Thứ Hai tuần 5 mùa Chay năm C.
"Ta là sự sáng thế gian".
Lời Chúa: Ga 8, 12-20
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: "Ta là sự sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống".
Những người biệt phái nói: "Ông tự làm chứng cho mình, nên chứng của ông không xác thực".
Chúa Giêsu trả lời: "Cho dầu Ta tự làm chứng về Ta, thì chứng của Ta cũng xác thực, vì Ta biết rõ Ta từ đâu tới và đi về đâu. Còn các ông, các ông không biết Ta từ đâu tới, cũng chẳng biết Ta đi đâu. Các ông đoán xét theo xác thịt; còn Ta, Ta không đoán xét ai. Hoặc nếu Ta có đoán xét, thì sự đoán xét của Ta cũng xác thực, bởi vì không phải chỉ có mình Ta, nhưng còn có Cha Ta là Đấng đã sai Ta. Vả lại trong luật của các ông có ghi: Chứng của hai người thì xác thực. Ta tự làm chứng về Ta, và Đấng đã sai Ta, là Chúa Cha, cũng làm chứng cho Ta nữa".
Họ nói: "Cha của ông đâu?" Chúa Giêsu trả lời: "Các ông không biết Ta, cũng chẳng biết Cha Ta. Nếu các ông biết Ta thì cũng sẽ biết Cha Ta".
Chúa Giêsu nói những lời trên gần nơi để Kho Tiền, khi Người giảng dạy trong đền thờ. Thế mà không ai bắt Người, vì chưa đến giờ Người.
Suy Niệm 1: Tôi là ánh sáng của thế giới
(Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.)
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu thường dùng lối nói “Tôi-là”
để long trọng khẳng định mình.
Sau đó, đôi khi Đức Giêsu còn đưa ra một lời mời, một lời hứa.
“Tôi là Bánh ban sự sống. Ai đến với tôi sẽ không hề đói,
Ai tin vào tôi sẽ không hề khát bao giờ” (6:35).
“Tôi là Cửa. Ai qua tôi mà vào, người ấy sẽ được cứu thoát” (10, 9).
“Tôi là sự Sống lại và là sự Sống. Ai tin vào tôi thì dù có chết cũng sẽ sống;
và ai sống và tin vào tôi sẽ không chết bao giờ” (11, 25-26).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu long trọng tuyên bố:
“Tôi là Ánh sáng của thế giới. Ai theo tôi sẽ không đi trong bóng tối,
nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống” (8, 12).
Đức Giêsu là Ngôi Lời nhập thể,
là Ánh sáng đến trong thế gian để chiếu soi mọi người (1, 9).
Ngài không phải chỉ là một ngọn đèn đứng yên một chỗ,
nhưng Ngài là nguồn sáng di động, lôi kéo nhân loại đi theo.
Đi theo Ngài là bước vào cuộc hành trình dẫn đến sự sống viên mãn.
Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy tin vào Ngài để được biến đổi:
“Hãy tin vào ánh sáng để anh em trở thành con cái ánh sáng” (12, 36).
Những người Pharisêu không tin Đức Giêsu.
Có một tranh luận căng thẳng giữa đôi bên.
Họ bảo lời chứng của Ngài cho chính mình là vô giá trị.
Thật ra Đức Giêsu không làm chứng một mình.
“Chúa Cha là Đấng đã sai tôi cũng làm chứng cho tôi” (8, 18).
Ngài cũng không phán xét một mình,
nhưng phán xét cùng với Đấng đã sai Ngài (8, 16).
Đức Giêsu gắn bó chặt chẽ với Thiên Chúa Cha.
“Tôi biết tôi đã từ đâu đến và tôi đi đâu” (8, 14).
Ngài đến từ Cha, và Ngài sẽ trở về với Cha.
Cha vừa là khởi điểm, vừa là kết điểm của đời Đức Giêsu.
Nhưng các người Pharisêu không được biết mầu nhiệm này.
Họ không hiểu được tương quan thân thiết và độc đáo
giữa Đức Giêsu với Thiên Chúa như Con đối với Cha.
“Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi.
Nếu các ông biết tôi, thì hẳn cũng biết Cha tôi” (8, 19).
Chính vì thế họ coi những lời của Đức Giêsu là phạm thượng.
Khi đến giờ, họ sẽ tìm cách bắt và giết Ngài (8, 20).
Khi kính nhớ cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Chúa,
Chúng ta cảm nghiệm được mãnh lực gớm ghê của bóng tối,
và sức mạnh của những người chuộng bóng tối hơn ánh sáng (3, 19).
Nhưng cuối cùng, Ánh sáng mới là người chiến thắng.
Chuẩn bị mừng lễ Phục sinh là chọn đứng hẳn về phía Đức Kitô,
là trục xuất khỏi đời mình mọi bóng tối, và cả những bóng mờ dày đặc.
Xin Ánh sáng của Đức Kitô phục sinh bắt đầu bừng lên trong tim tôi.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
ánh sáng và bóng tối thì dễ phân biệt,
còn bóng mờ thì khó nhận ra hơn.
Con đã mạnh dạn khước từ bóng tối
nhưng khi nhìn thật sâu vào lòng mình,
con vẫn thấy có nhiều bóng mờ tác động.
Con an tâm ở lại trong bóng mờ,
vì thấy đó chưa phải là một tội.
Nhưng con cũng áy náy
vì biết rằng bóng mờ là nơi
ánh sáng Chúa chưa thấm nhập trọn vẹn.
Con không muốn bóng mờ thành ánh sáng,
vì con vẫn muốn giữ lại
một điều gì đó rất quý đối với con.
Xin giải phóng con khỏi những tình cảm lệch lạc
để con được tự do yêu mến và phụng sự Chúa hơn.
Xin chinh phục những bóng mờ trong lòng con
để con được thuộc trọn về Chúa.
Xin kéo con ra khỏi thái độ lấp lửng, nước đôi,
để dứt khoát đặt Chúa trên mọi sự.
Ước gì con có đủ can đảm để dám nhìn thẳng
vào những bóng mờ trong đời con.
Và ước gì con được trở nên trong suốt
nhờ để ánh sáng Chúa
tràn ngập mọi vùng mờ tối nơi con. Amen
Suy Niệm 2: Khủng hoảng niềm tin do không hiểu Lời Chúa
(tinvuixuanloc.vn)
Tin Mừng hôm nay Thánh sử Gioan thuật lại đoạn đối thoại giữa Chúa Giêsu và những người Do Thái, cụ thể hơn là giữa Chúa Giêsu và những người Pharisiêu. Cuộc đối thoại không đưa đến kết quả khả quan và cũng không giải quyết được những vấn đề còn khúc mắc; bởi vì những người Do Thái không hiểu cũng không nỗ lực tìm cách hiểu đúng được mạc khải của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu mạc khải về thiên tính của Ngài một đàng, người Do Thái hiểu và tìm kiếm Chúa Giêsu đàng khác. Cha Anthony de Mello Dòng Tên có kể lại một câu chuyện thú vị rất phù hợp với bối cảnh của đoạn Tin Mừng hôm nay như sau:
Một hôm, những người hàng xóm thấy một thanh niên đốt đèn lúi húi tìm kiếm vật gì đó ở ngoài sân. Đồng cảm với anh, những người hàng xóm tốt bụng đã phụ anh tìm kiếm chiếc chìa khóa mà anh đã đánh rơi. Sau một hồi chú tâm tìm kiếm mà không thấy, mọi người hỏi: “Anh đã làm rơi chìa khóa ở đâu?”. Người thanh niên trả lời: “Tôi làm rơi chìa khóa ở trong nhà”. Mọi người sững sờ hỏi: “Tại sao anh lại tìm ở đây?” Người thanh niên trả lời: “Tôi tìm ở ngoài sân cho dễ vì ở đây sáng hơn và không vướng các khe kẹt của bàn ghế”.
Người Do Thái cũng như anh thanh niên trong câu chuyện trên và cũng có thể là mỗi người trong chúng ta. Chúng ta khủng hoảng đức tin vì chúng ta không hiểu giáo lý của Chúa và nhiều khi chúng ta cố tìm kiếm Chúa theo ý của mình. Chúng ta tìm Chúa ở nơi không có Ngài. Chúng ta không hiểu và không cảm nghiệm được Thiên Chúa vì chúng ta không nghe cho thấu Lời Ngài.
Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu mạc khải: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống". Người Do Thái không hiểu và đáp: "Ông làm chứng cho chính mình; lời chứng của ông không thật!" Chúa Giêsu mạc khải: “…Tôi biết tôi từ đâu tới và đi đâu…”, Tôi không xét đoán ai cả, cũng không xét đoán theo kiểu người phàm mà xét đoán theo đúng sự thật… Chúa Giêsu còn mạc khải thêm về chính Ngài trong tương quan với Thiên Chúa Cha và Ngài cũng nói đến sứ mạng Thiên Sai mà Ngài phải chu toàn. Nhưng tất cả những điều ấy đều trở nên tối tăm vô nghĩa đối với những người Do Thái.
Không hiểu hết các mạc khải của Chúa Giêsu sẽ dẫn đến tình trạng không tin và không yêu mến Chúa. Đối với chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng dễ đi vào khủng hoảng mất đức tin nếu chúng ta không hiểu về Chúa Giêsu. Đối với những người chưa nhận biết Chúa họ sẽ không tin theo nếu họ không được giới thiệu về Chúa và không hiểu rõ về Ngài. Đối với những người Do Thái, một trong những lý do quan trọng khiến họ đi đến căng thẳng và muốn treo Chúa Giêsu lên thánh giá cũng vì họ không hiểu được các điều Chúa nói.
Ước gì mọi thành phần trong Hội Thánh cũng khát khao học hỏi Lời Chúa, để hiểu được điều mà Chúa muốn mạc khải. Ước gì mọi thành phần trong Hội Thánh cũng ý thức được sứ vụ phải loan giảng Lời Chúa cho muôn dân. Ước gì mỗi chúng ta cũng ý thức rằng: chúng ta sẽ được củng cố đức tin nếu chúng ta chăm chú học hỏi Lời Chúa.
Lạy Chúa,
Với khoa học hiện đại, với phương tiện mới, lăng kính mới.
Nhân loại ngày càng khám phá ra những điều kỳ diệu.
Thế nhưng, chúng con lại ít có cái nhìn mới,
với phương tiện mới mãi mãi là lời Chúa mạc khải.
Xin cho chúng con hiểu được các lời mạc khải của Chúa,
để chúng con tin yêu, phó thác và luôn sống cho Chúa.
Chúng con sẽ không ngừng khám phá những điều kỳ diệu, những giá trị cao cả,
Suy Niệm 3: Đức Giêsu ánh sáng thế gian.
(gpbuichu.org)
Chúa Giêsu tự giới thiệu mình là ánh sáng thế gian. Với tư cách là Đấng mạc khải, Ngài phá tan bóng tối tội lỗi và chiếu soi cuộc sống của con người, giúp họ hiểu biết ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, tìm ra con đường dẫn tới Thiên Chúa nguồn sống.
Mùa Chay, chúng ta hãy xét mình, đã bao nhiêu lần Chúa đã gởi đến cho chúng ta những luồng sáng qua Giáo hội, qua bí tích, qua từng biến cố trong đời sống, vậy mà chúng ta có thật lòng khiêm tốn đón nhận ánh sáng không? Đời sống chúng ta đang toả sáng hay đang trong u tối?
Sống Lời Chúa: Mỗi người là một ánh sáng, mỗi hành động tốt là một tia sáng cho tha nhân.
Suy Niệm 4: Ánh sáng trần gian
Đức Giêsu lại nói với người Do Thái: “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8, 12)
2. Suy Niệm:
Nói đến ánh sáng, dù nghĩa đen hay bóng, luôn đóng vai trò thiết yếu cho cuộc sống con người. Cả vạn vật, cỏ cây cũng cần có ánh sáng. Ánh sáng đem lại cho con người một cuộc sống tiện nghi, sung túc và hưởng thụ biết bao niềm vui trong cuộc sống. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Thiên Chúa muốn mọi người nhận ra ánh sáng không phải là thứ hiện hữu trên trần gian này, nhưng ánh sáng đó chính là hình ảnh Chúa Kitô, ánh sáng giúp tôi phải từ bỏ chính mình vác thập giá theo chân Chúa tới đỉnh đồi Gôgôtha vì “Ai theo Tôi sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8, 12).
Do đó, đứng trước những sa đọa, gian trá, bất công, đen tối của trần gian, nếu không có sự đấu tranh bênh vực công lý và hòa bình, hoặc làm ngơ trước những hậu quả ta gây ra thì chúng ta đã đánh mất đi chính mình, tổn thương đến lương tâm mình. Con người ngày nay vẫn bước đi trong bóng tối của những tệ nạn xã hội. Hơn thế nữa, một bộ phận không nhỏ giới trẻ bị cuốn vào vào các cuộc ăn chơi trụy lạc, sa đọa, lầm lạc trên con đường định hình nhân cách và lối sống, đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa. Việc sống đức tin chỉ là chiếu lệ và bề ngoài cho qua, như khi đi tham dự Thánh lễ thì đứng xa xa ngoài thánh đường…
Trước thực trạng đó, người Kitô hữu phải đồng hành với giới trẻ, giúp họ nhận ra ánh sáng của Đức Kitô sẽ cứu rỗi được bao người lạc bước. Và Giáo hội luôn mời gọi mỗi người Kitô hữu luôn là gương sáng, sống chứng nhân Tin Mừng giữa đời từ công sở, trường học đến nơi buôn bán, họp chợ, hay ngay cả nơi Thánh đường, người Kitô hữu luôn là gương sáng giữa đời bằng sự khiêm nhường, hy sinh, phục vụ cho đi nhưng không, tránh những hành vi như nói hành nói xấu mất đi thanh danh của tha nhân, luôn sống bằng sự hiệp nhất trong tình huynh đệ Giáo xứ và xã hội. Từ đó, gương sáng luôn là tín hiệu nhắc nhớ, hay kim chỉ nam cho mọi người biết nhìn lại mình, dừng lại đúng nơi, đúng lúc, ánh sáng trần gian cũng là phương cách cảnh giác hoặc tỉnh ngộ, để đề phòng mưu hại của sa tan nhằm cướp lấy bao linh hồn mù quáng, có thể hối tiếc đã đánh mất đi một đời người sống vô nghĩa này.
Tin Mừng theo Thánh Gioan: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1-5). Ánh sáng là chân lý, Thiên Chúa luôn chiếu soi trong trần gian những nơi âm u tối tăm, mù lòa giúp mọi người cảnh thức biết đón nhận theo Chúa, ánh sáng vinh hiển của Đức Kitô. Mùa chay là mùa ánh sáng tuôn đồ hồng ân, ân sủng này giúp con người luôn có cơ hội ăn năn sám hối, quay trở về với Chúa trong Ánh Sáng Phục Sinh và đặt mình vào sự quan phòng của Thiên Chúa, tìm sự an bình, thánh thiện, sẽ không còn phải ngậm ngùi thương tiếc cho đời người qua đi trong lãng phí. Vậy giờ đây chúng ta có nhận ra ánh sáng lời Chúa đang thức tỉnh ta không?
3. Sống lời Chúa: Trong thư gởi Tín Hữu Ê-phê-sô có lời chép rằng: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn mê ngủ! Từ chốn tử vong, chỗi dậy đi nào! Đức Kitô sẽ chiếu sáng ngươi!” (Ep 5-14)
4. Cầu nguyện: Lạy Chúa! Xin cho chúng con biết đem ánh sáng của Chúa đến với mọi người bằng tình thương, tình mến Chúa yêu người, chính Chúa là ánh sáng, là bánh hằng sống, bánh trường sinh bất diệt, để chúng con can đảm vượt qua cạm bẫy sa tan đang ẩn núp trong bóng tối. Xin thức tỉnh mọi người chúng con trong mùa chay Thánh này, luôn là ánh sáng chiếu soi qua máng chuyển lời Chúa chiếu tỏa trên tâm hồn mỗi người chúng con. Amen.
Suy Niệm 5: Luồng sinh khí mới
(gpcantho.com)
Đức Giê-su nói: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” (Ga 8,12-20)
Suy Niệm: Vụ án xử người phụ nữ ngoại tình là câu chuyện dẫn nhập để thánh Gio-an giúp chúng ta hiểu được lời Chúa nói hôm nay. Cái nhìn của Chúa đem lại luồng sinh khí mới: Ngài là nguồn ánh sáng đem lại sự sống. Những người tố cáo cũng được cái nhìn của Chúa soi sáng và thấy được sự thật tâm hồn mình: một con người cũng mang đầy tội lỗi như ai. Nhưng ánh sáng đó chưa kịp đem lại luồng sinh khí mới cho họ, thì họ đã vội rút lui. Còn bị cáo, người phụ nữ ngoại tình, cũng được cái nhìn đầy ánh sáng của Chúa chiếu rọi. Nhưng khác một điều, chị vẫn đứng đấy, một mình với Chúa, chấp nhận để ánh sáng Chúa soi rọi vào mọi ngõ ngách tâm hồn. Thật kỳ diệu, ánh sáng đó biến thành liều thuốc cải tử hoàn sinh. Chẳng những chị khỏi bị ném đá cho đến chết, chị còn được biến đổi thành một con người mới, con người được tha thứ tội lỗi: “Tôi cũng không kết án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.”
Mời Bạn: Phải chăng biết bao lần bạn đã tránh né cái nhìn của Chúa? Từ nay, bạn đừng trốn tránh nữa. Nhưng hãy đến với Ngài trong bí tích Hoà giải để Ngài nhìn bạn và chuyển thông cho bạn sức sống mới.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành ít phút, đặt mình trước cái nhìn của Chúa để kiểm điểm đời sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, thân phận yếu đuối tội lỗi của người phụ nữ đáng thương cũng là thân phận của con. Biết bao lần con đã phạm tội. Xin giúp con biết ăn năn trở về nhận lãnh ơn tha tội và luôn nhắc nhở lòng mình: “Hãy sám hối và từ nay đừng phạm tội nữa ».
Suy Niệm 6: Ánh sáng lòng thương xót
(https://nhathothaiha.net/thu-hai-ga-812-20-anh-sang-long-thuong-xot)
"Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống."
Suy Niệm: Có đặt mình vào vị trí của người thợ mỏ bị kẹt trong hầm sâu dưới lòng đất, khi bốn bề chung quanh đều chìm trong màn tối dầy đặc, mới thấy rằng chỉ cần một tia sáng le lói loé lên ở cuối đường hầm cũng có nghĩa là được sống, được giải cứu.
Chúa Ki-tô tuyên bố Ngài là ánh sáng đó, ánh sáng phát xuất từ nguồn sáng là lòng thương xót của Chúa Cha, ánh sáng duy nhất có khả năng cứu độ con người.
Quả thật, trong Thông điệp “Thiên Chúa giàu lòng thương xót”, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Đối với nhân loại ngày nay, không còn niềm hy vọng được cứu rỗi nào khác, ngoài lòng thương xót của Thiên Chúa.”
Và cũng từ niềm xác tín mãnh liệt vào mầu nhiệm này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mở Năm Thánh Lòng Thương Xót (x. Tông sắc Dung nhan Lòng Thương Xót, số 11).
Mời Bạn: Giữa bến mê cuộc sống hôm nay, đâu là ánh sáng đích thực cho đời ta? Tôi có ý thức mình đang bước đi trong bóng tối không? Ai và cái gì có thể giải thoát tôi?
Bạn ơi, “việc tái chiêm ngưỡng mầu nhiệm Lòng Thương xót… là nguồn cội của niềm vui, của sự thanh thản và bình an…, cũng chính là điều kiện đối với ơn cứu độ của chúng ta” (số 02). Vậy, còn chần chừ gì nữa! Hãy để cho Chúa thương xót và cứu độ ta…!
Sống Lời Chúa: Sốt sắng tham dự các cử hành sám hối và lãnh nhận bí tích Giao hòa Trong Mùa Chay của Năm Thánh này.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin thương xót chúng con là những người tội lỗi. Chúng con tín thác vào Chúa.
Suy Niệm 7: Ánh sáng thế gian
(GKGĐ Giáo Phận Phú Cường)
Khi nghe qua lời Chúa Giêsu nói: “Ta là ánh sáng thế gian”, rất có thể nhiều người trong chúng ta sẽ chất vấn như những người Do Thái: điều này có nghĩa là gì?
Đừng nghe Lời Chúa cách qua loa, nghe cho có, nghe rồi để đó mà không suy gẫm. Nếu chúng ta nghe Lời Chúa mà lòng không cảm xúc, trí không suy tư, tim không đụng chạm đến lời, thì Lời Chúa chỉ là một bản văn tham khảo.
“Ta là Ánh sáng thế gian; Ta là Mục tử tốt lành; Ta là đường, là sự thật và là sự sống; Ta là sự sống lại và là sự sống, v.v.”.
Chúng ta có liên tưởng gì về những điều Chúa Giêsu và Tin Mừng gọi “Ta là” và “Ta là”, đó chính là mặc khải căn bản và quan trọng nhất mà từ trong Cựu ước, qua Môsê, Chúa khẳng định danh của mình. Trong triết học, người ta gọi đây là xác định hữu thể. Tôi là ai? Căn tính của chúng ta chính là cái "ta là". Thiên Chúa tự bản thể là Thiên Chúa, Ngài khẳng định bản thể của Ngài là.
Chúng ta không thể hiểu cái "là", vốn là bản thể của Chúa Giêsu là gì nếu chúng ta không ở trong Người, không hiểu biết Người.
Người là ánh sáng. Chữ ánh sáng ấy không chỉ về ánh sáng vật lý, như của bóng đèn hay của môt ngôi sao. Đó là ánh sáng khác, ánh sáng mà trong kinh Tin Kính tuyên xưng: “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa Thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành...". Ánh sáng đó nói lên nguồn cội từ đời đời của Người, là khởi nguyên và cũng là cùng đích của nhân loại.
Chúa Giêsu là ánh sáng. Ai ở trong Người thì biết Người là Thiên Chúa. Ai biết Chúa Giêsu là biết Thiên Chúa Cha. Ai đi trong ánh sáng Người thì ở trong sự thật, và chính sự thật đó sẽ giải thoát con người, dẫn con người đến nguồn sống đích thực.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mỗi khi nghe Lời Chúa, biết đặt tâm trí vào chính lời của Chúa và không ngừng suy niệm lời của Chúa nói với chúng con. Amen.
Suy Niệm 8: Ta là sự sáng thế gian-- Ga 8:12 –20
1. Nhìn vào Chúa Giêsu:
a) Xem việc Chúa làm:
- Giữa lúc người Do Thái, nhất là các biệt phái và luật sĩ tìm bắt Đức Giêsu, vì họ gán cho Người về tội phạm thượng, tự cho mình ngang hàng với Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu lại tìm mọi cơ hội, dưới mọi hình thức: đối thoại, giảng dạy … để xác định Người là Đấng Cứu Thế, đồng bản tính với Chúa Cha…
+ Suy niệm việc của Chúa trên đây, chúng ta cần ý thức: không phải nói về Chúa một là là đủ, tìm hiểu về Chúa một lần là xong, nhưng phải học hỏi tìm hiểu về Chúa luôn mãi và giảng về Chúa trong mọi nơi, mọi lúc.
+ Khi rao giảng những chân lý về Chúa, những cản trợ, những bách hại và phải nhẫn nại, kiên trì trong việc rao giảng khi thấy người nghe chưa hiểu, chưa đón nhận…
- Chúa dựa vào thực tế để giảng dạy:
+ Người nghe nại đến lề luật làm chứng thì Chúa Giêsu nại đến chứng của Chúa Cha, thì người dẫn giải cách thấy Chúa Cha là tin vào Người … Mục đích rao giảng của Chúa là để giúp cho người nghe hiểu nguồn gốc thiêng liêng của Người.
+ Noi gương Chúa, người tông đồ phải dựa vào nhu cầu và những thực tại liên hệ đến người nghe để giảng dạy, đểtruyền giáo, để làm việc tông đồ.
b) Nghe lời Chúa nói:
-"Tôi là ánh sáng thế gian"
Qua phép rửa, chúng ta trở thành ki-tô hữu, nghĩa là thuộc về Chúa Ki-tô, và như vậy chúng ta được tham dự vào ánh sáng của Chúa: Chúng con là ánh sáng thế gian, là men trong bột, là muối cho đời. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tạo cho mình có đời sống gương sáng trong môi trường và đời sống gương mẫu thánh thiện đối với tha nhân.
-"Tôi làm chứng cho chính mình đi nữa, thì lời chứng của tôi vẫn là chứng thật":
Noi gương Chúa Giê-su, người tông đồ phải tạo cho mình một đời sống xứng đáng được tin cậy và tín nhiệm để nhờ đó lời giảng của chúng ta dễ được đón nhận.
-"Các ông xét đoán theo kiểu người phàm":
Chúa khiển trách thói xét đoán của các biệt phái theo kiểu người phàm: vì họ xét đoán cách bất công, vụ hình thức, hẹp hòi, ích kỷ: lợi cho mình hại cho người. Là Ki-tô hữu. Chúng ta phải noi gương Chúa: Chúa không xét đoán ai cả, nghĩa là phải có lòng khoan dung nhân từ và tôn trọng tha nhân. Đàng khác, chúng ta không xét đoán để khỏi bị đoán xét, tha thứ để được thứ tha.
2. Nhìn vào các biệt phái:
-Vì có óc vụ luật và vụ hình thức nên đã nhận nên đã nhận xét sai lầm về Chúa Giêsu: điều này nhắc nhủ ta cần phải chú ý đến nội dung hơn là hình thức, đến bản chất của sự việc hơn là đáng vẻ bên ngoài, để nhận xét của ta được quân bình, khách quan và đúng sự thực hơn.
- "Cha ông ở đâu?": Các biệt phái muốn biết Chúa Cha cách cụ thể theo nhãn quan của con người. Nhưng Chúa Giêsu lại đòi hỏi biết Chúa Cha bằng đức tin. Thiên Chúa là Đấng vô hình, vì thế ta biết Chúa Cha bằng đức tin, nhưng đức tin được dưạ vào bằng chứng cụ thể nơi con người, lời nói và việc làm của Chúa Giêsu,vì "Nếu các ông biết tôi thì hẳn cũng biết Cha tôi"
3. Đặt bài Tin Mừng này và trong tâm tình và bầu khí Mùa Chay, phụng vụ muốn chúng ta:
Một đàng nhìn ngắm và suy niệm con đường thương khó của Chúa Giêsu để nhận ra tình thương cứu độ của Chúa.
Đàng khác phải thức tỉnh về đời sống và thánh hoá bản thân cho phù hợp với phẩm giá làm con Chúa hơn.
Nguồn: The Word Among Us – April 2022
Monday April 4th 2022 O eternal God, you know what is hidden. (Daniel 13:42) Have you ever followed a scandal that played out in public? Usually someone accuses a prominent person of a misdeed, and the accused denies any wrongdoing. Maybe you read a few news stories and discuss the incident with friends. You try to decide who is telling the truth. Your opinion is based not just on facts but on impressions as well. A person’s wealth, politics, job, marital status, and other factors may influence you—even when you don’t recognize it. That describes the drama in today’s first reading. Just about everyone made judgments about Susanna based largely on impressions. Susanna was a beautiful woman, so you could imagine the men assuming that she had a secret lover. The two judges who accused her were respected in their community. Their position was enough to make people take their side, and it appears to have influenced the decision not to allow Susanna to testify. She didn’t stand a chance! Then came Daniel, a man of integrity and justice. By questioning the men individually, he allowed the truth of Susanna’s innocence to come out. Scripture tells us, “God does not see as a mortal, who sees the appearance. The Lord looks into the heart” (1 Samuel 16:7). That’s exactly what Daniel exposed: the deceitful, selfish hearts of these judges. What do you think the world might look like if we weren’t so quick to judge? What would happen if we took the time to listen and to ask questions instead of assuming we knew what other people were thinking? And more to the point, what do you think the world might look like if we all looked at each other as being created in God’s own image? Imagine the respect and dignity we would show everyone! We would take the time to get to know people who seem different from us. We would refrain from making hurtful comments about people we disagree with. We would learn from every person we encounter. In short, we would act the way God has called us to act—with humility, a sincere desire for truth, and loving hearts. “Father, help me to be quick to listen and slow to judge.” |
Thứ Hai tuần IV Mùa Chay Lạy Thiên Chúa hằng hữu, Đấng am tường những điều bí ẩn (Đn 13,42) Bạn đã bao giờ theo dõi một vụ bê bối diễn ra ở nơi công cộng chưa? Thông thường ai đó buộc tội một người nổi tiếng về một hành vi sai trái, và người bị buộc tội phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào. Có thể bạn đọc một vài mẩu tin và thảo luận về vụ việc với bạn bè. Bạn cố gắng quyết định xem ai là người nói sự thật. Ý kiến của bạn không chỉ dựa trên sự kiện mà còn dựa trên ấn tượng. Sự giàu có, chính trị, công việc, tình trạng hôn nhân và các yếu tố khác của một người có thể ảnh hưởng đến bạn – ngay cả khi bạn không nhận ra. Điều đó mô tả bi kịch trong bài đọc một hôm nay. Mọi người đều đánh giá về Susanna phần lớn dựa trên ấn tượng. Susanna là một phụ nữ xinh đẹp, vì vậy bạn có thể tưởng tượng những người đàn ông cho rằng cô ấy có một người tình bí mật. Hai thẩm phán buộc tội cô được tôn trọng trong cộng đồng của họ. Vị trí của họ đủ để khiến mọi người đứng về phía họ, và có vẻ như nó đã ảnh hưởng đến quyết định không cho phép Susanna làm chứng. Cô ấy không có cơ hội! Sau đó là Đanien, một người ngay thẳng và công chính. Bằng cách thẩm vấn từng người thẩm phán, anh đã cho phép sự thật về sự vô tội của Susanna được tiết lộ. Kinh thánh cho chúng ta biết: “Thiên Chúa chẳng xem xét như người phàm, chỉ thấy vẻ bề ngoài, nhưng Chúa nhìn thấy tận đáy lòng” (1Sm 16,7). Đó chính xác là những gì Đanien vạch trần: lòng gian dối, ích kỷ của những vị thẩm phán này. Bạn nghĩ thế giới sẽ như thế nào nếu chúng ta không vội vàng xét đoán? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dành thời gian để lắng nghe và đặt câu hỏi thay vì cho rằng chúng ta biết người khác đang nghĩ gì? Và hơn thế nữa, bạn nghĩ thế giới sẽ như thế nào nếu tất cả chúng ta đều nhìn nhau như được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa? Hãy tưởng tượng sự tôn trọng và phẩm giá mà chúng ta sẽ thể hiện với mọi người! Chúng ta sẽ dành thời gian để làm quen với những người có vẻ khác với chúng ta. Chúng ta sẽ không đưa ra những bình luận gây tổn thương về những người mà chúng ta không đồng ý. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người mà chúng ta gặp gỡ. Nói tóm lại, chúng ta sẽ hành động theo cách mà Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta hành động – với lòng khiêm tốn, lòng khao khát chân thành và trái tim yêu thương. Lạy Cha, xin giúp con nhanh chóng lắng nghe, nhưng chậm rãi xét đoán. |
Ga 8, 12-20
Tôi làm chứng cho chính mình,
và Chúa Cha là Đấng đã sai tôi cũng làm chứng cho tôi
Khi bạn đang tìm kiếm một công việc, các chứng cứ rất là quan trọng. Chúng có thể có sự khác biệt giữa có việc làm hay thất nghiệp, hoặc giữa một công việc tốt và một công việc tầm thường. Đó là bởi vì nhà tuyển dụng muốn có một số bằng chứng cho thấy bạn là người chính trực và bạn sẽ làm việc tốt. Họ muốn tin bạn, lý lịch của bạn và bộ mặt mà bạn thể hiện với họ. Nhưng họ cũng muốn chắc chắn hơn một chút – và nhờ người khác hỗ trợ bạn là một cách rất hữu ích để bảo đảm điều đó.
Trong các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo tôn giáo của Israel, Chúa Giêsu đang làm một việc nghiêm túc hơn nhiều so với việc đi xin việc. Ngài tự xưng là “ánh sáng của thế gian” (Ga 8,12). Ngài đã nói với họ rằng Thiên Chúa là Cha của Ngài, nhưng họ không tin Ngài (5,18). Đối với họ, Ngài là một kẻ lừa đảo và là một mối đe dọa đối với quyền lực của họ. Vì vậy, họ cố gắng gài bẫy Ngài bằng cách yêu cầu một số bằng chứng về những tuyên bố của Ngài.
Nhưng Chúa Giêsu vẫn kiên vững và tin tưởng, cả về con người của Ngài và việc Ngài được sai đến để làm gì. Khi làm phép rửa và sự biến hình của Ngài, Cha của Ngài đã làm chứng cho Ngài bằng cách gọi Ngài là “Con yêu dấu” của mình (Mt 3,17; 17,5). Vì vậy, có hai “chứng cứ” của Ngài – bản thân Ngài và Thiên Chúa. Đối với Chúa Giêsu, đó là tất cả bằng chứng quan trọng.
Đôi khi chúng ta cảm thấy khó tự tin, đặc biệt là khi gặp phải sự chống đối nào đó. Chúng ta có thể thắc mắc về quyết định của mình khi cố gắng nuôi dạy con cái trong một thế giới không ủng hộ các giá trị của chúng ta. Khi gặp những người không tin vào Thiên Chúa hoặc thách thức đức tin của mình, chúng ta có thể bắt đầu nghi ngờ bản thân.
Khi thế giới bên ngoài không khẳng định được bạn, thì rõ ràng sự tự tin của bạn phải đến từ bên trong. Bạn cần nhớ bạn là ai, giống như Chúa Giêsu đã làm. Và đây là con người của bạn: một đứa con của Thiên Chúa. Cũng như khi Ngài đã làm với Chúa Giêsu lúc chịu phép rửa, Thiên Chúa làm chứng cho bạn. Ngài nói với bạn, “Con là con trai yêu quý của Cha. Con là con gái yêu quý của Cha. Con có phẩm giá tuyệt vời trong mắt Cha”. Đây là “chứng cứ” tốt nhất mà bạn có thể hy vọng sẽ có!
Vì vậy, lần tới khi bạn đang nghi ngờ bản thân, hãy nhìn vào gương – và nhớ lại bạn là ai.
Lạy Cha, xin cho con luôn nhớ rằng con là đứa con yêu quý của Cha.
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ
Monday: (April 4) Gospel Reading: John 8:12-20 12 Again Jesus spoke to them, saying, “I am the light of the world; he who follows me will not walk in darkness, but will have the light of life.” 13 The Pharisees then said to him, “You are bearing witness to yourself; your testimony is not true.” 14 Jesus answered, “Even if I do bear witness to myself, my testimony is true, for I know where I have come and where I am going, but you do not know where I come or where I am going. 15 You judge according to the flesh, I judge no one. 16 Yet even if I do judge, my judgment is true, for it is not I alone that judge, but I and he who sent me. 17 In your law it is written that the testimony of two men is true; 18 I bear witness to myself, and the Father who sent me bears witness to me.” 19 They said to him therefore, “Where is your Father?” Jesus answered, “You know neither me nor my Father; if you knew me, you would know my Father also.” 20 These words he spoke in the treasury, as he taught in the temple; but no one arrested him, because his hour had not yet come. |
Thứ Hai ngày 04.4.2022
Ai theo Tôi sẽ không đi trong bóng tối
Ga 8,12-20 12 Đức Giê-su lại nói với người Do-thái: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”13 Người Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su: “Ông làm chứng cho chính mình; lời chứng của ông không thật! “14 Người trả lời: “Tôi có làm chứng cho chính mình đi nữa, thì lời chứng của tôi vẫn là chứng thật, bởi vì tôi biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Còn các ông, các ông không biết tôi từ đâu tới và đi đâu.15 Các ông xét đoán theo kiểu người phàm; phần tôi, tôi không xét đoán ai cả.16 Mà nếu tôi có xét đoán, thì sự xét đoán của tôi vẫn đúng sự thật, vì không phải chỉ có mình tôi, nhưng có tôi và Đấng đã sai tôi.17 Trong Lề Luật của các ông, có chép rằng lời chứng của hai người là chứng thật.18 Tôi làm chứng cho chính mình, và Chúa Cha là Đấng đã sai tôi cũng làm chứng cho tôi.”19 Họ liền hỏi Người: “Cha ông ở đâu? ” Đức Giê-su đáp: “Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi. Nếu các ông biết tôi, thì hẳn cũng biết Cha tôi.”20 Người đã nói những lời ấy, khi giảng dạy trong Đền Thờ, tại nơi đặt thùng tiền dâng cúng. Không có ai bắt Người, vì giờ của Người chưa đến. |
Meditation: When accusations are brought against you, how do you respond and where do you turn for help? The Book of Daniel tells the story of Susanna, a godly woman who loved God and his word. She was unjustly accused of adultery by two elder judges who had tried to seduce her. Since adultery was a serious offense punishable by stoning to death, the law of Moses required at least two witnesses, rather than one, to convict a person. Susanna knew she had no hope of clearing her good reputation and escaping death apart from God’s merciful intervention. Daniel tells us that she looked up to heaven and cried out to the Lord for his help (Daniel 13:35). The two elders who wanted to sin with her had done just the opposite – they hid themselves from God’s sight and they kept their secret sin hidden from the people as well. They brought false charges against her in revenge for her refusal to sin with them. God in his mercy heard the plea of Susanna and he punished the two elders for giving false witness.
Unjust accusations against Jesus The Gospel accounts describe how Jesus had to face unjust accusations made by the Pharisees, the ruling elders of Israel. They were upset with Jesus’ teaching and his healing on the Sabbath. They plotted what charges they might bring against him in order to arrest him and bring him to trial. They wanted to not only silence him, but put him to death for his claim to be the Messiah. They accused him of blasphemy because he claimed to have authority equal with God. In chapter 8 of John’s Gospel, we hear the account where Jesus publicly proclaims in the Temple at Jerusalem that he is the “light of the world” (John 8:12). Jesus spoke these words around the time of the Feast of Tabernacles, also known as the Festival of Lights. This statement must have made a striking impression on the Jews who had gathered in Jerusalem for the occasion. For eight nights the great candelabras which stood in the Temple courtyard lit the Jerusalem skyline with a blaze of dazzling [extremely bright]light. Jesus’ statement very likely came at the end of the Festival when the great lights where extinguished. In so many words, Jesus says he is the one true light which no one can extinguish or diminish (see John 1:4-5). He is the true light not only for God’s chosen people Israel, but for all peoples and nations as well. Many of the scribes and Pharisees reacted with shock and disbelief when they heard Jesus describe himself as light of the world and light of life (John 8:12). In the Gospel of John we hear seven “I am” statements from the lips of Jesus: “I am the Bread of Life” (John 6:35), “I am the light of the world” (John 8:12), “I am the Gate” (John 10:9), “I am the Good Shepherd” (John 10:11), “I am the Resurrection and the Life” (John 11:25), “I am the Way, the Truth, and the Life” (John 14:6), and “I am the Vine” (John 15:5). Jesus also emphatically stated, “Truly I say to you, before Abraham was, I am” (John 8:58). When Moses asked God to reveal his name. God responded by saying, “I AM WHO I AM” (Exodus 3:13-14). When the Pharisees heard Jesus says “I am the light”, they clearly understood that Jesus was making a claim which only God could make. The word light in Scripture was especially associated with God. The Lord is my light (Psalm 27:1). The Lord will be your everlasting light (Isaiah 60:19). When I sit in darkness, the Lord will be a light to me (Micah 7:8). The scribes and Pharisees demanded that Jesus produce signs and witnesses to prove his claim. But the testimony and signs which Jesus gave did not satisfy the religious rulers because they had already determined in their own minds that he needed to be eliminated since his teaching did not agree with their own view and interpretation of the law of Moses (John 5:39-46). Their judgment was based on wrong assumptions and an evil intention to put Jesus to death. Jesus stated that his authority was not based on human knowledge and perception but on the knowledge and revelation which came from God. Jesus’ rightfully claimed that his authority came from his heavenly Father (John 5:19,21,26-27,36; John 8:28). No one could do the mighty works which he did and speak with such authority unless it had been given to him by the Father. The light Jesus came to give us What did Jesus mean by the expression I am the light of the world and light of life (John 8:12)? The light Jesus came to give is the light of God’s revelation – his beauty, truth, wisdom, and power. God’s light exposes the darkness of sin which is often hidden and sometimes even unknown to us. His light brings healing, pardon, and restoration as well – freeing us from the burden of guilt and the scars of sin’s effect on us – physically, spiritually,intellectually,and emotionally. We need God’s penetrating light to shine into our innermost being so he can remove wrong patterns of thoughts, attitudes, and hurtful desires. Sin and every form of wrong-doing cloud our vision of what is good and right and lead us down the wrong path away from God’s truth and righteousness (moral goodness). God’s light shows us the way that leads to peace, joy, happiness and fulfillment. The light which the Lord Jesus offers produces in us abundant life and great fruitfulness. Just as natural life depends on light for energy, warmth, and growth (without it nothing could live or grow), so the light of God’s kingdom power produce in us new life in the Holy Spirit and the abundant fruits of the Spirit – love, joy, peace, patience, kindness, goodness, faithfulness, self-control (Galatians 5:22,23). The light which the Lord Jesus gives enables us to walk freely and confidently without stumbling in the darkness of sin, ignorance, and unbelief. His light warms our heart to the truth of God’s love and it opens our eyes to recognize the reality of God’s kingdom at work within us. Do you walk confidently in the light of God’s truth and love? “O gracious and Holy Father, give us wisdom to perceive you, diligence to seek you, patience to wait for you, eyes to behold you, a heart to meditate upon you, and a life to proclaim you; through the power of the Spirit of Jesus Christ our Lord.” (Prayer of Saint Benedict of Nursia, 480-547 AD)
|
Suy niệm: Khi bạn bị kết tội, bạn phản ứng thế nào và bạn tìm sự trợ giúp ở đâu? Sách Ðanien kể câu chuyện của bà Susanna, một phụ nữ đạo đức, yêu mến Thiên Chúa và Lời Người. Bà bị hai vị thẩm phán lão thành – họ đã cố gắng dụ dỗ bà – kết án phạm tội ngoại tình cách bất công. Vì tội ngoại tình là sự xúc phạm nghiêm trọng, nên có thể bị trừng phạt bằng việc ném đá cho đến chết, luật Môisen đòi hỏi ít nhất hai nhân chứng, chứ không phải một người, để kết tội một người. Bà Susanna biết rằng bà không có hy vọng về việc lấy lại thanh danh của mình và thoát khỏi cái chết mà không có sự can thiệp của lòng thương xót của Thiên Chúa. Ðanien kể với chúng ta rằng bà nhìn lên trời và kêu cầu Chúa trợ giúp (Ðn 13,35). Còn hai vị bô lão, những người muốn phạm tội với bà, đã làm điều ngược lại – họ trốn tránh cái nhìn của Thiên Chúa và họ giấu tội mình trước mặt người ta nữa. Họ làm chứng dối chống lại bà để trả thù về sự từ chối phạm tội với họ. Thiên Chúa với lòng thương xót đã lắng nghe lời khẩn cầu của bà Susanna và Người đã trừng phạt hai vị bô lão vì tội làm chứng dối. Những lời kết án bất công chống lại Ðức Giêsu Các bài đọc Tin mừng mô tả Ðức Giêsu đã phải đối diện với những lời kết án bất công bởi những người Pharisêu, những bô lão cầm quyền của dân Israel như thế nào. Họ bực mình với giáo huấn và sự chữa lành của Ðức Giêsu vào ngày Sabát. Họ đã mưu tính những gì họ có thể đưa ra để chống lại Người hầu bắt Người và đem Người ra xét xử. Họ không chỉ muốn Người phải im lặng mà còn giết chết Người vì lời tuyên bố của Người là Ðấng Mêsia. Họ đã kết án Người lộng ngôn bởi vì Người tuyên bố rằng Người có quyền ngang hàng với Thiên Chúa. Trong chương tám Tin mừng Gioan, chúng ta nghe kể Ðức Giêsu công khai tuyên bố trong Ðền thờ ở Giêrusalem rằng Người là “Ánh sáng của thế gian” (Ga 8,12). Ðức Giêsu đã nói những lời này vào khoảng thời điểm của Lễ Lều, cũng được gọi là Lễ Ánh Sáng. Lời nói này chắc hẳn đã gây chấn động trên những người Dothái đang quy tụ ở Giêrusalem cho dịp lễ. Trong tám đêm, những ngọn nến khổng lồ đứng trong sân Đền thờ soi sáng cả bầu trời Giêrusalem với ngọn lửa sáng chói. Lời tuyên bố của Ðức Giêsu dường như vào ngày kết thúc kỳ lễ, khi những ánh sáng khổng lồ đó đã tắt ngúm. Nói thẳng ra Ðức Giêsu nói Người là Ánh sáng đích thật, mà không ai có thể dập tắt hay giảm bớt được (Ga 1,4-5). Người không chỉ là Ánh sáng cho dân Israel được tuyển chọn của Thiên Chúa mà còn cho tất cả mọi dân tộc và quốc gia nữa. Nhiều kinh sư và người Pharisêu phản ứng với sự căm phẩn và vô tín khi họ nghe Ðức Giêsu nói Người là ánh sáng của thế gian và ánh sáng của sự sống (Ga 8,12). Trong Tin mừng Gioan, chúng ta nghe 7 lời tuyên bố “Ta là” từ môi miệng của Ðức Giêsu: “Ta là Bánh của Sự sống” (Ga 6,35), “Ta là ánh sáng của thế gian” (Ga 8,12), “Ta là Cửa” (Ga 10,9), “Ta là Mục tử tốt lành” (Ga 10,11), “Ta là Sự sống lại và là Sự sống” (Ga 11,25), “Ta là Ðường, là Sự Thật, và là Sự Sống” (Ga 14,6), và “Ta là Cây Nho” (Ga 15,5). Ðức Giêsu cũng mạnh mẽ tuyên bố “Thật, Ta nói cho các ngươi biết, Ta hiện hữu trước khi có Abraham” (Ga 8,58). Khi Môisen hỏi Thiên Chúa cho biết danh Người, Thiên Chúa đã đáp rằng “TA LÀ ÐẤNG TA LÀ” (Xh 3,13-14). Khi những người Pharisêu nghe Ðức Giêsu nói “Ta là ánh sáng”, rõ ràng họ hiểu rằng Ðức Giêsu đang đưa ra lời tuyên bố mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói. Hạn từ ánh sáng trong Kinh thánh đặc biệt liên kết với Thiên Chúa. Chúa là ánh sáng của con (Tv 27,1). Chúa sẽ là ánh sáng vĩnh cửu của anh em (Is 60,19). Khi con ngồi trong bóng tối, Chúa sẽ là ánh sáng cho con (Mk 7,8). Các kinh sư và người Pharisêu đòi hỏi Ðức Giêsu đưa ra những dấu lạ và chứng cứ để minh chứng lời tuyên bố của Người. Nhưng chứng cứ và những dấu lạ mà Ðức Giêsu đưa ra đã không làm vừa lòng các nhà cầm quyền tôn giáo bởi vì họ đã quyết định trong trí mình rằng Người cần phải bị loại trừ, bởi giáo huấn của Người không đồng thuận với quan điểm và sự giải thích riêng của họ về lề luật Môisen (Ga 5,39-46). Sự xét đoán của họ dựa trên những thừa nhận sai trái và ý định xấu xa để đặt Ðức Giêsu vào chỗ chết. Ðức Giêsu đã nói rằng quyền của Người không dựa trên sự hiểu biết và nhận thức của con người, nhưng dựa vào sự hiểu biết và mặc khải đến từ Thiên Chúa. Ðức Giêsu đã đúng đắn tuyên bố rằng quyền của Người đến từ Cha trên trời (Ga 5,19.21.26-27.36; 8,28). Không ai có thể thực hiện những công việc phi thường mà Người làm và nói với uy quyền trừ khi Người được Cha ban cho. Ðức Giêsu đến để ban ánh sáng cho chúng ta Ðức Giêsu có ý gì khi nói Ta là ánh sáng của thế gian và là ánh sáng của sự sống (Ga 8,12)? Ánh sáng Ðức Giêsu đến ban cho là ánh sáng của sự mặc khải của Thiên Chúa – vẻ đẹp, chân lý, khôn ngoan, và sức mạnh của Người. Ánh sáng của Thiên Chúa phơi bày bóng tối tội lỗi thường che giấu và thỉnh thoảng thậm chí bí ẩn đối với chúng ta. Ánh sáng của Người cũng đem lại sự chữa lành, tha thứ, và sự phục hồi – giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng tội lỗi và những nỗi khổ do ảnh hưởng của tội lỗi trên chúng ta về thể lý, tinh thần, và cảm xúc. Chúng ta cần đến ánh sáng xuyên thấu của Thiên Chúa để chiếu soi vào nội tâm của chúng ta để Người có thể cất đi những mô thức sai trái của các tư tưởng, thái độ, và ước muốn tai hại. Tội lỗi che phủ cái nhìn của chúng ta về những gì tốt lành và đúng đắn và dẫn chúng ta xuống con đường sai lạc. Ánh sáng của Thiên Chúa chỉ cho chúng ta con đường dẫn tới bình an, vui mừng, hạnh phúc và sự sung mãn đích thật. Ánh sáng mà Ðức Giêsu ban cho phát sinh trong chúng ta sự sống sung mãn và hoa trái dồi dào. Giống như sự sống tự nhiên phụ thuộc vào ánh sáng cho năng lượng, hơi nóng, và sự tăng trưởng (không có nó không có gì có thể sống hay lớn lên), cũng thế, ánh sáng Thiên đàng đem lại sự sống thiêng liêng phong phú và dư dật cho những ai đón nhận nó. Ánh sáng mà Ðức Giêsu ban cho giúp chúng ta bước đi tự do và tin tưởng không vấp ngã trong bóng tối của tội lỗi và sự vô tín. Ánh sáng của Người sưởi ấm lòng chúng ta trước chân lý yêu thương của Thiên Chúa và nó mở mắt chúng ta nhìn thấy thực tại vương quốc của Thiên Chúa. Bạn có bước đi tự tin trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Thiên Chúa không? Ôi Cha nhân từ và rất thánh, xin ban cho chúng con sự khôn ngoan để hiểu biết Cha, siêng năng kiếm tìm Cha, kiên nhẫn chờ đợi Cha, đôi mắt để nhìn thấy Cha, tâm hồn để chiêm ngắm Cha, và cuộc đời để rao giảng về Cha; nhờ sức mạnh Thần Khí của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. (Lời cầu nguyện của thánh Bênêđíctô thành Nơsia, 480-547 AD) |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn