Chúa Giêsu không phục sinh vì phục sinh chỉ là huyền thoại? (3)

Thứ tư - 14/04/2021 14:33

Xin xem phần 1&2:

Chúa Giêsu không phục sinh vì chỉ bất tỉnh? (1)

Chúa Giêsu không phục sinh vì các môn đệ âm mưu hay bị ảo giác? (2)

 

Phản bác giả thuyết huyền thoại: sáu luận chứng. Làm thế nào để chúng ta biết sự phục sinh của Chúa Giêsu không là một huyền thoại?

1. Văn phong của Phúc âm thì khác căn bản và rõ rệt với văn phong của tất cả thể loại huyền thoại. Bất kỳ học giả văn học nào biết và đánh giá đúng về huyền thoại có thể xác minh điều này. Không có sự kiện nào là rỗng tuếch, ngoạn mục, hay phóng đại kiểu trẻ con. Không có gì là tùy tiện. Tất cả mọi thứ ăn khớp với nhau. Mọi thứ là có ý nghĩa.
Bàn tay của một bậc thầy làm việc ở đây.

Chiều sâu tâm lý là ở một mức cực đại. Trong huyền thoại chiều sâu đó là ở mức cực tiểu. Trong thần thoại, những sự kiện ngoạn mục bên ngoài như thế xảy ra, sẽ trở nên sao nhãng nếu thêm chiều sâu bên trong của tính cách. Đó là lý do tại sao chính những người bình thường như Alice, nhân vật chính của những cuộc phiêu lưu phi thường như Miền đất kỳ diệu. Chiều sâu tính cách và sự phát triển của mọi người trong Phúc Âm, dĩ nhiên, đặc biệt là Chúa Giêsu-là đáng lưu tâm.

Phúc Âm cũng được thực hiện với một sự kiệm lời khó tin. Thần thoại thì dông dài; Phúc Âm thì súc tích.
Cũng có những dấu hiệu mang ý nghĩa của sự mô tả của chứng nhân, như chi tiết nhỏ về việc Chúa Giêsu viết trên đất khi được hỏi liệu có được ném đá người phụ nữ ngoại tình hay không (Ga 8:6). Không ai biết tại sao điều này được đưa vào, nó chẳng mang lại điều gì. Lời giải thích duy nhất là tác giả đã thấy điều đó. Nếu chi tiết này và những chi tiết khác tương tự xuyên suốt trong cả bốn Phúc âm đã được phát minh ra, thì một người thuế thu (Matthêu), một “người trẻ tuổi” (Maccô), một bác sĩ (Luca) và một ngư dân (Gioan) thuộc thế kỷ thứ nhất, tất cả đã phát minh một cách độc lập một thể loại siêu tưởng hiện thực mười chín thế kỷ trước khi nó được tái tạo lại trong thế kỷ thứ hai mươi này.

2. Một vấn đề thứ hai là không có đủ thời gian cho huyền thoại phát triển. Các nhà chống huyền thoại nguyên thủy đã giữ lập trường của họ rằng các bản văn Phúc Âm được viết vào ngày cuối thế kỷ thứ hai; phải mất nhiều thế hệ trôi qua trước khi các yếu tố thần thoại được thêm vào mới có thể được tin một cách sai lầm là hiện thực.

Julius Muller thách thức những người thế kỷ mười chín cùng thời với ông đưa ra một dẫn chứng đơn lẻ bất cứ nơi nào trong lịch sử về một huyền thoại lớn hoặc truyền thuyết phát sinh xung quanh một nhân vật lịch sử và được tin một cách đại thể trong vòng ba mươi năm sau cái chết của nhân vật đó. Không một ai đã trả lời ông.

3. Giả thuyết huyền thoại thiết lập hai lớp. Lớp đầu tiên là Chúa Giêsu lịch sử, người không phải là thần thánh, không xác nhận thiên tính, không thực hiện phép lạ và không sống lại từ cõi chết. Thứ hai, lớp huyền thoại là Phúc Âm như chúng ta có, với một Chúa Giêsu đã tuyên bố mình là Thiên Chúa, đã thực hiện phép lạ và sống lại từ cõi chết. Vấn đề với giả thuyết này chỉ đơn giản rằng không có bất cứ một tí bằng chứng gì về sự tồn tại của lớp đầu tiên như thế. Giả thuyết hai lớp có lớp đầu tiên đã làm nên toàn bộ diện mạo.

4. Một chi tiết nhỏ, ít khi được nhận thấy, là sự phân biệt đáng kể giữa Phúc Âm với huyền thoại: các nhân chứng đầu tiên của sự phục sinh là những người phụ nữ. Trong Do Thái giáo thế kỷ thứ nhất, phụ nữ có địa vị xã hội thấp và không có quyền pháp lý để làm nhân chứng. Nếu ngôi mộ trống là một truyền thuyết được phát minh, thì người sáng chế chắc chắn sẽ không để cho các phụ nữ khám phá ra ngôi mộ, lời chứng của họ được coi là vô giá trị. Mặt khác, nếu các tác giả viết lại một cách đơn giản những gì họ đã thấy, thì họ phải nói sự thật, dù khó khăn về mặt xã hội và pháp lý.

5. Tân Ước không thể là huyền thoại đã bị giải thích sai và nhầm lẫn với thực tế, bởi vì cần phân biệt rõ hai điều sau và loại trừ việc giải thích mang tính thần thoại (2 Pr 1:16). Vì nói một cách rõ ràng rằng nó không phải là huyền thoại, nếu nó là huyền thoại, thì đúng hơn phải nói là một lời nói dối có chủ ý chứ không phải là huyền thoại. Lưỡng đề vẫn đứng vững: hoặc là sự thật hoặc là lời nói dối, hoặc cố ý (âm mưu) hay vô tình (ảo giác). Không thoát khỏi thế lưỡng đao luận này. Khi một đứa trẻ hỏi ông già Noel là có thật không, câu trả lời “có” của bạn trở thành một lời nói dối, không phải là huyền thoại, nếu ông ta không có thật hiểu theo nghĩa đen. Khi Tân Ước phân biệt giữa huyền thoại với thực tế, nó sẽ trở thành một lời nói dối nếu sự phục sinh không phải là sự thực. R. L. Purtill tóm tắt trường hợp văn bản chết như sau:

Nhiều sự kiện được coi là vững chắc được chấp nhận về mặt lịch sử (1) có chứng cứ tài liệu ít hơn nhiều những sự kiện trong Kinh Thánh, (2) và những bản văn mà các nhà sử học dựa vào đối với lịch sử nhân loại được viết sau rất nhiều những sự kiện ghi trong Kinh Thánh. (3) Hơn nữa, chúng ta có rất nhiều bản sao của những trình thuật trong Kinh Thánh hơn những bản sao của lịch sử nhân loại, và (4) các bản sao còn tồn tại thì có sớm hơn nhiều so với những bằng chứng của chúng ta đối với lịch sử nhân loại dựa vào. Nếu những trình thuật trong Kinh Thánh không chứa các sự kiện lạ lùng … thì lịch sử Kinh Thánh rất có thể sẽ được coi là vững chắc hơn nhiều so với hầu hết những sự kiện lịch sử đã được xác nhận, nói theo Hy Lạp và La Mã cổ điển.

Nếu tất cả những gì chúng ta đã nói cho đến nay là đúng, thì một hệ quả đáng ngạc nhiên tất yếu như sau: chỉ có hai điều cần thiết cho bất cứ ai được hoán cải trở về với Đức Kitô. (Tất nhiên, ân sủng Thiên Chúa là cần thiết, nhưng Thiên Chúa cũng sẵn sàng ban ân sủng của mình cho bất kỳ ai sẵn sàng tìm kiếm và đón nhận nó.) Hai điều nay là nhận thức về dữ kiện, và tính trung thực hợp đạo đức và khôn ngoan. Đây là chính thái độ đối với những người vô tín cần có: lòng chân thực không cảm tính, có tính hoài nghi, có tính khoa học, và hợp logic. Vâng, nếu họ thực sự có điều đó, nó sẽ dẫn họ tới Chúa Kitô.

Nguồn tin: dongten.net

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây