Một cách hội nhập văn hoá hay làm anh em của mọi người ở một giáo xứ địa phương tại giáo phận Phan Thiết

Thứ năm - 11/07/2024 04:07
 
z5622919625352 a5ebe02d5de8c474362252d537112479

MỘT CÁCH HỘI NHẬP VĂN HÓA HAY LÀM ANH EM CỦA MỌI NGƯỜI Ở MỘT GIÁO XỨ ĐỊA PHƯƠNG TẠI GIÁO PHẬN PHAN THIẾT
Nguyễn Kim Anh
BỐI CẢNH

Kim Ngọc, một giáo xứ thuộc giáo phận Phan thiết, nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Phan thiết 7 km về phía Bắc, có bề dày lịch sử 250 năm giữa cư dân bản địa đa số là lương dân với nhiều nhà tự và dòng họ có tuổi từ 150 đến 300 năm. Địa bạ triều Nguyễn cho biết cách nay chưa tới 200 năm, Kim ngọc xã có 5 thôn Kinh và 3 thôn Chàm nhưng không thấy dấu tích gì của người Chàm, cả địa danh Ô-xâng, nơi có các tín hữu đầu tiên mà Đức Cha Bennetat nói đến (1748) và cha Giuse Bổn xác nhận ( đầu thế kỷ 20 ) cũng không biết nay là chỗ nào ! Hiện nay cả vùng Phú long (Hàm thắng, Hàm nhơn ) có 5 ngôi Chùa , nhưng chỉ có một nơi có sư trụ trì. Tín ngưỡng thờ ông bà là chủ yếu . 95% lấy vợ chồng đều trở lại Công giáo nhưng vẫn có một số rất ít trường hợp gặp khó khăn người Công giáo bỏ đạo theo người lương ! Tuy nhiên sau khi trở lại Công giáo, không phải ai ai cũng hội nhập tốt vào đời sống mới, có thể không khỏi những mặc cảm bõ ông bỏ bà lấy vợ đạo….hay những lí do khác.Giáo xứ Kim Ngọc-- chỉ có 2,000 giáo dân giữa khoảng 25,000 lương dân-- có mức biến động dân số đáng kể. Từ 1975 đến nay đân số ít tăng, vì nhiều người bỏ xứ ra đi, nhưng số dân không giảm do cuới vợ lấy chồng đa số là người lương, khoảng 150 trường hợp trong vòng 25 năm, chiếm 1/3 tổng số gia đình trong giáo xứ, chưa kể các tân tòng trước 1975. Hầu hết các gia đình đều có họ hàng với người lương , nên có mối thân tình với lương dân. Các gia tộc chung quanh Kim ngọc thực tế đã cung cấp và đón nhận người Kim ngọc Công Giáo làm dâu rể của mình. Nhưng một thời gian dài, trở thành người Công giáo thì thường không cúng theo cách người lương, trong cung cách sống không còn “gần gũi” với tổ tiên như trước nữa. Lấy nguời Công Giáo là trở thành” ngoại tộc”, trong chiều sâu tâm lý có thể không khỏi ray rứt. Việc nhận lại dòng họ của mình là một yêu cầu cần thiết về mặt tâm lý, về mặt xã hội, mà còn là một bước xích gần lại là anh em, là “ chúng ta”, làm con một nhà, con một họ, con một tộc, có lợi cho khối đoàn kết dân tộc và việc truyền giáo.
z5622920817820 b90a1df0ae8de0aa180a4a70e0b63ee9
HỘI NHẬP
Từ 1994, giáo xứ chọn ngày Tết làm cơ hội, cử đại diện giáo dân dến thăm hỏi các nhàchùa và nhà tự , thắp nhang cho tổ tiên của các dòng họ vì đích thực các ngài là ông bà tổ tiên của một số người trong giáo xứ. Khi “trở về” thắp hương tại nhà tự của mình không phải chỉ là tư cách con cháu mà còn là đại diện cho nhà thờ Công giáo, người tân tòng thực sự cảm thấy mình là người con cháu ở gần ma có lúc xa nay về với nhà của chính mình. Vì mỗi nhà tự đích thực là nhà của ông bà tổ tiên, là nhà của chính mình, cũng đáng yêu đáng quí như nhà thờ giáo xứ là nơi sinh ra mình trong đức tin, nuôi mình sống bằng sức sống thần linh….Nhà tự biểu hiện dòng họ là nơi sinh ra, là sinh quán của mình, của tổ tiên mình ! Nhà thờ và nhà tự cũng là nhà của mình , hai”nhà” đều kính trọng nhau, vì là”thông gia” ! Giáo xứ là một tộc , một siêu tộc , có quan hệ khắng khít với nhiều nhà tộc , là thông gia của nhiều tộc.
z5622925791203 5e2ca47cddb24226a7e529dcdf57bc2c

HỆ QUẢ
Từ khi giáo xứ thăm hỏi và thắp nhang taị các nhà tự trong dịp Tết thì mối quan hệ thân thiện tăng thêm nhiều, ngày Tết các tộc đến chúc tuổi cha xứ và giáo xứ ; nếu giáo xứ mời, họ cũng đến tham dự nghi thức tưởng nhớ và cầu nguyện cho ông bà tổ tiên của giáo xứ. Các hội đồng gia tộc dễ dàng chính thức chấp nhận cho phép lấy người Công giáo, trở lại Công giáo, thuận lợi cho việc truyền giáo và hạnh phúc cho các đôi hôn nhân Công giáo-tân tòng. Một người đang học giáo lý tân tòng nói rằng năm nay, một số bà con lương về thắp nhang cho thân nhân Công giáo cũng xin được thắp nhang trên bàn thờ Chúa. Điều trước đây chưa bao giờ có !
Ngày Mồng Hai Tết Tân Tỵ , đại diện các tộc và anh em lương dân đến dự nghi thức tôn kính Ông bà tổ tiên và chúc thọ cho các cụ 70 tuổi trở lên tại nhà thờ giáo xứ đông hơn, và sau lễ ở lại đàm đạo, có các tiết mục vui xuân và các bài múa hát kính nhớ ơn ông bà tổ tiên cha mẹ do các em thiếu nhi trình diễn. Họ cảm động vì trong nghi thức tôn kính tổ tiên có đọc các bài văn tế, có đánh trống chiêng , bái xá theo cách dân tộc, có dâng trầu rượu hương hoa cho tổ tiên rất thành kính. Có người còn cho rằng Công giáo đang gìn giữ bảo tồn những nghi thức tôn kính Ông bà tổ tiên đáng ra các tộc họ, các nhà tự phải có nhưng nhiều nhà tự không có hay nay đã bỏ mất ! Cha xứ trong bài giảng và nói chuyện nhấn mạnh giáo xứ Kim ngọc hiện nay có một nửa gia đình có vợ hoặc chồng là gốc lương dân, là con cháu các nhà nhà tự chung quanh vùng. Nên tổ tiên của các tộc họ cũng chính là tổ tiên của giáo dân Kim ngọc, họ đích thực là anh em của nhau, cùng máu mủ ruột thịt phải yêu thương đoàn kết đùm bọc nhau.
Nhưng người Công giáo thờ Chúa trên hết vì Chúa là “tổ tiên của mọi tổ tiên” !

CON ĐƯỜNG CÒN DÀI
Hiện nay có một số người đã trở thành người Công giáo, vẫn được ở nhà tự, vẫn được coi nhà tự, vẫn thắp nhang cho ông bà vào ngày mồng một và 15. Nhưng một số trưởng chi tộc không chấp nhận những người này treo ảnh tượng Chúa trong nhà tự. Chấp nhận cho thờ cúng thay mình nhưng không cho treo ảnh tượng Chúa vì “trong nhà chỉ thờ một ‘ông” thôi, không thể có hai” ông” “ nghĩa là độc tôn, thờ duy nhất một vị, một bên. Chưa có cách giải ! Nhưng có lẽ từ từ cũng giải được ! bằng sống hiếu thảo, tốt lành, kiên trì cầu nguyện, trung tín trong đức tin, không bỏ lễ Chúa nhật, không để bị đồng hóa, kiên quyết không đeo bùa cho con khi ông bà lương dân ép buộc !…. Đó là kinh nghiệm một số người làm dâu dân ngọai lâu năm.
Trước đây việc tôn kính ông bà tổ tiên là cớ gây chia rẽ người lương dân và người Công giáo thì nay việc tôn kính ông bà tổ tiên lại trở thành cơ hội để hòa hợp yêu thương đoàn kết dân tộc và loan báo Tin Mừng. Dù vậy cũng còn đòi hỏi nhiều hy sinh, quên mình…….nhưng vẫn phải giữ bản sắc đức tin, một đức tin phải đã trở thành văn hóa ! (Đức Gioan Phaolô II ) . /.
(Vietcatholic 2002; vanchuongviet.org  8/11/2009)
Nguyễn Kim Anh
z5622926477553 e8a107d4704b0f79079805b023ee8cce

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây