Tóm tắt
Giáo dục trong bối cảnh hiện nay bị ảnh hưởng bởi một sự rối loạn đáng kể do sự đa nguyên rộng lớn của các ý thức hệ và các hoạt động, trong một vài trường hợp, thậm chí xâm lấn, ở cấp độ khái niệm về nhân học và dự án, của các tiêu chuẩn, của sự chọn lựa để thiết lập những mục tiêu, những phương pháp và những thực hành cụ thể. Trong bối cảnh này, trách nhiệm của một nhà giáo dục là tự chất vấn liên tục nên chọn con đường nào để bắt đầu trong bối cảnh của riêng họ.
Sự cần thiết phải có một tầm nhìn giáo dục, không dừng lại, không khép kín nhưng được đặt ra để hướng dẫn việc lên kế hoạch và hành động giáo dục. Đó là sự phát triển khả năng suy tư và nhận thức về cách nhìn và tiếp cận các hiện trạng giáo dục.
Thông thường những người giáo dục tìm kiếm sự chắc chắn hướng dẫn cho hành động của họ và trong những tình huống khó khăn, có thể dễ dàng rơi vào cái bẫy của một khuôn mẫu có sẵn để sử dụng hoặc thực hành được xem là có hiệu quả cho mọi người và mọi nơi.
Vượt qua sự cứng nhắc đến từ việc tìm kiếm sự an toàn có nghĩa là giám sát nghiêm túc trên các định đề của giáo dục mà Freire mô tả rất rõ ràng:
«Nhà giáo dục giáo dục, người thụ giáo được giáo dục;
nhà giáo dục biết, người thụ giáo không biết;
nhà giáo dục suy nghĩ, người thụ giáo là người được nghĩ tới;
nhà giáo dục nói, người thụ huấn ngoan ngoãn lắng nghe;
nhà giáo dục đề ra luật, người thụ huấn tuân theo luật;
nhà giáo dục lựa chọn và qui định lựa chọn, người thụ huấn làm theo mệnh lệnh của nhà giáo dục “.
Rơi vào sự cứng nhắc như vừa được mô tả, nơi mắt không nhìn thấy và tai không nghe thấy, có nguy cơ dẫn nhà giáo dục đi sai đường, hướng tới những giải pháp chung chung ít liên quan đến những chủ thể mà họ đang đối diện
Ở điểm này, người ta có thể hỏi: Đâu là ý nghĩa hoặc bản chất của việc lên kế hoạch cố gắng tránh sự cứng nhắc?
Lối thoát cho vấn đề này là cần hiểu rằng lên kế hoạch giáo dục như một hành trình đang bắt đầu và biết đâu là đích đến, nhưng không biết lộ trình và cũng không biết làm thế nào để đạt được mục tiêu.
Về phía những người giáo dục, cần giả thiết một sự linh hoạt và không xác định như khi phân loại các hoạt động giáo dục. Điều đó giống như một sự đánh cược, chắc chắn rất mệt mỏi, nhưng không thể tránh khỏi để không phải quay trở lại với một nền giáo dục đã được định sẵn, lặp đi lặp lại và không đem lại sự thay đổi nào.
Mắt thấy
Trong lãnh vực này, ánh nhìn giáo dục được diễn tả như một công cụ chính yếu của các nhà giáo dục. Phác họa những đặc điểm của ánh nhìn này thật không dễ dàng. Bởi vì nhãn quan sư phạm thì năng động. Nó liên quan chặt chẽ đến những hoàn cảnh cụ thể và những con người đang tăng trưởng. Nó được xây dựng liên tục ngay khi bạn suy nghĩ về nó.
Khi tương quan với người được giáo dục, nhà giáo dục cần giải thích và chỉ ra ý nghĩa của những hành động và lối ứng xử của họ.
Một cách tiếp cận giáo dục chất lượng đòi buộc chúng ta không chỉ đọc từng hành vi riêng lẻ của người được giáo dục nhưng cần đặt chúng vào trong các mối tương quan và bối cảnh mà hành vi đó diễn ra. Cần suy luận trong từng bối cảnh, để nó trở thành một thái độ suy nghĩ thực vốn định nghĩa thực tại ngang qua các mối tương quan với những người khác. Luôn luôn ở mức độ tương quan, điều quan trọng là cần xây dựng một ngôn ngữ chung giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nghĩa là tìm ra những quy tắc có ý nghĩa cách chính xác. Bởi vì chúng được chia sẻ và gắn liền với cuộc sống hàng ngày.
Đó là một sự suy tư về các quy tắc như một bản ghi nhớ cho tất cả các nhà giáo dục và người được giáo dục. Các bản ghi nhớ này giúp chúng ta nhớ lại các hành vi phù hợp có thể sống trong mọi tình huống; chia sẻ chúng với nhóm, với những người lớn. Nó giúp họ cảm thấy chúng là của mình, kết nối với những kinh nghiệm cá nhân và vì thế có thể ghi nhớ các quy tắc đó hiệu quả hơn.
Một ánh nhìn rộng mở
Để có thể cùng các trẻ em và người trẻ xây dựng những con đường phát triển cá nhân chưa từng có trước đó, các nhà giáo dục phải có khả năng mở rộng tầm nhìn. Ý nghĩa của hạn từ này đề cập đến việc “hé mở”, để loại bỏ bất kỳ trở ngại nào đối với tầm nhìn. Cái nhìn mở rộng được nối kết với khả năng mở rộng hơn là thắt chặt lại; đó là một cái nhìn biết dừng lại, chờ đợi, ngừng xét đoán, biết nhìn ra những khả năng mới và những yếu tố mới.
Một cái nhìn rộng mở khi được thể hiện bởi những người lớn thì trở thành một hành động giáo dục thực sự và được những người đang tăng trưởng cảm nhận như một sự tôn trọng và đánh giá. Được quan sát một cách kỹ lưỡng mà không xét đoán sẽ mở ra cho khả năng giao tiếp đích thực. Các nhà giáo dục không thể dự đoán được mọi thứ trong tâm trí của những người trẻ, nhưng họ sẽ khám phá điều đó cùng với các học sinh của mình, những người nhận thức chính họ là tác giả và cũng là diễn viên trong những trải nghiệm của chính họ.
Một cái nhìn rộng mở cũng là viễn tượng: nó đồng hành với hành trình tăng trưởng của trẻ em và người trẻ. Theo nghĩa này, nó đảm nhận cách trọn vẹn giá trị của việc hoạch định kế hoạch giáo dục khởi đi từ những người trẻ ở ngay trước mặt, từ những gì họ đem đến như một nguồn lực và một sự quan tâm. Có thể nói rằng bản kế hoạch đang nghiêm túc xem xét những gì có ý nghĩa đối với những người khác.
Một ánh nhìn đánh giá
Để có thể tưởng tượng bản thân trong tương lai và hoặch định ở hiện tại nhằm xây dựng một tương lai có mục đích và cụ thể, trước hết, người đang trưởng thành cần được nhà giáo dục tin tưởng. Họ cần một ánh nhìn tích cực và khích lệ.
Sự khích lệ tạo điều kiện cho người đang trong tiến trình đào luyện có một trạng thái tâm trí tích cực và năng động, giúp họ tin vào năng lực của chính mình và có khả năng vượt qua các tình huống có vấn đề, không chỉ trong học tập, mà còn trong cuộc sống.
Sự khích lệ không có nghĩa là ca ngợi những nỗ lực đã làm được, mà là một thái độ sâu xa dựa trên tình yêu, sự hiểu biết, sự chấp nhận vô điều kiện và tích cực.
Do vai trò của mình, nhà giáo dục, sẽ không bao giờ có thể thay thế sự giàu có mà một lộ trình giáo dục cống hiến với sự trao ban ngay lập tức mục tiêu cần đạt đến. Các nhà giáo dục được mời gọi để hỗ trợ trẻ em và người trẻ trong những giai đoạn đòi hỏi nhiều nỗ lực nhất, tạo điều kiện cho việc chinh phục các năng lực đạo đức bằng cách đẩy nhanh con đường hướng tới khả năng tự chất vấn và lựa chọn mà không bao giờ có thể chọn lựa khi đứng ở chỗ của mình. Điều quan trọng trong bối cảnh hiện nay là đồng hành cùng những người đang tăng trưởng hướng đến sự phát triển tư duy phê phán và tự lập, có thể xem xét các quan điểm khác nhau, diễn tả và thúc đẩy thực hiện các lựa chọn
Mỗi hành động giáo dục, được nghĩ tới và thực hiện bởi nhà giáo dục là một hành động duy nhất và không thể lặp lại, vì các nhân vật chính trong tình huống đó là duy nhất và không lặp lại. Ý thức về tính duy nhất này cho thấy sự phức tạp của công việc giáo dục và cần thiết phải có sự trưởng thành chuyên môn, niềm đam mê giáo dục và chiều sâu tinh thần.
Câu chuyện có thật:
Yusra Mardini, một cô gái đến từ một quốc gia nơi chiến tranh xảy ra là chuyện bình thường. Cô kể về sự kỳ diệu của một môn thể thao được tạo nên từ ý chí, sự lao nhọc và kiên cường. Một môn thể thao có khả năng trở thành hình mẫu cho người trẻ, có thể thay đổi con người và thế giới.
Câu chuyện bắt đầu với môn bơi lặn và từ các bệ nhảy của một bể bơi Olympic. Nhưng có một điều khác biệt là khi phải nhảy xuống biển vào ban đêm để nỗ lực cứu sống 17 người khác chạy chạy trốn khỏi chiến tranh. Đó là câu chuyện có thật về Yusra Mardini, một người trẻ Syria. Cô là người đã cầm cờ cho đội của những người tị nạn tại Thế vận hội Rio de Janeiro 2016. Bắt đầu thi đấu với bộ môn bơi bướm dài 100 mét, cô giành chiến thắng trong vòng thi đầu tiên nhưng sau đó bị loại tại vòng bán kết. Mặc dù vậy, Yusra hài lòng và nói: “Thật là phi thường. Tôi rất hạnh phúc”.
Cô sẽ có nhiều cơ hội chơi thể thao khác, nhưng những kinh nghiệm đó rất khác với kinh nghiệm của buổi tối năm 2015: “Tôi không thể chết đuối vào ngày hôm đó, vì tôi là một vận động viên bơi lội và tôi còn có một tương lai để theo đuổi”.
Cô kể, hai năm trước vào tháng 8, cô đã trốn thoát khỏi Syria cùng với người em gái để đến được Liban và sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, họ đã liên lạc được với một số kẻ buôn lậu để tìm đường đến Hy Lạp. Họ vừa rời khỏi đó nhưng lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn thuyền của họ và gửi họ trở lại.
Các cô gái đã không bỏ cuộc và thử lại với một chiếc thuyền nhỏ hơn. Tuy nhiên, chiếc thuyền quá tải so với số người. Sau một tiếng rưỡi, thuyền chết máy ngay giữa eo biển Aege vào ban đêm. Chỉ còn một vài dặm nữa sẽ tới đích, nhưng tình thế thật nguy hiểm bởi nước tràn vào và thuyền sắp chìm.
Yusra, Sarah và một cô gái khác biết bơi đã xuống khỏi thuyền và bơi suốt ba tiếng đồng hồ. Họ nỗ lực kéo thuyền về phía bờ biển của một hòn đảo Hy Lạp. Họ làm như thế vì ngoài việc cứu lấy chính mình còn có sự sống của 17 người tị nạn khác trên thuyền. Sau đó, từ Lesbo, họ bắt đầu hành trình Balkan, một chuyến đi tưởng chừng như dài vô tận, đi bộ và bằng tàu hỏa, qua Macedonia, Serbia, Hungary, Áo và cuối cùng là Đức nơi mà chị em Yusra Mardini được chấp nhận cho tị nạn. (Nguồn: https://www.lifegate.it/persone/news/10-storie-migranti).
Mara Borsi (DMA 01/2019)
Sr. Tạ Giang, FMA chuyển ngữ