GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Italy – Sống trong thế giới được số hóa (digitized world). Một lời mời gọi có một cái nhìn sâu sắc hơn

Italy – Sống trong thế giới được số hóa (digitized world). Một lời mời gọi có một cái nhìn sâu sắc hơn
Bài viết của Thông tấn xã ANS (ANS – Rome) – Tôi đang kết nối, do đó tôi tồn tại: câu nói này có thể là một tóm kết từ hiện tượng thế giới của người...

Bài viết của Thông tấn xã ANS

(ANS – Rome) – Tôi đang kết nối, do đó tôi tồn tại: câu nói này có thể là một tóm kết từ hiện tượng thế giới của người trẻ ngày càng chìm đắm trên không gian ảo của mạng lưới network. Cuộc sống thực có xu hướng trùng khớp với sự tương tác không bị gián đoạn với mạng network. Theo quan điểm giáo dục, những gì còn thiếu chính yếu trong thế giới mới này là khả năng hỗ trợ, đồng hành theo đúng nghĩa của nó: các phương tiện truyền thông cá nhân là các cá thể và chúng được cung cấp dành cho việc sử dụng không mang tính xã hội và không được đồng hành. Chính người trẻ mới là người quyết định kết nối với ai và tương quan với ai.

Nhân tố quyết định là cá nhân chủ thể, người được coi là có trách nhiệm và có khả năng đưa ra quyết định tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Mạng network không chỉ làm suy yếu khả năng nhận thức về thực tế cách sâu sắc; nó còn khiến chúng ta đánh mất tinh thần phê phán với một sự tập trung và thời gian phản tỉnh cần thiết, nó đặt chúng ta trước những hiểm họa có thể dẫn đến những hành động (khiêu dâm, sexting, cờ bạc trực tuyến…) tiêu cực về mặt đạo đức, và có nguy cơ trở thành bệnh hoạn, phá vỡ sự chia sẻ xã hội, cũng như các chuẩn mực văn hóa và đạo đức.

Đối với những người trẻ tuổi, điều này chỉ có thể làm gia tăng những khó khăn trong nỗ lực trở thành người lớn.

Khi bị nhấn chìm bởi một lượng lớn thông tin truyền thông thì các hệ quả tất yếu không thể tránh khỏi sẽ là một sự yếu đuối và mong manh hơn của con người.

Bản sắc của những người trẻ ngày nay đang ngày càng được hình thành dựa trên các phương tiện truyền thông, trong hình thức ngày càng liên kết với việc mua và tiêu thụ các sản phẩm được liên tục cung cấp bởi thị trường mang tính toàn cầu. Việc tiêu thụ này sau đó liên tục được thúc đẩy nhờ những kết quả của các nghiên cứu dựa trên thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng được mạng xã hội network thống kê. Geraldina Roberti nói: “Trong xã hội đương đại, trên hết mọi thứ, các sản phẩm tiêu dùng trong thời gian rảnh rỗi cung cấp các vật liệu mang tính biểu tượng và biểu cảm cho những người trẻ, và chúng sẽ được họ sử dụng trên con đường xây dựng bản thân”. Chính vì thế mà thời trang có một sức mạnh không thể cưỡng lại phát xuất từ mong muốn lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn, cái mà thay vào đó đáng ra phải là một cấu trúc mang đặc nét của con người và chỉ có kinh nghiệm về tình yêu đích thực – không phải là ảo – mới có thể lấp đầy mà thôi.

Ông Dockangelo Sequeri nói: Những gì xảy ra ngày hôm nay là một quá trình không thể ngăn cản của xu hướng công cụ biến thành “chủ nhân”, thay vì phải là người tôi tớ (để phục vụ).

Chiến lược để thoát ra khỏi dòng chảy khả thể “thần tượng” hóa của các công cụ truyền thông, trước hết chính là việc nhận ra chức năng công cụ của chúng. Sau đó là việc khám phá lại ngôn ngữ của con người trong sự phong phú và biểu cảm của nó: một mối quan hệ xã giao, giàu tình cảm, có khả năng khôi phục lý trí của con người. Mỗi người cũng cần có một ý thức phê phán của nhà giáo dục. Nếu những người lớn có kinh nghiệm trong việc quản lý các công cụ truyền thông xã hội, cùng liên kết để có những điều kiện đặt ra theo nhãn quan của giáo hội về tiềm năng sử dụng của mạng xã hội, giúp người trẻ khi tham gia phải có trách nhiệm chung, qua đó họ có thể vận dụng chuyên môn đa phương tiện của mình và kết hợp nó với kiến thức của người lớn. Thế nên, từ quan điểm mục vụ, điều này có một ý nghĩa quan trọng không chỉ ở việc cảnh báo cho những người trẻ, nhưng còn mang trong đó một khía cạnh giáo lý đích thực và phù hợp cho người lớn.

Tương tự những gì các Giáo phụ trong Giáo hội đã làm khi đối diện với một sự kế thừa đặc biệt của nền văn hóa Hy Lạp, một nền văn hóa cũng mang trong đó những cơ hội và những mối nguy hiểm của mạng lưới liên kết (network), điều cần thiết là phải “sàng lọc mọi thứ”, và ý thức về những ảo ảnh và cạm bẫy nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, một khi được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng có thể khám phá các cơ hội quý giá để dẫn dắt con người đến với Thiên Chúa.

Điều đó đòi hỏi các mối tương quan đích thực và trực tiếp của con người: mạng Internet là không đủ, công nghệ cũng không đủ. Tuy vậy, sự hiện diện của Giáo hội trên mạng không phải là vô ích; ngược lại, giáo hội cần thiết phải có sự hiện diện này, một sự hiện diện luôn mang một phong cách truyền giáo, trong những gì mà đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã trở thành một môi trường sống.

Nguồn: https://www.infoans.org/en/sections/special-reports/item/10197-italy-living-in-digitized-world-invitation-to-cultivate-profound-gaze

Nguồn tin: donboscoviet.org

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây