Tĩnh Tâm Mùa Chay Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết

Thứ tư - 30/03/2022 23:37
Tĩnh Tâm Mùa Chay Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết

Hôm nay, ngày thứ tư sau Chúa nhật IV Mùa Chay, quý Linh mục và Phó tế trong Giáo Phận tham dự tĩnh tâm Mùa Chay qua zoom.

Mỗi Giáo Hạt tề tựu theo cụm. Riêng Giáo Hạt Đức Tánh có 27 cha tề tựu tại Nhà thờ Chính tâm. Anh em lâu ngày gặp gỡ, hân hoan tay bắt mặt mừng hàn huyên chia sẻ.

Chương trình chung

08g00 : Các cha gặp nhau theo nhóm tại mỗi giáo Hạt
– Khai mạc tĩnh tâm theo nhóm – Lần Chuỗi Mân Côi.
08g30 : Vào Zoom – Đức Cha giảng
09g00 : Các Giáo hạt sinh hoạt theo Nhóm:
– Xưng tội
– Trao đổi mục vụ, chia sẻ hiệp hành.
– Cơm trưa
– Kết thúc

Bài giảng của Đức cha Giuse - Tĩnh Tâm Mùa Chay 2022 cho các linh mục Phan Thiết
Zoom meeting 30.03.2022



Kính thưa quý cha
IMG 7973

1. Mùa Chay được gọi là thời gian Sám Hối, quay trở lại với Chúa để đón nhận hồng ân Cứu độ qua sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Một cách cụ thể, các bài đọc trong suốt Mùa Chay, được Giáo Hội sắp xếp như một hành trình giúp chúng ta quay trở về với Chúa.
Trong buổi tĩnh tâm hôm nay, tôi xin được chia sẻ với các cha 8 hình ảnh mà phụng vụ của giáo hội đã trình bày trong 8 ngày từ chủ nhật thứ hai Mùa Chay cho đến chủ nhật thứ 3 Mùa Chay, như là một hướng dẫn trong hành trình trở về với Chúa.

2. 8 hình ảnh này có thể được chia làm 4 nhóm:
- 2 hình ảnh đầu trình bày về Chúa
- tiếp đến, 2 hình ảnh trình bày về những con người thật
- sau đó, 2 hình ảnh trình bày về những con người qua 2 dụ ngôn
- cuối cùng là hình ảnh về Thánh Giuse (lễ thánh Giuse năm nay vào ngày thứ bảy) và hình ảnh về 2 biến cố thời sự.

3. Trong 2 hình ảnh về Chúa, hình ảnh đầu tiên trong CN 2 Mùa Chay là hình ảnh Chúa Biến hình với 3 chi tiết :
- chi tiết thứ nhất là hình ảnh Chúa biến hình sáng láng, rực rỡ.
- chi tiết thứ hai là hình ảnh Mô-sê và Ê-li-a, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giê-ru-sa-lem.
- chi tiết thứ ba là Phêrô muốn làm 3 lều để ở lại với Chúa cùng với Mô-sê và Ê-li-a trong bối cảnh vinh quang này.

Qua trình thuật biến hình này, Lời Chúa muốn nói gì với tôi hôm nay:
- Trước hết, với chi tiết thứ nhất là hình ảnh Chúa biến hình sáng láng, rực rỡ... chúng ta được mời gọi nhớ lại Chúa cũng đã thực hiện những giây phút “biến hình” hay “biến đổi lớn lao trong cuộc đời chúng ta”. Giây phút biến đổi lớn lao nhất là ngày tôi chịu chức linh mục.
Với ơn bí tích truyền chức, tôi được biến đổi để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Thật vinh quang, kỳ diệu, một biến đổi lạ lùng. Sau khi chịu chức mọi người “gọi tôi là cha”.
 Nhưng có một cảm giác khó quên, đó là lần đầu tiên giải tội. Làm sao một linh mục trẻ như tôi có thể giơ tay tha tội cho một cụ già đáng tuổi ông nội của mình. Ông cụ quì trước tôi là một linh mục trẻ, xưng thú những tội lỗi thầm kín... và tôi “giơ tay nói lên lời tha thứ: tôi tha tội cho ông. Có một cuộc “biến hình, một cuộc biến đổi” lớn lao nơi con người tôi.
Giờ đây, chúng ta cùng nhớ lại ngày chịu chức linh mục của mình để nói lên lời tạ ơn sâu thẳm đối với Thiên Chúa. Đây chính là tâm tình khởi đầu hành trình sám hối của chúng ta trong Mùa Chay này: tâm tình biết ơn sâu xa đối với Chúa.

- Tiếp đến, chi tiết thứ hai là hình ảnh  Mô-sê và Ê-li-a, hiện đến uy nghi, và nói chuyện với Chúa về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giê-ru-sa-lem.
Giờ đây Lời Chúa cũng đang mời gọi tôi về sứ mạng linh mục của mình, đó là cùng với Chúa Giêsu đi trên đường thập giá để cùng với Chúa mang lại ơn cứu độ cho đoàn chiên mà Chúa trao cho tôi chăm sóc.
Trong giây phút ngắn ngủi này, tôi nhớ lại thập giá lớn nhất mà tôi đang phải đối diện là gì. Như Môsê và Êlia, tôi hãy nói về Chúa về thập giá này.

- Chi tiết thứ ba là Phêrô muốn làm 3 lều để ở lại với Chúa cùng với Mô-sê và Ê-li-a trong bối cảnh vinh quang này.
Thực vậy, có rất nhiều lần, tôi ngại xuống núi, ngại ra khỏi nhà xứ... muốn ở thật thoải mái trong nhà xứ của mình, hay ở tại những nơi nghỉ ngơi mà tôi thường lui tới. Tôi ngại phải xuống núi, phải đi đến thăm hỏi, chia sẻ với những người nghèo, tôi ngại đón tiếp những người đến tìm tôi, và đôi lúc tôi còn bực bội, khước từ họ, la mắng họ.

2. Sau hình ảnh Chúa Giêsu biến hình, là hình ảnh của Chúa Cha. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy bắt chước Thiên Chúa Cha là “đấng nhân từ”, và Ngài đã cụ thể hóa việc “sống nhân từ như Chúa Cha” qua 4 hành động :
Đừng xét đoán + đừng kết án
Hãy tha thứ + hãy cho đi 
Hai hành động đầu tiên “Đừng xét đoán + đừng kết án” là điều đầu tiên mà con người cũng thường bị cám dỗ đi vào. Khi gặp nhau, câu chuyện dễ dàng là nhận định, phê bình... một căn bệnh mà ĐTC Phanxicô cảnh báo vẫn đang hoành hành tại Giáo triều Rôma.
Hai hành động tiếp đến “Hãy tha thứ + hãy cho đi” quả thật là khó... Nói thì dễ nhưng làm quả là một vấn đề.
3. Sau hai hình ảnh về Thiên Chúa: Chúa Giêsu biến hình và Chúa Cha là Đấng nhân Từ, phụng vụ Mùa chay mời gọi chúng ta nhìn đến hai hình ảnh tiếp theo là hình ảnh có thực : Đó là hình ảnh các kinh sư biệt phái phô trương và hình ảnh các tông đồ muốn tìm chỗ nhất.
Trước hết là hình ảnh các kinh sư biệt phái. Chúa Giêsu đã đưa ra 3 nhận định về họ: đó là
- họ nói mà không làm
- thứ hai, họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta.
- thứ ba là phô trương làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy và ước mong được được chỗ nhất trong hội đường.

Thưa các cha,

Linh mục và cả giám mục chúng ta cũng có nhiều lúc cũng giống như các kinh sư:
- có thể nói rất nhiều mà không làm;
- thứ hai có nhiều lần chúng ta rất khó khăn đối với giáo dân. Chất những gánh nặng với những đòi hỏi của luật buộc mà quên đi cái thực trạng đời sống của người giáo dân;
- thứ ba đó là cám dỗ muốn làm mọi việc để phô trương cho thiên hạ thấy, hoặc cảm thấy rất thích chú khi những người khác khen tặng, tâng bốc mình.

4. Tiếp đến, hình ảnh thứ tư về các tông đồ muốn tìm chỗ nhất.
Bài Phúc âm kể lại Chúa Giêsu việc Chúa báo về cuộc tử nạn; Ngài sẽ sẽ bị bắt, bị kết án xử tử, bị đóng đinh vào ngày thứ ba sống lại.
Và chính trong bối cảnh đó diễn ra biến cố bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến xin cho 2 người con là Gioan và Giacôbê được ngồi bên hữu và bên tả của Chúa. Và cùng lúc đó là hình ảnh bực bội của 10 tông đồ khác.

Ước muốn được thành công, được làm lớn... là rất tự nhiên của con người. Chúa Giêsu không dẹp đi ước muốn đó, nhưng ngài đã hướng đến “sự thành công đích thực” đó là thi hành thánh ý Chúa Cha, khi hỏi : các người có thể uống nổi chén thầy sắp uống không?
Hai môn đệ con ông Dêbêđê đáp lại sẵn sàng chấp nhận uống.
Và Chúa đã đúc kết lại bài học: người lớn nhất phải là người phục vụ. Như gương của Chúa, đã đến không để được phục vụ, nhưng là phục vụ đến nỗi sẵn sàng hiến dâng mạng sống để cứu chuộc muôn người.
Đây là điều mà trong hành trình sám hối của Mùa Chay năm nay, Chúa mời gọi chúng ta bước theo Chúa trên con đường yêu thương phục vụ, đến nỗi sẵn sàng hiến dâng mạng sống.
Nhưng đó là lý tưởng, nhìn lại nhiệm vụ mục tử, chúng ta thấy mình chưa phục vụ hết mình, chưa hiến dâng: chưa dành thời giờ, chưa dành sự quan tâm cho giáo dân, nhất là những người nghèo, những người tội lỗi.

5. Sau 2 hình ảnh về kinh sư biệt phái thích phô trương và về 12 tông đồ muốn địa vị cao, đó là 2 hình ảnh dụ ngôn: hình ảnh người phụ hộ giàu có với người nghèo Lazarô, và tiếp đến là hình ảnh của các tá điền bất lương.
Qua hình ảnh của người phú hộ giàu có và người nghèo Lazarô, lời Chúa muốn mời gọi chúng ta nhớ đến cùng đích đời sống của mình: đó là sự sống sau cái chết.
Chắc chắn con người chúng ta, dù có giàu có có quyền thế đến đâu cũng sẽ chết và cây tiêu chuẩn để đạt được hạnh phúc vĩnh cửu đời sau: đó là hãy biết yêu thương chia sẻ.
Dù sứ vụ linh mục thật cao cả, nhưng linh mục phải lưu ý đến phần rỗi, đến hạnh phúc vĩnh cửu của mình. Làm linh mục, giám mục... mà không đạt được hạnh phúc vĩnh cửu đời sau là vô ích.
Thánh Phaolô xác tín rất mạnh về ơn gọi tông đồ của mình là rao giảng Tin Mừng: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,1). Nhưng Phaolô không quên mục đích của chính cuộc đời của mình là ơn Cứu Độ: “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại”. (1Cr 9,27).

Lời Chúa hôm nay nhắc đến một tiêu chuẩn để đạt được ơn cứu độ, được đưa vào lòng Abraham, đó chính là tình yêu thương chia sẻ, quan tâm thực sự đến những người bất hạnh, nghèo hèn.
Là cha sở, là cha phó... tôi có biết đến những người nghèo khổ trong giáo xứ của tôi không?

Nói đến đây tôi nhớ lại một sự kiện làm chính tôi có nhiều suy nghĩ.

Vào đầu Mùa Vọng vừa qua, tôi có một Thư mục vụ, cả thư bằng văn bản và thư vidéo để trên Web Giáo phận.
Cha An có gởi cho tôi một email nói về 2 em khuyết tật ở xứ Kim Ngọc.

Đây là email của một giáo dân đã lớn tuổi ở Gx Kim Ngọc, gửi cho cha An

Con mới nghe xong vidéo gởi người khuyết tật của Đức cha.
Thư rất hay, rất tâm tình và cảm động, nhưng chỉ cảm động cho 1 ngày và đúng 1 ngày trong năm rồi thôi .        
Phải chi Giáo hội giúp gì đó cho những người khuyết tật có ý chí vươn lên cha nhỉ.    
Thí dụ như cháu Thiên con ông 5 Được xứ Kim Ngọc nè khuyết tật xương thủy tinh mà cố gắng cả nhà chung tay để hoàn thành 5 năm theo học đại học Mỹ thuật Sàigòn. Giờ ra trường hơn năm rồi về nhà ngồi đó, vì khuyết tật nên không xin được việc. Ý chí giờ xếp lại đó bằng cấp xếp đó để nhìn mà tự hào thôi.   Chứ không nuôi sống được.    
Và thêm đứa em gái cũng bệnh y   chang đang theo học tin học đại học phan thiết. Rồi chắc cũng để nhìn bằng cấp mà tự hào chứ không để kiếm sống.      
 Con rất khâm phục và ngưỡng mộ cả nhà ấy vì ý chí của họ cao ngút trời mây, bé gái ấy học rất giỏi năm nào cũng được học bổng của trường đại học Phan Thiết cả.      
Cha mãi hạnh phúc trong Chúa nha.

Và tôi đã xin cha An gởi thông tin về 2 em này cho tôi:
Đứa anh là Rôcô đào Hoàng Thiên (0818961423)
Sinh ngày: 23.4.1995
Đã học đại học Mỹ Thuật Sài gòn (5), tốt nghiệp năm 2020.
Đang ở nhà

Đứa em là Cecilia Đào Thị Hoàng Nhiên (0825796487)
Sinh ngày: 10.1.2000
Đang học đại học công nghệ thông tin năm cuối, tại Phan thiết.
Cả 2 em bị khuyết tật, ngồi xe lăn, học giỏi và nhiều năng khiếu.
Ba: GB Đào Văn Được
Mẹ: Anna Lê Thị Mỹ Thanh
Gia đình có 5 anh chị em. 2 chị và 1 anh đã có gia đình
Ba mẹ bán rau xanh, tạm đủ sống
Gia đình đang sống tại GX Kim Ngọc

Sau đó tôi đã nhờ Caritas Phan Thiết liên hệ, gặp các em qua Zoom, vì đang mùa Covid; cuộc gặp có cha Sáng, giám đốc Caritas và các soeurs Caritas, tôi, cha quản l‎‎ý, các thầy phó tế làm giáo lý.
Tôi đã nhờ Caritas giúp làm hợp đồng với 2 em, để 2 em phụ với Sr Trân, MTG Phan Thiết, vẽ hình ảnh cho bộ giáo lý Rước lễ và Thêm sức... vừa mới hoàn thành...

Thưa các cha,
Còn biết bao nhiêu người nghèo, người khuyết tật... tại giáo phận Phan Thiết này, mà tôi không biết. Tôi cứ áy náy, mình có thể viết thư Mục tử nói lý thuyết rất hay, rất cảm động... nhưng mình có thực sự quan tâm đến người nghèo, người khuyết tật không ?

6. Hình ảnh thứ sáu là các tá điền bất lương.
Lời Chúa nhắc: là linh mục, chúng ta là những quản lý, đặc biệt là những người quản lý mầu nhiệm thánh.
Giáo phận, giáo xứ không phải là của chúng ta, nhưng Chúa đã trao cho chúng ta làm nhiệm vụ quản lý với tất cả những điều kiện ở trong giáo phận, trong giáo xứ nơi địa sở chúng ta làm việc.
Nhưng mà đôi lúc chúng ta quên đi Chúa mới là người chủ đích thực, mới là giám mục đích thực, là cha sở đích thực. Những lúc đó, chúng ta đang coi mình là chủ và muốn sử dụng tất cả những gì mà Chúa trao phó cho mình, ngay cả những mầu nhiệm thánh, để làm theo ý mình, chứ không phải làm theo ý Chúa qua Giáo hội.

7. Hai hình ảnh cuối cùng đó là hình ảnh thánh Giuse và hai sự kiện thời sự.
Một sự trùng hợp năm nay, thứ bảy là lễ Thánh Cả Giuse. Bài phúc âm trình bày thánh Giuse định tâm bỏ Đức Maria một cách kín đáo, nhưng trong giấc mộng ông đã được Thiên thần loan báo, và rất mau mắn, thức dậy ông đã làm theo như lời sứ thần dạy.
Mẫu gương của Thánh Giuse trong hành trình mùa chay năm nay mời gọi chúng ta điều quan trọng đó chính là từ bỏ những ý riêng, những chương trình của mình để tuân theo Ý Chúa.
Mỗi người chúng ta có những chương trình riêng, có những ý định riêng, nhưng rồi Chúa đã can thiệp qua những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Trên thế giới ngày hôm nay qua hình ảnh của đại dịch Covid, những chương trình lớn của Giáo hội, của giáo phận, của chúng ta tất cả bị cứng lại và chúng ta hãy lắng nghe xem Chúa muốn nói gì với chúng ta qua những biến cố này.

8. Với hình ảnh cuối cùng trong bài phúc âm chủ nhật thứ 3 mùa chay, Chúa Giêsu nhắc lại hai sự kiện thời sự và kết luận với lời mời gọi sám hối qua Dụ ngôn cây vả. Hai sự kiện thời sự đó là : sự kiện Philatô giết mấy người Galilê làm cho máu họ hòa lẫn với máu các vật họ đang tế.
Sự kiện thời sự thứ hai là có 18 người bị Tháp đổ xuống đè chết.

Trước hai sự kiện này, Chúa Giêsu đã nhắc nhở thật mạnh: “các người đừng tưởng những người bị chết này là họ tội lỗi hơn các người khác ở Giêrusalem, ta bảo các người không phải thế, nếu các người không ăn năn hối cải, thì tất cả các người cũng sẽ bị tiêu diệt như vậy”.
Và rồi để nhấn mạnh thêm lời mời gọi hoán cải này, Chúa đã thuật lại dụ ngôn cây vả. Đã ba năm rồi người chủ đến tìm không thấy trái, ông muốn chặt nó đi, nhưng người làm vườn đã kêu xin để cho nó một năm nay nữa và ông sẽ đào đất xung quanh và bón phân may ra nó sẽ ra trái.
Lời Chúa cho thấy việc hoán cải thật là cấp bách, nhưng đồng thời Chúa cũng thấy con người yếu đuối của chúng ta và chúng ta đang có một vị trung gian đó là chính Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu như đang mời gọi anh em Linh mục chúng ta, hãy xin cầu xin cho những giáo dân tội lỗi trong giáo xứ chúng ta, đồng thời tích cực chăm sóc họ với hy vọng họ sẽ hoán cải và sinh hoa trái tốt lành.

Kính thưa các cha, các thầy,

Tóm lại, qua 8 hình ảnh mà phụng vụ mùa chay trình bày từ CN 2 mùa chay đến CN 3 mùa chay, Lời Chúa gợi lên cho ta 8 điểm nhấn trên hành trình sám hối của mùa chay năm nay.

1. Trước hết, việc đầu tiên để khởi sự “hành trình sám hối” đó là cảm nghiệm sâu xa về “hồng ân biến đổi diệu kỳ” của chức linh mục. Ngày chịu chức, tôi được tham dự vào cuộc “biến hình vinh quang” của Chúa Giêsu. Và điều này giúp tôi có sức mạnh đi vào con đường thập giá theo Chúa.
Và như Phêrô tôi muốn ở lại “trên núi vinh quang”, muốn yên ổn thoải mái trong nhà xứ rộng rãi... Nhưng Chúa bảo lại phải xuống núi... phải theo ngài lên Giêrusalem, phải đi vào con đường thập giá.

2. Thứ hai là quyết tâm tập luyện để có được lòng nhân hậu như Chúa Cha qua 4 hành động: không xét đoán, không kết án, nhưng hãy tha thứ và hãy cho đi.

3. Thứ ba là tránh những thái độ của người biệt phái là chỉ nói mà không làm, trái lại rất khó khăn đòi hỏi người khác và thích phô trương.

4. Thứ tư là ước muốn thành công qua việc phục vụ người khác, như lời Chúa dạy 12 tông đồ là 2 người con ông Dêbêđê và 10 tông đồ khác.

5. Thứ năm là thực tập quảng đại cho đi, khác với cách sống ích kỷ của người phú hộ đối với người nghèo Lazarô.

6. Thứ sáu là ý thức mình chỉ là người quản lý của Thiên Chúa, không tìm cách coi mình là chủ.

7. Thứ bảy là theo gương thánh Giuse, chúng ta tập lắng nghe tiếng Chúa nói qua những biến cố trong cuộc sống và mau mắn thi hành.

8. Cuối cùng, thứ tám là tập đọc những biến cố thời sự, những dấu chỉ thời đại, để nhận ra lời mời gọi quay về với Chúa, hướng lòng mình về với Chúa.

Xin Mẹ Maria, giúp chúng ta thực hiện cuộc hành trình sám hối này.

Giờ đây với bài hát kết thúc, chúng ta cùng nói lên lời quyết tâm trở về với Chúa.
Bài hát “Con nay trở về”.

IMG 7970
IMG 7971
IMG 7972

IMG 7974
IMG 7976
IMG 7975


BTT

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây