Thứ Bảy tuần 6 thường niên.
"Người biến hình trước mặt các ông".
Lời Chúa: Mc 9, 2-12
Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu.
Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông.
Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?" Và các ông hỏi Người: "Tại sao các biệt phái và luật sĩ lại nói Êlia phải đến trước đã?" Người đáp: "Êlia phải đến trước để sửa lại mọi sự, và như có lời chép về Con Người rằng 'Người phải chịu nhiều đau khổ và khinh bỉ'. Vậy Thầy bảo cho các con hay: Êlia đã đến rồi và chúng xử với người mặc ý chúng, như đã chép về người".
Suy Niệm 1: Hãy nghe Người
(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)
Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu được tuyên bố là Con Thiên Chúa ba lần:
lúc chịu phép rửa (1, 11), lúc được biến hình (9, 7), và sau khi tắt thở (15, 39).
Trong cả ba lần này, Đức Giêsu đều ở trong thái độ vâng phục tự hạ.
Lần thứ nhất, khi Ngài đứng chung với những tội nhân chịu phép rửa (1, 9).
Lần thứ hai, sau khi Ngài tiên báo và chấp nhận cuộc Thương Khó (8, 31).
Lần thứ ba, sau khi Ngài bị đóng đinh và chết trên thập giá (15, 39).
Như thế khi Đức Giêsu đi xuống đến cùng của phận người tội lụy
thì Ngài lại được tôn vinh là Con Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Đức Giêsu lên một ngọn núi cao.
Ngài chỉ đem theo ba môn đệ thân tín, Phêrô, Giacôbê và Gioan.
Ba ông này đã được thấy Ngài hồi sinh con gái ông Giairô (5, 37),
và sẽ được ở bên Ngài trong vườn Dầu sau này (14,33).
Đức Giêsu được biến hình trước mắt các ông, y phục Ngài trắng tinh rực rỡ.
Cha đã muốn cho ba môn đệ thấy sự cao trọng thánh thiêng của Đức Giêsu,
vốn được ẩn giấu che khuất bởi bề ngoài rất đỗi bình thường.
Đức Giêsu biến hình không phải là đổi qua một hình khác,
mà là vén mở trong một thời gian ngắn
để cho ta thấy tư cách thần linh vẫn luôn luôn có nơi Ngài.
Phêrô và các bạn ngây ngất trước cảnh tượng chưa từng thấy.
Hơn nữa, họ còn thấy ông Êlia và ông Môsê hiện ra trò chuyện với Đức Giêsu.
Hai ông này đã từng đàm đạo với Thiên Chúa trên núi (Xh 33,11; 1V 19, 8-18).
Bây giờ họ cũng đàm đạo với Đức Giêsu trên núi cao.
Phêrô chỉ muốn kéo dài giây phút tuyệt vời này mãi.
Ông đề nghị căng ba lều để ba vị ở lại đây luôn.
Có lẽ ông quên là Thầy Giêsu còn cả một con đường nhọc nhằn phải đi.
“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe ngài” (c. 7).
Câu duy nhất của Chúa Cha nói với chúng ta trong Tin Mừng Máccô.
Cha giới thiệu cho ta Con của Cha, Cha mời gọi ta vâng nghe Ngài.
Ba môn đệ chẳng thể ngờ rằng trên ngọn núi này
họ sẽ được bao phủ bằng sự hiện diện gần gũi của Thiên Chúa qua đám mây,
và tai họ được nghe thấy lời của chính Thiên Chúa nói.
Rồi đến lúc Thầy và các trò phải xuống núi.
Con người Thầy Giêsu trở lại như thường, y phục trở lại bình thường.
Thầy xuống núi này để chuẩn bị lên một ngọn núi khác.
Nhưng những gì diễn ra ở ngọn núi này thật là không thể quên.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa thường hay lên núi cầu nguyện.
Thỉnh thoảng xin dẫn con lên một ngọn núi cao
để con sống tình bạn với Chúa.
Xin cho con ngỡ ngàng khi chiêm ngắm khuôn mặt của Chúa,
khuôn mặt mà con tưởng mình đã quen biết từ lâu.
Chúa cho con thấy những nét đơn sơ để lòng con trở nên giản dị.
Chúa cho con thấy những nét hiền hậu để con biết thứ tha.
Chúa cho con gặp những nét sáng tươi
để con nở một nụ cười với cuộc sống.
Lạy Chúa, xin hãy cho con có kinh nghiệm lên núi với Chúa,
yêu thích sự cô tịch và thanh thoát, trầm lặng để lắng nghe.
Ước gì khoảng trời bao la trên đỉnh núi
nâng con lên khỏi những nhỏ mọn hằng ngày.
Và ước gì khi xuống núi,
con thấy mình mạnh mẽ hơn để đón lấy những gai góc của đời con. Amen.
Suy Niệm 2: Đức tin hi vọng
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Thư Do thái khẳng định: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy”. Ta tin tưởng vì Lời Chúa hoàn toàn chân thực và quyền năng.
Ta hi vọng tin tưởng, vì Lời Chúa sáng tạo vũ trụ. Vì thế Thiên Chúa là Chúa Tể Càn Khôn. Nơi Người tràn đầy sức sống, tình yêu và hạnh phúc. Đó chính là điều nhiều vị thánh đã được chứng nghiệm. Mô-sê trên đỉnh Xi-nai khói lửa mịt mù. I-sa-i-a trong thánh điện rực rỡ vinh quang. Hôm nay các môn đệ trên đỉnh núi Ta-bo. “Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy”. Đó chỉ là cố gắng diễn tả. Ngôn ngữ trần gian không tài nào tả hết cảnh huy hoàng lộng lẫy của thiên đình. Càng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc tâm hồn cảm thấy. Phê-rô mê mẩn thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay!”..Thật ra ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng”. Không thể diễn tả. Nhưng thật đáng mơ ước. Kinh hoàng vì vượt quá sức loài người. Nhưng hạnh phúc vì đạt tới niềm vui khôn tả. Đó là niềm hi vọng có thật. Hoàn toàn vững chắc. Bảo chứng muôn đời.
Ta hi vọng tin tưởng, vì Lời Chúa dẫn đường chỉ lối cho ta đạt tới hạnh phúc Chúa hứa: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người”. Các tổ phụ đã có đức tin lớn lao nên đã vâng nghe Lời Chúa. Và đạt tới lời Chúa hứa. “Nhờ tin…, ông A-ban đã được chứng nhận là người công chính…Ông Kha-nốc..khỏi chết…vì đã làm đẹp lòng Thiên Chúa. Mà không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa…Nhờ đức tin, ông Nô-ê …cứu được gia đình ông. Tin như thế là ông đã lên án thế gian, và được phần gia nghiệp là sự công chính nhờ đức tin” (năm lẻ).
Ta hi vọng tin tưởng, vì Lời Chúa chân thật xứng đáng cho ta tin cậy. Lời thế gian thường gian dối. Nó phát xuất từ cái lưỡi “làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy….Cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người”. Vì thế thánh Gia-cô-bê khuyên nhủ ta hãy biết dùng lời mà nói những lời thánh thiện và chân thật. Đó là phải “dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta”. Đã tin vào Lời Chúa, ta phải luôn nói lời chân thật “Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo” (năm chẵn).
Suy Niệm 3: Biến hình với Chúa
Lịch sử cứu độ được dệt bằng những cuộc ra đi. Dường như Thiên Chúa không muốn cho người dậm chân tại chỗ: Ngài kêu gọi Abraham từ bỏ quê hương xứ sở để đi đến một nơi mà ông không biết; Ngài thúc đẩy Môsê rời bỏ cung điện nguy nga để tìm đến nơi hoang vắng, Ngài ra lệnh cho ông phải đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập; Ngài kêu gọi Êlia hãy lên ngọn núi cao để nhận ra sứ điệp của Ngài. Chính Chúa Giêsu cũng đã làm một cuộc ra đi: Ngài rời bỏ ngôi nhà của Cha để đến cư ngụ giữa loài người.
Tin Mừng hôm nay hé mở cho chúng ta thấy vinh quang mà Con Thiên Chúa đã có trước khi đến trần gian. Vinh quang mà Chúa Giêsu hé mở cho các Tông đồ thân tín được thể hiện sáu ngày sau khi Ngài loan báo về cuộc khổ nạn và cái chết mà Ngài sắp trải qua. Qua cuộc biến hình này, Ngài muốn củng cố niềm tin của các Tông đồ vào sứ mệnh của Ngài: Ngài phải chịu chết rồi mới sống lại vinh hiển, Ngài phải trẩy đi từ sự sống qua sự chết và đạt tới sự Phục sinh vinh hiển. Và đó cũng là con đường tất yếu của những ai muốn đi theo Ngài; con đường Chúa Giêsu sẽ đi qua cũng sẽ là con đường mà các môn đệ Ngài phải đi qua.
Cuộc biến hình nào cũng là một cuộc trẩy đi, một cuộc đổi đời. Cuộc sống của người Kitô hữu là một chuỗi những ra đi, những cái chết từng giây từng phút. Ðó là điều Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta: "Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sai, thì không xứng đáng là môn đệ Ta".
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghiêm chỉnh tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi có thực sự muốn được biến hình không? Tôi có thực sự muốn sống sự sống thần linh của Chúa không? Tôi có thực sự muốn làm môn đệ của Chúa không? Ðức tin của tôi có đủ mạnh để biến đổi cuộc sống của tôi không? Mỗi quyết định của tôi trong cuộc sống có là một bước tiến để đưa tôi đến gần cuộc sống vĩnh cửu không?
Ước gì Lời Chúa hôm nay soi sáng cuộc sống hiện tại của chúng ta. Những vất vả khổ đau mà chúng ta đang trải qua trong cuộc sống này phải được sống và được nhìn với niềm hy vọng vào cuộc biến hình vinh hiển đang chờ đón chúng ta. Từng bước một, xin Chúa Kitô Phục Sinh thêm sức để chúng ta vững tin tiến tới.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 4: Không được phép dựng lều
Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. (Mc. 9, 2-3)
Trèo lên núi cao, có nghĩa là ra khỏi quê hương hay nơi cư trú của mình, là nâng mình lên cao khỏi những lo lắng thường ngày, là cắt nhịp sống tầm thường để tiến tới cuộc sống phi thường. Thánh Phêrô đã thấy rõ khía cạnh này khi đi lên núi cùng với Chúa Giêsu, Giacôbê và Gioan. Ông cảm thấy khoan khoái khi được ở trên ngọn núi này. Vì thế ông đề nghị dựng lều cho Chúa Giêsu ở đây. Chúa Giêsu từ chối lời đề nghi này của Phêrô, bởi lẽ đối với Chúa không có vấn đề du lịch, cũng không phải ra khỏi xứ. Việc lên núi này tham dự vào sứ mạng của Người. Thực vậy, biến cố Chúa hiển dung trước tiên là vì các môn đệ, và củng cố niềm tin của các ông đối với Chúa Giêsu. Chúa biến đổi hình dạng sáng láng, y phục Người trở nên rực rỡ trắng tinh có nghĩa là Người được bao trùm vinh quang của Thiên Chúa. Hơn nữa, cuộc đàm đạo của Chúa với những nhân vật có thế giá của Cựu ước là Elia và Mô-sê cũng là cách nói cho các môn đệ hiểu rằng Đức Giêsu được nhập vào hàng ngũ và đang đi theo đường lối của hai vị đại ngôn sứ này. Thánh Luca nói đến đề tài của cuộc đàm đạo này: “Các ngài nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem.” Cả hai vị Môi-sê và Elia đều là những người từng trải về xuất hành: vị thứ nhất đã đưa dân Do thái ra khỏi Ai cập; còn vị thư hai đã đi khỏi trần gian này một cách huyền bí vào lúc cuối đời. Bằng cái chết và sự phục sinh của Người, Chúa Giêsu phải thực hiện một cuộc xuất hành mới sẽ cho phép những kẻ thuộc về Người tiến đến cùng Thiên Chúa làm một với Người
Tiếng Chúa Cha phán
Trong chương chín, thánh Maccô đã trình bày cho ta thấy các tông đồ đã gặp ngày xui: các ông chậm hiểu, và Phêrô lại còn bị Chúa quở trách. Tình trạng đó hẳn làm cho các tông đồ mất tinh thần và khiến các ông phải tự hỏi liệu Người có phải đúng vị kinh sư mà mình đã chọn để đi theo không. Vì thế việc Chúa biến đổi hình dạng sáng láng đến đúng lúc. Phêrô đã trả lời nói lên căn tính của Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô”. Đúng, nhưng chưa đủ. Ở đây, Thiên Chúa Cha cho câu trả lời đầy đủ: “Đây là Con Ta yêu dấu”. Chứng từ này của Chúa Cha làm cho vẻ tăm tối ảm đạm nơi định mệnh của Chúa Giêsu là chân chính, xác thực. Đó là “những tư tưởng của Thiên Chúa “và các tông đồ chỉ có chọn lựa để chấp nhận: “Hãy vâng lời Người!” Dừng lồng khuôn Chúa Giêsu theo hình ảnh đấng thiên sai của các ông, đừng gán cho Người sứ mạng của một Đấng Kitô mang tính cách chính trị phải chiến thắng và phục thù. Các ông phải đón nhận Đấng-Thiên-Chúa-sai như Thiên Chúa sai đến: một Đấng thiên sai phải chịu đau khổ rồi mới vinh quang. Phải có điều này vì điều kia.
Suy Niệm 5: Một cuộc biến đổi
Cuộc biến hình hôm nay được diễn ra sau sáu ngày Đức Giêsu loan báo cuộc khổ nạn của Ngài cho các môn đệ.
Giờ đã đến, Đức Giêsu hé mở vinh quang của Ngài trong tư cách là Đấng Thiên Sai - Con Thiên Chúa. Qua cuộc biến hình của Ngài với Êlia và Môsê, Đức Giêsu muốn dạy cho các ông bài học rằng: chính Ngài phải chịu đau khổ rồi mới đến vinh quang; phải trải qua cái chết rồi mới phục sinh. Đây cũng là con đường dẫn đến hạnh phúc dành cho người môn đệ nếu muốn chung phần với Thầy của mình.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta vững tin vào Chúa. Luôn biết quy chiếu cuộc đời chúng ta trong niềm hy vọng phục sinh. Biết đón nhận thử thách và đau khổ trong cuộc đời với lòng yêu mến Chúa, để nhờ đó, chúng ta được hạnh phúc như Chúa đã mặc khải cho các môn đệ khi xưa.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lòng yêu mến Chúa tha thiết. Biết trung thành với Chúa trong mọi hoàn cảnh, để mai sau được phục sinh với Ngài. Amen.
Ngọc Biển SSP
Suy Niệm 6: Đức Giêsu biến hình
(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
1. Tin Mừng hôm nay hé mở cho ta thấy vinh quang mà Con Thiên Chúa đã có trước khi đến trần gian. Vinh quang mà Đức Giêsu hé mở cho các Tông đồ thân tín được thể hiện sáu ngày khi Ngài loan báo về cuộc khổ nạn và cái chết mà Ngài sắp trải qua. Qua cuộc biến hình này, Ngài muốn củng cố niềm tin của các Tông đồ vào sứ mệnh của Ngài: Ngài phải chịu chết rồi mới sống lại vinh hiển, Ngài phải trải đi từ sự sống qua sự chết rồi mới đạt tới sự Phục sinh vinh hiển. Và đó cũng là con đường tất yếu của những ai muốn đi theo Ngài. Con đường Đức Giêsu sẽ đi qua cũng sẽ là con đường mà các môn đệ Ngài phải đi qua.
2. Mục đích việc biến hình của Chúa.
Chắc chắn tâm tư các môn đệ vẫn còn xót xa, hoang mang bởi lời quả quyết của Đức Giêsu khi Ngài tiết lộ cho các ông: Ngài phải tới Giêrusalem, để chịu nhục hình, bị đối xử như tên tội phạm, chịu đau đớn, chịu đóng đinh vào thập giá và chết. Trước mắt họ, tương lai toàn là mầu đen nhục nhã. Nhưng toàn cảnh núi Biến hình là vinh quang. Mặt Đức Giêsu sáng rỡ ràng như mặt trời, áo Ngài rực rỡ chói lòa như ánh sáng...
Chắc chắn cảnh tượng đó làm cho các ông phấn khởi, họ đã thấy vinh quang bên kia cảnh nhục nhã, khải hoàn bên kia cảnh đau khổ, vương miện bên kia thập giá. Ngay lúc ấy, họ cũng chưa phải là đã hiểu trọn vẹn, nhưng chắc chắn họ đã lờ mờ ý thức được rằng thập giá là hoàn toàn khổ nhục, nhưng nó đi liền với vinh quang, là nét chính của cuộc xuất hành đến Giêrusalem và đến cái chết.
3. Các ông cần được củng cố, nâng đỡ.
Các môn đệ cần được nâng đỡ qua biến cố biến hình này, vì sẽ đến một ngày và ở trên một ngọn đồi kia, lúc đó bầu trời sẽ trở nên tối tăm, khuôn mặt Đức Giêsu sẽ đầm đìa mồ hôi và máu, quần áo của Ngài sẽ không còn chói sáng nữa, mà sẽ bị lột khỏi thân mình Ngài. Sẽ không có tiếng nói phát xuất từ trời nữa, nhưng chỉ có những giọng nói chế diễu và nhạo báng mà thôi. Các môn đệ sẽ bị tản mác, và không muốn tham dự vào những sự việc đang xẩy ra.
Biến cố biến hình còn cho các môn đệ niềm hy vọng là: con đường đau khổ sẽ dẫn đến hạnh phúc, cái chết tủi nhục sẽ dẫn đến ngày Phục sinh hân hoan. Tựa như học sinh kiên nhẫn và miệt mài hy vọng một mùa thi tốt đẹp, người nông phu dầm mưa dãi nắng cấy cầy vì hy vọng vào mùa gặt bội thu.
4. Các ông muốn hưởng những phút huy hoàng.
Qua cuộc biến hình nhiều người đã có cảm nghiệm như thánh Phêrô: ông muốn làm ba lều cho Đức Giêsu, cho Maisen và cho Êlia. Ông muốn kéo dài giây phút huy hoàng ấy. Ông không muốn trở về với công việc thường ngày, ông muốn ở lại mãi mãi với vinh quang rực rỡ. Ai đã từng trải qua những giây phút thân mật, trong sáng, bình an, gần gũi với Chúa cũng đều muốn kéo dài những giây phút ấy, như có người đã diễn tả: “Núi Biến hình bao giờ cũng thích thú hơn là công tác phục vụ hằng ngày hay con đường thập giá”.
Nhưng núi Biến hình được ban cho ta chỉ để cho ta có sức mạnh làm công tác phục vụ. Giờ phút vinh quang không xuất hiện vì chính nó, nó xuất hiện là để khoác vẻ đẹp lóng lánh, rực rỡ cho những công việc bình thường mà trước kia chúng ta chẳng hề có.
5. Nhưng các ông cần phải xuống núi.
Cũng như Phêrô và các môn đệ, mỗi người chúng ta ai cũng muốn được ở trên đỉnh vinh quang, nhưng lại không muốn đối diện với thực tế của cuộc đời, và muốn trốn tránh kiếp lữ hành trần thế, muốn trốn tránh thập giá là con đường duy nhất đưa đến sự phục sinh. Đức Giêsu hôm nay vừa tỏ cho chúng ta thấy viễn cảnh Phục Sinh để nâng đỡ niềm tin cho chúng ta và cho chúng ta một niềm hy vọng chắc chắn về đời sống vĩnh hằng, nhưng Ngài mời gọi chúng ta phải xuống núi: xuống núi vừa để giúp những người khác thêm niềm tin và hy vọng, xuống núi để tiếp tục cuộc lữ hành trần thế tiến về quê Trời.
6. Truyện: Thưa, chính Chúa đấy ạ.
Cha John Diamond một nhà giảng thuyết nổi tiếng ở Mỹ có kể lại câu chuyện này:
“Hôm đó có một linh hồn vì chán ngấy cuộc sống ở thế gian cho nên linh hồn đi lên trước cửa Thiên đàng. Tới nơi linh hồn gõ cửa. Ở trong có tiếng nói vọng ra: “Ai đó”? Linh hồn trả lời: “Con đấy ạ”.
Cửa vẫn đóng.
Sau đó linh hồn trở về với đời sống ở trần thế tìm thầy học đạo. Sau một thời gian thấy mình đã tiến bộ, linh hồn lại lên gõ cửa Thiên Đàng một lần nữa. Lại một tiếng hỏi từ bên trong như lần trước và linh hồn trả lời một cách quả quyết hơn: “Dạ chính con đây”.
Cửa vẫn đóng.
Linh hồn lại phải trở về trần thế... mở sách Tin Mừng để xem Chúa muốn gì. Quả thực khi mở Tin Mừng ra linh hồn mới thấy con đưởng của mình phải đi là con đường nào. Đó là con đường tự hủy. Chúa nói thật rõ về con đường phải làm chết cái tôi ích kỷ, hay khoe khoang, phô trương, hay tự mãn, hay ghen ghét. Phải làm chết đi cái tôi đầy hận thù, nhiều kiêu ngạo và đầy dẫy những ham muốn bất chính để làm cho con người của mình dần dần được giống Thiên Chúa Cha trên trời.
Sau một thời gian thấy mình quả thực đã không còn là mình nữa thì linh hồn lại lên trời... lại gõ cửa... lại có tiếng từ bên trong hỏi vọng ra: “Ai đó”?
Vừa nghe xong câu hỏi linh hồn đáp lại ngay: “Dạ, thưa chính Chúa đấy ạ”.
Vừa trả lời xong thì linh hồn thấy cửa Thiên đàng được mở ra và cả một đạo binh các thiên thần long trọng đón linh hồn vào Thiên đàng. Thật vui biết bao!
Suy Niệm 7: Con đường thập giá của Chúa Giêsu
(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)
A. Hạt giống...
Việc Chúa Giêsu biến hình xảy ra sau khi Chúa Giêsu báo tin Ngài sẽ chịu nạn chịu chết và bảo các môn đệ của Ngài cũng hãy đi theo con đường thập giá của Ngài. Như vậy, việc biến hình nhằm an ủi các môn đệ sau thập giá là phục sinh, sau đau khổ sẽ tới vinh quang.
B.... nẩy mầm.
1. Phêrô muốn dựng lều cho Môsê, Êlia và Chúa Giêsu, nghĩa là ông thích hưởng cảnh vinh quang sáng láng. Nhưng cảnh đó chỉ diễn ra trong thoáng mắt, sau đó mọi sự trở lại như trước, Chúa Giêsu dẫn các ông xuống núi. Ai mà không thích thiên đàng, nhưng muốn lên thiên đàng thì trước đó phải vác thập giá theo Chúa.
2. Chúa Giêsu biến hình để trở lại hình ảnh vinh quang vốn có của Ngài trước đây. Chúng ta cũng thường biến hình, nhưng biến từ hình ảnh Thiên Chúa lúc mới được tạo dựng thành hình ảnh méo mó xấu xí vì tội lỗi. Vì thế chúng ta phải thường cố gắng biến trở lại hình ảnh ban đầu.
3. "Hãy vâng nghe lời Ngài" các môn đệ Đức Giêsu – và cả chúng ta – rất sung sướng được ở trong vinh quang của Chúa. Họ khó chịu khi nghe Ngài nói tới con đường thập giá. Thậm chí Phêrô còn cản ngăn Ngài. Nhưng Chúa Cha bảo "Hãy vâng nghe lời Ngài", nghĩa là phải chấp nhận đi theo Ngài trên con đường thập giá trước rồi mới được tới vinh quang. Nhưng thực ra, nghe lời một Đức Giêsu vinh quang thì dễ hơn nghe lời một Đức Giêsu thập giá nhiều!
4. "Từ trong đám mây có tiếng phán rằng Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người" (Mc 9,7b)
Tối hôm đó, sau khi đã từ giã bà con thân thuộc và những ân nhân, bạn hữu đến thăm, chỉ còn lại hai mẹ con trong nhà, bà Magarita âu yếm nhìn con và nói "Gioan của mẹ, hôm nay con đã là Linh mục của Chúa và con được diễm phúc cử hành Thánh lễ. Từ nay con đừng lo gì cho mẹ hết, nhưng hãy lo một điều duy nhất là cứu rỗi các linh hồn". Những lời của mẹ, Gioan Boscô đã ghi lòng tạc dạ và đã nên thánh. Lời của một người mẹ còn có sức mạnh như thế, huống hồ là lời Chúa. Lời Chúa có sức mạnh ngàn lần. Vậy mà tôi lại xem thường, không để tâm thực hành trong cuộc sống.
Lạy Cha, xin giúp con làm những gì Chúa Giêsu đã làm, là hướng về Cha trong tâm tình cầu nguyện. Ước gì con cũng được nghe Cha nói với con "Con là con yêu dấu của Cha" (Epphata).
5. "Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy" (Mc 9,3)
Để tổng kết cuối năm, các Công ty tính toán sổ sách và nhìn lại một năm qua đã tiến hay lùi thế nào.
Tôi cũng dành lại thời gian để hồi tâm về quá khứ, tổng kết các công việc của tôi. Trước mắt tôi là "cuốn sổ ghi cuộc đời". Những kế hoạch, dự định đặt ra vào đầu năm, tôi vẫn cứ loay hoay ở bước khởi đầu; mọi vốn liếng về kiến thức, nhân đức, ơn Chúa như đang bị thâm thủng, nói chi đến lãi lời. Tôi đang chùn bước hay đang tiến? Và nếu có tiến thì tiến ở tốc độ nào? Biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra cho tôi vào tối nay. Tôi quyết tâm như thế nào đây?
Lạy Chúa, nhìn lại thì không thiếu, nhìn tới thì không thừa. Xin cho con nhận ra ý Chúa ngay trong hiện tại. (Epphata)
Meditation:
Jesus said to his disciples . . . (Luke 6:27)
Love your enemies. Offer the other cheek. Lend without expecting a return. Forgive. Don’t judge. Jesus is very clear about what discipleship entails. It’s a challenging list, to say the least. How can we, fallen human beings, actually do all these things? St. Paul gives us a clue in today’s second reading: “Just as we have borne the image of the earthly one, we shall also bear the image of the heavenly one” (1 Corinthians 15:49). We were born like the first man, Adam, inclined to disobey God. But when Jesus died and rose from the dead, he sent us his “life-giving spirit” (15:45). So even now we begin to bear his heavenly image because, through our baptism, Christ lives in us. That doesn’t make Jesus’ commands any less exacting, however. We still bear the wounds of our fallenness, and we won’t be able to let go entirely of the earthly man until we are united with God in the next life. But Jesus wouldn’t have set such a high bar if he didn’t think it were possible for us to reach it in this life. That’s where faith comes in. We need to believe in God’s word and promises. Even though the earthly still clings to us, the heavenly is now our defining feature because we have become a new creation in Christ (2 Corinthians 5:17). That’s the reality, even when we find ourselves struggling to follow God’s ways. God’s grace is also a reality, and because Christ lives in us, we have unlimited access to it. We see the effectiveness of his grace most visibly in the lives of the saints and other holy men and women. It’s that grace that enabled them to love their enemies, to forgive, and to generously give away their possessions. And it’s that grace that will also help us-one day, and even one moment, at a time. “Jesus, give me all the grace I need to follow you today.”
|
Suy niệm: Lc 6,27-38Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Người… (Lc 6,27). Hãy yêu thương kẻ thù của anh em. Hãy đưa cả má kia. Hãy cho mượn mà không mong được trả lại. Hãy tha thứ. Đừng xét đoán. Chúa Giêsu nói rất rõ ràng về những gì mà cương vị người môn đệ đòi hỏi. Có thể nói đó là một danh sách đầy thách đố. Làm sao chúng ta, những con người hay sa ngã, có thể thực sự làm được những điều này? Thánh Phaolo cho chúng ta một manh mối trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến” (1 Cr 15,49). Chúng ta đã được mang hình ảnh giống như con người đầu tiên là Adam, có khuynh hướng bất tuân lệnh Thiên Chúa. Nhưng khi Chúa Giêsu chết và sống lại từ cõi chết, Người đã ban cho chúng ta “thần khí ban sự sống” (1 Cr 15,45). Vì thế, ngay cả bây giờ chúng ta bắt đầu mang lấy hình ảnh trên trời vì, qua Bí tích Rửa Tội, Chúa Kitô sống trong chúng ta. Tuy nhiên, điều đó không làm cho các mệnh lệnh của Chúa Giêsu bớt chính xác. Chúng ta vẫn mang những vết thương của sự sa ngã của chúng ta, và chúng ta sẽ không thể buông bỏ hoàn toàn con người trần thế của mình cho đến khi chúng ta kết hợp với Thiên Chúa trong cuộc sống mai sau. Nhưng Chúa Giêsu sẽ không đặt ra tiêu chuẩn cao như thế nếu Người không nghĩ chúng ta có thể thực hiện được điều đó trong cuộc sống trần thế này. Đó là nơi đức tin hướng đến. Chúng ta cần tin tưởng vào lời Thiên Chúa và những lời hứa của Người. Cho dù cuộc sống trần thế vẫn đeo bám chúng ta, thiên đàng giờ đây là điểm đặc trưng xác định của chúng ta bởi vì chúng ta đã trở nên một thọ tạo mới trong Chúa Kitô. Đó là thực tế, ngay cả khi chúng ta nhận thấy bản thân mình đang chiến đấu để đi theo đường lối của Thiên Chúa. Ân sủng của Thiên Chúa cũng là một thực tại và bởi vì Chúa Kitô sống trong chúng ta, chúng ta có quyền tiếp cận vô giới hạn với ân sủng đó. Chúng ta thấy hiệu quả ân sủng của Thiên Chúa cách rõ ràng nhất trong cuộc sống của các thánh và những người nam nữ thánh thiện khác. Chính ân sủng đó làm cho các ngài có khả năng để yêu thương kẻ thù, để tha thứ và để cho đi cách quảng đại tài sản của mình. Và chính ân sủng đó cũng sẽ giúp chúng ta – một ngày nào đó, và ngay cả một khoảnh khắc, tại một thời điểm. “Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con tất cả mọi ân sủng con cần để đi theo Chúa hôm nay”. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ
Saturday (February 19) Gospel Reading: Mark 9:2-13 2 Six days later, Jesus took with him Peter and James and John, and led them up a high mountain apart, by themselves. And he was transfigured before them, 3 and his clothes became dazzling white, such as no one on earth could bleach them. 4 And there appeared to them Elijah with Moses, who were talking with Jesus. 5 Then Peter said to Jesus, “Rabbi, it is good for us to be here; let us make three dwellings, one for you, one for Moses, and one for Elijah.” 6 He did not know what to say, for they were terrified. 7 Then a cloud overshadowed them, and from the cloud there came a voice, “This is my Son, the Beloved; listen to him!” 8 Suddenly when they looked around, they saw no one with them any more, but only Jesus. 9 As they were coming down the mountain, he ordered them to tell no one about what they had seen, until after the Son of Man had risen from the dead. 10 So they kept the matter to themselves, questioning what this rising from the dead could mean. 11 And they asked him, “Why do the scribes say that first Elijah must come?” 12 And he said to them, “Elijah does come first to restore all things; and how is it written of the Son of man, that he should suffer many things and be treated with contempt? 13 But I tell you that Elijah has come, and they did to him whatever they pleased, as it is written of him.”
|
Thứ Bảy ngày 19.02.2022 Mc 9,2-13 2 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông.3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.4 Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su.5 Bấy giờ, ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.”6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng.7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.”8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi.9 Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì.11 Các ông hỏi Đức Giê-su: “Tại sao các kinh sư lại nói ông Ê-li-a phải đến trước? “12 Người đáp: “Đúng thế, ông Ê-li-a đến trước để chỉnh đốn mọi sự. Vậy sao có lời chép rằng Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê?13 Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến, và họ đã xử với ông theo ý họ muốn, như Sách Thánh đã chép về ông.” |
Meditation: Are you prepared to see God’s glory? God is eager to share his glory with us! We get a glimpse of this when the disciples see Jesus transfigured on the mountain. Jesus’ face changed in appearance and his clothing became dazzling white (Mark 9:2,3). When Moses met with God on Mount Sinai the skin of his face shone because he had been talking with God (see Exodus 34:29). Paul says that the Israelites could not look at Moses’ face because of its brightness (2 Corinthians 3:7). In the Gospel account Jesus appeared in glory with Moses, the great lawgiver of Israel, and with Elijah, the greatest of the prophets, in the presence of three of his beloved apostles – Peter, James, and John. What is the significance of this mysterious appearance? Jesus went to the mountain knowing full well what awaited him in Jerusalem – his betrayal, rejection and crucifixion. Jesus very likely discussed this momentous decision to go to the cross with Moses and Elijah. God the Father also spoke with Jesus and gave his approval: This is my beloved Son; listen to him. The Father glorified his son because he obeyed. The cloud which overshadowed Jesus and his apostles fulfilled the dream of the Jews that when the Messiah came the cloud of God’s presence would fill the temple again (see Exodus 16:10, 19:9, 33:9; 1 Kings 8:10; 2 Maccabees 2:8). The Lord wants to share his glory with each of us The Lord Jesus not only wants us to see his glory – he wants to share this glory with us. And Jesus shows us the way to the Father’s glory: follow me – obey my words – take the path I have chosen for you and you will receive the blessings of my Father’s kingdom – your name will be written in heaven. Jesus succeeded in his mission because he went to Calvary so that Paradise would be restored to us once again. He embraced the cross to obtain the crown of glory that awaits each one of us, if we will follow in his footsteps. Origen of Alexandria (185-254 AD), an early church bible scholar and writer, shows us how the transfiguration can change our lives: “When he is transfigured, his face also shines as the sun that he may be manifested to the children of light who have put off the works of darkness and put on the armor of light, and are no longer the children of darkness or night but have become the sons of day, and walk honestly as in the day. Being manifest, he will shine unto them not simply as the sun, but as demonstrated to be the sun of righteousness.” Stay awake spiritually – Don’t miss God’s glory and action Luke’s Gospel account tells us that while Jesus was transfigured, Peter, James, and John were asleep (Luke 9:32)! Upon awakening they discovered Jesus in glory along with Moses and Elijah. How much do we miss of God’s glory and action because we are asleep spiritually? There are many things which can keep our minds asleep to the things of God: Mental lethargy and the “unexamined life” can keep us from thinking things through and facing our doubts and questions. The life of ease can also hinder us from considering the challenging or disturbing demands of Christ. Prejudice can make us blind to something new the Lord may have for us. Even sorrow can be a block until we can see past it to the glory of God. Are you spiritually awake? Peter, James, and John were privileged witnesses of the glory of Christ. We, too, as disciples of Christ are called to be witnesses of his glory. We all, with unveiled face, beholding the glory of the Lord, are being changed into his likeness from one degree of glory to another; for this comes from the Lord who is the Spirit (2 Corinthians 3:18). The Lord wants to reveal his glory to us, his beloved disciples. Do you seek his presence with faith and reverence? “Lord Jesus, keep me always alert and awake to you, to your word, your action, and your daily presence in my life. Let me see your glory.” |
Suy niệm: Bạn có sẵn sàng nhìn thấy vinh quang của Chúa chưa? Thiên Chúa nóng lòng chia sẻ vinh quang của Người với chúng ta! Chúng ta có cái nhìn thoáng qua về điều này khi các môn đệ nhìn thấy Đức Giêsu biến hình trên núi. Dung nhan của Đức Giêsu biến đổi bên ngoài và y phục trở nên trắng như tuyết (Mc 9,2-3). Khi Môisen gặp gỡ Thiên Chúa trên núi Sinai, da mặt ông chiếu sáng, bởi vì ông được nói chuyện với Thiên Chúa (Xh 34,29). Thánh Phaolô nói rằng dân Israel không thể nhìn vào mặt ông Môisen, bởi vì ánh sáng của ông (2Cor 3,7). Trong câu chuyện Tin mừng này, Đức Giêsu hiện ra trong vinh quang với Môisen, người lập luật vĩ đại của dân Israel, và với Êlia, vị ngôn sứ vĩ đại nhất trong các ngôn sứ, trước sự hiện diện của ba vị tông đồ yêu dấu của Người – Phêrô, Giacôbê, và Gioan. Ý nghĩa của sự thể hiện thần bí này là gì? Đức Giêsu lên núi và biết rõ những gì đang chờ Người ở Giêrusalem – sự phản bội, chống đối, và đóng đinh của Người. Đức Giêsu dường như thảo luận quyết định quan trọng đi tới thập giá này với Môisen và Êlia. Chúa Cha cũng nói với Đức Giêsu với sự chứng nhận: Đây là con yêu dấu của Ta, hãy vâng nghe lời Người. Chúa Cha vinh quang con của Người vì Người đã vâng phục. Đám mây che phủ Đức Giêsu và các tông đồ đã thực hiện giấc mơ của người Dothái rằng khi Đấng Mêsia đến, đám mây của sự hiện diện của Chúa sẽ bao phủ đền thờ một lần nữa (Xh 16,10; 19,9; 33,9; 1V 8,10; 2Mcb 2,8). Chúa muốn chia sẻ vinh quang của Người với mỗi người chúng ta Chúa Giêsu không chỉ muốn chúng ta nhìn thấy vinh quang của Người – Người muốn chia sẻ vinh quang với chúng ta. Và Đức Giêsu chỉ cho chúng ta con đường tới vinh quang của Cha: Hãy theo ta – vâng phục lời ta – đi theo con đường ta đã chọn cho ngươi và ngươi sẽ đón nhận những phúc lành của vương quốc của Cha – tên ngươi sẽ được ghi trên trời. Đức Giêsu đã thành công trong sứ mạng của mình vì Người đi lên đồi Canvê để phục hồi Thiên đàng cho chúng ta một lần nữa. Người đón lấy thập giá để chiếm lấy triều thiên vinh quang đang đợi mỗi người chúng ta, nếu chúng ta đi theo vết chân Người. Ôrigênê (185-254 AD), nhà chú giải Kinh thánh nổi tiếng cho chúng ta thấy sự biến hình có thể thay đổi đời sống chúng ta như thế nào: “Khi Người biến hình, mặt Người cũng chiếu sáng như mặt trời, đến nỗi Người có thể được biểu lộ cho con cái sự sáng, những người từ bỏ những công việc của bóng tối, và mang lấy áo giáp sự sáng, và không còn là con cái của bóng tối hay đêm đen nữa, nhưng trở nên con cái ban ngày, và mạnh dạn bước đi như giữa ban ngày. Rõ ràng, Người sẽ chiếu sáng trên họ không chỉ đơn giản như mặt trời, nhưng như sự biểu lộ của mặt trời công chính”. Hãy tỉnh thức – Đừng bỏ lỡ vinh quang và hành động của Thiên Chúa Tin mừng Luca kể lại cho chúng ta rằng khi Đức Giêsu biến hình, Phêrô, Giacôbê, và Gioan đang ngủ (Lc 9,32)! Khi thức dậy, họ thấy Đức Giêsu trong vinh quang với Môisen và Êlia. Biết bao lần chúng ta đã bỏ qua sự vinh quang và hành động của Chúa, bởi vì linh hồn chúng ta đang ngủ? Có nhiều thứ có thể làm cho tâm trí chúng ta mê ngủ trước những việc của Thiên Chúa: tính thờ ơ của tinh thần, và “cuộc đời không kiểm điểm” có thể ngăn cản chúng ta không suy nghĩ đến các việc một cách thấu đáo, khi đứng trước những hoài nghi và vấn nạn. Cuộc sống dễ dãi cũng có thể ngăn cản chúng ta không suy nghĩ tới những lệnh truyền đòi hỏi hay khó chịu của Đức Kitô. Thành kiến có thể làm cho chúng ta mù quáng trước những điều mới mẽ mà Chúa muốn dành cho chúng ta. Thậm chí đau khổ có thể trở thành chướng ngại cho tới khi chúng ta có thể nhìn xuyên qua nó để thấy được vinh quang của Thiên Chúa. Tâm hồn bạn có tỉnh thức không? Phêrô, Giacôbê, và Gioan đã được diễm phúc chứng kiến vinh quang của Đức Kitô. Chúng ta, các môn đệ của Đức Kitô, cũng được mời gọi làm chứng cho vinh quang của Người. Như vậy, tất cả chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí (2 Cor 3,18). TC muốn mặc khải vinh quang của Người cho chúng ta, là các môn đệ yêu dấu của Người. Bạn có tìm kiếm sự hiện diện của Chúa với lòng tin và lòng sốt mến không? Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con luôn tỉnh thức với Chúa, với lời Chúa, với hành động của Chúa, và với sự hiện diện hằng ngày của Chúa trong cuộc đời con. Xin Chúa cho con được thấy vinh quang của Người. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn