Đố vui Xuân Kỷ Hợi - 2019

Thứ tư - 06/02/2019 01:50
ĐỐ VUI
XUÂN KỶ HỢI - 2019


PDF

Từ lâu heo là một trong những vật nuôi quen thuộc đối với con người, và là nguồn cung cấp thịt dồi dào cho các bữa ăn, đặc biệt đối với các gia đình Viêt Nam chúng ta. Nhân dịp Tết Kỷ Hợi – Tết Con Heo, xin mời quí vị cùng tìm hiểu thêm về loài vật nuôi quen thuộc này trong đời sống con người, trong đời sống tôn giáo, và cả trong tục ngữ ca dao, qua hình thức đố vui.

PHẦN I. HEO TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

1. Heo là loài gia súc được xếp thứ mấy trong “lục súc”?


2. Trong 12 con Giáp, chị Hợi được xếp thứ mấy?
 3. Heo có phải là loài động vật nhai lại không?
4. Heo là loài động vật có vú và bộ guốc lẻ. Đúng hay sai?
5. Hai đặc tính nổi bật của loài heo là gì?
6. Tuổi thọ trung bình của heo có thể kéo dài 20-30 năm. Đúng hay sai?


7. Heo được xem là biểu tượng cho những điều gì (tốt)?
8. Món nào trong bộ lòng của heo được cho là ngon nhất?
9. Một trong những món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết Cổ Truyền là món gì?
10. Lòng heo thường được ăn kèm với món gì?
11. Tại sao người Khơ-me rất sợ heo 5 móng hay heo 3 giò?
12. Khi đến giờ mà chưa được ăn, heo thường làm gì?

13. Có ba loại heo: heo nhà, heo rừng và heo gì nữa?
14. Một trong những dịch bệnh đáng sợ mà heo thường mắc phải đó là bệnh gì?
15. Thịt heo có ba lớp : mỡ –  nạc – mỡ được gọi là gì?


16. Người Bắc gọi là lợn, nhưng lại gọi tên một loại gió có liên hệ đến heo. Đó là gió gì?
17. Người Nam gọi là heo, nhưng lại gọi tên một loại bánh có liên hệ đến lợn. Đó là bánh gì?
18. Làm thế nào để phân đâu là con lợn và đâu là con heo?
19. Món ăn rất nổi tiếng được làm từ da heo là gì?


20. Người ta thường cúng ông địa bộ phận nào của heo?
21. Một trong những loài động vật có vú được coi là thông minh chỉ đứng sau con người là loài nào?
22. Heo là loài duy nhất không thể làm gì?
23. Thịt heo gì dù không phải là heo bệnh nhưng người ăn vẫn rất sợ? 
24. Gọi là cá heo vì loại cá này có gì điểm gì giống heo?
25. Heo gì đã bị giết thịt rồi mà vẫn còn xoay vòng vòng?


26. Heo gì thường được dùng vào việc cúng tế?
27. Heo con còn đang bú được gọi là heo gì?
28. Lợn nái còn được gọi là lợn gì?
29. Loại heo mà người dân tộc hay nuôi là heo gì?
30. Tại sao gọi là thịt heo hơi?
31. Giống heo nhập khẩu nổi tiếng nhất được nuôi rất nhiều tại Việt Nam là giống heo gì?

32. Heo gì mà người ta có thể nuôi được ngay trong nhà, thậm chí là ở đầu tủ, đầu giường?
33. “Xe hơi” và “heo hơi” có điểm nào giống nhau?
34. Nhà văn Nam Cao đã mượn “mặt lợn” để so sánh với gương mặt của nhân vật nào?
35. Mẹ con đàn lợn âm dương nổi tiếng trong tranh vẽ dân gian của làng nào?
36. Tên viết tắt U.S của Mỹ liên quan đến một người bán thịt heo nổi tiếng đã tiếp tế thịt heo cho quân đoàn Mỹ trong thời khó khăn của lịch sử có tên là gì?
37. Theo Tây Du Ký, tại sao nhân vật Trư Bát Giới lại có hình hài một con heo?
II. HEO TRONG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ TRONG TỤC NGỮ CA DAO


1. Các quốc gia nào trên thế giới cấm ăn thịt heo ?
2. Tại sao Do Thái giáo và Hồi giáo cấm ăn thịt heo?
3. Các Kitô hữu gốc Do Thái có ăn thịt heo không ?
4. Trong Ấn Độ giáo, vị thần nào có hình dáng con heo, chuyên hành hiệp cứu độ chúng sinh?
5. Trong Thánh Vịnh, dân Israel được ví như là vườn nho của Chúa, và vườn nho này thường bị con gì vào phá phách?
6. Theo sách Macabê, người mẹ có 7 con trai, tất cả đều bị vua Nabucôđônôsô giết chết nội trong một ngày, vì lý do gì?
7. Dụ ngôn nào trong Tin Mừng có nhắc đến heo ?
8. Theo Tin Mừng Luca, tại sao đàn heo hơn 2000 con lại lao xuống biển và chết hết ?
9. Chúa Giêsu bị dân làng Ghênêsaret trục xuất là do đâu ?


10. Điền vào chỗ trống câu Kinh Thánh sau đây: “Đừng lấy của thánh mà vất cho chó, cũng đừng lấy __ __ mà liệng cho heo”.
11. Ở Việt Nam, có một người đã vẽ Chúa Hài Đồng là một em bé dân tộc thiểu số nằm an lành trên lưng chú heo mọi mang gông. Đó là nghệ sỹ nào?
12. Điền vào chỗ trống câu tục ngữ ca dao sau đây:
Cưới em một thúng xôi vò
Một con ____ ____một vò rượu tăm.
13. Điền vào chỗ trống câu ca dao sau đây:
“Con gà cụ tác lá chanh
Con lợn ___ ____ mua hành cho tôi”.
14. Điền vào chỗ trống câu ca dao sau đây:
“Yêu nhau chả lấy được nhau
Con lợn ____ ___, buồng cau bỏ già”.
15. Điền vào chỗ trống câu ca dao sau đây:
“Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn ___ ___ thì lòng mới ngon”.


16. Điền vào chỗ trống câu thành ngữ sau đây: “Tuổi hợi ___ ___ mà ăn”.
17. Điền vào chỗ trống câu thành ngữ sau đây: “Lợn trong chuồng thả ra ___ ___”.
18. Điền vào chỗ trống câu thành ngữ sau đây: “Lợn giò, bò ___”
19. Điền vào chỗ trống câu thành ngữ sau đây: “Đầu gà, ___ lợn”.
20. Điền vào chỗ trống câu thành ngữ sau đây: “Lợn lành thành lợn ___”.
21. Điền vào chỗ trống câu tục ngữ sau đây: “Nuôi heo chọn giống, nuôi con ___ ___”.
22. Điền vào chỗ trống câu thành ngữ sau đây: “Giàu nuôi cá, khá nuôi heo, ___ nuôi vịt”.
----------



Lm. Giuse Nguyễn Thành Long















ĐÁP ÁN
 
PHẦN I. HEO TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
1. Thứ 4 (thứ tự lục súc là: mã, ngưu, dương, trư, cẩu, kê)
2. Thứ 12 (Tí Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi).
3. Không.
4. Sai (guốc chẵn).
5. Háu ăn và lười biếng.
6. Đúng.
7. Thịnh vượng và may mắn.
8. Dồi trường.
9. Thịt heo kho măng/hầm măng.  
10. Bánh hỏi/Cháo.
11. Vì họ cho đó là điều xui xẻo nhất.
12. Kêu ủn ỉn/hoặc eng éc.
13. Heo cảnh.
14. Dịch heo tai xanh/lở mồm long móng.
15. Thịt ba rọi hay ba chỉ.
16. Gió heo may.
17. Bánh da lợn.
18. Đưa bắp và ngô để thử: con nào ăn bắp là con heo; con nào ăn ngô là con lợn.
19. Nem chua.
20. Cái đầu heo/ thủ heo.
21. Cá heo.
22. Ngước mặt lên trời.
23. Thịt heo siêu nạc.
24. Vì chúng có tiếng kêu giống tiếng heo và có mỏm giống như mỏm heo.
25. Heo quay.
26. Heo quay.
27. Heo sữa.
28. Lợn sề.
29. Heo mọi.
30. Vì thịt được cân bán khi heo còn sống.
31. Heo Yorshire.
32. Heo đất.
33. Cả hai khi chạy đều cần đến “hơi”.
34. Thị Nở (bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hạinếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn).
35. Làng Đông Hồ (tranh dân gian Đông Hồ).
36. Uncle Sam (U.S).
37. Trư Bát Giới là đại diện của dục vọng và lòng tham của con người.
(Theo Tây Du Ký, Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên đình, chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Trong bữa tiệc lớn ở Thiên đình, Trư Bát Giới đã bị mê hoặc khi lần đầu tiên nhìn thấy Hằng Nga. Cùng với men say của rượu, Bát Giới đã tán tỉnh Hằng Nga; không những thế, Bát Giới còn tới phủ của Hằng Nga để trêu ghẹo nàng. Hằng Nga đã tâu với Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng tức giận đày Thiên Bồng Nguyên Soái xuống hạ giới. Trong lúc say, xuống cửa trần đầu thai, Thiên Bồng Nguyên Soái ngã nhầm vào cửa lợn, hóa kiếp thành con lợn ở dương gian. Quan Thế Âm Bồ Tát đặt tên cho Thiên Bồng Nguyên Soái là Trư Ngộ Năng - chữ “Trư” nghĩa là lợn, tượng trưng cho dục vọng của người tu luyện; còn chữ “Năng” nghĩa là khả năng).
II. HEO TRONG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ TRONG TỤC NGỮ CA DAO
1. Quốc gia Do Thái giáo (Israel) và các quốc gia Hồi giáo.
2. Vì họ quan niệm heo là loài vật ô uế, không thanh sạch.
3. Không. (Thuật ngữ “Kitô hữu gốc Do Thái” xuất hiện trong các văn bản lịch sử tương phản với các Kitô hữu  gốc dân ngoại. Đó cũng là thuật ngữ dùng cho người Do Thái đã cải đạo sang Kitô giáo, nhưng vẫn gìn giữ bản sắc dân tộc và các truyền thống của người Do Thái, trong đó có việc giữ luật cấm ăn thịt heo).
4. Thần Vishnu.
5. Heo rừng.
6. Vì chống lại việc nhà vua bắt ăn thịt heo.
7. Dụ ngôn Người Con Hoang Đàng (x. Lc 15,11-32).
8. Vì bị cơ binh quỷ nhập vào. (x. Lc 8,31-33).
9. Do Chúa Giêsu đã cho phép lũ quỷ nhập vào đàn heo của họ khiến cho đàn heo lao xuống biển và chết ngộp.
10. Ngọc trai. (x. Mt 7, 6).
11. Nghệ sĩ Trần Đạt.
12. Lợn béo.
13. Ủn ỉn.
14. Bỏ đói.
15. Có béo.
16. Nằm đợi.
17. Mà đuổi.
18. Bắp
19.
20. Què
21. Chọn dòng.
22. Nghèo.
----------




 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây