Liên Hợp Quốc kêu gọi việc tôn trọng quyền lợi, phẩm giá của những người cao tuổi trong bối cảnh Covid-19

Thứ hai - 04/05/2020 20:52
Một người phụ nữ lớn tuổi bị nhiễm Covid-19 gặp con trai tại một ngôi nhà tuổi già ở Bỉ. (AFP hoặc người cấp phép)

Một cụ bà bị nhiễm Covid-19 gặp con trai của mình tại một Viện đưỡng lão ở Bỉ (Ảnh: AFP)

Lưu ý rằng đại dịch COVID-19 đang gây ra nỗi sợ hãi và đau khổ cho những người cao tuổi trên toàn thế giới, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã kêu gọi rằng phản ứng của nhân loại đối với virus phải bao gồm việc tôn trọng quyền và phẩm giá của những người cao tuổi.

Covid-19 có nguy cơ cao đối với những người trên 80 tuổi

“Tỷ lệ tử vong đối với người cao tuổi nói chung cao hơn, và đối với những người trên 80 tuổi, nó cao gấp 5 lần mức trung bình toàn cầu”, ông Guterres lưu ý trong một thông điệp video về việc ra mắt bản tóm tắt chính sách của Liên Hợp Quốc có tựa đề là, “Tác động của COVID-19 đối với những người lớn tuổi”.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới UN (WHO) vào hồi đầu tháng 4 đã chỉ ra rằng trong 30 quốc gia hàng đầu thế giới có tỷ lệ người già lớn nhất, hơn 95% trường hợp tử vong do Covid-19 xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Hơn 50% tất cả các trường hợp tử vong liên quan đến những người từ 80 tuổi trở lên.

Ông Guterres lưu ý rằng ngoài tác động về y tế tức thời của nó, “đại dịch đang khiến những người lớn tuổi có nguy cơ bị đe dọa bởi tình trạng đói nghèo, phân biệt đối xử và sự cô lập cao hơn, với tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với những người lớn tuổi ở các nước đang phát triển”.

Ở tuổi 70, người đứng đầu Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm chăm sóc cho người mẹ đã cao tuổi của mình. Do đó, ông “hết sức bận tâm đến đại dịch ở cấp độ cá nhân” và những ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng và xã hội.

Bản tóm tắt chính sách của Liên Hợp Quốc được ra mắt vào ngày 1 tháng 5, ông Guterres nói, cung cấp các phân tích và khuyến nghị để giải quyết những thách thức này. Nó có bốn thông điệp chính.

Tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của tất cả mọi người

Trước hết, “không có người nào, dù già hay trẻ, có thể bị hy sinh”, ông Guterres nhấn mạnh trong thông điệp của mình, thêm vào đó, “những người lớn tuổi có quyền đối với sự sống và sức khỏe như mọi người khác”. “Những quyết định khó khăn xung quanh việc chăm sóc y tế cứu người phải tôn trọng nhân quyền và phẩm giá của tất cả mọi người”.

Thứ hai, trong khi việc giữ khoảng cách về thể lý là rất quan trọng trong việc chống lại sự lây nhiễm, họ cần “sự hỗ trợ xã hội được cải thiện và những nỗ lực thông minh hơn để tiếp cận những người lớn tuổi thông qua công nghệ kỹ thuật số”.

Bản tóm tắt chính sách đã thúc giục rằng, “tất cả các phản ứng xã hội, kinh tế và nhân đạo” đều chú trọng đến nhu cầu của người già – từ bảo hiểm y tế toàn cầu đến sự bảo trợ xã hội, công việc và lương hưu xứng hợp.

Hầu hết những người lớn tuổi đều là phụ nữ

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng “phần lớn những người lớn tuổi đều là phụ nữ, những người có nhiều khả năng bước vào thời kỳ túng thiếu này mà không được tiếp cận với việc chăm sóc y tế”. Do đó, “các chính sách phải được nhắm mục tiêu vào việc đáp ứng các nhu cầu của họ”.

Cuối cùng, bản tóm tắt chính sách đã thúc giục rằng những người lớn tuổi không nên bị đối xử như là những người “vô hình hay bất lực”. Về vấn đề này, ông Guterres chỉ ra rằng, “nhiều người lớn tuổi phụ thuộc vào thu nhập và tham gia đầy đủ vào việc lao động, vào cuộc sống gia đình, vào việc dạy dỗ và nghiên cứu, và vào việc chăm sóc những người khác”. Do đó, tiếng nói và sự lãnh đạo của họ phải được kể đến.

Sự liên đới của mọi người là cần thiết

Tổng thư ký LHQ kêu gọi “việc gia tăng tinh thần liên đới toàn cầu và quốc gia”, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người, kể cả những người cao tuổi, đóng góp, để hình thành nên các xã hội toàn diện, bền vững và thân thiện với người cao tuổi hơn, vốn phù hợp với tương lai”.

Theo Đại học Johns Hopkins, vốn theo dõi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, hơn 3,5 triệu người đã được báo cáo nhiễm virus kể từ khi các trường hợp đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 12. Trong khi đó, số người chết toàn cầu đang ở mức gần một phần tư triệu.

Ý, quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc do đại dịch, đã bắt đầu nới lỏng một số hạn chế vào hôm thứ Hai 4/5, sau một tháng ba tuần (Nguồn: LHQ)

Minh Tuệ (theo Vatican News)

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây