1. Ðức Hồng Y Bo kêu gọi cầu nguyện cho Hương Cảng

Trong tư cách là Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, Ðức Hồng Y Charles Bo, Tổng giám mục Yangon, Miến Điện, đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu Á Châu cầu nguyện cho lãnh thổ tự trị Hương Cảng sau khi bọn cầm quyền Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới có thể đe dọa nghiêm trọng các nhân quyền, các quyền tự do căn bản và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.

Ðức Hồng Y Charles Bo nhận xét rằng luật mới về an ninh được áp đặt cho Hương Cảng, mà không có sự tham khảo rộng rãi ý kiến dân chúng. Luật này hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do và phá hủy quyền tự trị cao độ mà chính phủ Trung Quốc đã hứa theo tiêu chuẩn “một nước hai chế độ”. Việc làm như thế đưa tới một thay đổi rất lớn cho Hiến Pháp Hương Cảng và trái ngược với tinh thần và văn bản của hiệp định năm 1997 về việc trao trả Hương Cảng cho Trung Quốc. Ðức Hồng Y Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu cũng nói rằng: “Luật về an ninh ở Hương Cảng gia tăng những căng thẳng chứ không cung cấp các giải pháp, tuy rằng một luật về an ninh quốc gia, tự nó, không nhất thiết là một điều xấu hoặc khiến người ta phải quan tâm. Vì nhiều lý do, trường hợp luật an ninh mới tại Hương Cảng làm cho nhiều người lo âu, vì nó là một đe dọa cho các quyền tự do căn bản và các nhân quyền tại Hương Cảng. Luật này có tiềm năng làm thương tổn tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do học thuật”, và cũng có thể tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng cũng bị đe dọa”.

Ðức Hồng Y Charles Bo, dòng Don Bosco, nhắc lại rằng: “Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Hoa Lục đang phải chịu những hạn chế ngặt nghèo nhất kể từ cuộc Cách mạng văn hóa do Trung Quốc phát động vào năm 1966 và kết thúc vào năm 1976. Ngài nhấn mạnh rằng tuy tự do phụng tự tại Hương Cảng không trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng ngay, nhưng luật mới về an ninh và sự kiện luật lên án những điều gọi là “khuynh đảo”, “ly khai” và “cấu kết với các thế lực chính trị nước ngoài” có thể đưa tới việc theo dõi các bài giảng thuyết, lên án các cuộc thắp nến canh thức cầu nguyện, hoặc xách nhiễu những nơi thờ phượng cho những người biểu tình phản đối được lánh nạn. Tôi cầu nguyện để luật này sẽ không cho phép chính quyền xen mình vào nội bộ của các tổ chức tôn giáo và các buổi lễ của các tôn giáo dành cho công chúng”.

Sứ điệp của Ðức Hồng Y Bo kết thúc với lời mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các vị lãnh đạo Trung Quốc và Hương Cảng để họ tôn trọng những lời đã hứa với Hương Cảng, lời hứa tôn trọng các tự do và các quyền căn bản.

Trung Quốc vừa bắt giữ giáo sư đại học luật là ông Xu Zhangrun, cáo buộc ông về tội chỉ trích lãnh đạo đảng Tập Cận Bình về cách xử lý nạn coronavirus một cách độc tài bạo ngược.

Việc một nhà bất đồng chính kiến bị chế độ bịt miệng là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Trung Quốc. Nhưng chuyện một thành phần trí thức “tài nguyên quốc gia” mà bị bắt giữ lại gởi đi một thông điệp không bình thường chút nào. Đặc biệt là khi mục tiêu chỉ trích của vị giáo sư này lại là kẻ lãnh đạo tối cao của guồng máy cai trị độc tài hà khắc và tàn nhẫn nhất thế giới có gây quan ngại hay làm chùn chân những ai trông chờ vào những cải cách chính trị xã hội tại đất nước này? ...hoặc sẽ là giọt nước làm tràn ly, gây nên một làn sóng bất mãn trong giới tinh hoa trí thức về cách đối xử vẫn Maoist như trong thời đại cách mạng văn hoá tại Trung Quốc “trí thức không bằng cục phân” của chế độ hiện nay? Tất cả đều còn ở phía trước.


Source:ZenitAPPEAL: Cardinal Bo Warns Against New Security Law Imposed on Hong Kong by China
2. Trung Quốc bắt giam Giáo Sư Đại Học về tội chỉ trích Tập Cận Bình trong vụ coronavirus

Bọn cầm quyền Trung Quốc hôm thứ Hai vừa bắt giữ một giáo sư luật, người từng xuất bản các bài tiểu luận chỉ trích chủ tịch Tập Cận Bình về đại dịch coronavirus và cáo buộc ông ta về chính sách cai trị “bạo ngược”, theo lời bạn bè của giáo sư này cho biết.

Giáo sư Từ Chương Nhuận (徐章润), người hiếm có trong việc phê bình chính quyền một cách thẳng thắn thuộc giới hàn lâm vốn bị kiểm duyệt nặng nề của Trung Quốc, đã bị hơn 20 người đưa ra khỏi nhà mình ở khu ngoại ô Bắc Kinh, theo tiết lộ của một trong những người bạn của ông, với điều kiện được giấu tên.

Giáo sư Từ đã viết một tiểu luận vào tháng Hai, đổ lỗi cho văn hóa của sự lừa dối và kiểm duyệt mà họ Tập dung dưỡng trong đợt coronavirus lây lan tại Trung Quốc.

“Chính hệ thống lãnh đạo Trung Quốc đang tự phá hủy cấu trúc chính quyền của mình”, Giáo sư Từ đã viết thế trong tiểu luận xuất hiện trên các trang mạng hải ngoại, thêm sự hỗn loạn trong tâm điểm virus của tỉnh Hồ Bắc đã phản ảnh các rắc rối mang tính hệ thống trong chính quyền Trung Quốc.

Trung Quốc “đã bị dẫn dắt bởi chỉ một người, nhưng người này lại là kẻ mù mờ và cai trị một cách chuyên chế bạo ngược, không có phương pháp lãnh đạo, mặc dù ông ta giỏi chơi trò quyền lực, khiến cả nước phải đau khổ”, Giáo sư Từ viết.

Ông cũng dự đoán rằng sự suy thoái kinh tế đang diễn ra tại Trung Quốc sẽ gây ra “nạn suy giảm niềm tin quốc gia”, cùng với “sự phẫn nộ chính trị và giới hàn lâm cũng như suy tàn về mặt xã hội”.

Là giáo sư luật tại Đại học Thanh Hoa, một trong những học viện hàng đầu của quốc gia này, vào năm 2018 đã lên tiếng chống lại việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch trong một tiểu luận lưu hành trực tuyến.

Một người bạn của ông cho biết hôm thứ Hai rằng có một người đàn ông tự xưng là cảnh sát đã gọi cho vợ của Giáo sư Từ - bà hiện đang sống riêng tại một nhà thuộc viện đại học - để nói với bà rằng Giáo sư Từ đã bị bắt vì cáo buộc mại dâm ở thành phố phía tây nam Thành Đô.

Giáo sư Từ đã đến thăm Thành Đô vào mùa đông năm ngoái cùng với một số học giả tự do Trung Quốc. Theo người bạn này, mặc dù chưa rõ liệu vụ bắt giữ có liên quan đến chuyến đi hay không, cáo buộc này vẫn thấy “nực cười và không biết xấu hổ”.

Giáo sư Từ đã bị quản thúc tại gia từ tuần trước, người bạn nói.

Sau khi Đại học Thanh Hoa ( 清华大学) bị cho là đã cấm giáo sư Từ giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu vào năm 2019, hàng trăm cựu sinh viên của Thanh Hoa- và các học giả từ khắp nơi trên thế giới - đã ký một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi cho ông được phục chức.

Đại học Thanh Hoa và các cơ quan an ninh công cộng ở Bắc Kinh đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận vào thứ Hai.

Tự do ngôn luận ở Trung Quốc luôn bị Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ, nhưng sự kìm kẹp đó đã trở nên ngột ngạt dưới thời họ Tập.

Một tòa án Trung Quốc năm ngoái đã kết án “nhà bất đồng chính kiến mạng” Hoàng Kỳ (黄琦) - người có trang web chuyên báo động về các chủ đề nhạy cảm gồm cả vấn đề nhân quyền - 12 năm tù vì tội “rò rỉ bí mật nhà nước”.

Không gian cho các cuộc thảo luận độc lập đã bị thu hẹp hơn nữa trong năm nay khi chính quyền Tập Cận Bình đã tìm cách làm chệch hướng trách nhiệm về coronavirus, mà các nhà khoa học tin rằng đã bắt nguồn từ chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán.

Trần Kế Nhân (陈继仁), trước đây là phóng viên của tờ nhật báo của Cộng sản Nhân dân, đã bị kết án vào tháng Năm về tội “tranh cãi vã và gây rắc rối” và vì đã đăng thông tin “sai” và “tiêu cực”.

Nhậm Chí Cường (任志强), triệu phú tài phiệt về bất động sản và nhà phê bình công khai của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng bị giam giữ sau khi ông viết một bài tiểu luận phê phán gay gắt phản ứng của ông Tập về vụ bùng phát của dịch bệnh.


Source:AFP
China detains professor who criticised Xi over coronavirus