uy quyền của Thiên Chúa, Ngài thống trị các sức mạnh của thiên nhiên.

B. Suy gẫm (...nẩy mầm)

1. Chúa Giêsu để các môn đệ hành trình trên biển một mình lúc trời tối. Khi đó cuồng phong lại nổi lên và biển động mạnh. Các môn đệ hoảng sợ. Chính lúc đó, Ngài đến với họ và nói “chính Thầy đây, đừng sợ”. Nghĩa là Ngài dạy họ một lúc hai điều: con người rất yếu ớt mỏng dòn, con người cần có Chúa che chở.

2. Câu chuyện này tiếp liền theo phép lạ hóa bánh ra nhiều muốn dạy cho các môn đệ biết rằng Chúa Giêsu chẳng những có thể ban lương thực cho dân chúng ăn, mà còn ban sức mạnh tinh thần và sự che chở an toàn cho các môn đệ.

3. Trong Thánh Kinh, câu “Đừng sợ” được nói 365 lần. Tức là đủ để chúng ta nhắc lại mỗi ngày trong suốt một năm.

4. Nhà truyền giáo Moody kể: Ở làng tôi, bên New England, có một truyền thuyết rằng hễ ai giật được bao nhiêu tiếng chuông thì sống được bấy nhiêu tuổi. Khi tôi giật được 70 hay 80 tiếng chuông, tôi sung suớng nghĩ rằng mình sẽ sống đến tuổi đó. Nhưng mấy năm sau tôi vẫn mơ hồ sợ chết. Sự chết và phán xét ám ảnh tôi rất lâu, mãi cho tới khi tôi biết phó thác đời mình trong tay Chúa Giêsu Kitô, như một người con của Chúa. (Góp nhặt).

5. Người nói với họ: “Chính Thầy đây, đừng sợ”.

Mọi người vẫn đi qua như không có gì xảy ra. Vài người đứng lại, đứng lại để xem một người bị giựt kinh phong nằm ngay trên đường, trông thật tội nghiệp!

Có người nói: “vắt chanh vào miệng anh ta”; nhưng mọi người vẫn im lặng, không ai động tĩnh gì cả.

Tôi cũng thấy ngại, ngại ánh mắt dòm ngó bao nhiêu người xung quanh. Tôi có cảm giác sợ sợ như thể sắp làm việc gì sai quấy vậy. Tại sao thế? Tôi chợt nhớ lại lời Chúa nói: “Chính Thầy đây, đừng sợ!” và tôi đã mạnh dạn bước ra vắt chanh vào miệng anh ta.

Tôi cảm thấy thật vui khi nhận ra tác động của Lời Chúa trên tôi, giúp tôi mở lòng ra với người anh em bên tôi.

Lạy Chúa, xin cho con biết yêu mến và tuân giữ Lời Chúa. (Epphata).

 

Suy Niệm 11: Sự che chở an toàn của Chúa Giêsu

(Lm Giuse Đinh Tất Quý)

1. Một chuyện nhỏ được xen vào đơn vị hóa bánh ra nhiều: Chúa Giêsu đi trên mặt nước.

Chúa Giêsu để các môn đệ thực hiện một cuộc hành trình trên biển một mình lúc trời tối. Đang lúc họ chơi vơi ở giữa biển thì cuồng phong nổi lên và biển động mạnh. Các môn đệ hoảng sợ. Và chính lúc đó, Ngài đến với họ. Gặp họ, Chúa nói ngay “Chính Thầy đây, đừng sợ” (Ga 6,20). Khi nói thế, Chúa muốn dạy họ một lúc hai điều: con người rất yếu ớt mỏng dòn, con người cần sự che chở của Chúa.

Chúa cho câu chuyện này xảy ra ngay sau phép lạ hóa bánh nhiều nhằm dạy cho các môn đệ biết rằng, Chúa Giêsu chẳng những có thể ban lương thực cho con người, mà còn ban cả sức mạnh tinh thần và sự che chở an toàn cho con người nữa.

2. Trong Thánh Kinh, câu “đừng sợ” được nói 365 lần. Tức là đủ để chúng ta nhắc lại mỗi ngày trong suốt một năm.

Nhà truyền giáo Moody kể: Ở làng tôi, bên New England, có một truyền thuyết nói rằng, hễ ai giật được bao nhiêu tiếng chuông thì sống được bấy nhiêu tuổi. Khi tôi giật được 70 hay 80 tiếng chuông, tôi sung sướng nghĩ rằng, mình sẽ sống đến tuổi đó. Nhưng mấy năm sau tôi vẫn mơ hồ sợ chết. Sự chết và phán xét ám ảnh tôi rất lâu, mãi cho tới khi tôi biết phó thác đời mình trong tay Chúa Giêsu Kitô, như một người con của Chúa. (Góp nhặt).

Khi Đức Giêsu bảo các môn đệ: “Chính Thầy đây, đừng sợ!” (Ga 6,20). Chúa muốn mọi người hãy biết tin tưởng vào Chúa.

Một ghềnh đá nằm trên một ngọn núi cao được gia đình chim phượng hoàng chọn làm nơi xây tổ đẻ trứng và ấp con. Từ ghềnh đá này người ta có thể nhìn thấy bao quát cảnh vật chung quanh.

Thấm thoát thời gian trôi nhanh, chim phượng hoàng mẹ nhìn con và nói

- Đã đến lúc các con phải tập bay.

- Bay như thế nào? Ba chiếc mỏ non nớt cùng cất tiếng hỏi:

Chim mẹ trả lời:

- Các con phải đi ra mép ghềnh đá rồi buông mình rơi xuống và vỗ cánh để gió nâng các con lên.

Ba chú chim con ngơ ngác nhìn nhau với những ánh mắt đầy lo sợ. Tuy thế chúng cũng vâng lời mẹ đi ra mép ghềnh đá nhìn xuống vực thẳm, nhưng rồi lại vội vàng quay trở về chui vào tổ tìm sự an toàn.

Ngày hôm sau, chim phượng hoàng mẹ cũng lặp lại lời nói hôm qua:

- Đã đến lúc các con phải tập bay.

Một chú chim con sợ hãi nói:

- Vực thẳm sâu quá!

Con khác tiếp lời:

- Chúng con sẽ phải rơi xuống tan xác mất thôi.

Và con thứ ba thú nhận:

- Chúng con sợ quá, mẹ ơi!

Nhưng chim phượng hoàng mẹ nói như ra lệnh:

- Hãy đi ra bờ vực thẳm!

Thấy đàn con không nhúc nhích, phượng hoàng mẹ nói giọng cương quyết hơn:

- Hãy đi ra mép ghềnh đá, đừng sợ!

Theo lệnh mẹ, ba chú chim con chậm rãi bỏ tổ tìm ra mép ghềnh đá. Chim mẹ nhẹ nhàng dùng mỏ đẩy ba con đi nhanh hơn. Đến nơi, một con can đảm nhảy xuống vực thẳm và tung cánh. Được gió nâng đỡ, nó vỗ những nhịp cánh đầu tiên và bay trong bầu trời cao rộng.

* Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ thuở xưa: “Thầy đây đừng sợ”. Hôm nay Chúa cũng muốn nói với chúng ta như thế.

Đây là một cuộc đối thoại được trích trong tác phẩm “Về Miền Đất Hứa” của Léon Uris trang 356-357, xuất bản tại Sàigòn 1975 kể lại:

Năm 1884, Josi Rabbinsky, 16 tuổi và em là Yakov 14 tuổi, có ý định đi bộ từ Nga về Palestine. Họ trình bày kế hoạch cho vị Rabbin:

- Kế hoạch của chúng con như sau: Chúng con sẽ đi thẳng xuống phía Nam, băng qua xứ Caucase để sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Vị Rabbit giơ hai tay lên trời:

- Điên rồ! Không thể thực hiện được! Các con quả thực nghĩ tới việc đi bộ ba ngàn cây số giữa mùa đông, leo qua những ngọn núi cao năm ngàn thước, không một chút giấy tờ, qua những vùng hoàn toàn chưa bao giờ biết, và với cảnh sát đuổi theo sau lưng sao?

Yakov tiến lên một bước, nhìn vị Rabbit bằng con mắt đầy cuồng nhiệt và cất tiếng đọc:

- Con đừng sợ hãi gì cả vì Ta ở với con. Ta sẽ cho gieo mầm của con về phía Tây, về phía Đông. Ta sẽ truyền cho miền Bắc giải phóng con, truyền cho Miền Nam không được giữ con, để sau cùng Ta đưa các con dân của Ta ở tận các miền xa, ở tận cùng thế giới, trở về”.

Bài giảng đầu tiên khi vừa lên ngôi Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô cũng được mở đầu bằng hai từ “Đừng sợ”.

Vâng, kính thưa anh chị em. Chúa của chúng ta đã chiến thắng tất cả rồi. Không còn một lý do nào để chúng ta phải sợ nữa. Hãy can đảm sống và làm chứng cho Ngài. Amen.
 

It is I. Do not be afraid! – Suy niệm theo The WAU ngày 30.4.2022
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – April 2022

Saturday April 30th 2022
Meditation: John 6, 16-21

 

It is I. Do not be afraid! (John 6:20)

A mother’s college-aged son had just been diagnosed with a potentially life-threatening disease that he would have to manage for the rest of his life. Understandably, she was worried and afraid. She prayed for healing, whether through the doctors or through an outright miracle. But even as she prayed, she found herself doubting that God could or would heal him.

Then she remembered that as a young adult, she herself had been completely healed of a serious, chronic disease after seeking the Lord in prayer. She realized that she was allowing fear to blind her to all that God had done in her life, and that same fear was causing her to doubt what he could do for her son.

Like this woman, the disciples were also blinded by fear. They had just witnessed Jesus performing an extraordinary miracle: with a few loaves and fish, he had fed a vast crowd (John 6:1-14). But now they found themselves miles from shore and navigating a storm-tossed, turbulent sea. Then, when they saw Jesus walking toward them on the water, they became even more fearful. Was this a ghost?

We can certainly understand the disciples’ fear. But we might also wonder: hadn’t they just seen the miracle of the loaves and the fishes? Did they forget that Jesus had power over nature? He could multiply food, calm the sea, and walk on water. Where was their faith? Jesus didn’t chide them, however; he only reassured them, saying, “It is I. Do not be afraid” (6:20).

God doesn’t chide us either. But he doesn’t want our fears to rob us of believing in his power to work in new and even wondrous ways. So when we’re in a scary situation, we can come to the Lord in faith and pray, “I have seen you work wonders, Lord. I choose to believe and trust that you will take care of this situation I put before you. I trust in your power to act, however you will.”

“Lord Jesus, help me not to be blinded by my fears.”

Thứ Bảy tuần tuần II Phục Sinh
ngày 30.4.2022

Suy niệm: Ga 6, 16-21

 

Chính Thầy đây. Đừng sợ! (Ga 6,20)

Cậu con trai đang tuổi học đại học của một người mẹ vừa được chẩn đoán mắc một căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng mà anh ta sẽ phải chịu đựng trong suốt phần đời còn lại của mình. Có thể hiểu được, cô ấy đang lo lắng và sợ hãi. Cô ấy đã cầu nguyện để được chữa lành, dù là nhờ các bác sĩ hay nhờ một phép màu hoàn toàn. Nhưng ngay cả khi cô cầu nguyện, cô thấy mình nghi ngờ rằng liệu Thiên Chúa có thể hoặc sẽ chữa lành cho con cô không.

Sau đó, cô nhớ rằng khi còn là một thiếu nữ, bản thân cô đã hoàn toàn được chữa lành khỏi một căn bệnh mãn tính nghiêm trọng sau khi tìm kiếm Chúa trong lời cầu nguyện. Cô nhận ra rằng cô đang để nỗi sợ hãi làm mù quáng mình trước tất cả những gì Thiên Chúa đã làm trong cuộc đời cô, và chính nỗi sợ hãi đó đã khiến cô nghi ngờ những gì Ngài có thể làm cho con trai cô.

Giống như người phụ nữ này, các môn đệ cũng bị che mắt vì sợ hãi. Họ vừa chứng kiến ​​Chúa Giêsu thực hiện một phép lạ phi thường: chỉ với một vài ổ bánh và cá, Ngài đã cho một đám đông dân chúng ăn no nê (Ga 6,1-14). Nhưng bây giờ họ thấy mình cách bờ hàng dặm và đang đi trên một vùng biển đầy sóng gió. Sau đó, khi họ nhìn thấy Chúa Giêsu đang đi về phía họ trên mặt nước, họ càng sợ hãi hơn. Đây có phải là ma không?

Chắc chắn chúng ta có thể hiểu được nỗi sợ hãi của các môn đệ. Nhưng chúng ta cũng có thể tự hỏi: chẳng phải họ vừa nhìn thấy phép lạ của những chiếc bánh và những con cá sao? Họ quên rằng Chúa Giêsu có quyền trên thiên nhiên? Ngài có thể hóa bánh ra nhiều, làm cho biển yên lặng và đi bộ trên mặt nước. Đức tin của họ ở đâu? Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chê bai họ; Ngài chỉ trấn an họ rằng, “Chính Thầy đây, đừng sợ” (6,20).

Chúa cũng không chê bai chúng ta. Nhưng Ngài không muốn nỗi sợ hãi của chúng ta cướp đi niềm tin vào sức mạnh của anh ấy để làm việc theo những cách mới và thậm chí là kỳ diệu. Vì vậy, khi ở trong một tình huống đáng sợ, chúng ta có thể đến với Chúa trong đức tin và cầu nguyện: “Lạy Chúa, con đã thấy Chúa làm nên những điều kỳ diệu. Con chọn tin tưởng và tin tưởng rằng Chúa sẽ giải quyết tình huống này mà con đặt trước Chúa. Con tin tưởng vào quyền năng của Chúa để hành động, bất cứ điều gì Chúa sẽ làm”.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con không bị những nỗi sợ hãi làm cho mù quáng.

 

It is I – do not be afraid – SN song ngữ Anh – Việt, ngày 30.4.2022
Tác giả: Don Schwager

(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Saturday (April 30)
Jesus said: “It is I – do not be afraid”

Scripture: John 6:16-21  

16 When evening came, his disciples went down to the sea, 17 got into a boat, and started across the sea to Capernaum. It was now dark, and Jesus had not yet come to them. 18 The sea rose because a strong wind was blowing. 19 When they had rowed about three or four miles, they saw Jesus walking on the sea and drawing near to the boat. They were frightened, 20 but he said to them, “It is I; do not be afraid.” 21 Then they were glad to take him into the boat, and immediately the boat was at the land to which they were going.

Thứ Bảy ngày 30.4.2022
Đức Giêsu nói “Chính Thầy đây, đừng sợ”

 

Ga 6,16-21

 16 Chiều đến, các môn đệ xuống bờ Biển Hồ,17 rồi xuống thuyền đi về phía Ca-phác-na-um bên kia Biển Hồ. Trời đã tối mà Đức Giê-su chưa đến với các ông.18 Biển động, vì gió thổi mạnh.19 Khi đã chèo được chừng năm hoặc sáu cây số, các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ và đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ.20 Nhưng Người bảo các ông: “Thầy đây mà, đừng sợ! “21 Các ông muốn rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc đó thuyền đã tới bờ, nơi các ông định đến. 

Meditation: Does the Lord Jesus ever seem distant to you? When John recounted the scene of the apostles being alone at sea in a storm he described the situation as “dark” (John 6:17). It was dark not only physically but spiritually as well. Although they were experienced fishermen, they were fearful for their lives. The Lord’s sudden presence – and his supernatural ability to walk towards them on top of the rough waves of the sea – only made them more fearful! John says they were frightened. And Jesus had to calm them with a reassuring command: “Do not be afraid because I am here with you!”

 

The Lord Jesus is a very present help in trouble

Aren’t we like the apostles when we experience moments of darkness, fear, and trials? While the Lord may at times seem absent or very distant to us, he, nonetheless, is always present and close-by. The Scriptures remind us that the Lord is “a very present help in trouble” (Psalm 46:1). Whatever storms may beset us, he promises to “bring us to our desired haven” and place of calm rest and safety (Psalm 107:29-30). The Lord keeps watch over us at all times, and especially in our moments of temptation and difficulty. Do you rely on the Lord for his strength and help? 

 

 

Jesus assures us that we have no need of fear if we put our trust in him and in his great love and care for us. When calamities or trials threaten to overwhelm you, how do you respond? With faith and hope in God’s love, personal care, and presence with you?

 

 

“Lord Jesus, may I never doubt your saving help and your watchful presence in my life, especially in times of trouble. Fortify my faith with courage and give me enduring hope that I may never waver in my trust in you.”

Suy niệm: Chúa Giêsu có vẻ lúc nào cũng xa cách bạn phải không? Khi Gioan kể lại các tông đồ ở một mình trên biển đang khi gió bão, ngài đã mô tả tình huống như “sự tối tăm” (Ga 6,17). Đó không chỉ là sự tối tăm về thể lý, nhưng cũng về tinh thần nữa. Mặc dù họ là những người đánh cá chuyên nghiệp, nhưng họ cũng sợ chết. Sự xuất hiện đột ngột của Chúa –  khả năng siêu nhiên của Người đi trên sóng biển – chỉ làm cho họ thêm sợ hãi! Gioan nói rằng các môn đệ sợ hãi. Đức Giêsu đã phải trấn tỉnh họ với lời trấn an: “Đừng sợ, vì Ta ở với anh em!”

Chúa Giêsu chính là sự trợ giúp hiện tại trong lúc ngặt nghèo

Chẳng phải chúng ta cũng giống như các tông đồ khi đối diện với những thử thách và nghịch cảnh sao? Trong lúc đó, Thiên Chúa dường như xa cách chúng ta, tuy nhiên, Người vẫn luôn hiện diện bên cạnh chúng ta. Kinh thánh nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa là “sự giúp đỡ khi ta ngặt nghèo” (Tv 46,1). Dù giông bảo nào vây quanh chúng ta, Người hứa sẽ “dẫn đưa ta về bến mong chờ” (Tv 107,29-30). Thiên Chúa luôn dõi mắt trên chúng ta, đặc biệt trong những giây phút chúng ta bị cám dỗ và khó khăn. Bạn có trông cậy vào sức mạnh và sự trợ giúp của Chúa không?

Đức Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta không cần phải sợ hãi nếu chúng ta tin cậy nơi Người và trong tình yêu lớn lao của Người dành cho chúng ta. Khi những tai ương và thử thách đe dọa lấn át chúng ta, bạn phản ứng thế nào? Với lòng tin cậy vào tình yêu, sự quan tâm và sự hiện diện của Thiên Chúa dành cho bạn không?

Lạy Chúa Giêsu, chớ gì con không bao giờ nghi ngờ sự cứu chữa và sự hiện diện quan tâm của Chúa, đặc biệt trong những lúc ngặt nghèo. Xin Chúa củng cố lòng tin của con với sự can đảm và hy vọng rằng con sẽ không bao giờ nao núng trong sự tin tưởng vào Chúa.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây