LỄ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MARIA

Thứ sáu - 07/06/2024 03:03
THỨ BẢY SAU LỄ THÁNH  TÂM CHÚA GIÊSU
LỄ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MARIA
Lc 2, 41-52
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
41Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. 42Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. 43Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. 44Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. 45Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. 46Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. 47Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. 48Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” 49Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” 50Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
51Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.
SUY NIỆM 1: LỄ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ
Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ Trái tim vô nhiễm Đức Maria. Lễ này được Giáo Hội mừng kính ngay sau lễ Thánh tâm Chúa Giêsu. Sở dĩ Giáo Hội sắp đặt như thế là muốn nói với chúng ta điều này: Nếu như Thánh tâm Chúa Giêsu là dấu chỉ tình thương vô biên mà Thiên Chúa dành cho con người, thì Trái tim vẹn sạch Đức Trinh nữ Maria cũng thế, cũng là dấu chỉ của tình yêu, nhưng là tình yêu của Mẹ đối với Thiên Chúa và đối với Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ. Và tất nhiên, khi tôn kính Trái tim vẹn sạch Đức Trinh nữ Maria, Giáo Hội cũng tôn kính tình yêu hiền mẫu của Mẹ đối với toàn thể nhân loại chúng ta.
Thế nhưng, tình thương của Mẹ Maria dành cho con người không ngừng bị xúc phạm. Chính cụ già Simeon đã tiên báo về một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Mẹ, và điều đó đã xảy ra đúng như vậy. Dưới chân thập giá, nhân loại đã làm cho trái tim Mẹ rướm máu khi họ ra tay giết chết Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ. Điều ấy đã làm cho Mẹ phải đau khổ biết là dường nào.Trong sứ điệp tại Fatima, Mẹ Maria đã tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Mẹ đã bị tội lỗi của thế gian gây nên biết bao thương tích, khi Mẹ phải tận mắt chứng kiến nhân loại chính là con cái của Mẹ tàn giết nhau trong cuộc thế chiến thứ nhất.
Thế nhưng dù nhân loại có thánh thiện hay tội lỗi, có giàu sang hay nghèo hèn, có khoẻ mạnh hay bệnh tật, Mẹ Maria đều đón nhận mỗi chúng ta như người con trọn vẹn của Mẹ. Mỗi người chúng ta đều được Mẹ Maria dành cho tất cả tình thương như Mẹ đã dành cho Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta đều được Mẹ Maria dành cho một chỗ đặc biệt trong trái tim của Mẹ.Trái tim của Mẹ Maria êm ái và ngọt ngào như vậy đó thưa anh chị em.
Khi cho chúng ta chiêm ngắm lại trái tim vẹn sạch và từ ái của Mẹ Maria hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy mang lấy 4 tâm tình này: Thứ nhất, chúng ta hãy tạ ơn Chúa Giêsu vì dưới chân thập giá Ngài đã trao ban nhân loại chúng ta Cho Mẹ chăm sóc giữ gìn. Thứ hai, chúng ta hãy cám ơn Đức Mẹ vì Mẹ đã yêu thương ta như chính con ruột của mình. Thứ ba, mỗi người hãy đặt trọn niềm tin tưởng cậy trông phó thác vào Mẹ, và hãy siêng năng chạy đến với Mẹ để được Mẹ nâng đỡ ủi an. Và sau cùng, mỗi người đừng quên cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt mân côi, sùng kính Trái tim Mẹ, theo như lời Mẹ dặn. Amen.
Lm. Antôn

SUY NIỆM 2:  MẸ GHI NHỚ MỌI SỰ TRONG LÒNG 
Trước thái độ và lời nói của Chúa Giêsu, Mẹ Maria ghi nhớ trong lòng. Mẹ “ghi nhớ” chứ không “để bụng.” Ghi nhớ và để bụng khác nhau. Mẹ ghi nhớ để chiêm ngắm, tìm hiểu và thi hành. Mẹ ghi nhớ tất cả những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc đời Mẹ. Từ đó Mẹ nghiệm ra được tình yêu của Thiên Chúa dành cho Mẹ, để rồi Mẹ nhận ra ý của Thiên Chúa mà thi hành.
Chúng ta thường “ghi nhớ” hay “để bụng”? Trong cuộc đời này chúng ta càng “ghi nhớ” nhiều thì càng bình an và vui vẻ, nhưng càng “để bụng” nhiều thì mất bình an và đau khổ. Chúng ta nên khắc ghi tình yêu thương xót mà Thiên Chúa dành cho chúng ta và ghi nhớ tình thương chân thành của biết bao nhiêu người xuất hiện trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, thường chúng ta không ghi nhớ những điều trên mà lại để bụng những lần Chúa im lặng khi cầu xin điều gì mà không được như ý; để bụng những lời nói hay hành động của những người mà chúng ta không thích hoặc họ gây tổn thương đến mình; và nhất là chúng ta để bụng cả những tội lỗi yếu đuối của chính mình để rồi đưa đến sự mất bình an, mất niềm tin và bị thất vọng.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn sống như Mẹ Maria, trong trái tim của chúng con chỉ ghi nhớ tình yêu của Chúa và tình thương của mọi người dành cho mình để chúng con cũng biết yêu Chúa và thương người như vậy. Amen.
Lm. Laurenso Quốc Huy

SUY NIỆM 3: HÃY TÔN SÙNG MẪU TÂM
Tháng Năm, tháng Đức Bà, tháng Sáu, Tháng Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su và các Linh Mục. Điều này là do mối liên hệ với Lễ Trọng kính Mình Thánh Chúa dẫn đến Lễ Trọng kính Thánh Tâm hầu như luôn luôn được cử hành vào tháng Sáu. Tiếp liền sau lễ Thánh Tâm, Giáo Hội cử hành lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vào ngày thứ Bảy sau Chúa nhật II lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, cho thấy việc đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su đi liền với việc đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
Trái tim vẹn sạch Đức Bà Ma-ri-a hay Trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Ma-ri-a hay Khiết tâm Đức Bà Ma-ri-a là dấu chỉ và biểu tượng nói lên sự thương cảm và vô tội của mẹ Ma-ri-a. Đó cũng là một biểu tượng để các ki-tô hữu tôn sùng.
Lòng sùng kính Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ là một truyền thống cổ xưa, gắn liền với với đoạn văn trong Tin Mừng Thánh Lu-ca nói đến trái tim của Đức Ma-ri-a: “Ma-ri-a giữ kỹ mọi điều ấy và hằng ngày suy nghĩ trong lòng” (Lc 2,19) ; “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà” (Lc 2, 35). Dịp Chúa giáng sinh tại Bêlem và dịp Chúa bị lạc năm 12 tuổi (Lc 2,51) là hai dấu mốc Mẹ ghi nhớ trong tim để suy gẫm. Các Thánh Giáo Phụ cũng như nhiều vị thánh khác và các đức giáo hoàng đã coi những lời Kinh Thánh trên tuy ngắn gọn, nhưng là nền tảng chính yếu cho lòng tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ. Bởi nó chứa đựng tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Ma-ri-a, Mẹ Chúa Giê-su với trái tim của một người mẹ đối các linh mục nói riêng và nhân loại nói chung.
Ý nghĩa hình, tượng trái tim Đức Mẹ
Nhìn vào ảnh, tượng trái tim Đức Mẹ do các họa sĩ, nghệ nhân đắp, chúng ta thấy trái tim Đức Mẹ nằm bên ngoài cơ thể. Điều này muốn nói đến tình yêu vô tận của Mẹ dành cho loài người lớn lao như thế không thể giấu được bên trong được. Một bàn tay Mẹ nâng trái tim lên và bàn tay chỉ về trái tim ấy, nghĩa là Mẹ muốn trao trái tim của mình cho bất cứ ai đang chiêm ngắm ảnh tượng trái tim Mẹ. Phía trên trái tim Đức Mẹ có ngọn lửa bừng cháy, nhấn mạnh đến tình yêu Mẹ dâng hiến cho Thiên Chúa và dành cho loài người.
Trái tim Mẹ có bông hồng bao quanh, một số bức tranh còn xuất hiện hoa lily tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch của Mẹ, ơn vô nhiễm nguyên tội, đã tạo ra nơi Mẹ một trái tim rất vẹn sạch. Trái tim có thanh gươm đâm thâu qua ám chỉ (“một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”), và gợi lên những đau khổ mà Mẹ phải chịu trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong lúc Mẹ thấy con mình là Chúa Giê-su bị đóng đinh.
Cuối cùng là chùm tia sáng bao quanh trái tim Mẹ, gợi nhớ đến đoạn văn trong sách Khải Huyền 12,1, trong đó mô tả Đức Mẹ như “một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời.”
Lịch sử ngày lễ
Lòng sùng kính Trái Tim Đức Ma-ri-a đã có trong Giáo Hội từ thời các Giáo Phụ. Trong Giáo Hội, có những vị thánh sùng kính cách đặc biệt như, Thánh Anselmô, nhà thần học Eadmer, Thánh Bênađô, và nhà thần học Hugh St. Victor khởi đầu sùng kính Trái tim Đức Mẹ. Rồi Thánh Mechtilđê, Thánh Giêtruđê, Thánh Brigitta, nhất là Thánh Bênađinô là “tiến sĩ của Trái tim Mẹ”, cổ võ phong trào sùng kính Trái tim Đức Mẹ.
Thánh Anselmô, nhà thần học Eadmer, Thánh Bênađô, và nhà thần học Hugh St. Victor khởi đầu sùng kính Trái tim Đức Mẹ. Rồi Thánh Mechtilđê, Thánh Giêtruđê, Thánh Brigitta, nhất là Thánh Bênađinô là “tiến sĩ của Trái tim Mẹ”, tiếp tục phong trào sùng kính Trái tim Đức Mẹ.
Đến thế kỷ XVII, lòng sùng kính Trái tim Mẹ mới được phổ biến rộng rãi do Thánh Euđê mà Đức Thánh Piô X gọi là “sư phụ, là tiến sĩ và là tông đồ” của Phụng vụ sùng kính hai Thánh Tâm Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a.
Năm 1648, nhiều Giám mục nước Pháp ban phép mừng lễ Trái tim Mẹ trong giáo phận vào ngày mồng 8 tháng 2. Năm 1799, tất cả các nhà thờ giáo phận Palermô nước Ý được mừng lễ này. Năm 1855, dưới triều đại Đức Piô IX, giờ kinh và Thánh lễ đã được Thánh bộ Lễ nghi chấp thuận.
Với biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fa-ti-ma năm 1917 với ba trẻ mục đồng, Jacinta, Franciscô và Lucia và ban hành mệnh lệnh “Tôn sùng Trái tim Đức Mẹ”. Lòng sùng kính này lan rộng với sự phê chuẩn của Tòa Thánh vào năm 1942, kỷ niệm 25 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fa-ti-ma, Giáo hoàng Piô XII đã dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ và kêu mời mọi người dâng mình cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ. Năm 1945, ngài chính thức thành lập lễ “Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ” vào ngày 22 tháng 8. Theo chiều hướng canh tân Phụng vụ, năm 1969, Đức Phao-lô VI đổi lễ này vào ngày thứ Bảy sau lễ Thánh Tâm tuần Chúa nhật II sau lễ Hiện Xuống. Đỉnh điểm là Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã ấn định Lễ Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Ma-ri-a như là một Lễ Nhớ buộc trong lịch Phụng Vụ chung của Giáo hội Rô-ma vào năm 1996. Vào ngày mồng 08 tháng 10 năm 2000, trong khuôn khổ của Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã tận hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên tội Mẹ Ma-ri-a.
Lời Các Thánh Hội về việc sùng kính Trái tim Mẹ
– Thánh Giê-rô-ni-mô: Không trí khôn thụ tạo nào, không trái tim thụ tạo nào, không sức lực nhân loại nào có thể biết được Trái Tim Mẹ Ma-ri-a yêu mến Chúa chúng ta đến mức nào.
– Thánh Bê-na-đô: Tình Chúa yêu thương chiếm trọn Trái Tim Mẹ Ma-ri-a, đến nỗi Trái Tim Mẹ đầy tràn tình yêu, vì Thiên Chúa không làm bùng lên tình yêu trong trái tim nào khác như trong Trái Tim Rất Thánh Nữ Trinh. Và vì Mẹ thoát khỏi mọi dính bén thế tục để Mẹ lãnh nhận được ngọn lửa thánh này.
– Thánh A-ma-đê-ô: Tình yêu tự nhiên đối với Chúa là Con Mẹ, và tình yêu siêu nhiên đối với Chúa là Thiên Chúa của Mẹ đều qui tụ trong Trái Tim Mẹ Ma-ri-a.
– Thánh Bê-na-đi-nô: Đức Nữ Trinh hiển vinh không lặp lại những tác động yêu mến như các thánh, vì trọn cuộc đời Mẹ là một tác động yêu mến liên lỉ do một đặc ân Mẹ luôn luôn yêu mến Thiên Chúa.
– Thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô: Mẹ Ma-ri-a trung thành yêu mến Thiên Chúa trong những giờ phút đen tối nhất và tuyệt vọng nhất, đặc biệt trên đồi Canvê. Mẹ tới một mức độ yêu mến hoàn hảo nhất, cao cả nhất. Điểm căn bản là tâm hồn Mẹ tan hòa kết hợp với Chúa và chỉ yêu mến duy một Thiên Chúa trong mọi sự và mọi nơi.
– Thánh Tô-ma Kem-pi: Chúng ta có thể tìm một nơi náu ẩn nào có bảo đảm hơn Trái Tim từ bi Mẹ Ma-ri-a? Người khốn khó tìm được sự cứu giúp, kẻ ốm liệt tìm được thuốc thang, người sầu khổ tìm được sự ủi an, người xao xuyến tìm được lời khuyên răn, kẻ thất vọng tìm được sự trợ phù.
– Thánh Tô-ma Villanova: Bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi mà ông Môisen trông thấy, là hình ảnh đích thực Trái Tim Mẹ Ma-ri-a.
– Thánh Euđê: Trái tim Mẹ Maria là Trái tim Giáo hội chiến đấu, Giáo hội tẩy luyện và Giáo hội vinh thắng.
– Thánh Gio-an Ma-ri-a Vianney: Chúa Con có đức công bình của Người, Mẹ không có gì, chỉ có tình yêu là Trái tim của Người. Không có ơn nào từ trời xuống mà không qua tay Mẹ.
– Thánh Eymard: Ai muốn hiểu biết những bí nhiệm thẳm sâu tình yêu Thiên Chúa, và những nhân đức kín nhiệm Thiên tính Chúa Giê-su, thì phải học trong bức gương trong suốt Trái tim Vô nhiễm Mẹ Ma-ri-a.
Giáo huấn của Giáo Hội
– Đức Pi-ô XII: Tình Hiền Mẫu của Trái Tim Mẹ Ma-ri-a gần như vô biên. Tâm hồn Mẹ đầy tình hiền ái nồng nàn nhất. Trong giờ phút bi thảm của lịch sử loài người này, chúng con phó thác và hiến dâng chúng con cho Trái Tim Vô nhiễm Mẹ.
– Đức Phao-lô VI: Một lễ rất được người đạo đức thời nay yêu quí theo chiều hướng mới lấy tình thương xoá bỏ hận thù. Đó là lễ Trái tim Đức Mẹ.
– Đức Gio-an Phao-lô II: Trái tim Mẹ Ma-ri-a đã luôn luôn theo sát sự nghiệp Con mình, và cũng đập cùng một nhịp thương mến đối với tất cả những ai mà Đức Ki-tô đã và đang ấp ủ trong tình thương mến vô biên của Ngài.
– Trái tim Vô nhiễm Mẹ Ma-ri-a đã mở ra khi Chúa nói: “Hỡi Bà, này là con Bà”. Một cách thiêng liêng, Trái tim Mẹ đi gặp gỡ Trái tim Con Mẹ đã mở ra khi bị lưỡi đòng của người lính đâm thâu. Trái tim Mẹ mở ra vì cùng một tình yêu thương người ta và thế giới mà Chúa Ki-tô đã yêu thương, đã tự hiến trên cây Thánh giá.
Ý nghĩa của ngày lễ
Mừng lễ Trái tim Vô nhiễm Nguyên Tội Mẹ Ma-ri-a. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng Trái tim Mẹ vẹn tuyền thanh sạch, đầy tình yêu thương, trọn lành thánh thiện, trung thực phản ảnh ưu phẩm toàn mỹ, toàn thiện, toàn ái của Ba Ngôi Thiên Chúa, để chúng ta nhìn thẳng vào quả tim tội lỗi sắt đá của chúng ta, xin Trái tim Vô nhiễm Mẹ cải hoá quả tim chúng là với những tâm tình tốt lành thánh thiện.
Chúng ta chúc tụng Trái tim Mẹ luôn qui hướng về Chúa, luôn kết hợp mật thiết với Chúa. Và xin Mẹ dạy chúng ta đón nhận Chúa thế nào vào đời sống chúng ta. Xin Mẹ dạy chúng ta biết đói khát Chúa và biết sống chính sự sống và lời Chúa.
Chúng ta tôn vinh Trái tim Mẹ là đền thờ sống của Chúa Thánh Thần, là cung thánh của Con Thiên Chúa hằng hữu. Xin Mẹ biến đổi quả tim ô nhơ của chúng ta thành trung tâm tôn thờ cho Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Chúng ta ngợi khen Trái tim Mẹ thẳm sâu khiêm nhượng đã đưa Mẹ vào mầu nhiệm Nhập Thể Cứu chuộc của Chúa, và vào đời sống Giáo hội. Xin Mẹ dẫn đưa chúng ta gia nhập công trình Cứu chuộc của Chúa và vào công cuộc Tông đồ của Giáo hội.
Sau cũng chúng ta ca tụng Trái tim Mẹ dạt dào tình Hiền Mẫu êm ái ngọt ngào trong phẩm chức Mẹ Thiên Chúa và Mẹ toàn thể loài người chúng ta. Xin Mẹ ban cho chúng ta lòng thiết tha yêu mến Chúa, yêu mến Mẹ và đậm đà yêu thương mọi người.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
SUY NIỆM 4:
Giáo Hi Công Giáo thường trích dn Li Chúa trong Cu Ước đ xây dng hình nh Đc Maria – người n tỳ đy ân phúc ca Thiên Chúa, như trong sách tiên tri Isaiah 61, 10 đã từng nói: “Tôi hn h vui mng trong Chúa, và lòng tôi hoan h trong Chúa tôi, vì Người đã mc cho tôi áo phn ri và choàng áo công chính cho tôi, như tân lang đu đi triu thiên, như tân nương trang sc bng ngc bo. Như đt đâm chi, như vườn ny lc, Chúa cũng làm phát sinh công chính và li ca tng trước mt muôn dân.” Thế nên, ngày l hôm nay chúng ta mng kính s tinh tuyn ca trái tim vẹn sạch của m, như mt người tôi t được Thiên Chúa yêu thương cách đc bit!
Phong trào sùng kính trái tim vỗ nhiễm M Maria được khởi đi trong Giáo Hội hu như cùng lúc vi vic tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thế nhưng, giữa hai ngày lễ về hai trái tim rất thánh này li có s khác bit rõ ràng.
Nếu vic tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu như là s din t hu hình tình yêu mãnh lit Thiên Chúa dành cho loài người, thì vic sùng kính Trái Tim Vô Nhim Đc Maria lại tp trung vào tình yêu của M Maria dành cho Chúa Giêsu, người con yêu dấu ca M, và qua đó Mẹ vươn ti cùng Thiên Chúa Cha.
Như vậy, vic sùng kính Trái Tim Vô Nhim M Maria không dng li vic lành đo đc, nhưng sâu xa hơn, nó còn giúp ta khám phá ra cách thc tt nht và hu hiu nht đ ta đáp tr tình yêu ca Thiên Chúa dành cho chúng ta. Như Giáo Hi vn thường dy chúng ta, qua vic tôn kính Đc Maria, các tín hu luôn được M dn đưa đến gn hơn vi Thiên Chúa. Điều này nhằm chống lại các lạc thuyết cho rằng các tín hu thn thánh hoá M hay tôn th M Maria đến mức đặt người ngang hàng với Thiên Chúa.
Khi chúng ta tôn kính trái tim vô nhim ca M, chúng ta nhìn nhn nơi M mt cách thc c th đ yêu mến Thiên Chúa trong vic tôn th Người. Tôn vinh trái tim tinh tuyn ca M là ta đang tôn vinh chính con người đã được Thiên Chúa thương tuyn chn làm M Đng Cu Thế.
Tôn vinh trái tim vô nhim ca m, ta được mời gọi nhìn nhn s thánh thin và tình yêu mãnh lit có mt không hai mà m đã dành cho Con Thiên Chúa làm người, Đấng mang trong mình dòng máu ca m. S thánh thin và tình yêu mãnh lit đến ni làm cho m sn sàng cng tác hoàn toàn vô điu kin vào chương trình cu đ nhân loi ca Thiên Chúa, qua việc làm người và cuc t nn, Phc sinh ca Đc Kitô.
Lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhim M Maria khi ta bt chước sng theo gương sáng ca M, còn làm cho ta tr nên kết hip mt thiết hơn vi Thiên Chúa. Thế nên, tôn vinh Trái Tim Vô Nhim M, ta được ơn thánh hoá bn thân mi ngày, hu giúp chúng ta bt phn bt xng khi ta đón nhn Thiên Chúa trong Bí Tích Thánh Th.
Như thế, khi chúng ta mng kính l Trái Tim Vô Nhim ca M Maria, chúng ta cũng phi bt chước M, nhit thành trong vic đáp tr li tình yêu ca Thiên Chúa đã dành cho ta, qua chính s đơn sơ phó thác và vâng phc Thiên Chúa trong mi hoàn cnh cuc đi. Đng thi ta cũng được kêu gi thánh hoá bn thân mi ngày cho Trái Tim cc sch ca m, qua vic ăn năn thng hi ti li mình đã phm.
Ly M Maria, xin hãy giúp chúng con luôn biết noi theo gương M, sng cuc đi trong sch đ sau này chúng con cũng s được chia s hnh phúc vĩnh cu vi m trên quê tri. Amen.
Fr. J.J. Duong Duc Nghia,OCD
SUY NIỆM 5:
Xâm mình (xâm những hình ảnh trên thân thể) đang là mốt thời thượng của giới trẻ. Họ xâm trên mình nhiều hình ảnh hết sức lạ mắt và cho rằng xâm mình như vậy mới là “dân chơi”, mới là “sành điệu”. Có bạn trẻ xâm trên ngực hình trái tim bị một mũi tên xuyên qua đang rỉ máu với hàng chữ minh họa “hận tình đen bạc” hoặc “hận đời”…..
Khi nhìn trái tim rỉ máu ấy tôi liên tưởng đến 2 trái tim cũng bị đâm thâu: Một trái tim mà chúng ta mới mừng lễ hôm qua bị xé rách do lưỡi đòng của quân lính – Thánh Tâm CGS - và một trái tim bị đâm thâu do lưỡi gươm ác nghiệt mà Ông già Simêon đã tiên báo (Lc 2, 35b) – trái tim vô nhiễm Đức Mẹ mà chúng ta mừng lễ hôm nay.
Điểm khác biệt của 2 trái tim này với trái tim trên ở chỗ : 2 trái tim này bị đâm thâu và loang máu không phải vì “hận tình” và “hận đời” mà là vì “yêu Trời, yêu đời và yêu người”.
Sau khi Nguyên Tổ sa ngã, dù con người đã phạm tội chống lại Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương Ađam và Evà. Người muốn họ và tất cả loài người phát xuất từ hai ông bà được sống trong tình nghĩa với Người nên đã sai Đấng Cứu Chuộc đến để giao hòa con người với Thiên Chúa (St 3,15) và phục hồi tình trạng ơn thánh cho chúng ta (Sách GL của HTCG).
Thế là trái tim thứ I có sứ mạng tuân hành thánh ý Thiên Chúa Cha, nhập thể và nhập thế để trở nên của lễ đền tội cho nhân loại: “Này con đây, con đến để thực thi ý ngài” (Dt 10, 8-9). Nhưng để có thể xuất hiện trong cuộc đời này, trái tim thứ I rất cần có sự cộng tác của trái tim thứ II để cho thánh ý được nên trọn. Thiên Chúa không phải chờ lâu, trái tim thứ II đã mau mắn đáp lại tiếng mời gọi của Sứ Thần Gabriel: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền” (Lc 1, 38).
Và bắt đầu từ đó, hai trái tim hòa quyện với nhau, trở nên một tâm tình, một ý chí và một lòng mến: yêu Trời (Chúa Cha), yêu đời (chấp nhận và thực thi sứ mạng của mình) và yêu người (vì yêu thương nhân loại), đến nỗi ta không bao giờ có thể tách biệt 2 trái tim ấy ra.
Có lẽ chính vì ý thức như vậy nên liền sau lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Hội mừng lễ trái tim vô nhiễm Mẹ Maria để muốn nói lên rằng Mẹ và Con Yêu Dấu của Mẹ đã liên kết với nhau chặt chẽ, đã đồng tâm nhất trí với nhau, đã một lòng một ý vâng lời Thánh ý Thiên Chúa Cha và hoàn toàn dâng hiến cho nhân loại. Có lẽ không có hình ảnh nào cao cả cho bằng hình ảnh Mẹ Maria đứng dưới chân Thánh Giá. Chính lúc lưỡi đòng đâm thâu trái tim Con của Mẹ thì cũng là lúc trái tim Mẹ nát tan. Có lẽ để chứng thực điều đó nên vào ngày 13/6/1929, khi hiện ra với Chị Lucia, Mẹ đã cho Chị nhìn thấy trái tim của Mẹ bốc lửa và bị vòng gai quấn chung quanh, bên cạnh là Thánh Giá Chúa Giêsu lơ lửng trên trần nhà nguyện.
Bạn thân mến, Mẹ Maria đang mời gọi mỗi người chúng ta cũng hãy gắn chặt và liên kết trái tim chúng ta với Thánh Tâm Chúa qua trung gian trái tim vẹn sạch của Mẹ. Điều kiện để được liên kết đó là hãy yêu như Chúa và Mẹ yêu, hãy sống như Chúa và Mẹ sống, hãy hy sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tha nhân như Chúa và Mẹ đã làm. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Đức Ngọc
 
SUY NIỆM 6:
Trong các lễ nhớ dành riêng cho Mẹ Maria liên quan tới lễ Đức Mẹ Lộ Đức, có lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Kiểu nói ”trái tim vô nhiễm” mới có sau này, và trở thành thông dụng sau khi Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố tín lý Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1854. Trước đó có các kiểu nói thông dụng như ”trái tim rất thanh sạch”, hay ”trái tim rất vẹn tuyền”, hoặc ”trái tim rất thánh” Đức Mẹ Maria...
Việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ được dựa trên nền tảng Phúc Âm: “Maria ghi nhớ những điều này và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19), và “Còn Mẹ Ngài thì ghi nhớ những điều này trong lòng” (Lc 2, 51). Trong Cựu Ước, trái tim được xem là biểu tượng thẳm sâu trong tâm lòng con người, là trung tâm của mọi chọn lựa và cam kết. Còn đối với nhân loại thì đó là biểu tượng của tình yêu. Trong sách Đệ Nhị Luật ta đã nghe rằng: “Ngươi hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết tâm lòng, hết sức lực và trí khôn ngươi.” (Đnl 6,5).  Trong Tin Mừng theo thánh Máccô thì khi các biệt phái chất vấn Đức Kitô về giới răn nào là trọng nhất, Ngài đã nhắc lại đoạn Kinh Thánh này để trả lời cho họ (Mc 12, 29-33).
Chính Trái Tim Mẹ đã đáp trả bằng tiếng “Xin vâng” với Thiên Chúa khi được sứ thần Gabrien truyền tin. Do sự ưng thuận vì tình yêu, Mẹ Maria trước hết đã cưu mang Đức Giêsu trong trái tim mình và rồi cũng cưu mang trong cung lòng của Mẹ.
Theo lịch sử, việc tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ được tìm thấy đầu tiên vào thế kỷ 12 với nhiều sử gia như Thánh Anselm (1109) và Thánh Bernard thành Clairvaux (1153) là thánh viết rất tài tình về việc tôn sùng thánh thiện này. Thánh Bernadine thành Siena (1380-1444) đã được gọi là Tiến Sĩ về lòng sùng kính Trái Tim Mẹ vì những trước tác về Trái Tim Mẹ. Ngài viết, “từ trái tim Mẹ, như lò lửa của Tình Yêu Rất Thánh, Đức Trinh Nữ Maria đã nói lên ngôn ngữ tuyệt vời nhất của một tình yêu mãnh liệt.” Thánh John Eudes (1601-1680) qua các bài viết của Ngài đã giúp khơi lại lòng sùng kính này. Đức Thánh Cha Lêô XIII và Piô X gọi ngài là “cha, thầy dạy và là tông đồ phụng vụ lòng sùng mến Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria”. Thánh John Eudes và những người theo ngài đã dành ngày 8 tháng 2 trong khoảng năm 1643 để kính nhớ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Về sau, Đức Piô VII cho mở rộng ngày mừng kính này để các giáo xứ hoặc hội đoàn nào muốn tôn sùng thì cũng được phép.
Việc tôn sùng Trái Tim Mẹ Maria có một truyền thống đẹp đẽ hơn nữa qua tấm ảnh đeo của Thánh Catarina Laboure năm 1830 và việc hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima từ ngày 13 tháng 5 đến 13 tháng 10 năm 1917. Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ là Jacinta, Phanxicô và Luica tại Fatima, Bồ Đào Nha. Trong ngày 13 tháng 7, Mẹ đã cho các trẻ này biết rằng ''để cứu những người tôi lỗi, Thiên Chúa đã ước ao thiết lập việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ''. Toàn bộ lời nhắn nhủ của Mẹ là một lời cầu nguyện, thống hối và bằng những việc hy sinh, đền bù phạt tạ Thiên Chúa về những xúc phạm đến Ngài.
Vào năm 1942, kỷ niệm 25 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Đức Thánh Cha Piô XII đã dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Cũng vào năm ấy, ngài đã chọn mừng lễ này vào ngày 22 tháng 8, một tuần sau lễ Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời. Ngày 4 tháng 5 năm 1944, ngài loan báo mở rộng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm cho Giáo Hội hoàn vũ. Với những cải cách về phụng vụ trong Công Đồng Vatican II, lễ kính Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ được dời về một ngày ngay sau Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chính là ngày  thứ bảy sau chúa nhật thứ hai sau Lễ Hiện Xuống.
Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria để cưu mang Đấng Cứu Thế, để cộng tác cho công trình cứu chuộc của Người. Công trình này xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa. Đức Maria đã cộng tác với Thiên Chúa để mang tình yêu của Người cho nhân loại. Chúa cũng mời gọi sự cộng tác của mỗi người chúng ta. Mỗi người đều có một vai trò và vị trí đặc biệt trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Điều Thiên Chúa cần nơi mỗi người chúng ta là noi gương Mẹ Maria, luôn sẵn sàng vâng phục thánh ý của Chúa.
Phêrô Dương Hải Văn SDB

SUY NIỆM 7:
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả(Lc 1, 49) “Lạy Chúa, được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban" (Tv 12, 6). Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Người (St 1, 26 - 27 ). Mẹ Maria vốn được Thiên Chúa yêu thương tuyển lựa giữa muôn vàn người nữ, Mẹ đã trở nên đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa, nghĩa là Mẹ đã nên hình ảnh của Thiên Chúa về lòng trung tín, nhân từ và lòng xót thương vô biên đối với mọi người. Vì thế, Thiên Chúa đã làm cho Trái Tim Mẹ Maria trở thành cung điện xứng đáng cho Chúa Thánh Thần, cho Con Một Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô ngự trị.
TRÁI TIM CỦA MẸ MARIA: TRÁI TIM TÌNH YÊU:
Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Mẹ của Chúa Giêsu vì thế trái tim của Mẹ đã hoàn toàn hiến tế, thuộc trọn về Chúa, Mẹ đã để cho Thiên Chúa hoàn toàn sử dụng Mẹ cho tình yêu của Người và để cứu rỗi nhân loại. Thánh Công Đồng Vaticanô II viết: “Đức Nữ Trinh Maria đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn và thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian, lúc Thiên Thần Gabrien truyền tin cho Mẹ” (LG 53). Trong tông thư Đấng Cứu Độ con người, số 22, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận định: “Chúng ta có thể nói mầu nhiệm cứu độ đã thành hình nhờ Trái Tim Đức Trinh Nữ thành Na-gia-rét khi Maria thưa lời xin vâng. Từ giây phút đó, Trái Tim Trinh Khiết Từ Mẫu ấy luôn luôn theo sát công cuộc của Con Mẹ và vươn đến với tất cả những ai được Chúa Kitô ôm ấp và tiếp tục ôm ấp trong tình yêu vô cùng của Người”. Như Chúa Giêsu trên thập giá, Mẹ Maria đã hiến tế con tim tình yêu vẹn toàn của mình cho Thiên Chúa, trái tim của Mẹ đã rộng mở để đón nhận mọi người. Người lính đâm cạnh sườn của Chúa Giêsu khi Người bị treo trên thập giá, tức thì nước và máu chảy ra, từ nơi đó phát sinh các bí tích. Trái tim hiền mẫu của Mẹ Maria cũng luôn mở rộng để cùng với Chúa Giêsu qui tụ mọi người, để ơn cứu độ của Chúa đến với mọi người. Mẹ Maria với trái tim vẹn toàn, trinh trong đã cống hiến cho công tình cứu rỗi của Chúa và góp phần xây dựng Hội Thánh trần thế. Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng của thánh Gioan: “Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” (Ga 15, 13) đã minh chứng tình yêu của Chúa là tình yêu vĩnh cửu, vô vị lợi, xả kỷ. Mẹ Maria với trái tim vẹn toàn là dấu chỉ tuyệt vời và cao đẹp nhất dẫn nhân loại và từng người đến tình yêu của Thiên Chúa Cha. Trái tim của Mẹ Maria là trái tim tình yêu vì Mẹ đã sống trọn tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, Con của Mẹ.
MARIA ĐÃ LUÔN TUÂN THEO Ý THIÊN CHÚA:
Thiên Chúa qua sứ thần Gabrien đã gọi đích danh Maria: Mẹ đã thưa xin vâng không chút đắn đo, không chút do dự khi được sứ giả của Thiên Chúa giải thích. Maria đã nói lời xin vâng tuân theo ý Chúa. Suốt cuộc đời của Mẹ là lời thưa vâng, đáp trả tình yêu của Thiên Chúa. Đời của Mẹ là bài ca cảm tạ, tri ân không ngừng. Mẹ đã giữ kỹ những điều Mẹ đã cảm nghiệm và suy đi nghĩ lại trong lòng (Lc 2, 51). Cuộc đời của Mẹ là hồng ân quí giá nhất Chúa trao cho nhân loại. Qua tác động của Chúa Thánh Thần, cuộc đời của Mẹ trở nên kiệt tác tình yêu và khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì Mẹ luôn làm theo ý Thiên Chúa, nên nhân loại muôn đời sẽ khen Mẹ là người đầy ân sủng: Mẹ đã để Thiên Chúa hoàn toàn sử dụng cho tình yêu của Ngài và để góp công vào công trình cứu rỗi nhân loại. Tình yêu tự hiến của Mẹ chìm sâu trong mầu nhiệm cứu độ và làm cho cuộc sống Giáo Hội được triển nở phong phú.
Đức Thánh Cha Piô XII vào ngày 31 tháng 10 năm 1942, nhân kỷ niệm 25 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, đã dâng hiến nhân loại và toàn thể gia đình Kitô giáo khắp thế giới cho Trái Tim Đức Mẹ và ngày 04 tháng 5 năm 1944, Ngài truyền cho Giáo Hội mừng lễ kính Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
“Lạy Thiên Chúa chí thánh, Chúa đã làm cho Trái Tim Đức Trinh Nữ Maria nên cung điện xứng đáng của Chúa Thánh Thần; vì lời Đức Trinh Nữ chuyển cầu, xin thương giúp chúng con cũng trở nên đền thờ Chúa ngự” (Lời nguyện nhập lễ, lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ)
           
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây