div>Trong Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay, Tòa Thánh đã yêu cầu các linh mục trên khắp thế giới đọc thêm một lời cầu nguyện mới vào các Lời Cầu Long Trọng, và kêu gọi các ngài dâng các thánh lễ cầu nguyện cho đại dịch coronavirus sớm chấm dứt.
Trước đại dịch coronavirus quá kinh hoàng đã cướp mất mạng sống của gần 50,000 người và làm gần 1 triệu người bị nhiễm bệnh, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã đưa ra một ý cầu nguyện mới trong Những Lời Cầu Long Trọng.
Những Lời Cầu Long Trọng, bắt nguồn từ những lời cầu nguyện cổ kính theo truyền thống của Giáo Hội, được đọc trong Nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh, để cầu nguyện cho nhiều thành phần khác nhau trong Giáo Hội và xã hội, bao gồm Đức Giáo Hoàng; các Giám Mục, linh mục và phó tế; nam nữ tu sĩ, các tín hữu; giáo lý viên, các Kitô hữu không phải là Công Giáo; người Do Thái; những người không tin vào Chúa Kitô; những người vô thần; những người cai trị các dân nước; và những người có nhu cầu đặc biệt.
Lời cầu nguyện mới có tựa đề là “Dành cho những người bị ảnh hưởng trong thời gian xảy ra đại dịch”. Mỗi Lời Cầu Long Trọng gồm hai phần. Đầu tiên vị chủ tế kêu gọi cộng đoàn chú ý vào những ý tưởng chủ yếu trong lời cầu nguyện mà ngài sắp đọc một cách long trọng. Sau khi cộng đoàn thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, vị chủ tế long trọng đọc lời nguyện ấy.
Lời cầu nguyện mới có lời kêu gọi như sau:
“Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai phải gánh chịu hậu quả của đại dịch hiện nay, xin Thiên Chúa là Cha chúng ta ban sức khỏe cho các bệnh nhân, sức mạnh cho những người chăm sóc họ, an ủi các gia đình và ban ơn cứu rỗi cho tất cả những nạn nhân đã qua đời.”
Sau giây phút cầu nguyện thầm lặng, vị linh mục nói tiếp
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Đấng luôn nâng đỡ sự yếu đuối của con người chúng con, xin đoái thương trước tình cảnh đau buồn mà con cái Chúa phải chịu đựng vì đại dịch này, xin Chúa xoa dịu nỗi đau của các bệnh nhân, ban sức mạnh cho những người chăm sóc họ, chào đón những người đã chết vào chốn bình an của Chúa, và trong suốt thời gian hoạn nạn này, xin Chúa cho tất cả chúng con có thể tìm thấy sự an ủi trong tình yêu thương xót của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.”
Lời cầu nguyện mới được trình bày trong một sắc lệnh được ký bởi Đức Hồng Y Robert Sarah tổng trưởng, và Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, tổng thư ký của của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.
Sắc lệnh, ký ngày 30 tháng Ba, cho biết: Ngày lễ kỷ niệm cuộc khổ nạn của Chúa vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay có một ý nghĩa đặc biệt vì đại dịch khủng khiếp đã làm cả thế giới đau khổ.
“Thật vậy, vào ngày mà chúng ta kỷ niệm cuộc thương khó và cái chết của Chúa Giêsu Kitô trên Thập giá, Đấng như một con chiên bị giết đã tự mình gánh chịu đau khổ vì tội lỗi của thế giới, Giáo Hội lên tiếng cầu nguyện với Thiên Chúa Cha Toàn năng cho toàn thể nhân loại, và đặc biệt cho những người đau khổ nhất, trong khi Giáo Hội chờ đợi trong đức tin niềm vui của sự phục sinh của Phu quân mình.
Vì vậy, Bộ này, dựa trên các năng quyền do Đức Thánh Cha tối cao ban cho, đã sử dụng khả năng được trao liên quan đến Sách lễ Rôma đối với các giám mục giáo phận trong một tình huống cần thiết cho công chúng, đề xuất một ý cầu nguyện được thêm vào các Lời Cầu Long Trọng trong lễ kỷ niệm nói trên, để những lời cầu nguyện của những ai cầu khẩn Ngài trong cơn hoạn nạn có thể đến với Thiên Chúa Cha và do đó, dù trong nghịch cảnh, tất cả họ đều có thể trải nghiệm niềm vui của lòng thương xót của Người”.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng đề nghị các linh mục cử hành các thánh lễ ngoại lịch – votive Mass – để “cầu nguyện cách riêng xin Chúa chấm dứt đại dịch này”.
Một sắc lệnh khác đi kèm của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cho phép các Thánh lễ ngoại lịch được cử hành hàng ngày, ngoại trừ vào các ngày lễ trọng như các ngày Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Lễ Phục sinh, Tuần Thánh và Lễ Phục sinh, Thứ Tư Lễ Tro và Ngày Lễ Các Đẳng Linh hồn.
Thánh lễ ngoại lịch là một Thánh lễ không theo ngày lễ quy định trong lịch Phụng Vụ và được cử hành cho một ý định đặc biệt.
Theo một bản dịch chưa chính thức trên trang web của Vatican News, Lời nguyện khai mạc – Collect - trong thánh lễ cầu nguyện cách riêng xin Chúa chấm dứt đại dịch này là:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, là chốn nương tựa quan phòng trước mọi hiểm nguy, xin thương nhìn đến chúng con, là những kẻ đặt niềm tin nơi Chúa đang khẩn cầu Chúa trong cơn hoạn nạn, và xin Chúa ban sự an nghỉ vĩnh hằng cho những người quá cố, sự an ủi cho những người đang phải than khóc, sức khỏe cho các bệnh nhân, bình an cho những người đang hấp hối, sức mạnh cho các nhân viên y tế, ơn khôn ngoan cho các chính quyền dân sự và một trái tim biết gần gũi với mọi người với lòng yêu mến để cùng nhau chúng con có thể tôn vinh danh thánh Chúa.
Source:Bộ Phụng TựDECRETUM de intentione speciali in Oratione Universali
Trước đại dịch coronavirus quá kinh hoàng đã cướp mất mạng sống của gần 50,000 người và làm gần 1 triệu người bị nhiễm bệnh, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã đưa ra một ý cầu nguyện mới trong Những Lời Cầu Long Trọng.
Những Lời Cầu Long Trọng, bắt nguồn từ những lời cầu nguyện cổ kính theo truyền thống của Giáo Hội, được đọc trong Nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh, để cầu nguyện cho nhiều thành phần khác nhau trong Giáo Hội và xã hội, bao gồm Đức Giáo Hoàng; các Giám Mục, linh mục và phó tế; nam nữ tu sĩ, các tín hữu; giáo lý viên, các Kitô hữu không phải là Công Giáo; người Do Thái; những người không tin vào Chúa Kitô; những người vô thần; những người cai trị các dân nước; và những người có nhu cầu đặc biệt.
Lời cầu nguyện mới có tựa đề là “Dành cho những người bị ảnh hưởng trong thời gian xảy ra đại dịch”. Mỗi Lời Cầu Long Trọng gồm hai phần. Đầu tiên vị chủ tế kêu gọi cộng đoàn chú ý vào những ý tưởng chủ yếu trong lời cầu nguyện mà ngài sắp đọc một cách long trọng. Sau khi cộng đoàn thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, vị chủ tế long trọng đọc lời nguyện ấy.
Lời cầu nguyện mới có lời kêu gọi như sau:
“Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai phải gánh chịu hậu quả của đại dịch hiện nay, xin Thiên Chúa là Cha chúng ta ban sức khỏe cho các bệnh nhân, sức mạnh cho những người chăm sóc họ, an ủi các gia đình và ban ơn cứu rỗi cho tất cả những nạn nhân đã qua đời.”
Sau giây phút cầu nguyện thầm lặng, vị linh mục nói tiếp
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Đấng luôn nâng đỡ sự yếu đuối của con người chúng con, xin đoái thương trước tình cảnh đau buồn mà con cái Chúa phải chịu đựng vì đại dịch này, xin Chúa xoa dịu nỗi đau của các bệnh nhân, ban sức mạnh cho những người chăm sóc họ, chào đón những người đã chết vào chốn bình an của Chúa, và trong suốt thời gian hoạn nạn này, xin Chúa cho tất cả chúng con có thể tìm thấy sự an ủi trong tình yêu thương xót của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.”
Lời cầu nguyện mới được trình bày trong một sắc lệnh được ký bởi Đức Hồng Y Robert Sarah tổng trưởng, và Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, tổng thư ký của của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.
Sắc lệnh, ký ngày 30 tháng Ba, cho biết: Ngày lễ kỷ niệm cuộc khổ nạn của Chúa vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay có một ý nghĩa đặc biệt vì đại dịch khủng khiếp đã làm cả thế giới đau khổ.
“Thật vậy, vào ngày mà chúng ta kỷ niệm cuộc thương khó và cái chết của Chúa Giêsu Kitô trên Thập giá, Đấng như một con chiên bị giết đã tự mình gánh chịu đau khổ vì tội lỗi của thế giới, Giáo Hội lên tiếng cầu nguyện với Thiên Chúa Cha Toàn năng cho toàn thể nhân loại, và đặc biệt cho những người đau khổ nhất, trong khi Giáo Hội chờ đợi trong đức tin niềm vui của sự phục sinh của Phu quân mình.
Vì vậy, Bộ này, dựa trên các năng quyền do Đức Thánh Cha tối cao ban cho, đã sử dụng khả năng được trao liên quan đến Sách lễ Rôma đối với các giám mục giáo phận trong một tình huống cần thiết cho công chúng, đề xuất một ý cầu nguyện được thêm vào các Lời Cầu Long Trọng trong lễ kỷ niệm nói trên, để những lời cầu nguyện của những ai cầu khẩn Ngài trong cơn hoạn nạn có thể đến với Thiên Chúa Cha và do đó, dù trong nghịch cảnh, tất cả họ đều có thể trải nghiệm niềm vui của lòng thương xót của Người”.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng đề nghị các linh mục cử hành các thánh lễ ngoại lịch – votive Mass – để “cầu nguyện cách riêng xin Chúa chấm dứt đại dịch này”.
Một sắc lệnh khác đi kèm của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cho phép các Thánh lễ ngoại lịch được cử hành hàng ngày, ngoại trừ vào các ngày lễ trọng như các ngày Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Lễ Phục sinh, Tuần Thánh và Lễ Phục sinh, Thứ Tư Lễ Tro và Ngày Lễ Các Đẳng Linh hồn.
Thánh lễ ngoại lịch là một Thánh lễ không theo ngày lễ quy định trong lịch Phụng Vụ và được cử hành cho một ý định đặc biệt.
Theo một bản dịch chưa chính thức trên trang web của Vatican News, Lời nguyện khai mạc – Collect - trong thánh lễ cầu nguyện cách riêng xin Chúa chấm dứt đại dịch này là:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, là chốn nương tựa quan phòng trước mọi hiểm nguy, xin thương nhìn đến chúng con, là những kẻ đặt niềm tin nơi Chúa đang khẩn cầu Chúa trong cơn hoạn nạn, và xin Chúa ban sự an nghỉ vĩnh hằng cho những người quá cố, sự an ủi cho những người đang phải than khóc, sức khỏe cho các bệnh nhân, bình an cho những người đang hấp hối, sức mạnh cho các nhân viên y tế, ơn khôn ngoan cho các chính quyền dân sự và một trái tim biết gần gũi với mọi người với lòng yêu mến để cùng nhau chúng con có thể tôn vinh danh thánh Chúa.
Source:Bộ Phụng TựDECRETUM de intentione speciali in Oratione Universali