Từ Chúa Nhật 15 tháng Ba vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã không chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, nhưng từ Thư viện của Dinh Tông tòa Vatican, và được trực tiếp truyền hình.
Trong bài huấn đức trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin mừng Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay này đề cập đến biến cố sống lại của ông Ladarô (x. Ga 11:1-45). Ladarô là em của bà Marta và Maria, là những người bạn của Chúa Giêsu. Khi Ngài đến làng Betania, thì Ladarô đã chết được bốn ngày rồi. Cô Marta chạy ra gặp Thầy và nói: “Nếu Thầy có ở đây thì em con đã không chết!” (v.21). Chúa Giêsu đáp lại: “Em con sẽ sống lại” (v.23); và Ngài thêm: “Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin nơi Thầy, thì dù có chết cũng sẽ sống” (v.25). Rồi Maria và những người khác cũng đến, tất cả đều khóc, - Tin mừng kể - bấy giờ Chúa Giêsu rất xúc động và [...] bật khóc” (vv.33.35). Với tâm hồn xao xuyến, Ngài đến mộ, cảm tạ Chúa Cha vì đã luôn lắng nghe, rồi Ngài yêu cầu mở mộ và kêu lớn: “Ladarô, hãy ra ngoài!” (v.43). Và Ladarô bước ra, “chân tay còn quấn băng, và mặt ông còn quấn khăn liệm” (v.44).
Ở đây chúng ta thực sự chứng kiến Thiên Chúa là sự sống và Ngài ban sự sống, nhưng Ngài cũng có uy quyền trên thảm kịch chết chóc. Chúa Giêsu có thể tránh cho Ladarô, bạn Ngài khỏi cái chết, nhưng Chúa đã muốn đón nhận đau khổ của chúng ta qua cái chết của người thân yêu thành nỗi đau của Ngài, và nhất là Ngài muốn chứng tỏ uy quyền thống trị của Thiên Chúa trên sự chết.
Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta thấy rằng đức tin của con người và sự toàn năng của tình yêu Thiên Chúa, tìm kiếm nhau và cuối cùng gặp gỡ nhau. Chúng ta thấy điều đó trong tiếng kêu của cô Marta và Maria, và của tất cả chúng ta cùng với họ: “Nếu Thầy có ở đây...” Và câu trả lời của Thiên Chúa không phải là một bài diễn văn, không, nhưng chính Chúa Giêsu là câu trả lời của Thiên Chúa trước vấn nạn cái chết: “Thầy là sự sống lại và là sự sống... Hãy có lòng tin! Giữa chập chùng những tiếng khóc, hãy tiếp tục có lòng tin, cả khi sự chết dường như đã thắng thế. Hãy tháo gỡ tảng đá ra khỏi tâm hồn các con! Hãy để cho Lời Chúa mang sự sống trở lại ở những nơi đang có chết chóc.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng lập lại với chúng ta: “Hãy lăn tảng đá đi”. Thiên Chúa không tạo dựng nên chúng ta để ở trong nấm mồ, Ngài dựng nên chúng ta để sống một cuộc sống đẹp đẽ, tốt lành và vui tươi. Nhưng “do sự ghen tương của ma quỉ sự chết đã vào trong thế gian” (Kn 2:24), như sách Khôn ngoan đã dạy, và Chúa Giêsu Kitô đã đến để giải thoát chúng ta khỏi những nanh vuốt của nó.
Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy lăn đi những tảng đá của tất cả những gì liên quan đến chết chóc, chẳng hạn như thói đạo đức giả khi ta sống đức tin, đó là chết chóc; hay sự phê bình thiếu xây dựng đối với người khác, đó là chết chóc; hay sự xúc phạm, vu khống, là chết chóc; hay sự gạt bỏ người nghèo, cũng là chết chóc. Chúa yêu cầu chúng ta hãy lăn đi những tảng đá đó khỏi tâm hồn chúng ta, và lúc đó, sự sống sẽ lại thăng hoa quanh chúng ta. Chúa Kitô đang sống, và ai đón tiếp Chúa, gắn bó với Chúa, thì đến được với sự sống. Nếu không có Chúa Kitô hoặc ở ngoài Chúa Kitô, thì chẳng những chúng ta không có sự sống, nhưng còn rơi vào vòng chết chóc.
Sự phục sinh của Ladarô cũng là một dấu hiệu cho sự tái sinh được mang đến nơi các tín hữu qua Bí tích Rửa tội, và đạt đến sự viên mãn trong Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô. Nhờ tác động và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Kitô hữu là người bước đi trong cuộc sống như một sinh vật mới: một sinh vật cho sự sống và đi vào cuộc sống.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết cảm thương như Chúa Giêsu, Đấng đã gánh lấy đau buồn của chúng ta. Ước gì mỗi người trong chúng ta gần gũi với những người bị thử thách, trở thành một hình ảnh phản chiếu về tình yêu và sự dịu dàng của Thiên Chúa, là điều giúp giải thoát chúng ta khỏi cái chết và mang lại chiến thắng cho cuộc sống.
Sau khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Đứng trước tình trạng cấp thiết hiện nay vì đại dịch Covid-19 tràn lan vượt qua mọi biên giới, trong những ngày qua, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi “ngưng bắn tức toàn cầu và tức khắc ở mọi nơi trên thế giới” - một lời kêu gọi ngưng bắn toàn bộ.
Tôi hiệp với tất cả những người đã lắng nghe lời kêu gọi đó và mời gọi tất cả hãy đáp ứng lời kêu gọi ấy và ngưng ngay mọi hình thức chiến tranh, tạo điều kiện cho việc thiết lập những hành lang trợ giúp nhân đạo, cởi mở về ngoại giao, và quan tâm đến những người đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất.
Cầu xin cho quyết tâm chung chống đại dịch có thể giúp tất cả mọi người nhìn nhận rằng cần phải củng cố các mối liên hệ huynh đệ, như những phần tử của cùng một gia đình nhân loại duy nhất, đặc biệt, ước gì quyết tâm ấy khơi lên nơi các vị lãnh đạo các dân nước và các phe phái hữu quan một cam kết mới dấn thân vượt thắng sự đố kỵ nhau. Những xung khắc không thể được giải quyết bằng chiến tranh! Cần khắc phục những hận thù và đối kháng bằng đối thoại và tìm kiếm hòa bình trong tinh thần xây dựng.
Lúc này đây, tôi nghĩ đặc biệt đến tất cả những người phải chịu tổn thương khi bị bó buộc phải sống trong một nhóm, như các nhà nghỉ, các doanh trại... Tôi muốn đề cập cách riêng đến những người phải sống trong các nhà tù. Tôi đã đọc một báo cáo chính thức của Ủy ban Nhân quyền, đề cập đến các nhà tù quá đông, có thể trở thành một thảm kịch. Tôi yêu cầu các nhà cầm quyền phải nhạy cảm với vấn đề nghiêm trọng này và thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh những bi kịch trong tương lai.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi; tôi cũng đang cầu nguyện cho anh chị em. Chúc bữa trưa ngon miệng và tạm biệt anh chị em.
Source:Libreria Editrice VaticanaPAPA FRANCESCO ANGELUS Biblioteca del Palazzo Apostolico Domenica, 29 marzo 2020
Trong bài huấn đức trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin mừng Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay này đề cập đến biến cố sống lại của ông Ladarô (x. Ga 11:1-45). Ladarô là em của bà Marta và Maria, là những người bạn của Chúa Giêsu. Khi Ngài đến làng Betania, thì Ladarô đã chết được bốn ngày rồi. Cô Marta chạy ra gặp Thầy và nói: “Nếu Thầy có ở đây thì em con đã không chết!” (v.21). Chúa Giêsu đáp lại: “Em con sẽ sống lại” (v.23); và Ngài thêm: “Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin nơi Thầy, thì dù có chết cũng sẽ sống” (v.25). Rồi Maria và những người khác cũng đến, tất cả đều khóc, - Tin mừng kể - bấy giờ Chúa Giêsu rất xúc động và [...] bật khóc” (vv.33.35). Với tâm hồn xao xuyến, Ngài đến mộ, cảm tạ Chúa Cha vì đã luôn lắng nghe, rồi Ngài yêu cầu mở mộ và kêu lớn: “Ladarô, hãy ra ngoài!” (v.43). Và Ladarô bước ra, “chân tay còn quấn băng, và mặt ông còn quấn khăn liệm” (v.44).
Ở đây chúng ta thực sự chứng kiến Thiên Chúa là sự sống và Ngài ban sự sống, nhưng Ngài cũng có uy quyền trên thảm kịch chết chóc. Chúa Giêsu có thể tránh cho Ladarô, bạn Ngài khỏi cái chết, nhưng Chúa đã muốn đón nhận đau khổ của chúng ta qua cái chết của người thân yêu thành nỗi đau của Ngài, và nhất là Ngài muốn chứng tỏ uy quyền thống trị của Thiên Chúa trên sự chết.
Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta thấy rằng đức tin của con người và sự toàn năng của tình yêu Thiên Chúa, tìm kiếm nhau và cuối cùng gặp gỡ nhau. Chúng ta thấy điều đó trong tiếng kêu của cô Marta và Maria, và của tất cả chúng ta cùng với họ: “Nếu Thầy có ở đây...” Và câu trả lời của Thiên Chúa không phải là một bài diễn văn, không, nhưng chính Chúa Giêsu là câu trả lời của Thiên Chúa trước vấn nạn cái chết: “Thầy là sự sống lại và là sự sống... Hãy có lòng tin! Giữa chập chùng những tiếng khóc, hãy tiếp tục có lòng tin, cả khi sự chết dường như đã thắng thế. Hãy tháo gỡ tảng đá ra khỏi tâm hồn các con! Hãy để cho Lời Chúa mang sự sống trở lại ở những nơi đang có chết chóc.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng lập lại với chúng ta: “Hãy lăn tảng đá đi”. Thiên Chúa không tạo dựng nên chúng ta để ở trong nấm mồ, Ngài dựng nên chúng ta để sống một cuộc sống đẹp đẽ, tốt lành và vui tươi. Nhưng “do sự ghen tương của ma quỉ sự chết đã vào trong thế gian” (Kn 2:24), như sách Khôn ngoan đã dạy, và Chúa Giêsu Kitô đã đến để giải thoát chúng ta khỏi những nanh vuốt của nó.
Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy lăn đi những tảng đá của tất cả những gì liên quan đến chết chóc, chẳng hạn như thói đạo đức giả khi ta sống đức tin, đó là chết chóc; hay sự phê bình thiếu xây dựng đối với người khác, đó là chết chóc; hay sự xúc phạm, vu khống, là chết chóc; hay sự gạt bỏ người nghèo, cũng là chết chóc. Chúa yêu cầu chúng ta hãy lăn đi những tảng đá đó khỏi tâm hồn chúng ta, và lúc đó, sự sống sẽ lại thăng hoa quanh chúng ta. Chúa Kitô đang sống, và ai đón tiếp Chúa, gắn bó với Chúa, thì đến được với sự sống. Nếu không có Chúa Kitô hoặc ở ngoài Chúa Kitô, thì chẳng những chúng ta không có sự sống, nhưng còn rơi vào vòng chết chóc.
Sự phục sinh của Ladarô cũng là một dấu hiệu cho sự tái sinh được mang đến nơi các tín hữu qua Bí tích Rửa tội, và đạt đến sự viên mãn trong Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô. Nhờ tác động và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Kitô hữu là người bước đi trong cuộc sống như một sinh vật mới: một sinh vật cho sự sống và đi vào cuộc sống.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết cảm thương như Chúa Giêsu, Đấng đã gánh lấy đau buồn của chúng ta. Ước gì mỗi người trong chúng ta gần gũi với những người bị thử thách, trở thành một hình ảnh phản chiếu về tình yêu và sự dịu dàng của Thiên Chúa, là điều giúp giải thoát chúng ta khỏi cái chết và mang lại chiến thắng cho cuộc sống.
Sau khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Đứng trước tình trạng cấp thiết hiện nay vì đại dịch Covid-19 tràn lan vượt qua mọi biên giới, trong những ngày qua, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi “ngưng bắn tức toàn cầu và tức khắc ở mọi nơi trên thế giới” - một lời kêu gọi ngưng bắn toàn bộ.
Tôi hiệp với tất cả những người đã lắng nghe lời kêu gọi đó và mời gọi tất cả hãy đáp ứng lời kêu gọi ấy và ngưng ngay mọi hình thức chiến tranh, tạo điều kiện cho việc thiết lập những hành lang trợ giúp nhân đạo, cởi mở về ngoại giao, và quan tâm đến những người đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất.
Cầu xin cho quyết tâm chung chống đại dịch có thể giúp tất cả mọi người nhìn nhận rằng cần phải củng cố các mối liên hệ huynh đệ, như những phần tử của cùng một gia đình nhân loại duy nhất, đặc biệt, ước gì quyết tâm ấy khơi lên nơi các vị lãnh đạo các dân nước và các phe phái hữu quan một cam kết mới dấn thân vượt thắng sự đố kỵ nhau. Những xung khắc không thể được giải quyết bằng chiến tranh! Cần khắc phục những hận thù và đối kháng bằng đối thoại và tìm kiếm hòa bình trong tinh thần xây dựng.
Lúc này đây, tôi nghĩ đặc biệt đến tất cả những người phải chịu tổn thương khi bị bó buộc phải sống trong một nhóm, như các nhà nghỉ, các doanh trại... Tôi muốn đề cập cách riêng đến những người phải sống trong các nhà tù. Tôi đã đọc một báo cáo chính thức của Ủy ban Nhân quyền, đề cập đến các nhà tù quá đông, có thể trở thành một thảm kịch. Tôi yêu cầu các nhà cầm quyền phải nhạy cảm với vấn đề nghiêm trọng này và thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh những bi kịch trong tương lai.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi; tôi cũng đang cầu nguyện cho anh chị em. Chúc bữa trưa ngon miệng và tạm biệt anh chị em.
Source:Libreria Editrice VaticanaPAPA FRANCESCO ANGELUS Biblioteca del Palazzo Apostolico Domenica, 29 marzo 2020