GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Thứ Năm tuần 2 Mùa Chay.

T5 17 3 1

T5 17 3 1

Thứ Năm tuần 2 Mùa Chay.

“Con đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ”.

 

Lời Chúa: Lc 16, 19-31

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy.

Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”.

Người đó lại nói: “Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này”. Abraham đáp rằng: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.

 

Suy Niệm 1: Có một vực thẳm

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới

còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển.

Bill Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất.

Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông, Liên Hiệp Quốc đủ chi tiêu

cho giáo dục cơ bản, sức khỏe, nước sạch và vệ sinh

cho cả thế giới trong một thời gian dài.

Khi nhìn sự chênh lệch giữa ông nhà giàu và Ladarô,

chúng ta thấy bức tranh hiện thực của thế giới.

Hố sâu ngăn cách giữa giàu nghèo ở đô thị,

giữa đô thị và nông thôn, càng lúc càng lớn.

Có 800 triệu Ladarô đang đói nghèo cùng cực.

Hơn một tỉ Ladarô bệnh tật không được chăm sóc.

Vẫn có bao người chết đói mỗi ngày,

vì không được hưởng gì từ các bàn tiệc rơi xuống.

Ông nhà giàu trong dụ ngôn có thấy, có biết Ladarô,

nhưng thấy mà như không thấy có Ladarô trên đời.

Tiện nghi vật chất đã thành bức tường kín.

Ông sống an toàn mãn nguyện trong khoảng không gian riêng.

Chính ông đã tạo ra một vực thẳm ngăn cách.

Không cần Chúa, cũng chẳng cần biết đến anh em.

Có thể nói vực thẳm đó lớn dần và kéo dài mãi đến đời sau.

Hỏa ngục là sự tự cô lập mình không thể đảo ngược được.

Chẳng ai có thể cho tôi một giọt nước.

Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau

là do chính con người đã tạo ra từ đời này.

Ông nhà giàu bị phạt, không phải vì ông đã bóc lột ai,

nhưng vì ông không bị sốc chút nào

trước sự chênh lệch ghê gớm giữa ông và Ladarô.

Từ sốc mới nẩy sinh thức tỉnh, và dẫn đến hoán cải.

Nhiều nước giàu vẫn trợ giúp các nước nghèo,

nhưng không muốn loại bỏ sự bất bình đẳng.

Các nước nghèo vẫn bị bóc lột về tài nguyên, nhân công,

và bị nô lệ cho những món nợ không sao trả hết.

Ông nhà giàu bị phạt không phải vì ông đã nhận nhiều,

nhưng vì ông đã không san sẻ những gì mình nhận.

Giàu không phải là một tội, của cải tự nó không xấu.

Có bao người giàu tốt như Dakêu, Nicôđêmô, Giuse Arimathia.

Nhưng giàu sang có thể dẫn đến cám dỗ nguy hiểm:

Tích trữ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ,

bị ám ảnh bởi đồng tiền, bị mê hoặc bởi lợi nhuận.

Chúng ta có thể nghèo của cải, nhưng giàu có về các mặt khác:

giàu kiến thức chuyên môn, giàu thế lực ảnh hưởng,

giàu sức khỏe, giàu tình bạn tình yêu, giàu niềm vui, ơn Chúa.

Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình.

Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình.

Ước gì chúng ta để cho Lời Chúa hoán cải,

để thấy trách nhiệm của mình trước những Ladarô

nằm ngay nơi cửa, trong khu xóm...

Chỉ cần bớt chút dư thừa, xa xỉ của chúng ta

cũng đủ làm nhiều người no nê hạnh phúc.

 

Cầu nguyện:

Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng

tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,

chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,

tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,

có bao điều con lãng phí

bên cạnh những Ladarô túng quẫn,

có bao điều con hưởng lợi

dựa trên nỗi đau của người khác,

có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.

Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công

chẳng ở đâu xa.

Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.

Con phải chịu trách nhiệm

về cảnh nghèo trong xã hội.

Lạy Cha chí nhân,

vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó

là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.

Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,

vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.

Thế giới còn nhiều người đói nghèo

là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.

Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,

nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.

 

Suy Niệm 2: Giàu và nghèo

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Ai giầu ai nghèo? Tùy cách nhìn và tầm nhìn. Giê-rê-mi-a có một cách nhìn và một tầm nhìn xa rộng khi cho biết ai tin ở người đời sẽ nghèo nàn và mau tàn lụi. Như bụi cây trong hoang địa khô cằn tàn tạ. Chỉ người tin tưởng ở Thiên Chúa mới trường tồn và phong phú. Như cây trồng bên dòng nước xanh tươi không ngừng trổ sinh hoa trái. Giầu nghèo đời này và đời sau thật khác biệt.

Chỉ say mê của cải đời này thì thật nghèo nàn. Vì cơm áo gạo tiền không phải là tất cả. Tài nguyên của vũ trụ còn mênh mông không thể đo lường. Ông phú hộ khi bước vào đời sau mới thấy mình trắng tay. La-za-rô nghèo ở đời này nên chỉ trông cậy kho tàng thiêng liêng. Nhưng khi bước vào đời sau ông thật giầu có. Kho tàng thiêng liêng vô tận. Quí giá nhất là được hạnh phúc với Chúa.

Chỉ đóng kín vào bản thân thì thật chật hẹp. Con người là tương giao. Càng mở rộng càng phong phú. Ông phú hộ chỉ nhìn vào bản thân, chỉ nghĩ đến bản thân, chỉ chăm chút cho bản thân. Khi chết mới thấy mình cô đơn. La-za-rô không có gì nên biết mở lòng ra. Nên khi chết ông được nằm trong lòng thương mến của mọi người, của Chúa và các thánh. Ông phong phú biết bao.

Chỉ tin vào người đời thì thật dại dột. Vì người đời giới hạn. Dù thành tâm nhưng cũng chẳng hiểu biết mọi lẽ của vũ trụ. Người đời cũng yếu ớt mong manh, mau tàn. Cậy dựa vào người đời khác nào tựa vào thân cây mục nát. Gẫy đổ sẽ kéo theo con người rơi xuống vực thẳm. Ông phú hộ rơi xuống vực sâu vô tận không có thể thoát ra. La-za-rô không tìm gì được ở nơi người đời. Ông chỉ tin vào Thiên Chúa. Nên ông có chỗ dựa vững chắc. Đời đời.

Chỉ nhìn vào mặt đất thì thật thiển cận. Còn trời cao. Còn Thiên Chúa. Còn đời sau. Ông phú hộ khi chết rồi mới biết ngước nhìn lên. Nhưng đã muộn. Chỉ còn hối tiếc. La-za-rô không mong gì dưới đất. Lòng trí ông hướng lên trời. Tầm nhìn ông mở rộng. Vì thế khi chết ông vươn cao bay xa. Ông đạt đến viên mãn.

Mùa Chay hãy biết xác định lại các bậc thang giá trị để chọn lựa đúng đắn. Chọn lựa đúng đắn theo Chúa giúp ta được phong phú, được giầu sang, được vững chắc và viên mãn trong hạnh phúc.

 

Suy Niệm 3: Người giầu có và Ladarô.

Mẹ Têrêxa Calcutta kể lại rằng một lần nọ đặt chân đến Ethiopi, Mẹ đã ngỏ ý với một vị Bộ trưởng để xin một khu đất xây bệnh viện cho những người cùng khốn nhất. Ông Bộ trưởng trả lời: “Thưa bà, việc săn sóc bệnh nhân và người nghèo là trách nhiệm của chính phủ, không một cá nhân hay đoàn thể nào có thể gánh được công việc này”. Mẹ liền nói: “Nhưng tôi thấy chính phủ các ông đã không chu toàn được trách nhiệm ấy; vả, việc săn sóc người nghèo khổ là trách nhiệm của mỗi người”. Và ông Bộ trưởng đã phải chấp nhận đề nghị của Mẹ.

Câu trả lời và việc làm của Mẹ Têrêxa là một minh hoạ cho giáo huấn của Chúa Giêsu về người giầu có và Ladarô nghèo khổ. Quan tâm đến người anh em, nhất là những người cùng khổ là một bổn phận, một bổn phận mà Chúa Giêsu cũng khẳng định trong diễn từ về ngày chung thẩm. Nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra rằng số phận mai hậu của họ gắn liền với một bát nước lã, một chén cơm họ chia sẻ cho một kẻ vô danh.

Dửng dưng trước khổ đau của người khác là một tội. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nêu bật qua hình ảnh người giầu có trong Tin mừng hôm nay. Chúa Giêsu không nói đến nguồn gốc của sự giầu có mà người phú hộ đang hưởng. Ngài cũng không nói đến một hành động gian ác nào của ông. Thế nhưng, sự dửng dưng đến độ mù loà của ông trước một người hành khất lê lết trước cửa nhà ông, một thái độ như thế cũng là một tội ác rồi. Mỗi người đều có trách nhiệm về người anh em, nhất là người nghèo khổ trong xã hội. Giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin mừng hôm nay có lẽ cũng gợi lại câu hỏi Thiên Chúa đặt ra cho Cain sau khi Cain giết Abel em mình: “Cain, em ngươi đâu?”. Cain trả lời: “Tôi có phải là người giữ em tôi đâu”. Câu trả lời ấy có lẽ cũng là thái độ của chúng ta khi đứng trước nỗi khổ đau của người khác. Thiên Chúa đã tạo dựng nhân loại như một gia đình, trong đó tất cả chúng ta đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau.

Mùa Chay, mùa trở về với Chúa và cũng là mùa trở về với anh em. Nhận ra mỗi người, nhất là người cùng khổ như người anh em con cùng một cha, đó là lời mời gọi mà Cha trên trời luôn ngỏ với chúng ta, và đó cũng là thông hành để chúng ta về gặp gỡ Cha trên trời.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Hãy thật lòng hoán cải

Chúa Giêsu đã dùng một câu chuyện dài để minh họa mối tương quan đảo ngược giữa cuộc sống đời này với cuộc sống đời sau, nhằm mục đích kêu gọi người Do Thái sống theo lời của tổ phụ và các ngôn sứ được ghi lại trong sách Thánh để được hưởng hạnh phúc mai sau. Khi nghe phần đầu của câu chuyện về ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó trên đây, chắc chắn người Do Thái sẽ nhớ đến lời Chúa Giêsu dạy trong bài giảng về các Mối Phúc Thật, cụ thể là những mối phúc dành cho kẻ nghèo khó, đói khát và khóc lóc. Từ hình ảnh của ông nhà giàu trong âm phủ và anh Ladarô trong lòng tổ phụ Abraham, Chúa Giêsu đưa các thính giả trở về với cuộc sống thực tại ấy. Mượn lời ông Abraham, Chúa Giêsu trách cứ lối sống ương ngạnh của của họ, vì họ không chịu tin vào giáo huấn của ông Môsê và các tiên tri. Họ cứng đầu như thế, thì cho dù người chết sống lại thuyết phục họ, họ cũng sẽ bỏ ngoài tai.

Hạnh phúc đời sau thì ai cũng muốn được hưởng, nhưng gian khổ đời này thì chẳng ai muốn trải qua. Bởi thế, chúng ta thường tìm giải pháp có lợi cho chúng ta hơn hết, chúng ta tìm cách sống như thế nào để được cả đôi đàng, chúng ta trở thành người quá khôn ngoan và cũng quá tham lam, muốn được hưởng hạnh phúc tạm bợ đời này lẫn hạnh phúc đời sau. Lối sống bắt cá hai tay như thế dần dần dẫn chúng ta tới chỗ nhượng bộ hoặc thỏa hiệp với các nhu cầu vật chất của mình, mà coi nhẹ các nhu cầu tâm tình sâu thẳm, đáng ra phải được đáp ứng trước tiên. Cuộc sống thiêng liêng của chúng ta vì thế mà nghèo nàn đi khi đời sống vật chất của chúng ta có thể dư dật ra. Các giá trị Tin Mừng dần dà bị chúng ta coi nhẹ trong khi những giá trị trần tục lại được chúng ta càng lúc càng tôn vinh. Cán cân các giá trị cứ thế mà lệch dần đi. Chúng ta trở nên như người giàu có trong dụ ngôn trên đây, chúng ta yên tâm với những gì mình tích góp được, những gì mình sở hữu trong tay. Mãi lo lắng cho mình, lòng chúng ta đông đặc lại, chúng ta không còn quan tâm đến người chung quanh, chúng ta tự thỏa mãn với thế giới khép kín của mình. Thế rồi, có những lúc nào đó, khi lâm bịnh tật, khi gặp tai ương, chúng ta hốt hoảng nhận ra rằng cuộc đời trần thế chỉ là phù vân, chúng ta hối hận ăn năn, chúng ta hứa với Chúa là nếu Chúa giúp chúng ta ra khỏi nguy nan, chúng ta sẽ làm lại tất cả. Thế nhưng ai trong chúng ta đã giữ trọn lời hứa với Chúa? Hết tai ương hoạn nạn, chúng ta có thể quay về với nếp sống cũ. Qua cơn khốn đốn, chúng ta lại chễm chệ leo lên chiếc ghế trang trọng của mình.

Lạy Chúa Giêsu, con thật cứng đầu chẳng kém gì những người Do Thái thời xưa, có lẽ con còn đáng trách hơn họ nữa, vì con chẳng những không chịu tin lời Môsê và các ngôn sứ, mà ngay cả Lời Chúa dạy bảo con cũng chẳng chịu nghe theo cho tới nơi tới chốn. Trong mùa Chay này, xin Chúa giúp con thật lòng hoán cải và sống trong lòng Tin Mừng để khỏi rơi vào tình trạng bất hạnh như ông nhà giàu trong dụ ngôn được nhắc lại trong đoạn Phúc Âm hôm nay.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 5: Cần có Thiên Chúa

“Có một ông nhà giầu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giầu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng Áp-ra-ham. Ông nhà giầu cũng chết và được đem đi chôn.” (Lc. 16, 19-22)

1) Câu chuyện Tin mừng đã đạt tới tuyệt đỉnh, nó trình bày cho ta thấy một cảnh bi thảm sống động về những kẻ giàu có ích kỷ bị chúc dữ ghê sợ, những kẻ giàu sang này ăn chơi thỏa thích, dưới những lời van xin thảm thiết của những kẻ bần cùng đói khổ than khóc. Đây là bản văn nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ giàu và an ủi người nghèo khổ.

La-gia-rô có nghĩa là người nghèo khổ được Thiên Chúa cứu giúp. Anh là một trong những kẻ nghèo khổ biết nhẫn nại chịu đựng cảnh khốn cùng và đầy lòng tin tưởng vào Thiên Chúa. Họ chỉ có thể kiên nhẫn chịu đựng cuộc sống tối tăm của họ nhờ họ cậy trông vào Thiên Chúa. La-gia-rô là một trong số họ được lời hứa của Thiên Chúa an ủi như lời Thánh vịnh và các ngôn sứ nói, là một trong những người được Tám Mối Phúc Thật chúc mừng.

Người phú hộ sống không màng chi đến Thiên Chúa. Ông có tất cả rồi, còn cần chi đến Thiên Chúa? Ông không thấy Thiên Chúa, ông không thấy kẻ khốn khổ. Ông hoàn toàn giàu có và sống dư đầy, ông không chống lại Thiên Chúa, ông không đàn áp kẻ nghèo. Ông chỉ mù thôi, mù đối với Thiên Chúa và những người nghèo khổ, mù đối với Mô-sê và những ngôn sứ.

2) Câu chuyện nhấn mạnh đến đời sau cái chết. Cả hai đều chết, cả người nghèo lẫn người giàu hoàn toàn chết như nhau. Nhưng có khác nhau: Người giàu được đưa chôn long trọng xôm trò. Người nghèo không thấy nói được an táng chi cả, phải chăng nó không đáng được nói tới. Nhưng người nghèo lại được các thiên thần đón rước.

Người giàu phải ở chốn cực hình. La-gia-rô được ngồi bàn tiệc nước trời, trong lòng Áp-ra-ham, nơi hạnh phúc vinh quang.

3) Nội dung Kinh thánh là chính Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết và sống lại. Ai biết nghe và sống theo lời Đức Giê-su, sẽ không bị số phận như kẻ phú hộ đã bị phạt. Hình phạt được nói rõ trong bản văn Tin mừng này, cho biết chắc có sự chết và sống lại, có hình phạt và phần thưởng đời sau.

J.M

 

Suy Niệm 6: Dửng dưng vô cảm là tội ác

Mẹ Têrêxa Calcutta kể lại một câu chuyện thật ấn tượng rằng: có hai bạn trẻ nghe biết các sơ trong dòng của mẹ hàng ngày nấu ăn cho 7 ngàn người, và cung cấp thực phẩm cho khoảng 9 ngàn người. Vì thế, họ đã tặng cho mẹ một số tiền lớn để giúp người nghèo. Khi được hỏi về nguồn gốc số tiền lớn mà các em dâng tặng, các em trả lời:

“Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều. Sau cùng, chúng con quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình, và chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí cho đám cưới và mua tặng phẩm để cho những người không được may mắn như chúng con". Khi thấy thế, mẹ phân vân! Hai bạn nói tiếp:

“Vì chúng con yêu nhau, chúng con muốn có cái gì đặc biệt, đẹp đẽ cho nhau. Vì thế, chúng con muốn tặng cho nhau một món quà cưới thật đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của mình bằng một hy sinh mà cả hai đều dự phần vào”.

Ôi một nghĩa cử anh hùng! Vì ở bên Ấn Độ, đám cưới mà không có quần áo cưới cũng như tiệc cưới là một điều nhục nhã và gây tủi hổ cho cả hai gia đình, đàng trai cũng như đàng gái.

Câu chuyện trên đây ngược hẳn với câu chuyện của nhà phú hộ giàu có và Lazarô nghèo khổ!

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy: giàu không phải là tội, nhưng nó chỉ là cạm bẫy nguy hiểm dễ dẫn đến tội nếu không có lòng bác ái. Ông nhà giàu trong bài Tin Mừng hôm nay đã rơi vào tình trạng tội khi ông vô cảm với người nghèo ngay ở cổng nhà ông. Vì thế, ông đáng phải sa hỏa ngục vì tiền bạc và sự sung túc đã làm cho mắt ông mù lòa, trái tim se thắt, tấm lòng trai cứng và sự dửng dưng đã trở thành tội ác và mất hạnh phúc đời đời...

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy có trách nhiệm liên đới với nhau, nhất là với người nghèo, người cô thế, cô thân, không nơi nương tựa... Không bao giờ chúng ta được để cho chủ trương: “Sống chết mặc bay” thường trực trong tâm hồn của mình.

Có thế, chúng ta mới xứng đáng được gọi là con Thiên Chúa và đáng được Người cứu chuộc.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con biết yêu thương những người nghèo khổ hơn chúng con bằng tình yêu vô vị lợi như Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ để cho tư tưởng phân biệt giàu nghèo, giai cấp, địa vị ngự trị trong tâm hồn chúng con. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 7: Tiêu chuẩn là sống bác ái với anh chị em

(TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Tiêu chuẩn để được vào Quê Trời không phải ở chỗ giàu hay nghèo, nhưng hệ tại việc sống bác ái với anh chị em.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con tin Chúa là Cha yêu thương, Chúa chẳng loại bỏ ai ra khỏi nhà Cha. Nhà Cha luôn rộng mở đón mọi thành phần, mọi giới. Nhưng quyết định số phận chung cuộc của đời con tùy thuộc tự do của con. Xin cho con biết đi trên đường yêu thương, yêu Chúa và thương mọi người, để con tới được bến bờ yêu thương là Quê Trời, nơi Chúa là tình yêu ngự trị. Xin đừng để con đi trên đường bất công hận thù, kẻo con phải đi tới bến bờ thù hận mà người ta thường gọi là hỏa ngục. Chúa cho con thấy ông La-da-rô được hưởng nơi lòng Tổ Phụ Áp-ra-ham, nơi vĩnh cửu, không phải vì ông nghèo cho bằng vì ông nghèo mà vẫn không oán hận ai, nghèo mà vẫn giữ được lòng ngay thẳng: chỉ xin chứ không gian tham.

Nhà phú hộ kia bị trầm luân không phải do giàu có. Giàu có đâu phải là tội. Số phận đời đời của ông là kết quả của một đời ích kỷ. Sống trong nhung lụa dư thừa mà không nhìn thấy người anh em thiếu thốn quanh mình, đó là trọng tội của ông.

Lạy Chúa, nếu con gặp cảnh nghèo, xin cho con đừng vì nghèo mà gian tham, cáu kỉnh với mọi người. Xin giữ đôi tay con luôn trung thực, xin giữ môi miệng con đừng nói lời gian dối. Xin cho con luôn vui tươi dù giữa nghịch cảnh trong cuộc sống. Xin cho con luôn quảng đại cả khi con nghèo túng như bà góa thành Xarépta quảng đại với tiên tri Êlia trong Cựu ước.

Và Lạy Chúa, nếu con được đủ ăn đủ mặc, xin cho con đừng ích kỷ mà quên bao anh chị em đang khổ cực quanh con. Xin mở to mắt con, mở rộng tay con, mở toang lòng con, để con biết chia sẻ. Xin đừng để con vì giàu mà tự mãn xa cách, cao ngạo với mọi người. Xin cho con biết tạ ơn, khiêm tốn và quảng đại. Amen.

Ghi nhớ: “Con đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ”.

 

Suy Niệm 8: Ông nhà giàu vô cảm và Ladarô

(Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Vào buổi sáng ngày 10.8.2012, tại ngã tư đường Tân Hoa giao với đường Tây Hoài Hải ở thành phố Thượng Hải, một cụ ông được phát hiện nằm ngất xỉu trên đường, đầu chảy nhiều máu do va đập sau cú ngã. Một vài người chứng kiến đầu tiên bấm số 120 để gọi xe cấp cứu… rồi thôi. Khi chưa có xe đến kịp để đưa ông cụ đi, người qua lại trên đường chỉ dửng dưng nhìn rồi bỏ mặc hoặc dừng lại chỉ trỏ. Họ tuyệt nhiên không có một động tác sơ cứu nào, thậm chí đến đỡ ông cụ dậy.

Một người phụ nữ nước ngoài đi ngang thấy sự việc trên. Ngạc nhiên trước thái độ vô cảm của những người chứng kiến, cô chạy đến nâng đầu ông cụ lên đặt trên một tấm khăn mềm, vừa khóc vừa khẩn nài mọi người xung quanh mau gọi xe cứu thương đến. Sự việc chỉ kết thúc khi cô này đưa tiền và thúc họ gọi xe cứu thương lần nữa. Nửa tiếng sau, ông cụ mới được đưa đến bệnh viện gần đó.

…Ông cụ bị nạn họ Tiền, 87 tuổi, được bệnh viện chẩn đoán thuyên tắc mạch máu não đột ngột khiến ông chóng mặt và ngã khuỵu trên đường. May mắn được cấp cứu kịp nên ông đã phục hồi… (Theo Tuổi trẻ Mobile)

Suy Niệm

Người phú hộ giàu có sung túc với vật chất sống bên cạnh người anh em Ladarô nghèo khổ, bệnh tật nằm đói lả, không đủ sức xua đuổi những con chó đến quấy rầy, nhưng người phú hộ vẫn dửng dưng coi như không có gì. Hai người ở gần nhau, chỉ cách nhau một cái cổng, nhưng cánh cổng vẫn thường khép kín, khiến hai người tuy rất gần nhưng lại rất xa nhau. Chúa Giêsu nhấn mạnh: Người phú hộ bị hình phạt vì ông vô cảm không để ý và quan tâm tới người anh em khốn khổ Ladarô đang nằm trước cổng nhà ông chờ đợi từng mẩu bánh từ bàn ông ăn rơi xuống.

Cánh cửa đóng kín của nhà phú hộ tượng trưng cho tấm lòng của con người luôn đóng kín trước đau khổ của anh chị em chung quanh. Sự giàu có cộng với vô cảm khiến cho con người khép kín lòng mình với Thiên Chúa là nguồn suối hướng về anh chị em, họ bằng lòng và khép kín hưởng thụ những của cải vật chất và những lạc thú trần gian mà quên đi Thiên Chúa với đời sống vĩnh cửu. Trong tương quan với tha nhân, sự giàu có và vô cảm làm khép kín lòng mình với những người anh em: Người ta không nhìn thấy người nghèo, người khổ ngay cổng nhà mình.

Đức Giêsu khẳng định nguy cơ của người giàu và quan tâm “đặc quyền của những người nghèo” qua lời của tổ phụ Abraham so sánh về Ladarô và người phú hộ: “Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi, còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ” (Lc 16, 25). Bài ca Ngợi khen (Magnificat) nói rất rõ: “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng” (Lc 1,52-53).

Trước những Ladarô của thời đại hôm nay là những con người đói khổ, tuyệt vọng ở khắp mọi nơi, chúng ta sống theo lời giáo huấn của Giáo hội: “Mỗi người phải coi người đồng loại - không trừ ai như “cái tôi thứ hai”, cho nên trước hết phải quan tâm đến sự sống của họ và quan tâm đến những phương tiện cần thiết giúp họ sống một đời sống xứng đáng, chứ đừng bắt chước người giàu có kia đã không săn sóc tới Ladarô bất hạnh” (Hiến chế Mục vụ, số 27).

Mong rằng trái tim của tôi, của bạn, không đóng kín, và trở nên vô cảm trước nhu cầu và sự khốn khổ của anh em, mà luôn rộng mở lòng nhân ái chia sẻ.

Ý lực sống: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).

 

Suy Niệm 9Người giầu có và người nghèo khó

(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

1. Hôm nay Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn người phù hộ và Lazarô nghèo khó. Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu cho chúng ta biết số phận con người sẽ được hạnh phúc viên mãn hay bị luận phạt muôn đời tùy theo họ biết yêu thương tha nhân hay không. Ngài vạch ra cho chúng ta con đường dẫn tới ơn cứu độ: biết nghe theo lời hướng dẫn của Maisen, các tiên tri, đặc biệt là Lời Chúa để sám hối, hoán cải và yêu thương mọi người, nhất là những anh chị em đau khổ. Thiên đàng không dành cho một mình chúng ta, chúng ta chỉ có thể tiến vào cùng với anh chị em trong tình yêu thương.

2. Mở đầu dụ ngôn, chúng ta thấy hai con người với hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược xuất hiện. Một bên đại diện cho phú quí giầu sang, ngày ngày yến tiệc linh đình, còn bên kia là nghèo khổ, bệnh hoạn, dơ dáy bẩn thỉu. Một bên là thế giới của “lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình” và một bên là thế giới bệnh hoạn nghèo túng đến thảm thương, thế giới của “mụn nhọt ghẻ lở đầy mình” và là thế giới của những ước ao rất ư bình dị đáng thương “thèm được những thứ trên bàn ăn rơi xuống ăn cho no”. Cả hai thế giới ấy đều được khép lại với cái cửa là sự chết, nhưng cũng đồng thời mở ra một thế giới mới với hai số phận, hai cảnh đời hoàn toàn trái ngược nhau.

3. Người phú hộ trong dụ ngôn không làm điều gì gian ác, không lỗi đức công bằng, không ức hiếp ai, không phạm gì đến Lazarô cả, vậy tại sao ông ta lại bị sa vào hỏa ngục? Tội ông ở chỗ nào? Thực ra, ông không phạm một tội ác nào mà chỉ có tội “hững hờ, dửng dưng” trước đau khổ của người khác. Ông không phạm tội một cách tích cực mà phạm tội một cách tiêu cực, đó là “tội thiếu sót” như chúng ta đọc trong kinh Cáo mình. Ông chỉ biết hưởng thụ, yến tiệc linh đình, ca hát suốt ngày đêm mà không màng gì đến người nghèo khó Lazarô nằm ngay cổng nhà ông, muốn ăn những hạt cơm rơi trên bàn ăn của ông mà cũng không được.

4. Người ta thường nói: “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”: lành dữ đều có thưởng phạt, cao bay xa chạy cũng không thể thoát được. Cái chết đã phân chia hai người thành hai thế giới đối nghịch. Người phú hộ bị phạt, Lazarô được thưởng.  Bài học Chúa dạy ta hôm nay là phải biết quản lý tài sản của Chúa “cho nên” vì chúng ta không phải là chủ mà chỉ là quản lý những gì Chúa đã thương ban. Phải có tinh thần liên đới và bác ái, phải biết chia sẻ với người đau khổ hầu kiếm được nhiều bạn hữu để “họ sẽ đón rước các con vào an nghỉ đời đời” Lc 16,9).

5. Chắc chắn cảnh giầu nghèo là điều không thể tránh được. Nhưng trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dạy chúng ta cách giải quyết: người giầu luôn sẵn có kẻ nghèo bên cạnh để có dịp thực hành giới răn trọng nhất hầu được phần thưởng Chúa ban. Tiền của dư thừa là một nguy hiểm  cho những ai không có lòng mến Chúa, nhưng người có lòng mến Chúa thật thì sẽ biết sử dụng tiền của Chúa ban để làm ích cho mình và cho người khác nữa. Chúng ta dễ hiểu tại sao người giầu bị Chúa phạt khổ cực, còn người nghèo lại được Chúa thương. Bởi vì tuy nghèo khổ, nhưng người nghèo vẫn một lòng tin tưởng phó thác nơi Chúa, trong khi đó người giầu có lại khép kín tâm hồn, không biết liên đới chia sẻ với người khác. Như thế, chúng ta thấy thái độ lãnh đạm dửng dưng trước đau khổ của người khác cũng là một trọng tội (Mỗi ngày một tin vui).

6. Tác giả tập sách Đường Hy vọng đã lưu ý những người con tinh thần của mình như sau:

“Của cải chôn vùi con, nếu con đội nó lên đầu. Của cải làm bệ chân con nếu con đứng trên nó. Không có của mà tham vẫn chưa phải là nghèo khó. Có của mà không dính bén vẫn có thể có lòng khó nghèo thật sự. Dùng của cải cách quảng đại, trọng của cải cách tế nhị, xa của cải cách anh hùng. Không phải là của con, nhưng là của Chúa trao cho con sử dụng. Để có tinh thần nghèo khó và nhất là sống tinh thần nghèo khó, cần có tràn đầy tình yêu Chúa. Con hãy về bán tất cả những gì con có, bố thí cho người nghèo, rồi đến đây theo Chúa. Chàng thanh niên giầu có không thể đáp lại lời mời gọi sống khó nghèo trên bước đường theo Chúa, nên đã buồn sầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của mà không có nhiều tình yêu Chúa”.

7. Truyện: Chúa đến thăm bà lão.

Chúa hứa với một bà là Ngài sẽ đến thăm bà vào ngày đó. Bà rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Bà ngồi và đợi Chúa đến.

Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói: “Không, hôm nay tôi không giúp anh, vì Chúa luôn  ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa đến, không thể giúp anh điều gì”. Bà đuổi anh và đóng cửa lại.

Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa nhanh hơn trước. Thấy gì? Vài người già nghèo nàn. “Rất tiếc, tôi đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ ông”. Rồi bà đóng sầm cửa lại.

Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và ngủ qua đêm. “Ồ, hãy để tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến. Tôi không thể tiếp anh”. Người ăn xin ra đi và bà tiếp tục ngồi chờ.

Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống, nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.

Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Bà ngủ quên và mơ thấy Chúa đến với bà và nói: “Hôm nay ta đến với con 3 lần và cả ba lần con đều đuổi Ta” (Góp nhặt).

 

Suy Niệm 10: Chỗ dựa vững chắc

(Lm Carôlô Hồ Bạc Xái)

A- Phân tích (Hạt giống...)

1. Bài trích sách Giêrêmia nói đến hai hạng người: hạng tin tưởng cậy dựa vào những giá trị đời này, và hạng đặt niềm cậy trông nơi Thiên Chúa. Giêrêmia nói khốn cho hạng thứ nhất và phục cho hạng thứ hai.

2. Trong bài trích Phúc Âm, người phú hộ thuộc hạng thứ nhất. Khi ông chết thì những chỗ ông cậy dựa cũng tiêu tan luôn cho nên ông rơi vào cảnh rất khốn khổ. Ladarô là đại biểu của hạng thứ hai nên sau khi chết đã được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Thiên Chúa (qua hình ảnh tổ phụ Abraham).

Dụ ngôn này còn muốn gởi một lời nhắn nhủ đến hạng thứ nhất: họ nên sớm thấy sai lầm của họ khi đặt niềm cậy trông vào những giá trị trần thế, để kịp thời quay về trông cậy vào Chúa. Đừng chờ đến khi chết, thấy rõ đâu là chỗ dựa vững chắc rồi mới sám hối, vì tới lúc đó, mọi việc đều không thể đảo ngược được.

B- Suy gẫm (... nẩy mầm)

1. Đã biết tiền bạc, của cải và nói chung những giá trị thế gian là không bền, thế nhưng nhiều người vẫn cứ cậy dựa vào chúng. Đó chính là cái ngu dại của con người. Nếu nói theo từ ngữ của ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc 1, đó chính là cái “khốn nạn” của con người.

2. “Abraham nói lại: giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm”...: Thiên Chúa không tạo dựng thẳm ngăn cách Ngài với con người. Nhưng chính con người tự đào vực thẳm ấy, bằng nhiều cách:

- Bằng ích kỷ không giúp đỡ một người anh em đang cần giúp trong khi chúng ta có thể giúp (như ông nhà giàu đối với Ladarô).

- Bằng thái độ bỏ Chúa đề hoàn toàn cậy dựa vào những giá trị trần gian.

3. Lạy Thiên Chúa của Abraham, con đã hiểu rằng lòng thương xót kẻ khốn khổ sẽ đặt con bên cạnh Ladarô trong lòng Chúa, trái lại sự ích kỷ sẽ đẩy con xuống vực thẳm chung với người phú hộ. Chúa biết con muốn chọn phía nào rồi, nhưng xin giúp con.

4. “Dửng dưng trước đau khổ của người khác là một tội. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nêu bật qua hình ảnh người giàu có trong bài Phúc Âm hôm nay”. (Trích “Mỗi ngày một tin vui”)

5. Chúa hứa với một bà là Ngài sẽ đến thăm bà vào ngày đó. Bà rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Bà ngồi và đợi Chúa đến.

Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói: “Không, hôm nay tôi không giúp anh, vì Chúa luôn ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa đến, không thể giúp anh điều gì”. Bà đuổi anh và đóng cửa lại.

Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa nhanh hơn trước. Thấy gì ? Vài người già nghèo nàn. “Rất tiếc, tôi đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ các ông”. Rồi bà đóng sầm cửa lại.

Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và nghỉ qua đêm. ”Ồ, hãy để tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến. Tôi không thể tiếp anh”. Người ăn xin ra đi và bà tiếp tục ngồi chờ.

Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống, nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.

Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Bà ngủ quên và mơ thấy Chúa đến với bà và nói: ”Hôm nay Ta đã đến với con 3 lần và cả 3 lần con đều đuổi Ta”. (Góp nhặt).

 

Suy Niệm 11Biết quan tâm tới mọi người

(Lm Giuse Đinh Tất Quý)

1. Đã biết tiền bạc, của cải nói chung là những giá trị không bền, thế nhưng, nhiều người vẫn cứ cậy dựa vào chúng. Đó chính là cái ngu dại của con người.

Một ngày nọ, vua Salomon bỗng nảy ra ý muốn, muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình trước mặt mọi người. Vua nói:

- Này Benaiah, trong vòng 6 tháng, ta muốn khanh mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ hội.

Benaiah trả lời:

- Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thì thưa đức vua, thần sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt ?

Nhà vua bảo:

- Nó phải có sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn. Và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui.

Vua Salomon thừa biết sẽ chẳng đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn không thể tìm ra được một chiếc vòng nào như thế. Rồi chính vào đêm trước ngày lễ hội, ông lang thang đến một nơi nghèo nhất của Jêrusalem. Ông đi ngang qua chỗ người bán hàng lạc xoong với những món hàng đang được bày trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân hỏi:

- Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó vào thì quên đi niềm vui sướng, và người đau khổ đeo nó vào thì quên đi nỗi buồn không ?

Người bán hàng lấy từ trên tấm bạt cũ lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ, khuôn mặt ông rạng rỡ lên một nụ cười. Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội. Vua hỏi:

- Nào ông bạn của ta, ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa ?

Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và chính vua Salomon cũng cười. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói:

- Dạ nó đây, thưa đức vua!

Khi vua Salomon đọc xong dòng chữ, người ta thấy khuôn mặt của nhà vua biến sắc. Trên chiếc vòng đó người  ta khắc dòng chữ này: “Mọi sự rốt cuộc rồi cũng qua đi”.

Chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng: tất cả những sự khôn ngoan, vương giả, quyền uy và giàu có của ông rồi sẽ qua đi. Cả ông cũng thế. Ông cũng chỉ là một thứ phù du bởi vì một ngày nào đó, ông cũng sẽ phải trở về với cát bụi.

2. Tội của người nhà giàu ở chỗ ông thấy những đau khổ túng cực của người khác mà không một chút mảy may thương xót quan tâm.

Mẹ Têrêsa nói: “Người nào luôn sống lệ thuộc vào đồng tiền, lúc nào cũng cũng băn khoăn lo lắng về của cải của mình, thì người đó là người thực sự nghèo khó. Ngược lại, những người biết trao ban của cải để giúp đỡ người khác, người đó mới là người thực sự giàu có thực sự. Lòng tốt làm biến đổi con người nhiều hơn là những nghiên cứu khoa học và tài hùng biện. Một khi đã nhìn thấy hình ảnh của những người anh em trong nhau, bạn nghĩ rằng chúng ta có còn cần đến xe tăng và tướng lĩnh nữa không ?”

Chúng ta hãy tập cho mình có thói quen biết quan tâm tới mọi người. Đó là con đường làm cho chúng ta được dễ trở nên giống Chúa Giêsu hơn.

Ở London, thủ đô nước Anh có một ngôi thánh đường rất nổi tiếng. Đó là nhà thờ Saint Paul. Nhà thờ này có một lối kiến trúc rất độc đáo làm cho những âm thanh vang đi rất xa. Nếu áp tai vào tường, người ta có thể nghe được một người nói từ phía bên kia mái vòm tròn, dầu chỉ là giọng nói thì thầm tâm sự.

Có một đôi thanh niên nam nữ đã mượn nơi nhà thờ này làm điểm hẹn hò: Chàng trai vốn là một người làm nghề thợ đóng giày than thở với người yêu rằng:

- Anh chưa thể tiến hành hôn lễ vì đang thất nghiệp, không có tiền để mua da và các vật liệu làm giày, thì đào đâu ra tiền để làm lễ cưới ?

Nghe tin chẳng lành ấy, cô gái chỉ biết sụt sùi khóc và cầu nguyện:

- Lạy Chúa, xin giúp chúng con có tiền để làm lễ thành hôn!

Tình cờ, một người đi ngang qua hành lang phía bên kia nghe được câu chuyện và lời cầu nguyện của họ, ông ta quyết định giúp đỡ đôi thanh niên nam nữ này. Vì thế khi họ thất thểu ra về, ông khách cũng âm thầm theo sau để dò cho biết nhà chàng trai ở đâu, rồi lập tức ông cho người mang tặng anh ấy một số da và vật liệu để làm giày. Nhờ được giúp đỡ như vậy, nên người thanh niên bắt tay ngay vào việc và chẳng bao lâu anh trở nên phái đạt và anh sung sướng cử hành hôn lễ.

Mãi mấy năm sau, hai vợ chồng này mới biết được vị ân nhân của mình là ai khi ông trở thành vị thủ tướng nổi tiếng của nước Anh. Người đó chính là ngài William Ewart Gladstone (1809-1998).
 

He is like a tree planted beside the waters that stretches out its roots to the stream -– Suy niệm theo The WAU ngày 17.3.2022
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – March 2022

Thursday March 17th 2022
Meditation: Jeremiah 17, 5-10

He is like a tree planted beside the waters that stretches out its roots to the stream. (Jeremiah 17:8)

Jesuit poet Gerard Manley Hopkins once cried out to God in a poem, “O thou lord of life, send my roots rain.” Hopkins’ words may well express how we sometimes feel. It could be that we don’t sense the Lord’s love and presence in prayer and feel as if he has abandoned us. Or we could be working hard at something that doesn’t seem to be bearing fruit. And surely that’s how the prophet Jeremiah sometimes felt. Given the hardships he endured, it’s pretty clear that he knew what it was to experience spiritual dryness as well as physical drought.

Even so, Jeremiah compares those who enjoy God’s blessing to a tree whose roots draw water from a nearby stream. In times of heat and drought, the tree still finds all the nourishment it needs by stretching its roots to the running water in the stream. So how do we stretch our roots to the Lord when we feel dry and thirsty?

As difficult as it can sometimes be in those times, we need to keep looking to the Lord and seeking his grace in regular daily prayer, in the Scriptures, and in the sacraments. Though the Lord might seem to be far away, in truth he is very near to us; we just can’t sense him at that moment. Sometimes it’s also helpful to utter short prayers reminiscent of the one in Hopkins’ poem: “Lord, please send my roots rain today!” Or we can offer a prayer of thanksgiving: “Lord, thank you for allowing this time of barrenness. I trust you to somehow work in and through it.”

Jeremiah’s wisdom reminds us that we are indeed blessed if we trust in the Lord and place all our hope in him. That hope will never disappoint, for the dryness and spiritual drought that we may feel will last only for a time. We know that we can count on the goodness and faithfulness of our God. He will strengthen our faith during the drought and give us great joy when he sends us his life-giving water once again.

“Lord, water our ‘roots’ with the life-giving water of your Spirit so that we might draw closer to you.”

Thứ Năm tuần II Mùa Chay ngày 17.3.2022
Suy niệm: Gr 17, 5-10

Người như cây trồng bên suối nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong (Gr 17,8)

Nhà thơ Dòng Tên Gerard Manley Hopkins đã từng kêu cầu Thiên Chúa trong một bài thơ, “Hỡi Chúa Tể của sự sống, xin hãy cho mưa xuống gốc rễ của con”. Những lời của Hopkins có thể thể hiện rất rõ cảm giác của chúng ta. Có thể là chúng ta không cảm nhận được tình yêu và sự hiện diện của Chúa trong lời cầu nguyện và cảm thấy như thể Ngài đã bỏ rơi chúng ta. Hoặc chúng ta có thể đang làm việc chăm chỉ vào một thứ gì đó dường như không mang lại kết quả. Và chắc chắn đó là cách mà tiên tri Giêrêmia đôi khi cảm thấy. Với những khó khăn mà ông phải chịu đựng, rõ ràng là ông biết cảm giác khô hạn về tinh thần cũng như khô hạn về thể lý là như thế nào.

Mặc dù vậy, Giêrêmia so sánh những người được hưởng phước lành của Thiên Chúa với một cái cây có rễ hút nước từ một con suối gần đó. Trong những thời điểm nắng nóng và khô hạn, cây vẫn tìm thấy đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết bằng cách vươn bộ rễ của mình xuống dòng nước chảy trong suối. Vậy làm thế nào để chúng ta vươn cội rễ của mình đến với Chúa khi chúng ta cảm thấy khô và khát?

Đôi khi khó khăn đến mức có thể xảy ra trong những thời điểm đó, chúng ta cần tiếp tục nhìn lên Chúa và tìm kiếm ân sủng của Ngài trong lời cầu nguyện đều đặn hằng ngày, trong Kinh thánh và trong các bí tích. Mặc dù Chúa có vẻ ở rất xa, nhưng sự thật thì Ngài đang ở rất gần chúng ta; chúng ta không thể cảm nhận được Ngài vào thời điểm đó. Đôi khi cũng rất hữu ích nếu bạn thốt ra những lời cầu nguyện ngắn gọn gợi nhớ đến lời cầu nguyện trong bài thơ của Hopkins: “Lạy Chúa, hôm nay xin hãy cho mưa xuống gốc rễ của con!” Hoặc chúng ta có thể dâng lời cầu nguyện tạ ơn: “Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã cho phép thời gian khô khan này. Con tin tưởng Chúa sẽ làm việc bằng cách nào đó trong và thông qua nó”.

Sự khôn ngoan của Giêrêmia nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta thực sự được ban ơn phúc nếu chúng ta tin cậy nơi Chúa và đặt tất cả hy vọng vào Ngài. Niềm hy vọng đó sẽ không bao giờ làm thất vọng, vì sự khô hạn và đói khát về tinh thần mà chúng ta có thể cảm thấy sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian. Chúng ta biết rằng chúng ta có thể trông cậy vào sự nhân từ và thành tín của Thiên Chúa. Ngài sẽ củng cố đức tin của chúng ta trong thời gian khô khan và mang lại cho chúng ta niềm vui lớn khi một lần nữa Ngài gửi cho chúng ta nguồn nước ban sự sống của mình.

Lạy Chúa, xin tưới “gốc rễ” của chúng con bằng nước ban sự sống của Thánh Thần Chúa để chúng con có thể đến gần Chúa hơn.

 

17.3.2022

Suy niệm Tin mừng theo: WAU
Lc 16, 19-31

Nằm trước cửa nhà ông là một người đàn ông nghèo tên là Lagiarô (Lc 16,20)

Chúng ta phản ứng thế nào với đoạn Tin Mừng hôm nay? Nó có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, sợ hãi hoặc thậm chí có phần tội lỗi. Chúa Giêsu kể dụ ngôn này để đánh thức chúng ta về thực tế của người nghèo – những người ở ngay trước mặt chúng ta nhưng chúng ta không nhìn thấy vì chúng ta quá chú tâm vào bản thân. Đây là những người, giống như Lagiarô, Thiên Chúa quan tâm một cách sâu sắc. Ngài đau khổ khi bất kỳ ai trong số họ đau khổ, và Ngài kêu gọi chúng ta để đáp lại tiếng kêu của họ. Vậy chúng ta có thể làm gì?

Đầu tiên, chúng ta có thể cầu nguyện, không chỉ cho người đang đau khổ, mà còn cho chính chúng ta. Chúng ta có thể cầu nguyện để có được ân sủng được nhìn thế giới qua đôi mắt của Thiên Chúa để chúng ta không bỏ qua những người đang thiếu thốn. Đó không nhất thiết phải là một người nghèo về vật chất. Đó cũng có thể là bất kỳ ai nghèo về thiêng liêng – bất kỳ ai cô đơn, bị bỏ rơi hoặc lạc lối theo một cách nào đó. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện rằng chúng ta sẵn sàng tiếp cận những người này hơn, ngay cả khi điều đó khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái hoặc ngay cả khi chúng ta cảm thấy mình quá bận rộn.

Thứ đến, chúng ta có thể hỏi Thiên Chúa xem Ngài đang mời gọi chúng ta trả lời như thế nào. Tất nhiên, có nhiều tác vụ cho người nghèo có thể sử dụng nhiều tình nguyện viên hơn, và có những người vô gia cư có thể nhận thêm vài đô la hoặc một tách cà phê nóng. Nhưng đừng quên Lagiarô ngay trước cửa nhà bạn. Có ai đó trong cuộc sống của bạn đang cần mối quan hệ cá nhân, ai đó cần cảm thấy được yêu thương, chăm sóc và chấp nhận con người của họ không?

Cuối cùng, chúng ta có thể làm trung gian. Chúng ta không cần phải dừng lại ở việc cầu nguyện cho người mà chúng ta đang giúp đỡ. Chúng ta có thể đề nghị cầu nguyện với họ. Chúng ta có thể cầu nguyện rằng Thiên Chúa sẽ dẫn họ đến một tình huống tốt hơn. Chúng ta có thể cầu nguyện để được chữa lành. Chúng ta có thể cầu nguyện rằng họ sẽ cảm nghiệm được tình yêu và lòng thương xót dạt dào của Thiên Chúa.

Thiên Chúa muốn chúng ta có tấm lòng quảng đại giống như Ngài, sẵn sàng ban phát một cách nhưng không cho những người cần đến. Câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy tầm quan trọng của Thiên Chúa đối với việc chúng ta chăm sóc lẫn nhau. Vì vậy, hôm nay, hãy mở rộng tầm mắt và trái tim của bạn cho một người có thể lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa nhiều hơn trong cuộc sống của họ – qua lời cầu nguyện của bạn, qua sự hiện diện của bạn và qua sự giúp đỡ của bạn.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con trái tim của Chúa dành cho ‘Lagiarô’ trước cửa nhà con.​​​​​​​

Lazarus was carried to Abraham’s bosom – Suy niệm song ngữ Anh – Việt ngày 17.3.2022
Tác giả: Don Schwager

(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Thursday (March 17)
Lazarus was carried to Abraham’s bosom

Gospel Reading:  Luke 16:19-31

19 “There was a rich man, who was clothed in purple and fine linen and who feasted sumptuously every day.  20 And at his gate lay a poor man named Lazarus, full of sores, 21 who desired to be fed with what fell from the rich man’s table; moreover the dogs came and licked his sores. 22 The poor man died and was carried by the angels to Abraham’s bosom. The rich man also died and was buried; 23 and in Hades, being in torment, he lifted up his eyes, and saw Abraham far off and Lazarus in his bosom. 24 And he called out, `Father Abraham, have mercy upon me, and send Lazarus to dip the end of his finger in water and cool my tongue; for I am in anguish in this flame.’ 25 But Abraham said, `Son, remember that you in your lifetime received your good things, and Lazarus in like manner evil things; but now he  is comforted here, and you are in anguish. 26 And besides all this, between us and you a great chasm has been fixed, in order that those who would pass from here to you may not be able, and none may cross from there to us.’ 27 And he said, `Then I beg you, father, to send him to my father’s house, 28 for I have five brothers, so that he may warn them, lest they also come into this place of torment.’ 29 But Abraham said, `They have Moses and the prophets; let them hear them.’  30 And he said, `No, father Abraham; but if some one goes to them from the dead, they will repent.’ 31 He said to him, `If they do not hear Moses and the prophets, neither will they be convinced if some one should rise from the dead.'”

Thứ Năm ngày 17.3.2022
Lagiarô được đưa vào lòng Abraham

 

Lc 16,19-31

19 “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.20 Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu,21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.23 “Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ.24 Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!25 Ông Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.26 Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.27 “Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con,28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!29 Ông Áp-ra-ham đáp: “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.30 Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.31 Ông Áp-ra-ham đáp: “Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.”

Meditation: What sustains you when trials and affliction come your way? The prophet Jeremiah tells us that whoever relies on God will not be disappointed or be in want when everything around them dries up or disappears (Jeremiah 17:7-8). God will not only be their consolation, but their inexhaustible source of hope and joy as well.

 

We lose what we hold on to – we gain what we give away

Jesus’ parable about the afflictions of the poor man Lazarus brings home a similar point. In this story Jesus paints a dramatic scene of contrasts – riches and poverty, heaven and hell, compassion and indifference, inclusion and exclusion. We also see an abrupt and dramatic reversal of fortune. Lazarus was not only poor, but sick and unable to fend for himself.  He was “laid” at the gates of the rich man’s house. The dogs which licked his sores probably also stole the little bread he got for himself. Dogs in the ancient world symbolized contempt. Enduring the torment of these savage dogs only added to the poor man’s miseries and sufferings.

The rich man treated the beggar with contempt and indifference, until he found his fortunes reversed at the end of his life! In God’s economy, those who hold on possessively to what they have, lose it all in the end, while those who share generously receive back many times more than they gave away.

Do not lose hope – God rewards those who trust in him

The name Lazarus means God is my help. Despite a life of misfortune and suffering, Lazarus did not lose hope in God. His eyes were set on a treasure stored up for him in heaven. The rich man, however, could not see beyond his material wealth and possessions. He not only had every thing he needed, he selfishly spent all he had on himself. He was too absorbed in what he possessed to notice the needs of those around him. He lost sight of God and  the treasure of heaven because he was preoccupied with seeking happiness in material things. He served wealth rather than God. In the end the rich man became a beggar!

Do you know the joy and freedom of possessing God as your true and lasting treasure? Those who put their hope and security in heaven will not be disappointed (see Hebrews 6:19).

“Lord Jesus, you are my joy and my treasure. Make me rich in the things of heaven and give me a generous heart  that I may freely share with others the spiritual and material treasures you have given to me.”

Suy niệm: Điều gì giữ vững bạn khi những thử thách và đau khổ đến với mình? Ngôn sứ Giêrêmia nói với chúng ta rằng ai trông cậy vào Chúa sẽ không thất vọng hay thiếu thốn, khi mọi thứ xung quanh họ cạn kiệt hay biến mất (Gr 17,7-8). Thiên Chúa không chỉ là sự an ủi của họ, mà còn là nguồnhy vọng và niềm vui vô tận của họ nữa.

Chúng ta mất những gì chúng ta giữ – và được những gì chúng ta cho đi

Dụ ngôn của Đức Giêsu về những đau khổ của người nghèo Lagiarô cho thấy một quan điểm tương tự. Trong câu chuyện này, Đức Giêsu vẽ một bức hình tương phản thật ấn tượng: giàu và nghèo, Thiên đàng và Hoả ngục, lòng thương xót và sự thờ ơ, sự tiếp nhận và bị loại trừ. Chúng ta cũng thấy sự đảo lộn bất ngờ và ấn tượng của số phận. Lagiarô không chỉ nghèo, mà còn bệnh tật không thể ngồi dậy được. Ông ta nằm trước cửa nhà người giàu có. Những con chó đến liếm ghẻ lở của ông cũng có thể lấy mất những mẩu bánh vụn mà ông lượm được cho mình. Thời xa xưa, chó là biểu tượng của sự khinh rẻ. Sự chịu đựng cơn hành hạ của những con chó man rợ này chỉ thêm đau khổ cho người nghèo đáng thương này.

Người giàu có đối xử với người ăn xin với sự lãnh đạm và coi thường, cho đến khi ông ta nhận ra số phận của mình ở cuối cuộc đời! Trong cách nhìn của Chúa, những ai khăng khăng giữ lấy những gì mình có, sẽ mất hết tất cả ở cuối cuộc đời, trong khi những ai quảng đại chia sẻ sẽ nhận lại gấp bội những gì mà họ cho đi.

Đừng đánh mất hy vọng – Thiên Chúa ban thưởng cho những ai tin cậy nơi Người

Tên Lagiarô có nghĩa là Thiên Chúa là sự trợ giúp của tôi. Mặc dầu cuộc sống đầy đau khổ, Lagiarô đã không mất niềm hy vọng vào Chúa. Mắt ông luôn nhìn lên kho báu đã được tích góp cho ông trên Thiên đàng. Còn người giàu có không thể nhìn thấy gì khác ngoài những của cải vật chất ở đời này. Ông không chỉ có mọi sự mình cần, ông còn ích kỷ chỉ sống hưởng thụ cho chính mình. Ông ta quá chìm đắm trong những gì mà ông có, đến độ không còn chú ý đến những thiếu thốn của những người xung quanh. Ông không còn nhìn về Chúa và kho báu trên trời, bởi vì ông quá lo lắng tìm kiếm hạnh phúc nơi những của cải vật chất. Ông chỉ lo làm giàu còn hơn là phục vụ Thiên Chúa. Kết cục, người giàu có lại trở nên người ăn mày!

Bạn có biết niềm vui và sự tự do chiếm hữu Thiên Chúa, như kho báu đích thật và bền vững không? Những ai đặt niềm hy vọng và sự an toàn của mình vào Thiên đàng sẽ không bao giờ bị thất vọng (Hr 6,19).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là niềm vui và là kho báu của con. Xin Chúa làm cho con giàu có những sự trên trời, và ban cho con một trái tim quảng đại, để con có thể tự do chia sẻ với người khác những kho báu vật chất và tinh thần mà Chúa đã ban cho con.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây