Thứ Năm tuần 7 thường niên.

Thứ tư - 23/02/2022 07:08

 Thứ Năm tuần 7 thường niên.

"Thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn đủ cả hai tay mà phải vào hoả ngục".

 

Lời Chúa: Mc. 9, 41–50

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ai cho các con (uống) một ly nước vì lẽ các con thuộc về Ðấng Kitô, thật Thầy bảo các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu. Nhưng nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn.

"Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt. Vì mọi người sẽ bị ướp bằng lửa.

"Muối là vật tốt, nhưng nếu muối ra lạt, các con lấy gì mà ướp nó cho mặn lại được? Các con hãy có muối ở trong mình và sống hoà thuận với nhau".

 

Suy Niệm 1: Làm cớ cho anh sa ngã

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Khi nghe một người chịu tháo khớp vì mắc bệnh tiểu đường,

chúng ta chẳng ngạc nhiên mấy.

Mất đi bàn chân mà kéo dài được sự sống

thì còn hơn là giữ lại mà phải chết.

Có bao nhiêu người chịu giải phẫu mỗi ngày.

Họ chấp nhận cắt bỏ một phần thân thể bị hư hoại,

để mong giữ lại được cả mạng sống.

Tuy việc cắt bỏ luôn đi kèm với đau đớn và mất mát suốt đời,

nhưng người ta vẫn vui vì thấy mình còn sống.

Bài Tin Mừng hôm nay có thể làm ta ngạc nhiên và không vui.

Bài này có nhiều câu được lặp lại như một điệp khúc.

‘‘Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì anh hãy chặt nó đi…

Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì anh hãy chặt nó đi…

nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã thì anh hãy móc nó đi…”

Có cần phải chặt tay, chặt chân hay móc mắt không ?

Có cần phải hiểu các câu này của Chúa theo nghĩa đen không?

Nếu hiểu theo nghĩa đen, chắc khó mà có một kitô hữu lành lặn.

Bởi vậy chúng ta thường dễ bỏ qua hay hiểu theo nghĩa bóng,

và có nguy cơ làm yếu đi sứ điệp mà Đức Giêsu muốn chuyển tải.

Giá Trị tối hậu mà Đức Giêsu muốn chúng ta coi trọng

đó là Sự Sống vĩnh hằng, là Nước Thiên Chúa (cc. 43-47).

Để có được Giá Trị này, ta phải chấp nhận hy sinh nhiều giá trị khác.

Hơn nữa, chúng ta lại càng phải từ bỏ hy sinh

những gì cản trở khiến ta không thể đạt tới mục đích mình theo đuổi.

Tay, chân, mắt là những bộ phận rất quan trọng trong cơ thể.

Chúng là những chi thể không thể thiếu để có một đời sống bình thường.

Tuy nhiên, chúng có thể trở thành duyên cớ khiến ta vấp phạm, sa ngã.

Sa ngã ở đây là thứ sa ngã đưa chúng ta vào cõi chết đời đời,

nơi toàn bộ cuộc đời chúng ta bị đổ vỡ nát tan không sao hàn gắn.

Vì cuộc đời của chúng ta là vô giá,

một cuộc đời đã được chuộc bằng chính Máu Con Thiên Chúa,

một cuộc đời mà chính chúng ta đã dày công xây đắp,

nên việc cắt bỏ những điều phá hoại cuộc đời ấy là chuyện tự nhiên.

Chặt tay, chặt chân hay móc mắt là những điều kinh khủng, gây đau đớn.

Bị què tay, què chân hay chột mắt ở đời này là điều chẳng ai mong.

Nhưng Đức Giêsu mời chúng ta nghĩ đến giá trị của đời sống vĩnh cửu,

để có can đảm cắt đứt với những thụ tạo đang làm hư hỏng đời ta.

Cắt đứt với một thói quen xấu lâu năm,

hay cắt đứt tương quan tội lỗi với một người,

những điều ấy nhiều khi còn khó hơn việc móc mắt hay chặt tay.

Chúng ta chỉ có thể sống Lời Chúa hôm nay

nếu chúng ta không bị hút bởi khoái lạc trần gian ngay trước mắt.

Xin Chúa giúp ta thực hiện những cuộc giải phẫu mỗi ngày,

để đau đớn của đoạn tuyệt hôm nay đem lại hạnh phúc trọn vẹn mãi mãi.

 

Cầu nguyện :

Lạy Chúa Giêsu,

giàu sang, danh vọng, khoái lạc

là những điều hấp dẫn chúng con.

Chúng trói buộc chúng con

và không cho chúng con tự do ngước lên cao

để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.

Xin giải phóng chúng con

khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất,

nhờ cảm nghiệm được phần nào

sự phong phú của kho tàng trên trời.

Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi

bán tất cả những gì chúng con có,

để mua được viên ngọc quý là Nước Trời.

Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng

trước những lời mời gọi của Chúa,

không bao giờ ngoảnh mặt

để tránh cái nhìn yêu thương

Chúa dành cho từng người trong chúng con. Amen.

 

Suy Niệm 2: Mục đích và phương tiện

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Cần biết phân biệt mục đích và phương tiện. Vì phương tiện là để sử dụng. Mục đích là để đạt tới. Phải dùng phương tiện để đạt tới mục đích. Không phải ngược lại. Đừng vì tiếc phương tiện mà để lỡ mục đích. Đừng dừng lại phương tiện. Nếu phương tiện cản trở. Phải mạnh dạn gạt bỏ. Để đạt tới mục đích.

Đời sau là mục đích. Đời này là phương tiện. Linh hồn là mục đích. Thân xác là phương tiện. Phải biết dùng đời này để đạt được đời sau. Phải biết dùng thân xác để đạt tới linh hồn. Hi sinh đời này sẽ đạt được đời sau. Hi sinh một phần thân thể, kể cả mạng sống, sẽ đạt được Nước Trời. “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt”.

Vì thế đừng cậy vào của cải. Đừng chiều theo dục vọng. Tất cả đều chóng qua. Phải mau sám hối. Đừng đợi đến lúc Chúa nổi lôi đình. Sẽ kinh khủng. Và không còn kịp nữa. “Đừng trì hoãn, hãy trở về với đức Chúa đi; đừng lần lữa hết ngày này qua ngày khác, vì thình lình Đức Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ, và trong thời trừng phạt, con sẽ phải tiêu vong. Đừng cậy dựa vào của cải bất chính, vì điều đó chẳng ích gì cho con ngày con gặp bất hạnh” (năm lẻ).

Của cải là phương tiện chứ không phải mục đích. Của cải để sử dụng chứ không phải để tích trữ. Nếu không biết dùng của cải sẽ là bằng chứng tố cáo. Nhất là đừng chiếm đoạt của cải cách bất công. Bất công sẽ bị kết án. Bấy giờ sẽ phải than van khóc lóc. “Giờ đây, hỡi những kẻ giầu có, các người hãy than van rên rỉ về những tai hoạ sắp đổ xuống trên đầu các người….Vàng bạc của các ngươi đã bị rỉ sét; và chính rỉ sét ấy là bằng chứng buộc tội các người…Các người đã gian lận mà giữ lại tiền lương của những thợ đi cắt lúa trong ruộng của các người. Kìa, tiền lương ấy đang kêu lên oán trách các người, và tiếng kêu của những thợ gặt ấy đã thấu đến tai Chúa các đạo binh” (năm chẵn).

Đừng vì thân xác mà mất linh hồn. Đừng vì vật chất mà mất Nước Trời. Hãy hi sinh thân xác để được linh hồn. Hãy quảng đại chia sẻ tài sản. Để mua lấy Nước Trời. Đó là thái độ khôn ngoan cần thiết.

 

Suy Niệm 3: Sẵn sàng hy sinh

Vào thời trước, có một đoàn thám hiểm từ Âu Châu lên đường đi tìm vùng đất mới. Vị trưởng đoàn cho mọi người biết hễ ai chạm đến vùng đất mới trước tiên, người đó sẽ làm chủ vùng đất ấy. Một người trong nhóm quyết chiếm vùng đất mới bằng mọi giá. Ông tận lực chèo thuyền, nhưng một chiếc thuyền bạn đã bắt kịp và đang tiến lên phía trước gần sát bờ. Là một con người có ý chí sắt đá và gan dạ, ông đã can đảm lấy chiếc rìu chặt đứt bàn tay trái của ông, rồi ném lên bờ. Thế là bàn tay ông đã chạm đến đất trước tiên, do đó vùng đất này thuộc về ông.

Câu truyện trên đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay: "Nếu tay con làm cớ cho con sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt tay mà được vào cõi trường sinh, còn hơn có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục". Ðiều Chúa muốn nhấn mạnh ở đây là cần phải sẵn sàng hy sinh những gì gần gũi thân thiết nhất, hơn là phạm tội mất lòng Chúa. Như thế, việc chặt chân, chặt tay, móc mắt, không thể hiểu theo nghĩa đen được. Chúa không có ý bảo chúng ta hủy bỏ một phần thân thể, nhưng qua cách nói ấy, Ngài có ý nói rằng Nước Trời đáng cho chúng ta hy sinh tất cả để chiếm hữu, cho dù phải đau đớn như việc chặt chân, chặt tay. Chẳng hạn, hy sinh của cải vật chất cho sự sống và hạnh phúc của đồng loại, cũng đau đớn như hy sinh một phần thân thể, nhưng sẽ chiếm hữu được Nước Trời. Chính Chúa Giêsu đã nói: Ai cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ không nhà trú ngụ, người ấy sẽ được Nước Trời làm cơ nghiệp. Cũng vậy, chúng ta sẽ chiếm hữu Nước Trời, nếu chúng ta dám hy sinh của cải, sức lực để hỗ trợ Giáo Hội và phục vụ cho công cuộc truyền giáo.

Chính Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta, Ngài không chỉ hy sinh một phần nào thôi, mà là dâng hiến toàn thân Ngài. Mỗi ngày trong Thánh Lễ, chúng ta cử hành việc hy hiến của Chúa Giêsu, chúng ta hãy xin Ngài ban sức mạnh để chúng ta cũng biết trao ban chính mình để làm vinh danh Chúa và đem lại hạnh phúc cho đồng loại.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Nước, gương xấu và muối

“Ai cho anh em uống một chén nước lã vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em người đó không mất phần thưởng đâu. Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.” (Mc. 9, 41-42)

Bài Phúc âm ngày hôm nay có vẻ như rất rời rạc. Tuy gồm những câu rời rạc, nhưng tất cả đều liên hệ tới việc gia nhập và đón nhận sư sống Nước Trời. Tiên vàn, đó là chuyện cho các môn đệ uống một chén nước. Trong cuộc đời truyền giáo, các môn đệ sẽ gặp phải những đắng cay, khó khăn và chống đối đủ thứ ngay cả từ nơi những người thân của mình. Nhưng cũng sẽ có những người tử tế sẽ đón tiếp các ông. Chúa Giêsu hứa trước với những tấm lòng hiếu khách này rằng lòng tốt của họ sẽ được trọng thưởng, cho dầu lòng tốt ấy chỉ được biểu lộ bằng một chén nước. Ở đây Chúa Giêsu muốn các môn đệ ghi lòng tạc dạ điều này là các ông được đồng hóa với Người: một việc nhỏ nhất người ta làm cho các ông, là một việc tốt người ta làm cho chính bản thân Người vậy.

Một thái độ triệt để

Về vấn đề gương xấu, Chúa Giêsu tỏ ra một thái độ cương nghị hiếm có, nếu không phải nói là một sự tàn bạo khác thường: phải chết và chặt chân chặt tay. Ý niệm về gương xấu của Người khác với của ta: Đối với chúng ta, chúng ta nghĩ đó là một cử chỉ, một lời nói đụng chạm mạnh đến ý kiến chung, xúc phạm đến những người lành; còn đối với Người thì gương xấu là những gì gây nguy hiểm cho phần rỗi của người ta, chẳng hạn như làm cho những tâm hồn đơn sơ phải lo lắng bối rối về lòng tin của họ đối với Chúa Kitô. Kẻ nào gây một gương xấu như thế, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Cái chết thể lý đối với người ấy còn ít nguy hiểm hơn là đe dọa, làm hại đức tin của người khác. Chúa Giêsu dùng hình ảnh dữ tợn này không phải để chỉ sự kết án và hành hình như vậy, nhưng để diễn tả cái trách nhiệm nặng nề đáng sợ mà người gây nên gương xấu phải gánh lấy.

Đức Kitô nói tiếp về gương xấu của bản thân mỗi người, nghĩa là sự đe dọa, làm hại cho phần rỗi do chính những phàn thân thể của mình gây nên như: tay, chân, mắt… Ở đây lệnh truyền vẫn còn mạnh mẽ: “Hãy chặt, hãy móc”. Tuy nhiên ai cũng biết những phần thân thể này quan trọng như thế nào đối với cuộc sống. Mất một chân, một tay, một mắt, đối với một người là mất đi một phần con người của mình, điều mà ai cũng cảm thấy rất xót xa. Phải mất mát, thiệt thòi sự sống như vậy, chỉ đến nước cùng, người ta mới đành phải chịu vậy mà thôi. Và y khoa góp phần xoa dịu nỗi đau phần nào cho con người kém may khi dự liệu những bộ phận giả thay thế.

Vậy mà Chúa lại lệnh cho phải bỏ đi phần mình gây gương xấu. Chắc chắn là tính cách triệt để này không thể được hiểu theo nghĩa đen, bởi lẽ những tín hữu chúng ta sẽ không muốn được liệt vào hàng những kẻ què cụt, đui mù.

Nhưng Chúa chỉ muốn chúng ta ghi tâm khắc cốt điều này là những thái độ nửa vời, không kiên quyết, khi sự sống Nước Trời bị đe dọa, đều là ngoài đề và không thể chấp nhận được.

 

Suy Niệm 5: Thà mất mà được còn hơn không

Trong cuộc đời sứ vụ của Đức Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất. Chẳng hạn như: hạt lúa mỳ có thối đi thì mới sinh bông hạt; muốn theo Chúa thì phải bỏ mình; con người có chịu đau khổ mới được vinh quang...

Thánh sử Máccô trình thuật bài huấn dụ của Đức Giêsu về cái được và mất như sau: cái được mà Đức Giêsu nói ở đây là Nước Trời; còn cái mất chính là tay, chân, mắt khi chúng gây dịp tội...

Ngài nói: nếu tay con làm cớ cho con sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt tay mà vào cõi trường sinh, còn hơn có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục; với con mắt, Ngài cũng nói như vậy...

Tại sao Đức Giêsu lại cất lên lời dạy dỗ các môn đệ mạnh mẽ như vậy? Thưa là vì tới giờ này, các ông vẫn còn đang hoang tưởng về thân thế và sự nghiệp của Đức Giêsu theo kiểu trần gian. Các ông không chú trọng đến cốt lõi của vấn đề và chẳng hề có cái nhìn Thiên Giới khi chứng kiến những dấu lạ của Đức Giêsu.

Nếu cứ để các môn đệ bám víu vào những chuyện trần tục, thì viên ngọc quý là Nước Trời làm sao các ông có được nếu không chấp nhận đánh đổi bằng những hy sinh. Vì thế, thà mất tất cả mà được hạnh phúc đời đời thì hơn là có mọi thứ mà mất sự sống trường sinh.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết chú trọng đến sự sống mai hậu. Được lợi lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào có ích gì? Ta lấy gì để bù lại? Bởi vì sự sống đời đời mới là nơi mối mọt không thể đục khoét. Còn danh dự, chức quyền, giàu có... chỉ là phương tiện, khi ta chết, nó chào và tiễn ta ngay tại nấm mồ, để lại nơi chúng ta hai bàn tay trắng!

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu thấu quy luật được - mất khi kiếm tìm hạnh phúc đích thực là Nước Trời. Xin cho chúng con cũng sẵn sàng thà mất tất cả mà được Nước Trời thì cũng chấp nhận. Ước gì, sau cuộc đời tại thế, chúng con có được gia tài đích thực là Nước Trời làm gia nghiệp. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 6: Giáo huấn của Chúa

(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Hạt giống...

Trong đoạn này, Mc gom chung những giáo huấn mà có lẽ ngày xưa Chúa Giêsu đã dạy trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, do đó ta không thấy được mối liên hệ mạch lạc giữa các ý tưởng.

Có cả thảy 3 giáo huấn:

1. Ai giúp đỡ môn đệ Chúa thì sẽ được Chúa thưởng, dù sự giúp đỡ đó rất nhỏ.

2. Sự tai hại trầm trọng của việc làm gương xấu gây vấp phạm cho "những kẻ bé mọn".

- "Những kẻ bé mọn" không hẳn là trẻ con, mà còn là những người mà đức tin còn non yếu. Ai gây cớ vấp phạm cho họ thì thà buộc cối đá vào cổ nó rồi xô nó xuống biển còn hơn.

- Ngay cả bản thân mình mà gây cớ vấp phạm cho mình thì mình cũng phải tự khắt khe với mình để diệt trừ nguy hiểm tận gốc: "Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt nó đi…"

3. Các môn đệ Chúa phải có "muối" trong mình (Nhóm CGKPV giải thích là "sự từ bỏ") và phải sống hoà thuận với nhau.

B.... nẩy mầm.

1. "Ai cho các con một ly nước lã…": Tục ngữ VN có câu "nước lã mà khuấy nên hồ", nghĩa là từ không có gì cả mà làm nên chuyện. Vậy cho "một ly nước lã" nghĩa là hầu như chẳng cho gì cả, thế mà Thiên Chúa vẫn kể và vẫn thưởng công. Giá trị của tấm lòng kẻ biết phục vụ là như thế.

2. Trong dụ ngôn về ngày phán xét chung, Chúa Giêsu cũng thưởng các kẻ lành vì những việc nhỏ mọn họ đã làm cho "những kẻ bé mọn". Như thế nghĩa là trước mặt Chúa, một việc nhỏ bé nhất làm cho một kẻ nhỏ bé nhất cũng có giá trị rất cao cả. Hay nói cách khác, dưới con mắt Chúa, không có việc làm nào vì tình thương mà nhỏ bé cả.

3. "Ai làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin vào Thầy, thà buộc thốt cối xay vào cổ nó…": Cớ vấp phạm là những lời nói và hành động nhiều khi rất vô tình. Ai ngờ hậu quả chúng gây ra cho người khác và cho chính mình lại to lớn như thế.

Tôi đâu có biết rằng một lời nói của tôi chỉ để chơi thôi nhưng làm cho anh chị em tôi đau lòng đến cả đêm không ngủ. Huống chi một lời nói vì nóng giận mà tôi không kềm lại được…

Chúa dạy tôi phải quan tâm tới anh chị em. Trước khi làm gì hay nói gì tôi cũng phải suy nghĩ xem lời nói và việc làm đó sẽ có tác động gì nơi người anh chị em tôi.

4. "Nếu tay con nên dịp tội, hãy chặt đi… Nếu chân con… Nếu mắt con… Thà có một tay… một chân… một mắt mà được vào Nước Thiên Chúa": Được vào Nước Thiên Chúa là điều quý giá nhất, so với nó không có hy sinh từ bỏ nào là quá đáng cả.

Hiện giờ tôi cần phải "chặt" cái gì?

5. Có một thuyền trưởng ghé tàu qua đảo hoang, bắt gặp một khối lượng nam châm rất lớn. Ông đem hết lên tàu để về làm giàu. Nhưng tàu bị lạc giữa biển không sao định hướng được, kim nam châm hải bàn lúc nào cũng chỉ về phía khoan tàu chứa khối nam châm. Cuối cùng lương thục thiếu, nhiên liệu cạn dần, người thuyền trưởng phải quyết định vất bỏ khối nam châm để hải bàn có thể định hướng đúng mà cứu sống cả con tàu. (Trích "Phúc")



 

If your hand causes you to sin, cut it off – Suy niệm theo The WAU ngày 24.02.2022
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – February 2022

Thursday February 24th 2022
Meditation: Mark 9, 41-50

If your hand causes you to sin, cut it off. (Mark 9:43)

The thought of getting rid of your hand, foot, or eye to avoid sinning sounds rather extreme—and yes—even grotesque. Yet we can relate to the frustration of desperately wanting to just cut sin out of our lives. At the same time, we know that missing some body parts—or other elements we attribute to sin—would not keep sin from entering back into our lives.

But here’s one way to cut sin out of your life: look at it as a missed opportunity to love. Rather than trying to remove every potential cause of sin, try putting more effort into using your hands and eyes and feet to honor the Lord and to serve the people around you. Remember the famous quote attributed to St. Teresa of Ávila:

Christ has no body now but yours. No hands, no feet on earth but yours. Yours are the eyes through which he looks compassion on this world. Yours are the feet with which he walks to do good. Yours are the hands through which he blesses all the world.

Holiness, like sinfulness, can become a habit, but you have to work diligently at it and aggressively seek God’s help and grace. Investing time in prayer, adding positive structure to your day, and looking for ways to be Christ’s body on earth might take a little extra planning and effort. But with practice, you will find that your hands are too busy to sin. Your feet will have so many places to go that you won’t have time to wander from the Lord. Your eyes will be too occupied looking for opportunities to serve.

Don’t stop there! Take a look at how you use your money, your time, even your hobbies. Instead of using them for yourself, look for ways that you can use them to be Christ to others.

By focusing on turning opportunities to sin into opportunities to love others, you will begin to feel your whole body—especially your heart—reorienting itself toward Christ. Gradually, your hands and eyes and feet will become instruments of service rather than instruments of sin.

“Lord, help me find ways to use everything you have given me to love you and serve your people.” 

Thứ Năm ngày 24.02.2022
Suy niệm: Mc 9, 41-50

Nếu tay ngươi làm cớ cho ngươi phạm tội thì hãy chặt bỏ nó đi (Mc 9,43)

Ý nghĩ loại bỏ bàn tay, bàn chân hoặc mắt của bạn để tránh tội lỗi nghe có vẻ cực đoan – vâng – thậm chí còn kỳ cục. Tuy nhiên, chúng ta có thể liên tưởng đến sự thất vọng khi bất lực muốn loại bỏ tội lỗi ra khỏi cuộc sống của mình. Đồng thời, chúng ta biết rằng việc thiếu một số bộ phận cơ thể – hoặc các yếu tố khác mà chúng ta gán cho tội lỗi – sẽ không ngăn cản tội lỗi xâm nhập trở lại cuộc sống của chúng ta.

Nhưng đây là một cách để loại bỏ tội lỗi ra khỏi cuộc sống của bạn: hãy coi đó như một cơ hội bị bỏ lỡ để yêu thương. Thay vì cố gắng loại bỏ mọi nguyên nhân tiềm ẩn của tội lỗi, hãy cố gắng nỗ lực hơn để sử dụng tay chân và mắt của bạn để tôn vinh Chúa và phục vụ những người xung quanh bạn. Hãy nhớ câu nói nổi tiếng được cho là của thánh Teresa Avila:

Đức Kitô không có thân thể bây giờ mà là của bạn. Không có tay, không có chân trên trái đất mà là của bạn. Đôi mắt của bạn là đôi mắt trắc ẩn mà Ngài nhìn thế giới này. Đôi chân của bạn là đôi chân mà Ngài bước đi để làm điều tốt. Đôi tay của bạn là đôi tay mà qua đó Ngài ban phúc lành cho tất cả thế giới.

Sự thánh thiện, giống như tội lỗi, có thể trở thành một thói quen, nhưng bạn phải siêng năng thực hiện nó và tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ và ân sủng của Thiên Chúa. Đầu tư thời gian vào cầu nguyện, thêm cấu trúc tích cực cho ngày sống của bạn và tìm cách trở thành thân thể của Đức Kitô trên trái đất có thể tốn thêm một chút kế hoạch và nỗ lực. Nhưng khi thực hành, bạn sẽ thấy rằng đôi tay của bạn quá bận rộn để phạm tội. Đôi chân của bạn sẽ có rất nhiều nơi để đi đến nỗi bạn sẽ không có thời gian để đi xa khỏi Chúa. Đôi mắt của bạn sẽ quá bận rộn để tìm kiếm cơ hội để phục vụ.

Nhưng đừng dừng lại ở đó! Hãy xem cách bạn sử dụng tiền bạc, thời gian, thậm chí cả sở thích của mình. Thay vì sử dụng chúng cho chính mình, hãy tìm những cách bạn có thể sử dụng chúng để trở thành Đức Kitô cho người khác.

Bằng cách tập trung vào việc biến cơ hội phạm tội thành cơ hội để yêu thương người khác, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy toàn bộ cơ thể mình – đặc biệt là trái tim – định hướng lại về phía Đức Kitô. Dần dần, tay, mắt và chân của bạn sẽ trở thành công cụ phục vụ hơn là công cụ của tội lỗi.

Lạy Chúa, xin hãy giúp con tìm cách sử dụng tất cả những gì Chúa đã ban cho con để yêu mến Chúa và phục vụ dân Chúa.

 

If your hand or eye causes you to sin – Suy niệm song ngữ Anh – Việt ngày 24.02.2022
Tác giả: Don Schwager

(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Thursday (February 24)
“If your hand or eye causes you to sin”

Scripture: Mark 9:41-50

41 For truly, I say to you, whoever gives you a cup of water to drink because you bear the name of Christ, will by no means lose his reward.42 “Whoever causes one of these little ones who believe in me to sin, it would be better for him if a great millstone were hung round his neck and he were thrown into the sea. 43 And if your hand causes you to sin, cut it off; it is better for you to enter life maimed than with two hands to go to hell, to the unquenchable fire.45 And if your foot causes you to sin, cut it off; it is better for you to enter life lame than with two feet to be thrown into hell. 47 And if your eye causes you to sin, pluck it out; it is better for you to enter the kingdom of God with one eye than with two eyes to be thrown into hell, 48 where their worm does not die, and the fire is not quenched. 49 For every one will be salted with fire. 50 Salt is good; but if the salt has lost its saltiness, how will you season it? Have salt in yourselves, and be at peace with one another.” 

Thứ Năm ngày 24.02.2022
Nếu tay hay mắt con làm cho con phạm tội

 Mc 9,41-50

 41 “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.42 “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.44 [ ]45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.46 [ ]47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục,48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.49 Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.50 Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau.”

Meditation: Who in their right mind would want to lose their reward and then be deprived of joy in the end? We have been given the greatest of rewards – God himself who is perfect love and source of abundant life and unending happiness. Paul the Apostle tells us that “God’s love has been poured into our hearts through the Holy Spirit” (Romans 5:5). God’s love purifies our hearts and compels us to express kindness and charity towards our neighbor who is created in the image and likeness of God. We were created in love for love. The charity we show to our neighbors in their need expresses the gratitude we have for the abundant goodness and kindness of God towards us. Jesus declared that any kindness shown and any help given to the people of Christ will not lose its reward. Jesus never refused to give to anyone in need who asked for his help. As his disciples we are called to be kind and generous as he is.

Gregory of Nyssa (330-395 AD), an early church father wrote: 

“God never asks his servants to do what is impossible. The love and goodness of his Godhead is revealed as richly available. It is poured out like water upon all. God furnishes to each person according to his will the ability to do something good. None of those seeking to be saved will be lacking in this ability, given by the one who said: ‘whoever gives you a cup of water to drink because you bear the name of Christ, will by no means lose his reward'” (ON THE CHRISTIAN MODE OF LIFE 8.1

Do you allow the love of Christ to transform your heart that you may treat your neighbor with loving-kindness and mercy?

Avoiding evil and the near occasion of sin

Was Jesus’ exaggerating when he urged his followers to use drastic measures to avoid evil and its harmful consequences (Mark 9:42-47? Jesus set before his disciples the one supreme goal in life that is worth any sacrifice, and that goal is God himself and his will for our lives which leads to everlasting peace and happiness. Just as a doctor might remove a limb or some part of the body in order to preserve the life of the whole body, so we must be ready to part with anything that causes us to sin and which leads to spiritual death. 

Jesus warns his disciples of the terrible responsibility that they must set no stumbling block  in the way of another, that is, not give offense or bad example that might lead another to sin. The Greek word for temptation (scandalon) is exactly the same as the English word scandal. The original meaning of scandal is a trap or a stumbling block which causes one to trip and fall. The Jews held that it was an unforgivable sin to teach another to sin. If we teach another to sin, he or she in turn may teach still another, until a train of sin is set in motion with no foreseeable end. The young in faith are especially vulnerable to the bad example of those who should be passing on the faith. Do you set a good example for others to follow, especially the young?

Salt and fire

What does Jesus mean when he says “have salt in yourselves” (Mark 9:50)? Salt served a very useful purpose in hot climates before the invention of electricity and refrigeration. Salt not only gave food flavor, it also preserved meat from spoiling. Salt was used as a symbol of fellowship and the sharing of a common meal with one’s friends. The near-Eastern expression to betray the salt meant to betray one’s Lord or Master or one’s friends. Leonardo da Vinci in his painting of the Last Supper depicts Judas in the act of tipping over the salt shaker, thus symbolically indentifying himself as the betrayer of his Master the Lord Jesus.

Jesus used the image of salt to describe how his disciples are to live in the world. As salt purifies, preserves, and produces rich flavor for food, so the disciple of Christ must be salt in the world of human society to purify, preserve, and  bring the flavor of God’s kingdom of righteousness, peace, joy, and mercy. What did Jesus mean by the expression “salted with fire” and “salt losing its saltiness”? Salt in the ancient world was often put in ovens to intensify the heat. When the salt was burned off and no longer useful it was thrown out on the foot path where it would easily get trodden upon (Matthew 5:13).Perhaps Jesus wanted to contrast useful salt and salt which lost its ability to prevent corruption to encourage his disciples to bring the rich flavor of Christ’s love, holiness, and righteousness to a world dominated by greed, selfish ambition, and neglect for the weak, poor, and defenseless.

Paul the Apostle reminds us that we are called to be “the aroma of Christ to God among those who are being saved and among those who are perishing, to one a fragrance from death to death, to the other a fragrance from life to life” (2 Corinthians 2:15-16 ). The Lord Jesus wants the fragrance of his love and righteousness to permeate our lives, thoughts, speech, and actions. Do you allow the fragrance of Christ’s love and truth to permeate your relationships and circle of influence, especially among your family, friends, and neighbors?

“Lord Jesus, fill me with the fragrance of your love and truth that I may radiate the joy and peace of the Gospel wherever I go and with whomever I meet.”

Suy niệm: Người có trí óc bình thường lẽ nào lại muốn đánh mất phần thưởng và bị cướp đi niềm vui vào ngày sau hết không? Chúng ta đã được ban tặng phần thưởng cao quý nhất – chính Thiên Chúa, Đấng là tình yêu tuyệt hảo và nguồn sống sung mãn và hạnh phúc bất diệt. Thánh Phaolô tông đồ nói với chúng ta rằng “Tình yêu Thiên Chúa đã tuôn đỗ vào lòng chúng ta, ngang qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5,5). Tình yêu của Chúa thanh tẩy tâm hồn chúng ta và đòi buộc chúng ta bày tỏ lòng bác ái đối với tha nhân, những người được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Chúng ta được dựng nên trong tình yêu và cho tình yêu. Tình bác ái chúng ta bày tỏ với những ai đang thiếu thốn diễn tả lòng biết ơn của chúng ta đối với sự tốt lành và khoan dung vô bờ bến của Chúa dành cho chúng ta. Đức Giêsu tuyên bố rằng bất kỳ lòng tốt hay sự giúp đỡ nào dành cho con dân của Chúa sẽ không mất phần thưởng của nó. Đức Giêsu không bao giờ từ chối bất cứ ai thiếu thốn cầu xin Người trợ giúp. Là môn đệ của Người, chúng ta được kêu gọi sống tốt lành và quảng đại giống như Người.

Gregory thành Nyssa (330-395 AD), một giáo phụ thời sơ khai, đã viết:

“Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi các tôi tớ Người làm những gì vượt sức. Tình yêu và sự tốt lành của Chúa được thể hiện một cách dồi dào phong phú. Nó tuôn đỗ như thác nước xuống trên tất cả mọi người. Thiên Chúa ban phát cho mỗi người tùy theo ước muốn và khả năng của họ để làm tốt công việc. Không một ai tìm kiếm ơn cứu độ lại thiếu thốn về khả năng, được ban cho bởi Đấng đã nói rằng: ‘Bất cứ ai cho con một cốc nước lã vì lẽ con thuộc về Đức Kitô, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu’ (Đời sống của người Kitô hữu).

Bạn có để cho tình yêu của Đức Kitô biến đổi lòng bạn để bạn có thể đối xử với tha nhân với lòng nhân hậu và thương xót không?

Tránh điều dữ và các dịp tội gần

Đức Giêsu có phóng đại khi Người thúc giục các môn đệ sử dụng những phương thế mạnh mẽ để tránh điều xấu và những hệ quả tai hại của nó không? Đức Giêsu đặt ra cho các môn đệ một mục đích siêu nhiên trong cuộc sống xứng đáng với bất kỳ sự hy sinh nào, mục đích đó chính là Thiên Chúa và thánh ý Người dành cho cuộc đời chúng ta, và dẫn tới sự bình an và hạnh phúc vĩnh cửu. Giống như một bác sĩ có thể lấy đi một cái tay, một cái chân, hay một bộ phận nào của cơ thể để giữ lấy sự sống cho cả thân thể, nên chúng ta cũng phải sẵn sàng dứt bỏ bất cứ điều gì khiến chúng ta phạm tội, và chắc chắn đưa chúng ta đến cái chết thiêng liêng.

Đức Giêsu cảnh báo các môn đệ về trách nhiệm nặng nề là chúng ta không trở thành chướng ngại vật trên con đường của người khác, nghĩa là, không được gây gương mù gương xấu, có thể đưa người khác tới chỗ phạm tội. Hạn từ cám dỗ tiếng Hy Lạp scandalon thì giống như tiếng scandal trong tiếng Anh. Ý nghĩa gốc của scandal là cái bẫy hay cớ vấp ngã làm cho người ta vấp té. Người Dothái tin rằng tội không thể tha thứ được là tội dạy người khác phạm tội. Nếu chúng ta dạy người khác phạm tội, đến lượt họ cũng sẽ dạy người khác phạm tội nữa, cho tới khi một chuỗi tội được kết lại mà không có hồi kết thúc. Đặc biệt, đức tin của giới trẻ rất dễ bị tổn thương với gương xấu của những người lẽ ra phải truyền đạt đức tin cho họ. Bạn có là một mẫu gương tốt cho người khác noi theo, đặc biệt cho những người trẻ không?

Muối và lửa

Đức Giêsu có ý gì khi Người nói “hãy giữ muối trong lòng” (Mc 9,50)? Muối cũng có mục đích rất hữu dụng trong những lúc thời tiết nóng bức, trước khi người ta phát minh ra điện và tủ lạnh. Muối không chỉ đem lại mùi vị cho thức ăn, nó cũng giữ thịt khỏi bị hư. Muối được sử dụng như một biểu tượng tình bằng hữu và bữa ăn chung. Thành ngữ gần miền Đông cho biết muối muốn nói đến sự phản bội người Chủ của mình hay là người lẽ ra mình phải có lòng trung thành và hiến dâng. Leonardo da Vinci trong bức họa của mình về bữa tiệc ly đã vẽ Giuđa đang trao bình đựng muối. Vì thế, biểu tượng để nhận dạng Giuđa chính là người phản bội CG Thầy mình.

Đức Giêsu dùng hình ảnh muối để diễn tả cách sống của các môn đệ trong thế gian. Giống như muối thanh tẩy, gìn giữ, và ướp, người môn đệ cũng phải như muối trong thế giới xã hội con người để thanh tẩy, gìn giữ, và ướp xã hội đó cho nước Chúa và cho sự công chính và bình an. Đức Giêsu có ý gì khi Người dùng thành ngữ “ướp bằng muối như thể luyện bằng lửa” và “muối mà hết mặn”? Vào thời cổ xưa, muối thường được bỏ vào lò bếp để làm tăng sức nóng. Khi muối bị đốt cháy và không còn có ích nữa, nó chỉ để cho người ta đạp lên (Mt 5,13). Có lẽ Đức Giêsu muốn đối chiếu giữa muối hữu dụng với muối mất khả năng bảo vệ sự hư hoại để khích lệ các môn đệ đem hương vị phong phú của tình yêu, sự thánh thiện, và công chính của Đức Kitô cho một thế giới bị thống trị bởi sự tham lam, ích kỷ, và quên lãng người yếu đuối, nghèo khổ, và cô thân cô thế.

Thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được gọi để làm “hương thơm của Đức Ki-tô dâng kính Thiên Chúa, toả ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất. Đối với những người bị hư mất, chúng tôi là mùi tử khí đưa đến tử vong; nhưng đối với những người được cứu độ, chúng tôi lại là hương sự sống đưa đến sự sống” (2Cr 2,15-16). Chúa Giêsu muốn hương tình yêu và sự công chính của Người thấm qua đời sống, suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Bạn có để cho hương tình yêu và chân lý của Đức Kitô thấm nhập các mối quan hệ của mình và các nhóm mà bạn ảnh hưởng, đặc biệt giữa gia đình, bạn bè, và hàng xóm của bạn không?

Lạy Chúa Giêsu, xin lấp đầy lòng con hương thơm tình yêu và chân lý của Chúa để con có thể tỏa rạng niềm vui và bình an Tin mừng những nơi con đi đến và với những người mà con gặp gỡ.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây