TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI 2023
Hội nhập văn hóa
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
“VÌ MỘT GIÁO HỘI HIỆP HÀNH: HIỆP THÔNG, THAM GIA VÀ SỨ VỤ”
Nhận thức
1. Công đồng Vat. II xác định: “Thời đại của Chúa Thánh Thần và của Giáo dân”. Ngài cưỡng bách giáo dân phục vụ Hội thánh Chúa Kitô. Vì thế, Ngài điều khiển Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới 2023: Mở ra con đường mới, can tân giáo hội.
2. Các kế hoạch, không để ý tới yếu tố văn hóa, sớm muộn đều dẫn tới thất bại[1]. Vì thế, cần minh định: Tiến trình tổ chức thượng hội đồng giám mục thế giới 2023, có hội nhập nền văn hóa. Văn hóa Việt Nam, thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp, miệt vườn và sông nước. Một trong những đặc trưng cơ bản: “Tính cộng đồng”. Và truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ: Rồng-Chim. Rồng do cá sấu và rắn tạo nên. Do đó, nảy sinh các công thức lãnh đạo cuộc sống Dân tộc Việt Nam: “Chim đầu đàn”; “Rồng rồng theo mẹ”; “Rồng rắn theo nhau”. “Tội qui vu trưởng”.
Tổ chức
Nếu tiến trình tổ chức, theo văn hóa Tây phương, gốc du mục, rất khác xa với văn hóa Á Châu và nhất là đối Việt Nam. Hậu quả: Rất khó khăn. Tôi xin chia sẻ về những đặc điểm văn hóa Việt Nam: “Tính cộng đồng” dẫn tới tinh thần hiệp hành, hiệp thông, trọng tập thể. Những câu tục ngữ: “Chim đầu đàn”; “Rồng rồng theo mẹ”; “Rồng rắn theo nhau” và “Tội qui vu trưởng” có ý nghĩa gì? Trong bầy chim, thường có chim đầu đàn. Chim đầu đàn là con bay đầu tiên, dẫn đầu đàn. Đàn bay theo hình chữ V. Tạo nên luồng không khí nhẹ nhàng, khiến tất cả các con theo sau, bay rất nhẹ. Khi chim đầu đàn mệt mỏi, thì lập tức có một con bay thế. Nếu trong đàn, có con nào bị đau hoặc bị bắn, sẽ có hai con khác bay tháp tùng xuống đất liền và ở đó cho tới khi bạn mình chết hoặc có thể tiếp tục. Chúng sẽ bay lên tìm đàn. “Rồng rồng theo mẹ”: Cá lóc con mới nở, gọi là rồng rồng. Mẹ đi đầu, chúng theo sau. Cá Bố ở vòng ngoài, theo sau bảo vệ. Cá Mẹ trở nên hung dữ, bảo vệ đàn con, dù phải hy sinh mạng sống. Đàn nào mất mẹ, sẽ lập tức tan hàng và bị các loại cá dữ khác tiêu diệt. “Rồng rắn theo nhau”, tạo nên sức mạnh và bạo dạn, giúp vượt qua mọi trở ngại, thử thách nguy hiểm trong hành trình cuộc sống. “Tội qui vu trưởng”, trong kinh nghiệm lãnh đạo, “Lên hay xuống, thành hay bại, giàu hay nghèo, đều do lãnh đạo”. Nên mọi sự đều qui về người trưởng, người đứng đầu. Trong võ thuật, người ta rất tôn trọng người lãnh đạo môn phái.
Áp dụng
1. Vẽ sơ đồ cơ chế[2] mục vụ: “Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ”, thể hiện định nghĩa của Công đồng Vat. II: “Giáo hội là Dân và là Gia đình của Chúa”. Hội nhập văn hóa gia đình Việt Nam, trong môi trường giáo xứ, đơn vị nhỏ nhất của giáo hội. Mô hình đính kèm và có giải thích và hệ quả.
2. Giáo hội có hai hàng. Tiến trình khởi đi từ hàng giáo phẩm. Thứ đến hàng giáo dân, tu sĩ. Khởi đi từ cơ chế mục vụ xứ đạo. Thánh quan thầy, cha xứ, tu sĩ, hội đồng mục vụ gồm ban cố vấn, hội đồng kinh tế, ban thường vụ, văn phòng, bốn ban chuyên môn, phục vụ cả hồn cả xác và mang tính kế tục, ban mục vụ các khu, ban trị sự các giới, các đoàn thể đạo đức, các nhóm…. Gồm những người đứng đầu như chim đầu đàn. Sau cùng là đại hội đại biểu toàn Dân Chúa: Biểu quyết.
Chú thích
Hệ quả
1. Tính cộng đồng, tạo nên tinh thần đoàn kết, dân chủ hài hòa. Rất thuận lợi cho tính hiệp hành, hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Tuy nhiên, mặt trái của tính cộng đồng là tính xuề xòa, cả nể, trọng tình, lệ thuộc vào người lãnh đạo, thiếu tinh thần tự do sáng tạo: “Ai sao tôi vậy”. Lại thêm tính ỷ lại, đố kỵ, cào bằng. Ít ai dám can đảm bay đầu, dẫn đầu và chịu trách nhiệm.
2. Xác tín có Chúa Thánh Thần lãnh đạo. Lắng nghe Ngài và lắng nghe nhau. Giáo hội Việt Nam sẽ là chim đầu đàn và ngôi mai rực sáng phía vầng trời hừng đông hy vọng của Giáo hội toàn cầu./.
Truyền thông TGP/SG, tháng 11.2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
[1] Liên hiệp Quốc, Nhận định, 12/1986
[2] Cơ chế: Bộ máy, như bộ máy đồng hồ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn