Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh. Lễ nhớ.

Chủ nhật - 23/05/2021 08:16

Bản văn phụng vụ

lễ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh

***

Kính thưa quý cha và anh chị em,

Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích đã thiết lập Lễ Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Hội Thánh và lần đầu tiên được đưa vào sổ bộ các lễ nhớ, ấn định vào Thứ Hai sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bản dịch của Uỷ ban Phụng tự để quý cha và anh chị em sử dụng. Kính chúc mọi người luôn kết hợp với Người Mẹ Thánh để nhận dồi dào ơn Chúa Thánh Thần.

***

Thứ Hai sau lễ Hiện Xuống

Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh

Lễ nhớ

 Ca nhập lễ : x. Cv 1, 14

   Các môn đệ đồng tâm kiên trì cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu.

 Lời nguyện nhập lễ

   Lạy Thiên Chúa là Cha hay thương xót,

khi chịu treo trên thập giá,
Con Một Chúa đã trao ban Đức Trinh Nữ Maria,

thân mẫu Người, làm Mẹ chúng con,
nhờ có Đức Mẹ yêu thương trợ giúp,

xin cho Hội Thánh Chúa đang ngày càng thêm đông số,
được mừng vui vì sự thánh thiện của con cái,

và dẫn đưa tất cả muôn dân nhập đoàn cùng Hội Thánh Chúa.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, Chúa chúng con,

Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. 

Lời nguyện tiến lễ

   Lạy Chúa, xin thương chấp nhận

và biến đổi của lễ chúng con dâng thành bí tích cứu độ,
xin cho lòng chúng con cũng cháy bừng lửa yêu mến

như Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh,
và ước chi sức mạnh của bí tích này

thúc đẩy chúng con cộng tác mật thiết hơn vào công trình cứu chuộc.

– Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

 Kinh Tiền tụng: Đức Maria là khuôn mẫu và là Mẹ của Hội Thánh.

Chúa ở cùng anh chị em.

Đ. Và ở cùng cha.

Hãy nâng tâm hồn lên.

Đ. Chúng con đang hướng về Chúa.

Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta.

Đ. Thật là chính đáng.

   Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.

   Mỗi khi kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, chúng con dâng lời ngợi khen tung hô Chúa.

   Khi đón nhận Lời Chúa với tâm hồn trong trắng, Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời trong cung lòng khiết trinh,và khi hạ sinh Đấng thiết lập Hội Thánh, Mẹ đã cộng tác trong việc khai sinh Hội Thánh.

   Khi đứng bên thập giá, Mẹ đón nhận lời trối đầy yêu thương của Con Chúa,và đã nhận tất cả mọi người làm con,những người được tái sinh vào đời sống siêu nhiên nhờ cái chết của Đức Kitô.

   Khi cùng các Tông đồ trông đợi Đấng Chúa hứa ban, Mẹ đã hợp với các ngài tha thiết khẩn cầu, và nên mẫu gương cho một Hội Thánh không ngừng cầu nguyện.

   Khi được đưa lên cõi vinh quang thiên quốc, Mẹ vẫn lấy lòng từ mẫu dõi theo Hội Thánh đang còn lữ hành, và ân cần phù trợ Hội Thánh trên đường về quê trời, cho tới ngày Chúa Kitô ngự đến trong vinh quang.

Vì thế, cùng với toàn thể Thiên thần và các Thánh,chúng con hợp tiếng ca ngợi Chúa và tung hô rằng:

Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh,…

 Ca hiệp lễ : x. Ga 2, 1. 11

   Có tiệc cưới tại Cana xứ Galilêa, và có mẹ Chúa Giêsu ở đó; bấy giờ Chúa Giêsu đã làm dấu lạ

đầu tiên và đã tỏ vinh quang của Người, và các môn đệ đã tin Người.

Hoặc : x. Ga 19, 26-27

   Lúc bị treo trên thập giá, Chúa Giêsu nói với môn đệ Người yêu: Này là Mẹ con.

 Lời nguyện hiệp lễ

   Lạy Chúa,

chúng con vừa lãnh nhận bảo chứng ơn cứu chuộc và sự sống,

xin cho Hội Thánh Chúa,

nhờ sự trợ giúp của Thánh mẫu Maria,

luôn nhiệt thành rao giảng Tin Mừng

cho các dân tộc và làm cho địa cầu được đầy tràn Chúa Thánh Thần.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Bài đọc I: St 3,9-15.20

“Mẹ của toàn thể chúng sinh”

Bài trích sách Sáng thế

Sau khi Ađam ăn trái cấm, Chúa là Thiên Chúa đã gọi ông và nói cùng ông rằng: “Ngươi ở đâu vậy?”

Ông thưa: “Con nghe tiếng Ngài trong vườn, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng và con ẩn núp”.

Chúa hỏi ông: “Ai đã cho ngươi biết ngươi đang trần truồng? Có phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi ăn không?”

Ađam thưa: “Người phụ nữ mà Ngài đã cho làm bạn với con, chính bà ấy đã cho con trái cây và con đã ăn”.

Chúa là Thiên Chúa nói cùng người phụ nữ rằng: “Tại sao ngươi làm điều đó?”

Người phụ nữ thưa: “Con rắn đã lừa dối con, và con đã ăn”.

Chúa là Thiên Chúa phán cùng con rắn rằng: “Bởi vì mi đã làm điều đó, mi là thứ bị chúc dữ giữa mọi súc vật và thú hoang! Mi sẽ bò bằng bụng và sẽ ăn bụi đất suốt đời mi. Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ Bà, người miêu duệ này sẽ đạp đầu mi, còn mi sẽ cắn gót chân người”. Rồi Ađam đặt tên cho vợ mình là Evà, vì bà là mẹ của chúng sinh. Ðó là Lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 86 (87) 1-2.3 và 5.6-7

Đáp: Hỡi thành đô của Thiên Chúa, mọi người truyền tụng những điều hiển hách về thành

1) Nền móng Sion được đặt trên núi thánh, Chúa yêu chuộng cửa thành hơn mọi nơi cư ngụ của nhà Giacob. Hỡi thành đô của Thiên Chúa. Mọi người truyền tụng những điều hiển hách về thành. – Đ

2) Nói đến Sion, thiên hạ bảo: “Tại đó, người người đã sinh ra, chính Ðấng Tối Cao củng cố thành”. – Ð.

3) Thiên Chúa ghi vào sổ bộ các dân: “Kẻ này người nọ đã sinh ra tại đó”, và họ múa nhảy hát ca: “Mọi nguồn mạch của tôi ở nơi thành”. – Ð.

ALLELUIA:

Alleluia, alleluia! – Kính chào Ðức Trinh Nữ diễm phúc, Mẹ đã hạ sinh Chúa Giêsu. Kính chào Mẹ Hội Thánh, Mẹ là Ðấng giữ gìn trong chúng con Thần Khí của Thánh Tử Giêsu Kitô. Alleluia!

PHÚC ÂM: Ga 19: 25-34

“Đây là mẹ của anh”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng : “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.

Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói : “Tôi khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giê-su nói : “Thế là đã hoàn tất !” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.

Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Đó là lời Chúa.

*****

Giờ kinh Phụng vụ                                                         

Bài đọc II Giờ Kinh Sách

Trích diễn từ của Đức Giáo hoàng Phaolô VI

ngày bế mạc kỳ họp thứ ba của Công đồng Vatican II – 21.11.1964

Để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria và để chúng ta được hưởng nhờ ơn cứu giúp, sau khi cẩn thận luận xét các lý chứng liên hệ đến mối tương quan giữa Đức Maria và Hội Thánh, Chúng tôi tuyên nhận Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh, nghĩa là của toàn thể các Kitô hữu, giáo dân cũng như mục tử, những người vẫn gọi Đức Maria là Mẹ vô cùng nhân ái; và Chúng tôi xác lập rằng từ nay toàn thể đoàn dân Kitô giáo phải luôn gia tăng lòng tôn kính đối với Mẹ Thiên Chúa và kêu cầu Mẹ dưới tước hiệu vô cùng dịu ngọt ấy.

   Thưa chư huynh đáng kính, tước hiệu này không hề xa lạ đối với lòng đạo đức của các Kitô hữu; trái lại các tín hữu và toàn thể Hội Thánh vẫn luôn gọi Đức Maria là Mẹ. Danh hiệu này quả thật đã gắn liền với ý nghĩa đích thực của lòng sùng kính dành cho Đức Maria, dựa trên chính phẩm giá Mẹ đã nhận được trong tư cách là Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể. Thiên chức Thánh Mẫu đã làm cho Mẹ có những mối liên hệ đặc biệt với Chúa Kitô và hiện diện trong công trình cứu rỗi nhân loại do Chúa Giêsu Kitô thực hiện, cũng chính thiên chức đó tạo nên mối tương quan giữa Đức Maria và Hội Thánh; vì Đức Maria là Mẹ của Chúa Kitô, Đấng đã nhận lấy bản tính nhân loại trong cung lòng khiết trinh của Mẹ, Đấng là Đầu của Nhiệm thể là Hội Thánh. Vì thế Đức Maria, Mẹ của Chúa Kitô, cũng là Mẹ của tất cả các tín hữu và mục tử, nghĩa là của Hội Thánh.

   Đó là lý do tại sao chúng ta, dù bất xứng, dù yếu hèn, nhưng vẫn luôn ngước nhìn lên Mẹ với đôi mắt bừng sáng niềm tin tưởng và lòng yêu mến của những người con. Nếu xưa Mẹ đã trao cho chúng ta Đức Giêsu là nguồn mạch ân sủng bởi trời, thì nay Mẹ không thể không dành tấm lòng hiền mẫu của Mẹ cho Hội Thánh, đặc biệt trong thời điểm này, khi Hiền Thê của Chúa Kitô đang gia tăng nỗ lực để chu toàn sứ mạng thông ban ơn cứu độ.

   Để tiếp tục nuôi dưỡng và củng cố niềm tin này, Chúng tôi muốn trình bày những tương quan mật thiết giữa người Mẹ trên trời của chúng ta và nhân loại. Dù được Thiên Chúa ban tràn đầy ân huệ cao trọng để xứng đáng là Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, Đức Maria vẫn luôn thân cận với chúng ta. Như chúng ta, Mẹ là con cháu Evà, có chung bản tính nhân loại nên cũng là người Chị của chúng ta; được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ do hưởng trước công phúc cứu chuộc của Chúa Kitô, nhưng Mẹ đã lãnh nhận các ân huệ thần linh với đức tin trọn hảo, đến độ Mẹ đáng nhận được lời ngợi khen trong Tin Mừng :“Phúc cho bà là kẻ đã tin”.

   Trong cuộc sống trần thế, Mẹ đã thể hiện hình ảnh hoàn hảo của người môn đệ Chúa Kitô, nên mẫu gương của mọi nhân đức,và nếp sống của Mẹ phản ánh trọn vẹn các mối phúc thật được Chúa Giêsu Kitô rao giảng. Bởi đó, trong đời sống đa dạng và sinh hoạt đầy năng động của mình, toàn thể Hội Thánh phải noi theo mẫu gương của Đức Trinh nữ Mẹ Thiên Chúa, người đã trọn vẹn sống theo gương mẫu Chúa Kitô.

 Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích
 

Lời Chúa: Ga 19, 25-27

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan

Khi ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu, có mẹ Người, cùng với chị mẹ Người là bà Maria, vợ ông Clêôpas và Maria Mađalêna.

Khi thấy mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu nói với mẹ rằng: “Thưa Bà, này là Con Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Này là Mẹ con”. Và từ giờ đó môn đệ đã đón bà về nhà mình.

 

 

 

Suy Niệm 1: Vai trò Mẹ thiêng liêng của Đức Maria.

(Ngọc Yến – Vatican)

“Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 25-27).

Chính đoạn Tin Mừng này chỉ cho thấy tước hiệu Đức Maria, Mẹ Hội Thánh. Ở đây, Chúa Giêsu ủy thác thánh Gioan cho Đức Mẹ như người con được tái sinh vào đời sống thiêng liêng mà chỉ có Mẹ mới làm được. Như thế đây không phải đơn giản là lòng sùng kính Mẹ, cầu nguyện với Đức Trinh Nữ với tước hiệu này, nhưng là tuân theo ý muốn của Chúa Giêsu, vì điều này được truyền lại cho chúng ta từ Kinh thánh: Chúa Giêsu, với những lời tuyên bố ngay lúc cận kề cái chết, xin Đức Maria chăm sóc mỗi người. Nhưng Chúa Giêsu cũng đòi hỏi mỗi người phải cảm thấy được ở trong mối tương quan tình con thảo với Mẹ.

Đức Maria trung tâm giáo lý về ơn Cứu độ

Lòng sùng kính đối với Đức Maria - giống như tôn kính Thánh giá và Bí tích Thánh Thể - luôn luôn là một trụ cột cơ bản của đức tin, nhưng với lễ nhớ Đức Maria, Mẹ Hội Thánh được thiết lập vào năm 2108, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn làm nhiều hơn nữa. Trước hết, ĐTC muốn làm thế nào để lòng sùng kính này có thể là điều tốt cho Giáo hội và có thể làm gia tăng ý nghĩa vai trò làm Mẹ trong Hội Thánh của Đức Maria, nhưng trên tất cả là đặt Đức Maria ở trung tâm giáo lý về ơn cứu độ. Thực tế, trong mối tương quan với Chúa Kitô, lòng đạo đức đối với Đức Maria xuất phát trực tiếp từ đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Bởi vì Chúa muốn Mẹ, một người phụ nữ, là Mẹ của Con Thiên Chúa, qua mẹ, con người có thể đạt tới lòng thương xót của Thiên Chúa. Vai trò làm mẹ của Đức Maria bắt đầu bằng việc Truyền tin: Với lời xin vâng, Đức Mẹ ưng thuận để Chúa đi vào lịch sử. Và vì thánh ý Thiên Chúa, việc làm mẹ của Đức Maria không kết thúc dưới chân Thánh giá, mà trở nên vĩnh cửu. Hơn nữa, trong ngày Lễ Ngũ Tuần Mẹ còn hiện diện cùng với các tông đồ - các tín hữu đầu tiên chờ đợi Chúa Thánh Thần: đây là mối liên kết giữa việc kính nhớ Mẹ Hội Thánh với Lễ Chúa Thánh Thần mà Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn nhấn mạnh.

Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ trong giáo huấn của các Giáo hoàng

Tước hiệu Đức Maria Mẹ Hội Thánh có nguồn gốc xa xưa và đã hiện diện trong Giáo Hội thời của Thánh Augustinô và Thánh Leo Cả. Trong nhiều thế kỷ, lòng sùng kính Đức Mẹ với nhiều tước hiệu, nhưng với tước hiệu Mẹ Hội Thánh xuất hiện trong một số văn bản của các tác giả thiêng liêng và trong giáo huấn của ĐTC Benedict XIV và Leo XIII. Tuy nhiên, phải đợi đến ĐTC Phaolô VI mới có bước ngoặt; đó là ngày 21 tháng 11 năm 1964, khi kết thúc phiên thứ ba của Công đồng Vatican II, Đức Giáo hoàng tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria “Mẹ Hội Thánh”, nghĩa là của mọi Kitô hữu". Với quyết định này, ĐTC Phaolô VI lấy nội dung chủ yếu trong Tín điều của Công đồng Nicea năm 325 và trên hết là các quyết định của các giáo phụ Công đồng Êphêsô (430), xác định Đức Maria là "Mẹ Thiên Chúa". Trong Năm Thánh (1975), có Thánh lễ tạ ơn sùng kính Đức Maria, Mẹ Hội Thánh, sau đó lễ này được đưa vào Sách lễ Rôma, nhưng chưa phải là lễ nhớ bắt buộc trong lịch phụng vụ. Tuy nhiên, ở một số quốc gia - ví dụ Ba Lan và Argentina - và trong một số hội dòng, lễ Đức Maria, Mẹ Hội Thánh được đưa vào lịch riêng. Vào năm 1980 ĐTC Gioan Phaolô II đưa lòng sùng kính Đức Maria, Mẹ Hội Thánh vào trong kinh nguyện. Và đến ngày 11 tháng 02 năm 2018, kỷ niệm 160 năm lần đầu tiên Đức Trinh Nữ hiện ra tại Lộ Đức. Nhân dịp này, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ấn định lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo hội, được ghi vào Lịch Rôma và được cử hành hàng năm, vào thứ hai sau Chúa Thánh Thần hiện xuống.

 

Suy Niệm 2: Mẹ khả ái của Giáo Hội.

(P.K.M,CMC)

Đức Maria luôn là Mẹ khả ái của Giáo Hội, là Mẹ đích thực của mỗi người chúng ta:

Dù ta đi suốt cuộc đời,

Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

Dù ta đi trọn kiếp người,

Cũng không đi hết những lời mẹ khuyên.

Mẹ hằng cầu xin tuôn đổ tràn đầy ân sủng Chúa Thánh Thần và hướng dẫn nhắn nhủ các môn đệ và dân Chúa tới gần Chúa Giêsu hơn.

Công Đồng Vaticanô II trong hiến Chế Lumen Gentium sau khi tuyên bố Đức Maria là “thành viên trổi vượt” là “kiểu mẫu” và ‘gương sáng” của Giáo Hội, Công Đồng dạy tiếp: “Giáo Hội Công Giáo, được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Người tình con thảo, như đối với một người Mẹ rất dấu yêu (LG 53).

Khi mô tả những tình cảm con thảo của mình, Giáo Hội nhìn nhận Đức Maria là người Mẹ yêu quý nhất của mình, gián tiếp tuyên bố người là Mẹ Giáo Hội, vì những lý do sau:

- Mẹ làm Mẹ Giáo Hội khi nhận làm Mẹ Chúa Giêsu: “Đức Maria, với tư cách là Mẹ Đức Kitô cũng là Mẹ của tất cả mọi tín hữu và các chủ chăn, nghĩa là Mẹ Giáo Hội” (Đức Phaolô VI).

- Mẹ làm Mẹ Giáo Hội khi đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô: “Đây là con Bà… Đây là mẹ con” (Ga 19,26-27).

- Mẹ là Mẹ Giáo Hội khi ở nhà Tiệc Ly, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Một ngày kia, thánh Gioan Bosco rao giảng về vinh quang của Mẹ Maria tại nhà thờ chính toà Torino. Giữa lúc đang thao thao bất tuyệt, ngài bỗng dừng lại thinh lặng một hồi lâu rồi đặt câu hỏi với cử toạ như sau: "Ai trong anh chị em có thể nói cho tôi biết Đức Mẹ là ai?" Thánh nhân phải lập lại câu hỏi đó đến ba lần mới nghe được một tiếng trả lời yếu ớt từ phía cuối nhà thờ như sau: "Thưa Cha, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa".

Thánh Gioan Bosco gật đầu nói tiếp: "Đúng thế, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nhưng nói thế vẫn chưa đủ. Tôi muốn anh chị em kể hết những tước hiệu của Mẹ Maria". Liền sau đó, cử toạ liền kể ra tất cả những tước hiệu của Mẹ: Mẹ là cửa Thiên Đàng, Mẹ là Đấng an ủi những kẻ có tội, Mẹ là Đấng phù trợ các tín hữu, Mẹ là Đấng cứu chữa kẻ bệnh tật v.v...

Sau khi nghe kể hết những tước hiệu mà người ta gán cho Đức Maria, thánh Gioan Bosco mỉm cười nối tiếp: "Đức Maria là tất cả những gì anh chị em vừa kể ra, nhưng vẫn chưa hết. Tôi muốn nói thêm về Đức Maria...". Chờ mãi vẫn không thấy có câu trả lời nào, thánh nhân mới nói: "Tôi xin được nói với anh chị em Đức Maria là ai: Ngài là Mẹ chúng ta. Phải, Mẹ chúng ta. Đó là điều đáng nói nhất về Mẹ Maria. Trên trần gian này, không ai có thể gần gũi thiết thân với chúng ta cho bằng Mẹ chúng ta, không ai yêu thương chúng ta hơn Mẹ chúng ta. Cũng thế trên Thiên Đàng không có vị thánh nào yêu thương chúng ta và sẵn sàng lắng nghe chúng ta cho bằng Mẹ Maria...".

Tước hiệu nói lên tương quan mẫu tử của Đức Maria với Giáo Hội.

Tước hiệu này ít được sử dụng trong quá khứ, nhưng mới đây trở nên phổ biến hơn trong những công bố của huấn quyền Giáo Hội và trong sự sùng kính của dân Kitô hữu. Đầu tiên, người tín hữu kêu cầu Đức Maria với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, “Mẹ tín hữu” hay là “Mẹ chúng con” để nhấn mạnh tới tương quan với từng đứa con của mình.

Về sau, do sự chú ý nhiều hơn tới mầu nhiệm Giáo Hội và mối tương quan của Đức Maria với Giáo Hội, nên Đức Trinh Nữ Rất Thánh bắt đầu được kêu cầu thường hơn là “Mẹ Giáo Hội”.

Trước Công Đồng Vat. II, kiểu nói này được huấn quyền Đức Lêo XIII sử dụng, quả quyết rằng Đức Maria “đúng thật là Mẹ Giáo Hội” (Acta Leonis XIII, 15, 302). Tước hiệu này về sau được sử dụng nhiều lần trong các bài giảng của Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI.

Cho dù tước hiệu “Mẹ Giáo Hội” được gán cho Đức Maria mới đây thôi, nhưng tước hiệu ấy lại diễn tả tương quan mẫu tử giữa Đức Trinh Nữ Rất Thánh và Giáo Hội như nhiều bản văn Tân ước đã chứng minh.

 

Khởi từ ngày Truyền Tin, Đức Maria đã được kêu mời thuận ý khai mở Vương quốc cứu thế mà sau này sẽ xuất hiện với sự hình thành của Giáo Hội (Lc 2, 26-35).

Tại Cana (Jn 2, 2-11), khi xin Con mình thi hành quyền năng cứu thế của Người, Đức Maria đã góp phần cơ bản vào việc ghi dấu đức tin trong cộng đoàn các môn đệ đầu tiên và hợp tác trong việc khai mở Nước Chúa, một nước đặt “mầm giống” và “khởi điểm” nơi Giáo Hội (LG 5).

Trên Núi Sọ (Jn19, 27-27), Đức Maria kết hợp với hy lễ của Con và đã góp phần hợp tác mẫu tính của mình vào công trình cứu chuộc dưới hình thức của cơn đau đẻ, sinh ra nhân loại mới.

Khi nói lời: “Thưa Bà, nầy là con Bà” Đấng chịu đóng đinh tuyên bố Người là Mẹ không những đối với tông đồ Gioan mà còn với tất cả các môn đệ. Chính tác giả Tin mừng, khi nói Chúa Giêsu chết “để qui tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11, 52), đã chỉ rõ sự sinh ra Giáo Hội như là hoa quả của hy lễ cứu chuộc mà Đức Maria đã kết hợp với mẫu tính.

Về điểm này chúng ta cùng nhau chiêm ngắm sâu hơn về mẫu tính của Mẹ dưới chân Thập giá.

Chính lúc Đức Maria đứng câm lặng dưới chân thập giá, mà Chúa Giêsu đã long trọng trối phó Ngài cho thánh Gioan và đồng thời cũng trao phó thánh Gioan cho Mẹ. Sự sinh nở nào cũng diễn ra trong đớn đau. Chính trong niềm đau tột cùng của những giây phút đứng kề bên thập giá Chúa Giêsu mà Đức Maria mới sinh hạ chúng ta, đã trở thành Mẹ của chúng ta. Thánh Gioan cũng tiếp nhận Mẹ trong niềm hiệp thông sâu xa vào thập giá của Chúa Giêsu.

Thập giá là nguồn ơn cứu rỗi, nhưng mãi mãi vẫn là biểu trưng của tội ác. Sự độc ác tột cùng mà người Do Thái và La Mã ngày xưa đã trút xuống trên Chúa Giêsu qua thập hình, ngày nay vẫn còn được con người tiếp diễn dưới muôn hình thức khác. Tựu trung khi con người chối bỏ chính mình, khi con người chà đạp người khác, thì đó là lúc con người dựng thêm những thập giá mới.

Thập giá vẫn luôn có mặt trong cuộc sống con người như một nhắc nhở về tội ác của mình. Kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc tử nạn của Ngài chính là cố gắng chiến đấu chống lại tội lỗi.

Sứ điệp của Đức Maria trong tất cả những lần hiện ra đều có chung một nội dung: đó là kêu gọi loài người ăn năn sám hối, cải thiện cuộc sống. Cũng như ngày xưa, đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu, Mẹ đã câm lặng nuốt từng nỗi đớn đau, ngày nay khi nhìn thảm cảnh của những người con cái đang chối bỏ lẫn nhau, đang chém giết nhau, đang đóng đinh nhau, Mẹ cũng bày tỏ một niềm đau.

Thánh sử Luca nhắc tới sự hiện diện của Mẹ Chúa Giêsu trong cộng đoàn đầu tiên ở Giêrusalem (Cv 1, 14; 2, 3-4). Như vậy Thánh sử nhấn mạnh vai trò người mẹ của Đức Maria trong Giáo Hội mới sinh; bằng cách so sánh vai trò đó với vai trò của Người khi sinh ra Đấng Cứu Thế. Chiều kích Mẹ như thế trờ thành một yếu tố cơ bản trong tương quan của Đức Maria với Dân mới được cứu chuộc.

Căn cứ theo Kinh Thánh, giáo huấn của các giáo phụ nhìn nhận chức làm Mẹ của Đức Maria trong công trình Chúa Kitô và do đó, trong công trình của Giáo Hội.

Theo thánh Irênê, Đức Maria “trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho toàn dòng giống loài người” (PG 7, 959), và lòng thanh sạch của Đức Trinh Nữ “tái sinh người ta trong Thiên Chúa” (PG 7, 1080). Điều đó được thánh Ambrôsiô lặp lại: “Một Trinh Nữ đã sinh ra Đấng cứu rỗi cho thế gian, một Trinh Nữ đã mang đến sự sống cho mọi sự” (PL 16,1198), và nhiều giáo phụ khác cũng lập lại khi gọi Đức Maria “Mẹ của sự cứu rỗi”.

Thời trung cổ, thánh Anselmô thưa với Đức Maria thế này: “Mẹ là Mẹ của sự công chính hoá và cả những kẻ được công chính hoá, là Mẹ sự hoà giải và cả những kẻ được hoà giải, là Mẹ sự cứu rỗi và cả những kẻ được cứu rỗi” (PL 158, 957), còn nhiều tác giả khác lại gán cho Người tước hiệu “Mẹ ân sủng” và “Mẹ sự sống”.

Đức Maria là “Mẹ Giáo Hội”

Như thế tước hiệu “Mẹ Giáo Hội” phản chiếu niềm xác tín sâu xa của người tín hữu Kitô, họ nhìn thấy nơi Đức Maria không những là người Mẹ của con người Chúa Kitô, mà còn của người tín hữu. Người được nhìn nhận là Mẹ sự cứu thế, Mẹ sự sống và Mẹ ân sủng, Mẹ những người được cứu chuộc và Mẹ kẻ sống, thì thật chính đáng khi tuyên bố Người là Mẹ Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã muốn Công Đồng Vaticanô II tuyên bố “Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, nghĩa là của toàn thể Dân Chúa, của người tín hữu và các mục tử của họ”. Chính Đức Giáo Hoàng thực hiện điều đó khi đọc bài diễn văn bế mạc khoá thứ 3 Công Đồng (21.11.1964), Người cũng bảo: “từ nay toàn thể dân Kitô hữu hãy tôn kính và kêu cầu Đức Trinh Nữ Rất Thánh với tước hiệu này”.

Tâm tình con thảo

Trong cuốn sách tựa đề “Đồng Hành” có thuật lại câu chuyện về cuộc đời của một nhà thừa sai Canada, Giám mục Emile Crôa, Ngài thú nhận: Ngay từ thuở nhỏ, tôi là một đứa trẻ nghịch ngợm, phá phách và cứng đầu, lười biếng. Có một lần thầy giáo đã phải giận dữ thốt lên rằng: “Chưa bao giờ tao thấy một học sinh nào quá quắt như mày”. Ngày nọ, thay vì đến trường, tôi lại trốn học ra đồng. Cha tôi biết được, ông giận dữ và thay vì đưa tôi về nhà, ông lại dẫn tôi vào một nhà nguyện. Ông xô tôi đến trước bàn thờ Đức Mẹ đang mỉm cười và quát: “Thằng khốn nạn, qùy xuống”. Và rồi ông ngước nhìn lên tượng Đức Mẹ và nói: “Xin Mẹ nhận lại thằng nhỏ này, vì quả thực con không còn biết phải làm gì với nó nữa. Xin Mẹ lo lắng cho nó để một ngày kia, nó khỏi trở thành một tướng cướp, bị treo cổ trên dây”.

Nhưng lời nói của cha tôi như một làn roi quất mạnh vào tôi. Tôi cảm thấy đau hơn tất cả các trận đòn từng bị đánh trước đây. Và nhìn lên Đức Mẹ đang mỉm cười tôi tự nhủ: “Nếu cha tôi đã phó thác tôi cho Đức Mẹ thì tôi phải minh chứng được Đức Mẹ đã làm điều gì đó tốt đẹp cho tôi’. Với sự trợ giúp của Đức Mẹ, Emile đã thay đổi, đi tu, thụ phong Linh mục, Giám mục và truyền giáo ở vùng thổ dân ngoại giáo ở Canada.

Kể lại câu chuyện này, đức cha không chỉ muốn dạy cho chúng ta cách thức hay nhất để chúng ta có thể dạy dỗ, uốn nắn sửa sai con cái, nhất là những đứa ngỗ nghịch, khó dạy hay bướng bỉnh quậy phá như Emile. Điều mà Chúa muốn xác tín với chúng ta cũng như với tất cả các gia đình Công giáo: “Mẹ Maria rất gần gũi, gắn bó và quan tâm đến những nhu cầu, khó khăn và cay cực của các gia đình”.

KẾT LUẬN

Đức Maria là “Mẹ Giáo Hội” phản chiếu niềm xác tín sâu xa của cộng đoàn Dân Chúa, họ nhìn thấy nơi Đức Maria không những là người Mẹ của con người Chúa Kitô, mà còn của người tín hữu. Người được nhìn nhận là Mẹ sự cứu thế, Mẹ sự sống và Mẹ ân sủng, Mẹ những người được cứu chuộc và Mẹ kẻ sống… và là Mẹ đích thực của mỗi người chúng ta.

P.K.M,CMC (Nguồn: timung.net)

 

Suy Niệm 3: Hội Thánh Cùng Mẹ Tiến Bước (St 3,9-15.20; Ga 19, 25-27)

(Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

Với Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích ký ngày 11 tháng 2 năm 2018, ngày kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức truyền dạy chúng ta cử hành lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh. Thứ Hai, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh cử hành với niềm vui khôn tả, khởi đi từ: “Khi đón nhận Lời Chúa với tâm hồn trong trắng, Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời trong cung lòng khiết trinh, và khi hạ sinh Đấng thiết lập Hội Thánh, Mẹ đã cộng tác trong việc khai sinh Hội Thánh. Khi đứng bên thập giá, Mẹ đón nhận lời trối đầy yêu thương của Con Chúa, và đã nhận tất cả mọi người làm con, những người được tái sinh vào đời sống siêu nhiên nhờ cái chết của Đức Kitô” (Kinh Tiền tụng: Đức Maria là khuôn mẫu và là Mẹ của Hội Thánh).

Trong ngày này Hội Thánh dâng lời ngợi khen tung hô Chúa, đồng thời tôn vinh Mẹ là Ðấng Tuyệt Ðẹp “Tota Pulchra”, vì Mẹ đã được Thiên Chúa Cha yêu thương và tuyển chọn làm Mẹ Chúa Con. Mẹ được gìn giữ khỏi mắc tội nguyên tổ, là Ðấng đầu tiên đã được Con Mẹ cứu chuộc. Nét đẹp cao cả của Mẹ phản chiếu nét đẹp của Chúa Kitô, là bằng chứng cho tất cả mọi tín hữu về chiến thắng của tình thương Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết, khi đạp nát đầu con rắn đã cám dỗ Adong và Evà phạm tội. 

Thiên Chúa là Cha nhân từ

Thiên Chúa khôn ngoan và nhân từ, nên mọi việc Ngài làm đều tốt đẹp. Ngài đã sáng tạo con người theo hình ảnh Ngài, cho họ sống tình thân với Chúa. Vậy Sự Dữ do đâu mà có ? Đâu là nguyên nhân khiến cho tình thân nghĩa thiết giữa con người với Thiên Chúa và con người với nhau bị phá vỡ?

Sách Sáng Thế (x. St 1-3) cho ta câu trả lời. Thiên Chúa không tạo nên sự chết, nhưng sự chết đã đi vào thế giới vì sự ghen tương của ma quỉ (x. Kn 1,13-14; 2,23-24). Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, ma quỉ đã lường gạt và lôi kéo con người theo chúng. Thiên Chúa hỏi Ađam: “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư?” Thiên Chúa hỏi Evà: “Tại sao ngươi đã làm điều đó? ”  Evà trả lời: “Con rắn đã cám dỗ tôi” (x. St 3, 11-13).

Là thụ tạo tinh thần, con người chỉ có thể sống tình thân ấy khi tự do tùng phục Thiên Chúa. Ðiều đó được diễn tả trong lệnh cấm con người ăn trái cây biết lành, biết dữ “vì ngày ngươi ăn nó, ngươi sẽ chết” (St 2, l7). Bị ma quỉ cám dỗ, con người đánh mất lòng tín thác vào Ðấng Sáng Tạo, lạm dụng tự do, bất tuân lệnh của Thiên Chúa. Ðó là tội đầu tiên của con người (x. Rm 5, l9). Hậu quả là Adong và Evà đánh mất sự thánh thiện nguyên thủy (x. Rm 3, 23). Sự hài hòa với vạn vật bị phá vỡ: thế giới hữu hình trở nên xa lạ và thù nghịch với con người (x. St 3, l7-l9). Sự kết hợp nam nữ trở nên căng thẳng (x. St 3, ll-l3); tình huynh đệ tương tàn (x. St 4, 3-15); tiếp đến là sự sa đọa của cả loài người. Cuối cùng, vì bất tuân: “Con người là tro bụi sẽ trở về bụi tro” (St 3, l9).

Sau khi sa ngã, Thiên Chúa không lỡ bỏ rơi con người. Trái lại, vì tình thương, Thiên Chúa nâng con người lên. Chúa bảo con rắn: “Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi”. (St 3, 9-15. 20). Đó là thảm kịch tự do mà Thiên Chúa chấp nhận đến cùng vì yêu thương, nhưng Ngài hứa: “ Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người” (St 3,15).

Ðoạn sách Sáng Thế trên được gọi là "Tiền Tin Mừng" vì đó là lời loan báo đầu tiên về Ðấng Cứu Thế, về cuộc chiến đấu giữa con rắn với người nữ và chiến thắng cuối cùng của một hậu duệ người nữ này. Tình mẫu tử của Đức Maria đối với nhân loại được biểu lộ “Ađam đặt tên cho vợ mình là Evà, vì bà là mẹ của chúng sinh” (St 3, 20).

Mẹ Hội Thánh

Đức Maria đã được Thiên Chúa tiền định từ muôn thủa trong yêu thương và chọn Mẹ làm Đấng cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và đồng hành cùng Chúa Giêsu Con Mẹ trong công trình cứu chuộc loài người, Mẹ đã cộng tác trong việc khai sinh Hội Thánh. Trong tình thương, Ngài đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Ngài, qua Đức Giêsu Kitô (x. Ep 1 4-5). Do đó, Đức Maria là Mẹ chúng ta.

Thật hiển nhiên: “Lúc bị treo trên thập giá, Chúa Giêsu nói với môn đệ Người yêu: Này là Mẹ con” (Ga 19, 26-27). Bên chân thập giá (x. Ga 19,25), Mẹ đã đón nhận lời trối đầy yêu thương của Chúa Giêsu Con Mẹ, và nơi người môn đệ được Chúa sủng ái, Mẹ đã tiếp nhận mọi người như những người con phải được tái sinh vào đời sống thần linh, và như thế, Mẹ đã trở nên người mẹ từ ái của Hội Thánh đã được tác sinh trên Thánh giá khi Chúa Kitô trao ban Thần Khí. Trong khi đó, cũng nơi người môn đệ yêu dấu, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ thay mặt Người thể hiện tình yêu thương đối với Đức Maria, Người trao gửi để họ đón nhận Mẹ trong tâm tình thảo hiếu kính yêu” (Sắc Lệnh về việc cử hành lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh). Vì thế, Mẹ là Mẹ Hội Thánh.

Hội Thánh cùng với Mẹ tiến bước

Trong diễn từ của Đức Giáo hoàng Phaolô VI ngày bế mạc kỳ họp thứ ba của Công đồng Vatican II – 21.11.1964 viết: “Thiên chức Thánh Mẫu đã làm cho Mẹ có những mối liên hệ đặc biệt với Chúa Kitô và hiện diện trong công trình cứu rỗi nhân loại do Chúa Giêsu Kitô thực hiện, cũng chính thiên chức đó tạo nên mối tương quan giữa Đức Maria và Hội Thánh; vì Đức Maria là Mẹ của Chúa Kitô, Đấng đã nhận lấy bản tính nhân loại trong cung lòng khiết trinh của Mẹ, Đấng là Đầu của Nhiệm thể là Hội Thánh. Vì thế Đức Maria, Mẹ của Chúa Kitô, cũng là Mẹ của tất cả các tín hữu và mục tử, nghĩa là của Hội Thánh”.

Vì là Mẹ của Hội Thánh, nên suốt cuộc đời Mẹ luôn là máng thông ơn Thiên Chúa xuống cho Hội Thánh. Để sống tốt hành trình dương thế, chúng ta hãy chạy đến với Mẹ, cầu xin Mẹ, để có thể khám phá ra niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Mẹ Maria. Toàn bộ cuộc sống Mẹ được hun đúc theo Chúa Giêsu Con Mẹ. Mẹ minh chứng rằng tình yêu của Con Mẹ là vô cùng vô tận và mở rộng cho tất cả mọi người, không một ngoại lệ nào. Chúng ta hãy tiếp bước theo Mẹ.

Lạy Đức Mẹ Hội Thánh, xin cầu cho chúng con. Amen.

 

Suy Niệm 4: Mẹ Hội Thánh

(https://ctqn.org)

Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, mừng long trọng vào Chúa nhật sau lễ Thăng Thiên, Giáo Hội mừng lễ Mẹ Hội Thánh. Việc phụng vụ Hội Thánh mừng lễ này liền kề với lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cho thấy Hội Thánh nhận thức được vai trò của Đức Maria trong Giáo Hội.

Từ sau Công đồng Vatican II, hạn từ Mẹ Hội Thánh được sử dụng rộng rãi, không chỉ vì đây là gợi ý của Đức Phaolô VI, mà còn là một kinh nghiệm đức tin được soi dẫn qua dòng lịch sử Hội Thánh. Điều này cũng mặc nhiên nói cho các tín hữu về một viễn kiến đầy hy vọng mà sách Khải huyền đã nêu lên, trong một cuộc chiến không khoan nhượng giữa con rồng và người nữ. Người nữ ấy chính là hình ảnh Đức Maria, tượng trưng cho Hội Thánh.

Cơ sở cho kinh nghiệm đức tin này là đoạn Thánh Kinh mà chúng ta đọc và suy niệm hôm nay. Hội Thánh đã được Chúa Giêsu thiết lập. Đã được khai sinh từ cạnh sườn bị đâm thủng, từ đó máu và nước chảy ra. Nhiều nhà thần học đã cho đây là hình ảnh tượng trưng cho giây phút Hội Thánh được sinh ra giống như trẻ sơ sinh được sinh ra từ cung lòng người mẹ. Máu và nước tượng trưng cho sự sống. Đó cũng là hình ảnh mang tính Thánh Thể của mầu nhiệm Hội Thánh, mà từ Thánh Thể, Hội Thánh được nuôi sống do chính Mình và Máu Chúa. Hội Thánh lại tiếp tục mọi ngày làm cho hình ảnh của hy tế Chúa Kitô được sống động qua việc hiện tại hóa mầu nhiệm yêu thương này trong mỗi thánh lễ cử hành.

Thế nên, một Hội Thánh non trẻ được Chúa Giêsu sinh ra và cưu mang, rồi trong giây phút Người chết trên thập giá đến việc trao phó thánh Gioan làm con Đức Mẹ, gợi lên cho chúng ta đầy hình ảnh mang tính biểu trưng về Hội Thánh. “Này là con Bà” và “Đây là mẹ con”, hai câu nói này hàm chứa một nội hàm sâu xa. Rằng Hội Thánh thực sự là con của Mẹ Maria. Chúa Giêsu chuyển giao Hội Thánh non trẻ và nhỏ bé ấy cho Đức Mẹ trông nom. Và “Đây là mẹ con”, đây thực sự là lời căn dặn, Hội Thánh chính là mẹ của chúng ta, Hội Thánh đó bao hàm tất cả mọi người chúng ta, những kẻ tin và cử hành mầu nhiệm cứu độ của Chúa Kitô Con Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Mẹ Hội Thánh và Mẹ của mỗi chúng con. Xin ban ơn nâng đỡ Hội Thánh Chúa trong mọi cơn nguy khó, và cũng xin nâng đỡ đức tin cho mỗi người chúng con. Amen.

 

Suy Niệm 5: ĐỨC MARIA – MẸ GIÁO HỘI

(https://tinmungmoingay.com)

Bài Tin Mừng hôm nay xác nhận vai trò làm mẹ trong bình diện cứu độ của ân sủng đạt tới đỉnh cao, đó là lúc hy tế thập giá của Đức Kitô, cũng là mầu nhiệm vượt qua của Người, được hoàn tất.

Đọc kỹ đoạn tường thuật, thoạt đầu chỉ thấy đó là một sự lo lắng của Đức Giêsu dành cho mẹ mình, người mẹ mà Người để lại trong một nỗi đau khổ tận cùng. Thế nhưng, ý nghĩa bản tường thuật này có thể đi xa hơn vì hai lý do:

Thứ nhất “môn đệ thương mến” ở đây còn là một ẩn số, không chắc chắn là Gioan, theo các nhà Thánh Mẫu Học thì có thể là một biểu trưng (symbol): người được Chúa Giêsu yêu là nghe và tuân giữ Lời (x. Ga 14,21). Mặt khác, nếu trên thập giá, Đức Giêsu chỉ coi Gioan là một cá nhân, thì Đức Giêsu không phải lo, vì Gioan vẫn còn đầy đủ cha mẹ là ông bà Dê-bê-đê. Chính vì vậy, có thể hiểu hình ảnh “người môn đệ được Chúa yêu” là đại diện cho loài người nhận Đức Maria làm mẹ.

Thứ hai, trong thứ tự của lời trối, rõ ràng mang ý nghĩa Đức Giêsu chính thức đặt Đức Maria làm mẹ nhân loại hơn là một sự nhờ cậy “người môn đệ thương mến” nhận chăm sóc Đức Maria. Đức Giêsu nói với Đức Maria trước rồi nói với môn đệ sau. Theo lẽ thường nếu muốn gởi gắm Đức Maria cho “môn đệ thương mến” thì Đức Giêsu phải nói với “môn đệ thương mến” trước xem môn đệ có đồng ý không. Như vậy, nghĩa là Đức Giêsu trao cho Đức Maria một sứ mệnh là làm mẹ “môn đệ thương mến” đại diện cho các tín hữu, nghĩa là Đức Maria sẽ là Mẹ của chúng ta.

“Vai trò làm mẹ thật mới mẻ này” của Đức Maria, được thiết lập trong đức tin, là hoa trái của tình yêu “mới mẻ”, một tình yêu thấm sâu vào Mẹ dưới chân thập giá, qua việc Mẹ chia sẻ vào tình yêu cứu độ của Đức Kitô.

1. Giờ hiến tế: đặc trưng của sự hy sinh.

Việc Đức Giêsu ngỏ lời với Đức Maria dưới chân thập giá, đặt trong một hoàn cảnh hết sức rất long trọng được lồng trong cái chết của Đức Giêsu vào giờ Người được tôn vinh. Hôm nay, giờ Đức Giêsu đã đến, đó là “giờ” Người được tôn vinh vì Người đã vâng ý Cha mà chịu hiến tế hy sinh. Đức Maria được liên kết với giờ hiến tế này và trái tim Mẹ cũng chịu hiến tế như lời tiên báo của Simêon là “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Mẹ” (x. Lc 2,35). Điều này cũng cho thấy Đức Maria là “thiếu nữ Sion” nên cuộc đời của Mẹ sẽ mang dấu ấn của số phận dân Người. Vì là Mẹ Đấng Messia, Đức Maria nằm trong cuộc chiến, chia sẻ mọi đau khổ với con mình. “Lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà” gợi lên lưỡi gươm trong sách ngôn sứ Ezechiel 14,17, cắt đứt Israel, chỉ còn để lại một “số sót”. Lưỡi gươm nói lên sự đau khổ nội tâm của người mẹ, đau khổ ở đây là đau khổ của người mẹ nhìn người ta ruồng bỏ con mình. Lưỡi gươm trong Ezechiel vừa cắt đứt Israel vừa sinh ra số sót; ngay dưới chân thập giá, Đức Maria là “Mater dolorosa” đau xót vì sự phủ nhận của nhân loại đối với Đức Giêsu, nhìn Con chết tức tưởi, sự cắt đứt này cũng làm cho Mẹ buốt xót, sinh ra “số sót” cho nhân loại, đó là những kẻ tin vào Đức Kitô. Lưỡi gươm đâm thấu lòng Mẹ để Mẹ luôn chia sẻ khổ đau với Con, vừa đứng về phía những kẻ tin vào Đức Giêsu, ôm lấy tất cả vì Đức Giêsu đã gửi gắm tất cả cho Mẹ: “Này là Con của Mẹ”. Giờ phút hiến tế dưới chân thập giá là đỉnh điểm của lời “xin vâng”, và cả cuộc đời xin vâng của Đức Maria hướng về giờ phút hy sinh này. Cùng với Chúa Giêsu, Đức Maria đã chịu sát tế tâm hồn và làm cho lời “xin vâng” viên mãn khi Đức Giêsu kêu lên: “mọi sự đã hoàn tất”.

2. Đặc trưng hiện diện và hiệp thông cứu chuộc.

Đức Maria rõ ràng đã đóng vai trò trổi vượt trên bất cứ phàm nhân nào trong sự hiệp thông với Đức Giêsu cứu chuộc. “Hiệp thông cứu chuộc” không phải “tự thân cứu chuộc” mà là cộng tác hoặc tháp nhập vào sự cứu chuộc đó. Chỉ có một mình Đức Giêsu là Đấng Cứu Chuộc duy nhất, nhưng khi sinh hạ Hội Thánh trên thập giá, Đức Giêsu không chỉ có một mình, mà Người còn có Đức Maria đứng dưới chân thập giá, để cùng chia sẻ sự đau khổ và giúp Người chấp nhận hiến dâng. Và sau hết là “hiệp thông cứu chuộc” vì Đức Maria đã tham gia vào công trình sinh hạ Hội Thánh.

Thánh Alberto Cả viết: “Đức Maria đã tham dự vào cuộc khổ nạn để cứu nhân loại. Khi mà những Tông Đồ và môn đệ bỏ trốn, thì Người ở lại đứng dưới chân thập giá và chịu trong lòng những vết thương Chúa Giêsu phải chịu ngoài thân; chẳng phải lúc đó lưỡi gươm đã đâm thấu qua tâm hồn Mẹ sao?”

Chính sự liên kết những đau khổ và ý chí Mẹ với những đau khổ và ý chí của Đức Giêsu, và cũng chính nhờ sự từ bỏ những quyền lợi của một người mẹ mà Đức Maria đã cùng với Đức Giêsu cứu chuộc nhân loại: Sự liên kết những đau khổ của Đức Maria với những đau khổ của Đức Giêsu đã làm cho người nên Mẹ đau thương cũng như Đức Giêsu đau khổ. Có thể nói, Đức Giêsu phải chịu những đau khổ nào trong thân xác và linh hồn thì Đức Maria cũng phải chịu những đau đớn ấy trong lòng người. Và cũng như Đức Giêsu đã muốn gánh chịu những đau khổ thể xác và tinh thần tới tột độ khả năng chịu đựng của Người, thì cũng như Người, Mẹ Người cũng phải chịu trong lòng tất cả những đau khổ mà trái tim vô nhiễm người có thể chịu được. Mặt khác, ý chí của Đức Maria vốn kết hiệp với ý chí của Con, tức là ý chí của người luôn kết hiệp với ý chí Thiên Chúa. Đức Giêsu nhập thể là để hồi phục vinh quang Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian bằng cuộc khổ nạn – chết – phục sinh của Người. Và Đức Maria cũng muốn cho vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi của nhân loại nhờ cùng cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu. Đó là một sự tuân phục tuyệt đối… Ngoài ra, khi dâng hiến người Con thì cũng đồng nghĩa với việc “từ bỏ” quyền lợi của một người mẹ của người, vì con là lẽ sống của mẹ, lấy mạng sống của con thì chẳng khác nào huỷ lẽ sống của mẹ. Đó là sự dâng hiến cao cả trong việc hiệp thông cứu độ.

Sau cùng, trên thập giá, lúc Đức Giêsu tưởng chừng như đã bị bỏ rơi hoàn toàn, thậm chí Chúa Cha dường như vắng bóng, thì còn đó Mẹ Người đứng dưới chân thập giá như là một động lực cuối cùng nâng đỡ Người – Thiên Chúa Cha giờ này đang ở trong sự hiện diện của Đức Maria và Thánh Thần vẫn phủ bóng trên Đức Maria để trợ lực Người trong giờ hiến tế…

Lạy Mẹ Maria là Mẹ chúng con, xin cho chúng con biết “xin vâng” như Mẹ trong mọi biến cố của cuộc đời, để cộng tác với Chúa trong việc sinh thêm nhiều con cái cho Giáo hội bằng đời sống chứng nhân truyền giáo của mình. Amen.



 

Này là con Bà! Này là Mẹ con! – SN song ngữ ngày 01.6 – Lễ Mẹ Giáo Hội

 
Monday (June 1): Woman, behold, your son! Disciple, behold, your mother!

 

Scripture: John 19:25-34

Standing by the cross of Jesus were his mother
and his mother’s sister, Mary the wife of Clopas, and Mary of Magdala. When Jesus saw his mother and the disciple there whom he loved, he said to his mother, “Woman, behold, your son.” Then he said to the disciple,”Behold, your mother.” And from that hour the disciple took her into his home. After this, aware that everything was now finished, in order that the Scripture might be fulfilled, Jesus said, “I thirst.” There was a vessel filled with common wine. So they put a sponge soaked in wine on a sprig of hyssop and put it up to his mouth. When Jesus had taken the wine, he said, “It is finished.” And bowing his head, he handed over the spirit.  Now since it was preparation day, in order that the bodies might not remain on the cross on the sabbath, for the sabbath day of that week was a solemn one, the Jews asked Pilate that their legs are broken and they be taken down. So the soldiers came and broke the legs of the first and then of the other one who was crucified with Jesus. But when they came to Jesus and saw that he was already dead, they did not break his legs, but one soldier thrust his lance into his side, and immediately Blood and water flowed out. 

Thứ Hai  1-6        Này là con Bà! Này là Mẹ con!

 

Ga 19,25-34

25 Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la.26 Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.”27 Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.28 Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: “Tôi khát! “29 Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người.30 Nhắp xong, Đức Giê-su nói: “Thế là đã hoàn tất! ” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.32 Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su.33 Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.34 Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.

Meditation: 

 

Why was it necessary for the Son of God to be born of a virgin mother – only to suffer rejection, betrayal, and cruel death on a cross? God’s love knows no bounds. He created the human race in love for love – to be united with him and with one another in a bond of unbreakable love, peace, and friendship. True love risks all and gives all for the beloved. With the gift of love and fruit-bearing life God also gave freedom and responsibility – freedom to choose for good or for evil, for community or for the division, for peace or for strife, for life or for death. 

God’s gift of love – broken by sin and rebellion

Adam and Eve, the man and woman God created to be the beginning of a people who were made in the image and likeness of God, received everything they needed for life, happiness, and friendship with God. God provided a dwelling place specially made for them – a Garden of Paradise and fruit of his creation. God took great delight in his son Adam and Eve his wife – he walked with them daily in the garden so they could grow in the knowledge of his great love and wisdom. 

God allowed the tempter, whom Scripture calls the devil and Satan, the father of lies, to test them so they could freely choose whom they would serve and obey. Satan tricked them into believing that they could be all powerful and wise, like God, on their own terms and conditions, according to their own desires and preferences. Like Satan and the fallen angels who rebelled against God, Adam and Eve thought they could be equal to God and chart their own course for happiness and life together. They choose to believe Satan’s word over God’s word – a choice that opened the door to sin, rebellion, and separation from God. 

Their fall resulted in a grievous wound which only God could heal and restore to wholeness. God in his merciful love and wise judgment, disciplined them for their own good, to lead them to repentance, purification, and restoration of friendship with God. God did not leave them in sin and darkness – he promised to send them a Redeemer who would restore them and their descendants to the fullness of life with God. 

The promised Redeemer who comes to restore our fallen humanity

How did God fulfil his promise to restore a broken and fallen humanity? The prophet Isaiah foretold that God himself would send his people a Redeemer, born of a virgin mother from the house of David (Isaiah 7:14), who would willingly undergo affliction and chastisement to the point of shedding his blood to make atonement for their sins (Isaiah 53:1-12, and Isaiah 50:4-8; 52:13-15). 

 In the wondrous cross of Christ, who shed his blood for our sins, we see God’s unfolding plan of restoration for the human race. Through his obedience to the Father’s will and the willing sacrifice of his own life for our sake, he reversed the curse of our first parents’ sin and won for us pardon and abundant life. John tells us in his Gospel account that “God so loved the world that he gave us his only Son, that whoever believes in him should not perish but have eternal life” (John 3:16). God the Son, the Lord Jesus Christ, humbled himself by taking on human flesh in the womb of the Virgin Mary, so he could become one with us in our humanity and offer himself as the perfect sacrifice for our sins and the sin of the world. 

 Christ is the new Adam – who creates a new humanity through his cross and resurrection

Paul the Apostle tells us that Jesus Christ is the new Adam who begets a new humanity and a new creation (Romans 5:12-18, 2 Corinthians 15:7) through his victory on the cross and his resurrection. That is why Jesus explained to Nicodemus that we must be born anew (John 3:3) – of water and the Spirit (John 3:5,8). 

Woman, behold, your son! Disciple, behold, your mother!

As Jesus hung on the cross at Calvary, he looked down and saw his mother and John the beloved disciple standing at the foot of the cross. Jesus said, “Woman, behold your son,” and then to John, he said, “Behold, your mother” (John 19:26-27). John takes Mary as his spiritual mother, and Mary takes John as her spiritual son.

Why did Jesus address Mary as “Woman” rather than “mother” (see also Jesus addressing Mary as “Woman” in John 2:4). Jesus may be alluding to the beginning of creation in Genesis when Adam addressed Eve first as Woman, “This, at last, is bone of my bones and flesh of my flesh. She shall be called Woman, because she was taken out of Man” (Genesis 2:23). Adam later called her “Eve” because she became the “mother of all living” (Genesis 3:20).

Mary’s mission is inseparably linked with the mission of her Son, the Lord Jesus

Mary’s mission as the bearer of the Son of God  (following-tokos which means God-bearer in Greek) is inseparably linked with the mission of her Son the Lord Jesus Christ. Through the grace and gift of the Holy, Spirit Mary becomes the first disciple and a spiritual mother of a new humanity who is born again through her son, the Lord Jesus.

To become the mother of the Savior, Mary was enriched by God with the gifts of the Holy Spirit to enable her to assume this awesome role. A number of early church fathers saw Mary as a new Eve who cooperated with her Son’s mission through her faith and devotion to God’s word, and her prompt “yes” to God’s will. 

Irenaeus, an early second-century bishop of Lyons (130-200 AD), described Mary’s role in the service of her Son’s mission: 

 

“The Lord, coming into his own creation in visible form, was sustained by his own creation which he himself sustains in being. His obedience on the tree of the cross reversed the disobedience at the tree in Eden; the good news of the truth announced by an angel to Mary, a virgin subject to a husband, undid the evil lie that seduced Eve, a virgin espoused to a husband…

As Eve was seduced by the word of an angel and so fled from God after disobeying his word, Mary in her turn was given the good news by the word of an angel and bore God in obedience to his word. As Eve was seduced into disobedience to God, so Mary was persuaded into obedience to God; thus the Virgin Mary became the advocate of the virgin Eve…

The knot of Eve’s disobedience was untied by Mary’s obedience: what the virgin Eve bound through her disbelief, Mary loosened by her faith” (quotes from Against Heresies (Lib. 5, 19, 1; 20, 2; 21,1: SC 153, 248-250. 260-264)

Throughout her life, Mary remained steadfast and faithful to the call and mission God entrusted to her, as the mother of the Son of God who took flesh in her womb. She is the first Christian because she accepted the Gospel and gave her “yes” to God’s plan of redemption. She followed her son to the cross and she prayed for the outpouring of the Holy Spirit upon all the disciples at Pentecost.  She is a model for us of faith and obedience, hope and perseverance, and love and fidelity. Are you ready to take up your cross and follow the Lord Jesus in his way of love and sacrifice?

God gives us the grace to say “yes” to his will and to his transforming work in our lives

What is the key that unlocks the power of God’s kingdom and his abundant life in our personal lives? Faith is the free gift of God for all who accept his Son as Lord and Redeemer. Our faith and trust in the Lord Jesus open the door to all the promises of God who find their fulfilment in Christ. God gives us all the grace and strength we need and he expects us to respond with the same willing obedience and heartfelt trust as Mary did. When God commands he also gives the strength and means to respond. We can either yield to his grace or resist and go our own way. Do you believe in God’s promises and do you yield to his grace?

 

“Heavenly Father, you offer us abundant grace, mercy, and forgiveness through your Son, Our Lord Jesus Christ. Help me to live a grace-filled life as Mary did by believing in your promises and by giving you my unqualified “yes” to your will and your plan for my life.”

Suy niệm:

 

Tại sao Con Thiên Chúa cần phải sinh ra bởi một người mẹ trinh nữ – chỉ để chịu chống đối, phản bội, và chết thê thảm trên thập giá? Tình yêu Thiên Chúa không có giới hạn. Người đã dựng nên con người trong tình yêu và vì tình yêu – để được hiệp nhất với Người và với nhau trong mối dây yêu thương, bình an, và thân hữu không thể chia cắt. Tình yêu thật sự mạo hiểm tất cả và cho đi tất cả vì người mình yêu. Với hồng ân yêu thương và trách nhiệm – sự tự do để chọn điều tốt hay điều xấu, cho cộng đồng hay chia rẽ, cho bình an hay xung đột, cho sự sống hay sự chết.

 

Hồng ân yêu thương của TC – bị đỗ vỡ bởi tội lỗi và sự chống đối

Adam và Eva, người nam và nữ mà Thiên Chúa đã dựng nên để khởi đầu cho một dân tộc được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, đã nhận được mọi sự cần thiết để sống, hạnh phúc và tình bằng hữu với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã cho họ một nơi ở đặc biệt – vườn Địa Đàng và muôn hoa trái trong đó. Thiên Chúa rất vui sướng với con cái mình là Adam và Eva, vợ ông – Người đi dạo với họ mỗi ngày trong vườn để họ có thể lớn lên trong sự hiểu biết tình yêu và khôn ngoan của Người.

 

Thiên Chúa đã cho phép tên cám dỗ, kẻ mà Kinh thánh gọi là ma quỷ và Satan, là cha của kẻ dối trá, thử thách họ để họ có thể tự do chọn lựa ai là người mà họ phụng sự và vâng phục. Satan đã lừa dối họ tin rằng họ sẽ có sức mạnh và khôn ngoan như Thiên Chúa, không có bất cứ giới hạn nào, tùy theo những ước muốn và sở thích riêng của họ. Giống như Satan và các thần dữ, kẻ đã chống lại Thiên Chúa, Adam và Eva nghĩ họ có thể ngang bằng với Thiên Chúa và đưa ra cách thức riêng để được hạnh phúc và sự sống với nhau. Họ chọn tin vào lời của Satan hơn lời của Thiên Chúa – sự lựa chọn đã mở ra cánh cửa cho tội lỗi, chống đối, và chia rẽ với Thiên Chúa.

 

 

Sự sa ngã của họ đã gây ra vết thương trầm trọng mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể chữa lành và phục hồi toàn vẹn. Thiên Chúa với tình yêu thương xót và sự xét xử khôn ngoan, đã kỷ luật vì lợi ích của họ, để dẫn họ tới sự sám hối, thanh tẩy, và phục hồi tình bằng hữu với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã không để mặc họ trong tội lỗi và bóng tối – Người đã hứa gởi đến họ Đấng cứu chuộc, Đấng sẽ phục hồi họ và con cháu họ tới sự sống trọn vẹn với Thiên Chúa.

 

Đấng Cứu Chuộc theo lời hứa đến để phục hồi loài người sa ngã

Thiên Chúa đã hoàn thành lời hứa phục hồi của mình cho loài người đỗ vỡ và sa ngã như thế nào? Ngôn sứ Isaia đã tiên báo rằng chính Thiên Chúa sẽ gởi Đấng Cứu Chuộc tới dân Người, được sinh ra bởi người mẹ đồng trinh từ dòng dõi Đavít (Is 7,14), Đấng sẽ sẵn sàng chịu đau khổ và trừng phạt để độ đỗ máu ra để làm lễ đền tội thay cho họ (Is 53,1-12 và Is 50,4-8; 52,13-15).

 

Trong thập giá kỳ diệu của Đức Kitô, Đấng đã đỗ máu mình ra vì tội lỗi chúng ta, chúng ta thấy kế hoạch phục hồi bộc lộ của Thiên Chúa cho loài người. Qua sự vâng phục ý Cha và sự tự nguyện hy sinh mạng sống của Người vì chúng ta, Người đảo ngược lời nguyền tội lỗi của tổ tiên chúng ta và đem lại cho chúng ta ơn tha thứ và sự sống sung mãn. Gioan nói với chúng ta trong Tin mừng rằng “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Chúa Con, Chúa Giêsu Kitô, đã hạ mình qua ngang qua việc mặc lấy xác phàm trong lòng trinh nữ Maria, để Người có thể nên một với chúng ta trong tính loài người và hiến mình làm lễ hy sinh hoàn hảo vì tội chúng ta và của thế giới.

 

Đức Kitô là Adam mới – tạo ra một nhân loại mới qua thập giá và sự phục sinh của Người

Thánh Phaolô tông đồ nói với chúng ta rằng Đức Giêsu Kitô là Adam mới, Đấng sinh ra một nhân loại mới và sự tạo dựng mới (Rm 5,12-18; 2Cr 15,7) ngang qua chiến thắng trên thập giá và sự phục sinh của Người. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu giải thích cho Nicodemo rằng chúng ta phải được tái sinh (Ga 3,3) bởi nước và Thần Khí (Ga 3,5.8).

 

Này là con Bà! Này là Mẹ con!

Khi Đức Giêsu bị treo trên thập giá ở Canvê, Người nhìn xuống và thấy Mẹ Người và Gioan, người môn đệ yêu dấu đang đứng dưới thập giá. Đức Giêsu nói “Hỡi Bà, này là con Bà!” và nói với Gioan “Này là Mẹ con” (Ga 19,26-27). Gioan đón nhận Maria là Mẹ thiêng liêng và Maria đón nhận Gioan là con thiêng liêng của mình.

Tại sao Đức Giêsu nói với Maria là “Bà” thay vì “Mẹ” (cũng như Đức Giêsu nói với Maria là “Bà” trong Gioan 2,4). Đức Giêsu muốn ám chỉ tới sự khởi đầu tạo dựng trong sách Sáng Thế khi Adam nói với Eva là người Phụ Nữ đầu tiên “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra” (St 2,23). Adam sau đó gọi bà là “Eva” vì bà là “Mẹ của chúng sinh” (St 3,20).

 

 

 

Sứ mạng của Maria được gắn kết chặt chẽ với sứ mạng của Con mình là Chúa Giêsu

Sứ mạng của Maria là người cưu mang Con Thiên Chúa (theo-tokos nghĩa là người cưu mang Thiên Chúa theo tiếng Hylạp) được gắn kết chặt chẻ với sứ mạng của Con mình là Chúa Giêsu Kitô. Ngang qua ơn sủng và hồng ân của Chúa Thánh Thần, Maria trở nên người môn đệ đầu tiên và là mẹ thiêng liêng của nhân loại mới, những người một lần nữa được sinh ra ngang qua Con của Mẹ, là Chúa Giêsu.

Để trở nên Mẹ Đấng Cứu Thế, Maria đã được Thiên Chúa ban cho những hồng ân của Chúa Thánh Thần để giúp Mẹ thực hiện vai trò cao cả này. Một số giáo phụ thời sơ khai đã xem Maria là Eva mới, đấng cộng tác với sứ mạng của Con mình ngang qua đức tin và lòng sùng kính với Lời Chúa và lời xin “Vâng” trước ý định của Thiên Chúa.

Irênê, một Giám mục ở thế kỷ thứ hai thành Lyons (130-200 AD) đã mô tả vai trò của Đức Maria trong sự phụng sự sứ mạng của Con mình như sau:

“Đức Chúa, đến với loài thụ tạo của chính mình trong hình thức hữu hình, đã được chấp nhận bởi thụ tạo của mình mà chính Người chấp nhận làm người. Sự vâng phục của Người trên cây thập giá đảo ngược sự bất tuân ở cây trong vườn Địa Đàng. Tin mừng chân lý được sứ thần loan báo cho Maria, một trinh nữ lệ thuộc vào chồng, tháo gỡ lời dối trá đã cám dỗ Eva, một trinh nữ đã có chồng…

 

Trong khi Eva bị cám dỗ bởi lời của một thiên sứ và chạy trốn Thiên Chúa sau khi bất tuân lời Người, thì Maria được một thiên sứ loan báo Tin mừng cưu mang Thiên Chúa trong sự vâng phục lời Người. Trong khi Eva bị cám dỗ bất tuân Thiên Chúa thì Maria được thúc giục vâng phục Thiên Chúa. Vì thế Trinh nữ Maria đã trở nên đấng bào chữa cho trinh nữ Eva…

 

 

Nút thắt của sự bất tuân của Eva đã được tháo cởi bởi sự vâng phục của Maria: những gì trinh nữ Eva bị trói buộc qua sự bất tín thì Maria đã tháo cởi qua đức tin của mình” (Trích từ khảo luận chống lạc giáo (Lib. 5,19,1; 20,2; 21,1: SC 153, 248-250. 260-264).

Qua đời mình, Maria đã bền đỗ và trung tín trước lời mời gọi và sứ mạng Thiên Chúa trao phó, làm mẹ Con Thiên Chúa, Đấng mặc lấy xác phàm trong lòng mẹ. Mẹ là tín hữu đầu tiên bởi vì mẹ đã chấp nhận Tin mừng và xin “Vâng” trước kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Mẹ đã theo con đến thập giá và cầu nguyện cho Chúa Thánh Thần đến với các môn đệ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Mẹ là mẫu gương cho chúng ta về đức tin và sự vâng phục, hy vọng và kiên vững, tình yêu và thành tín. Bạn có sẵn sàng mang lấy thánh giá và đi theo Chúa Giêsu trên con đường tình yêu và hy sinh của Người không?

 

Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn sủng để xin “Vâng” trước ý Người và trước hoạt động biến đổi của Người trong cuộc đời chúng ta

Đâu là mấu chốt để mở được sức mạnh vương quốc của Thiên Chúa và sự sống sung mãn của Người trong đời sống riêng của chúng ta? Đức tin là ân huệ nhưng không của Thiên Chúa cho tất cả những ai đón nhận Con của Người là Chúa và là Đấng cứu độ. Đức tin và lòng trông cậy của chúng ta nơi Chúa Giêsu mở ra cánh cửa của tất cả lời hứa của Thiên Chúa, được hoàn thành nơi Đức Kitô. Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả ơn sủng và sức mạnh cần thiết và mong đợi chúng ta đáp trả với sự sẵn sàng vâng phục và trông cậy như Maria đã làm. Khi Thiên Chúa ra lệnh Người cũng ban sức mạnh và phương tiện để đáp trả. Chúng ta có thể đón nhận hay chống lại ơn sủng của Người và đi theo con đường riêng của mình. Bạn có tin vào các lời hứa của Thiên Chúa và bạn có đón nhận ơn sủng của Người không?

Lạy Cha trên trời, Cha ban cho chúng con ơn sủng dồi dào, lòng thương xót, ơn tha thứ ngang qua Con của Cha là Chúa Giêsu Kitô. Xin giúp con sống cuộc đời tràn đầy ơn sủng như Mẹ Maria đã sống qua việc tin vào các lời hứa của Cha và qua việc dâng cho Cha lời xin “Vâng” trước ý Cha và kế hoạch của Cha dành cho đời con.

 

 

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu– chuyển ngữ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây