Hôm 6 tháng 12, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã công bố một tài liệu dầy 30 trang nhan đề “Pastoral behaviour with regard to the practice of assisted suicide”, nghĩa là “Hành vi mục vụ liên quan đến thực hành trợ giúp tự tử”, trong đó các ngài khuyên các linh mục không nên hiện diện trong lúc bệnh nhân kết liễu cuộc đời như thế.
Trong hội nghị chuyên đề liên tôn về chăm sóc giảm đau và sức khỏe tâm thần được tổ chức tại Trung tâm Đại hội Augustinianum ở Rôma từ ngày 11 đến 12 tháng 12 vừa qua, khi được hỏi về tài liệu này của Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, Đức Cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi cho rằng nên “dẹp bỏ hết tất cả các quy tắc”, các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai”. Ngài quả quyết rằng “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”
Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, đã lên tiếng bênh vực Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, và vạch rõ các sai lầm của Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia. Những lời khuyên của Đức Cha Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống rằng các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người ấy chỉ là nhảm nhí và thiếu sự thận trọng mục vụ.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một linh mục phải nói rõ ràng với một người lựa chọn tự tử hoặc trợ tử tự nguyện rằng người ấy đang phạm vào một tội nghiêm trọng, Đức Hồng Y người Hà Lan đã nói như trên với thông tấn xã CNA trong tuần này.
Vì cùng lý do này, một linh mục không thể có mặt khi tự tử hoặc trợ giúp tự tử được thực hiện. Điều này có thể gây hiểu lầm rằng vị linh mục không có vấn đề với quyết định này hoặc thậm chí là “những hành vi vô luân này là chấp nhận được theo giáo huấn của Giáo Hội trong một số trường hợp” Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục của Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, nói như trên với thông tấn xã CNA.
Trước khi bước vào đời sống tu trì, Đức Hồng Y Eijk là một bác sĩ y khoa, và luận án tiến sĩ của ngài vào giữa những năm 1980 đã được dành riêng cho các luật lệ về an tử. Ngài cũng lãnh đạo một đàn chiên ở một trong những quốc gia có luật an tử cực đoan nhất trên thế giới.
Đức Hồng Y Eijk giải thích với CNA rằng “một linh mục phải nói rõ ràng cho những người lựa chọn hỗ trợ tự sát hoặc an tử rằng cả hai hành vi này đều vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống con người, và đó là một tội lỗi nghiêm trọng.”
Đức Hồng Y không phủ nhận khả năng đồng hành về mặt tâm linh. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Eijk nhấn mạnh rằng “các linh mục không được có mặt khi tiến trình chết êm dịu hay trợ tử được thực hiện. Sự hiện diện của vị linh mục trong hoàn cảnh như thế có thể gây hiểu nhầm rằng vị linh mục đang ủng hộ quyết định này hoặc thậm chí là tự tử hoặc trợ tự không phải là vô luân trong một số trường hợp.”
Theo Đức Hồng Y Eijk, trong thực hành ở Hà Lan có hai trường hợp tự nguyện an tử và trợ tử. Ngài nói “trong trường hợp trợ tử, bệnh nhân tự mình dùng các loại thuốc bác sĩ cố ý kê toa cho người ấy tự tử. Rồi cũng có một hình thức khác, là chính bác sĩ tiêm thuốc độc kết thúc cuộc sống của bệnh nhân sau khi được bệnh nhân yêu cầu. Tuy nhiên, trách nhiệm của bệnh nhân và bác sĩ là như nhau trong cả hai trường hợp đó.”
Cụ thể, Đức Hồng Y Eijk nói rằng “trách nhiệm của bệnh nhân cũng không kém phần nghiêm trọng, cả trong hai trường hợp hỗ trợ tự sát và an tử tự nguyện, vì người ấy đã đưa ra ý kiến này nhằm chấm dứt cuộc sống của mình, và trách nhiệm là như nhau bất kể chính người ấy đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình hay một bác sĩ kết liễu mạng sống người ấy.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các bác sĩ cũng phải đồng trách nhiệm như thế trong cả hai trường hợp.
Khi thực hiện trợ tử, người bác sĩ “trực tiếp vi phạm các giá trị của cuộc sống, là một giá trị nội tại. Khi giúp đỡ tự tử, người bác sĩ ấy hợp tác với ý muốn của bệnh nhân và điều này có nghĩa là người y sĩ này chia sẻ ý định của bệnh nhân. Vì lý do này, đơn thuần hợp tác thôi cũng đã là một hành vi xấu xa tự bản chất, và nghiêm trọng như thể chính bác sĩ đã kết liễu cuộc đời của bệnh nhân.”
Đức Hồng Y Eijk nhận xét rằng “Hỗ trợ tự tử có lẽ ít gây ra tâm lý nặng nề cho các bác sĩ. Tuy nhiên, không có một sự khác biệt đáng kể nào về mặt luân lý giữa hai trường hợp.”
Đức Hồng Y Eijk cũng đề cập đến vấn đề tang lễ sau cùng cho những người chọn tự tử hoặc trợ tử.
“Nếu bệnh nhân yêu cầu các linh mục ban các bí tích (hòa giải hoặc xức dầu bệnh nhân) và hoạch định một tang lễ trước khi bác sĩ kết liễu cuộc sống của mình theo yêu cầu của người ấy, hoặc tự mình tự tử, vị linh mục không được làm như vậy,” Đức Hồng Y Eijk nói.
Ngài nói thêm rằng có ba lý do dẫn đến sự cấm đoán này.
Lý do thứ nhất là “một người chỉ có thể nhận các bí tích khi có ý ngay lành, và đây không phải là trường hợp khi một người muốn chống lại trật tự sáng tạo, vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống mình.”
Lý do thứ hai là người “nhận các bí tích là người đặt cuộc đời mình trong vòng tay thương xót của Thiên Chúa. Trái lại, những ai muốn đích thân kết thúc cuộc đời thì muốn đặt mạng sống trong tay mình.”
Lý do thứ ba là “nếu vị linh mục ban các bí tích, hoặc lên kế hoạch cho một tang lễ trong những trường hợp như thế, vị linh mục phạm tội gây ra một tai tiếng, vì hành động của mình có thể gợi ý rằng tự tử hoặc chết êm dịu là được phép trong những hoàn cảnh nhất định.”
Đức Hồng Y Eijk cũng giải thích thêm rằng một linh mục có thể cử hành tang lễ của một người chết do tự tử được hỗ trợ tự tử trong một số trường hợp hãn hữu, mặc dù tự tử luôn là bất hợp pháp.
Ngài nói: “Từ xa xưa, các linh mục được phép cử hành tang lễ cho những người tự tử hoặc yêu cầu được chết êm dịu trong những trường hợp trầm cảm hay bất kỳ các bệnh tâm thần nào khác. Trong những trường hợp như thế, vì bệnh tật, ý chí tự do của người ấy không còn nữa, và do đó việc kết thúc cuộc sống trong trường hợp như thế không thể được coi là một tội trọng.”
Ngài nói thêm rằng các linh mục phải “thận trọng đánh giá liệu ngài có đang đứng trước một trường hợp ý chí tự do bị suy thoái hay không. Nếu thật sự như vậy, ngài có thể tổ chức lễ tang.”
Để chống lại xu hướng ủng hộ trợ tử, Giáo Hội phải “loan báo rằng Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài trong tổng thể của người ấy, linh hồn, và thân xác. Hiến chế Gaudium et Spes [nghĩa là Vui Mừng và Hy Vọng] của Công Đồng Chung Vatican Hai đã mô tả con người là một ‘thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác’. Điều này có nghĩa là thân xác là một chiều kích thiết yếu và là một phần của giá trị nội tại của con người. Vì vậy, không được phép hy sinh mạng sống của con người để chấm dứt sự đau đớn”
Đức Hồng Y cũng nói thêm rằng chăm sóc giảm đau là một phản ứng tích cực, và Giáo Hội thường khuyến khích việc chăm sóc giảm đau, trong bối cảnh là “có rất nhiều nhóm Kitô cả các tôn giáo khác cung cấp việc chăm sóc giảm đau tại các trung tâm chuyên ngành.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng, để chống lại khuynh hướng cổ vũ an tử và trợ tử của phương Tây, Giáo hội “phải làm điều gì đó chống lại sự cô đơn. Các giáo xứ thường là những cộng đồng chào đón, nơi mọi người có những liên kết xã hội và người này chăm sóc cho người kia. Trong xã hội đương đại siêu cá nhân, con người thường đơn độc. Có một sự cô đơn rất lớn trong xã hội phương Tây của chúng ta.”
Giáo hội “thúc đẩy sự hình thành các cộng đồng không bỏ mặc con người trong cô đơn. Một người sống trong cô đơn, thiếu sự quan tâm và chăm sóc từ những người khác, ít có khả năng chịu đựng đau đớn”.
Đức Hồng Y Eijk nói thêm rằng Giáo Hội “loan báo một linh đạo Kitô và đức tin để sống. Điều này ngụ ý rằng anh chị em cũng có thể kết hiệp với Chúa Kitô chịu thương khó và gánh chịu những nỗi đau cùng với Người. Vì thế, chúng ta không bao giờ cô đơn.”
Source:Catholic News AgencyDutch cardinal: Priests should 'speak clearly' on assisted suicide
Trong hội nghị chuyên đề liên tôn về chăm sóc giảm đau và sức khỏe tâm thần được tổ chức tại Trung tâm Đại hội Augustinianum ở Rôma từ ngày 11 đến 12 tháng 12 vừa qua, khi được hỏi về tài liệu này của Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, Đức Cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi cho rằng nên “dẹp bỏ hết tất cả các quy tắc”, các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai”. Ngài quả quyết rằng “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”
Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, đã lên tiếng bênh vực Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, và vạch rõ các sai lầm của Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia. Những lời khuyên của Đức Cha Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống rằng các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người ấy chỉ là nhảm nhí và thiếu sự thận trọng mục vụ.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một linh mục phải nói rõ ràng với một người lựa chọn tự tử hoặc trợ tử tự nguyện rằng người ấy đang phạm vào một tội nghiêm trọng, Đức Hồng Y người Hà Lan đã nói như trên với thông tấn xã CNA trong tuần này.
Vì cùng lý do này, một linh mục không thể có mặt khi tự tử hoặc trợ giúp tự tử được thực hiện. Điều này có thể gây hiểu lầm rằng vị linh mục không có vấn đề với quyết định này hoặc thậm chí là “những hành vi vô luân này là chấp nhận được theo giáo huấn của Giáo Hội trong một số trường hợp” Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục của Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, nói như trên với thông tấn xã CNA.
Trước khi bước vào đời sống tu trì, Đức Hồng Y Eijk là một bác sĩ y khoa, và luận án tiến sĩ của ngài vào giữa những năm 1980 đã được dành riêng cho các luật lệ về an tử. Ngài cũng lãnh đạo một đàn chiên ở một trong những quốc gia có luật an tử cực đoan nhất trên thế giới.
Đức Hồng Y Eijk giải thích với CNA rằng “một linh mục phải nói rõ ràng cho những người lựa chọn hỗ trợ tự sát hoặc an tử rằng cả hai hành vi này đều vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống con người, và đó là một tội lỗi nghiêm trọng.”
Đức Hồng Y không phủ nhận khả năng đồng hành về mặt tâm linh. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Eijk nhấn mạnh rằng “các linh mục không được có mặt khi tiến trình chết êm dịu hay trợ tử được thực hiện. Sự hiện diện của vị linh mục trong hoàn cảnh như thế có thể gây hiểu nhầm rằng vị linh mục đang ủng hộ quyết định này hoặc thậm chí là tự tử hoặc trợ tự không phải là vô luân trong một số trường hợp.”
Theo Đức Hồng Y Eijk, trong thực hành ở Hà Lan có hai trường hợp tự nguyện an tử và trợ tử. Ngài nói “trong trường hợp trợ tử, bệnh nhân tự mình dùng các loại thuốc bác sĩ cố ý kê toa cho người ấy tự tử. Rồi cũng có một hình thức khác, là chính bác sĩ tiêm thuốc độc kết thúc cuộc sống của bệnh nhân sau khi được bệnh nhân yêu cầu. Tuy nhiên, trách nhiệm của bệnh nhân và bác sĩ là như nhau trong cả hai trường hợp đó.”
Cụ thể, Đức Hồng Y Eijk nói rằng “trách nhiệm của bệnh nhân cũng không kém phần nghiêm trọng, cả trong hai trường hợp hỗ trợ tự sát và an tử tự nguyện, vì người ấy đã đưa ra ý kiến này nhằm chấm dứt cuộc sống của mình, và trách nhiệm là như nhau bất kể chính người ấy đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình hay một bác sĩ kết liễu mạng sống người ấy.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các bác sĩ cũng phải đồng trách nhiệm như thế trong cả hai trường hợp.
Khi thực hiện trợ tử, người bác sĩ “trực tiếp vi phạm các giá trị của cuộc sống, là một giá trị nội tại. Khi giúp đỡ tự tử, người bác sĩ ấy hợp tác với ý muốn của bệnh nhân và điều này có nghĩa là người y sĩ này chia sẻ ý định của bệnh nhân. Vì lý do này, đơn thuần hợp tác thôi cũng đã là một hành vi xấu xa tự bản chất, và nghiêm trọng như thể chính bác sĩ đã kết liễu cuộc đời của bệnh nhân.”
Đức Hồng Y Eijk nhận xét rằng “Hỗ trợ tự tử có lẽ ít gây ra tâm lý nặng nề cho các bác sĩ. Tuy nhiên, không có một sự khác biệt đáng kể nào về mặt luân lý giữa hai trường hợp.”
Đức Hồng Y Eijk cũng đề cập đến vấn đề tang lễ sau cùng cho những người chọn tự tử hoặc trợ tử.
“Nếu bệnh nhân yêu cầu các linh mục ban các bí tích (hòa giải hoặc xức dầu bệnh nhân) và hoạch định một tang lễ trước khi bác sĩ kết liễu cuộc sống của mình theo yêu cầu của người ấy, hoặc tự mình tự tử, vị linh mục không được làm như vậy,” Đức Hồng Y Eijk nói.
Ngài nói thêm rằng có ba lý do dẫn đến sự cấm đoán này.
Lý do thứ nhất là “một người chỉ có thể nhận các bí tích khi có ý ngay lành, và đây không phải là trường hợp khi một người muốn chống lại trật tự sáng tạo, vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống mình.”
Lý do thứ hai là người “nhận các bí tích là người đặt cuộc đời mình trong vòng tay thương xót của Thiên Chúa. Trái lại, những ai muốn đích thân kết thúc cuộc đời thì muốn đặt mạng sống trong tay mình.”
Lý do thứ ba là “nếu vị linh mục ban các bí tích, hoặc lên kế hoạch cho một tang lễ trong những trường hợp như thế, vị linh mục phạm tội gây ra một tai tiếng, vì hành động của mình có thể gợi ý rằng tự tử hoặc chết êm dịu là được phép trong những hoàn cảnh nhất định.”
Đức Hồng Y Eijk cũng giải thích thêm rằng một linh mục có thể cử hành tang lễ của một người chết do tự tử được hỗ trợ tự tử trong một số trường hợp hãn hữu, mặc dù tự tử luôn là bất hợp pháp.
Ngài nói: “Từ xa xưa, các linh mục được phép cử hành tang lễ cho những người tự tử hoặc yêu cầu được chết êm dịu trong những trường hợp trầm cảm hay bất kỳ các bệnh tâm thần nào khác. Trong những trường hợp như thế, vì bệnh tật, ý chí tự do của người ấy không còn nữa, và do đó việc kết thúc cuộc sống trong trường hợp như thế không thể được coi là một tội trọng.”
Ngài nói thêm rằng các linh mục phải “thận trọng đánh giá liệu ngài có đang đứng trước một trường hợp ý chí tự do bị suy thoái hay không. Nếu thật sự như vậy, ngài có thể tổ chức lễ tang.”
Để chống lại xu hướng ủng hộ trợ tử, Giáo Hội phải “loan báo rằng Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài trong tổng thể của người ấy, linh hồn, và thân xác. Hiến chế Gaudium et Spes [nghĩa là Vui Mừng và Hy Vọng] của Công Đồng Chung Vatican Hai đã mô tả con người là một ‘thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác’. Điều này có nghĩa là thân xác là một chiều kích thiết yếu và là một phần của giá trị nội tại của con người. Vì vậy, không được phép hy sinh mạng sống của con người để chấm dứt sự đau đớn”
Đức Hồng Y cũng nói thêm rằng chăm sóc giảm đau là một phản ứng tích cực, và Giáo Hội thường khuyến khích việc chăm sóc giảm đau, trong bối cảnh là “có rất nhiều nhóm Kitô cả các tôn giáo khác cung cấp việc chăm sóc giảm đau tại các trung tâm chuyên ngành.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng, để chống lại khuynh hướng cổ vũ an tử và trợ tử của phương Tây, Giáo hội “phải làm điều gì đó chống lại sự cô đơn. Các giáo xứ thường là những cộng đồng chào đón, nơi mọi người có những liên kết xã hội và người này chăm sóc cho người kia. Trong xã hội đương đại siêu cá nhân, con người thường đơn độc. Có một sự cô đơn rất lớn trong xã hội phương Tây của chúng ta.”
Giáo hội “thúc đẩy sự hình thành các cộng đồng không bỏ mặc con người trong cô đơn. Một người sống trong cô đơn, thiếu sự quan tâm và chăm sóc từ những người khác, ít có khả năng chịu đựng đau đớn”.
Đức Hồng Y Eijk nói thêm rằng Giáo Hội “loan báo một linh đạo Kitô và đức tin để sống. Điều này ngụ ý rằng anh chị em cũng có thể kết hiệp với Chúa Kitô chịu thương khó và gánh chịu những nỗi đau cùng với Người. Vì thế, chúng ta không bao giờ cô đơn.”
Source:Catholic News AgencyDutch cardinal: Priests should 'speak clearly' on assisted suicide