Sáng thứ Sáu 20 tháng 12 tại dinh Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, António Guterres. Sau cuộc gặp gỡ này, và trước khi ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gặp gỡ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Bộ Quan hệ với các dân nước của Tòa Thánh, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một thông điệp video nhấn mạnh cam kết của các vị đối với hòa bình thế giới.
Ông António Guterres là một người Công Giáo. Nói thế cũng chưa đủ. Những ai nghiên cứu về tiểu sử của ông phải ghi nhận rằng ông là một người Công Giáo thuần thành, một gương sáng về đức tin.
Dưới đây là bản dịch toàn văn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô. Bản tiếng Anh của Tòa Thánh có thể xem ở đây.
Thật đáng mừng khi cuộc gặp gỡ này của chúng ta diễn ra vào những ngày trước lễ Giáng sinh. Đây là những ngày mà đôi mắt của chúng ta hướng về thiên đàng để phó dâng cho Thiên Chúa những con người và những tình huống thân thiết nhất trong trái tim chúng ta. Trong cái nhìn này, chúng ta nhận ra mình là con của cùng một Cha, và là anh em chị em với nhau.
Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Chúa vì tất cả những điều tốt lành trên thế giới, vì biết bao người đã trao ban chính mình cách nhưng không, vì những người dành cả cuộc đời phục vụ cho tha nhân, và vì những người không thối chí nhưng tiếp tục xây dựng một xã hội nhân bản và công bằng hơn. Chúng ta biết: chúng ta không thể được cứu rỗi một mình mà thôi.
Chúng ta không thể, và không được đảo mắt nhìn theo hướng khác khi đối mặt với những hình thái bất công, bất bình đẳng, và tai tiếng của nạn đói trên thế giới, của nghèo đói, của những đứa trẻ chết vì thiếu nước uống, thức ăn, và sự chăm sóc cần thiết.
Chúng ta không thể nhìn theo cách khác khi đối mặt với bất kỳ hình thức lạm dụng trẻ em nào. Tất cả chúng ta phải cùng nhau chống lại tai họa này.
Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước nhiều anh chị em của chúng ta, do xung đột và những hành vi bạo lực, nghèo đói cùng cực hoặc biến đổi khí hậu, phải rời khỏi đất nước của họ và thường gặp một số phận đáng buồn.
Chúng ta không được thờ ơ khi nhân phẩm tiếp tục bị chà đạp và bóc lột, khi các tấn kích nhắm vào mạng sống con người vẫn tiếp diễn, dù là mạng sống của những thai nhi chưa chào đời hay mạng sống của những ai đang cần được chăm sóc.
Chúng ta không thể, và không được đảo mắt nhìn theo một hướng khác khi tại nhiều miền trên thế giới các tín đồ của các tôn giáo vẫn đang bị bách hại.
Chúng ta không thể, và không được làm ngơ trước việc lạm dụng tôn giáo để kích động hận thù, bạo lực, áp bức, cực đoan và cuồng tín mù quáng, cũng như buộc mọi người phải lưu vong hay gạt họ ra bên lề xã hội.
Những cuộc chạy đua vũ trang và tái vũ trang hạt nhân cũng kêu thấu đến nhan Chúa. Cả việc sử dụng lẫn việc sở hữu vũ khí hạt nhân đều là vô luân; chúng có sức tàn phá đến mức ngay cả nguy cơ của một vụ tai nạn hạt nhân cũng đã là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân loại.
Chúng ta không được thờ ơ với nhiều cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra dẫn đến cái chết của rất nhiều nạn nhân vô tội.
Chúng ta hãy tin tưởng vào cuộc đối thoại đa phương giữa các cá nhân và giữa các quốc gia, vào vai trò của các tổ chức quốc tế, vào ngoại giao như một phương thế để hiểu biết và đánh giá cao, là điều thiết yếu để xây dựng một thế giới hòa bình.
Chúng ta hãy nhận ra mình là thành viên của một nhân loại duy nhất, và chúng ta hãy chăm sóc cho trái đất của chúng ta, mà từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã được Chúa giao phó cho chúng ta chăm sóc, để gìn giữ và để lại cho con cháu chúng ta. Một cam kết giảm những chất thải gây ô nhiễm, và xây dựng một hệ sinh thái tích hợp là rất cấp bách và cần thiết: chúng ta hãy làm gì đó trước khi quá muộn!
Chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của nhiều người trẻ, những người giúp chúng ta nhận thức được những gì đang xảy ra trên thế giới ngày nay, và những người đang yêu cầu chúng ta, cùng nhau chứ không phải một mình, trở thành những người hòa giải và kiến tạo cho một nền văn minh nhân bản và công bằng hơn.
Xin cho lễ Giáng sinh, trong sự đơn sơ thực sự của biến cố này, nhắc nhở chúng ta rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống là tình yêu
Sau diễn từ của Đức Thánh Cha, ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã có bài phát biểu sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Mở đầu, ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói bằng tiếng Tây Ban Nha
“Muchísimas gracias, Santo Padre, por esta tan calida bienvenida,” nghĩa là: “Con cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều vì sự chào đón rất nồng hậu của ngài.”
Sau đó, theo một protocol của Liên Hợp Quốc, ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói bằng tiếng Anh, là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.
Thưa Đức Thánh Cha,
Đức Thánh Cha là một sứ giả cho hy vọng và tình nhân loại - để giảm bớt những khổ đau của nhân loại và đề cao phẩm giá con người.
Tiếng nói luân lý rõ ràng của ngài tỏa sáng – cho dù ngài đang lên tiếng về cảnh ngộ của những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm những người tị nạn và di cư, hay đang đương đầu với nghèo đói và bất bình đẳng, hay đang kêu gọi giải trừ quân bị, hay đang xây dựng những nhịp cầu giữa các cộng đồng, và, tất nhiên, khi ngài nêu bật tình trạng khẩn cấp về khí hậu thông qua của thông điệp lịch sử, “Laudato Si”, và rất nhiều nỗ lực quan trọng khác.
Những thông điệp này hoàn toàn trùng hợp với các giá trị cốt lõi của Hiến chương Liên Hợp Quốc – chẳng hạn như việc tái khẳng định nhân phẩm và giá trị của con người.
Để thúc đẩy tình yêu của mọi người và chăm sóc cho hành tinh của chúng ta, để cổ vũ cho tình nhân loại và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, thế giới của chúng ta cần tiếng nói của ngài hơn bao giờ hết.
Đến Rome từ hội nghị COP25 ở Madrid, tôi kêu gọi tất cả các quốc gia trên toàn cầu cam kết trung hòa lượng carbon vào năm 2050, phù hợp với những gì cộng đồng khoa học nói với chúng ta là cần thiết để giải cứu hành tinh này.
Thưa Đức Thánh Cha,
Tôi rất biết ơn sự dấn thân toàn cầu đặc biệt của ngài và sự hỗ trợ mạnh mẽ cho công việc của chúng tôi tại Liên Hợp Quốc, bao gồm chuyến thăm đáng nhớ của ngài đến trụ sở Liên Hợp Quốc vào năm 2015, khi thế giới đạt được thỏa thuận về các Mục tiêu Phát triển bền vững, đó là kế hoạch chi tiết cho sự toàn cầu hóa công bằng của chúng tôi.
Và cuộc gặp gỡ của chúng ta đặc biệt có ý nghĩa trong mùa Giáng sinh này.
Đây là thời gian của hòa bình và thiện chí và tôi rất buồn khi chứng kiến các cộng đồng Kitô giáo - bao gồm một số cộng đồng có nguồn gốc xa xưa nhất trên thế giới - không thể tổ chức lễ Giáng sinh trong an ninh.
Thật là một bi kịch, khi chúng ta thấy người Do Thái bị sát hại trong các hội đường, bia mộ của họ bị phá hoại với các hình chữ vạn [của Đức Quốc Xã];
Rồi người Hồi Giáo bị bắn chết trong các đền thờ, các thánh thất của họ bị phá hoại; Kitô hữu bị giết trong khi đang cầu nguyện, và các ngôi nhà thờ của họ bị đốt cháy.
Chúng ta cần phải làm nhiều hơn để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và giải quyết sự thù hận đang ngày gia tăng.
Thưa Đức Thánh Cha,
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với sứ vụ ngoại thường của ngài trong việc thúc đẩy quan hệ liên tôn – bao gồm tuyên bố mang tính bước ngoặt của ngài với Đại Giáo Trưởng của Đại Học Al- Azhar về “tình huynh đệ nhân loại cho nền hòa bình thế giới và việc sống chung với nhau”.
Tuyên bố này hết sức quan trọng khi chúng ta phải chứng kiến những cuộc tấn công bi thảm như vậy vào tự do tôn giáo và cuộc sống của các tín hữu.
Liên Hợp Quốc cũng đã đưa ra Kế hoạch Hành động để Bảo vệ các Địa điểm Tôn giáo và chiến lược chống lại các diễn từ thù hận.
Trong những thời kỳ hỗn loạn và thử thách này, chúng ta phải sát cánh cùng nhau vì hòa bình và sự hòa hợp.
Và đó là tinh thần của mùa Giáng Sinh này, được phản ánh trong tầm nhìn, sự hướng dẫn và gương sáng của ngài.
Tôi chân thành cảm ơn Đức Thánh Cha, và xin gởi lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến tất cả những người đang cử mừng, một Giáng sinh trong an bình và một năm mới nhiều may lành.
Source:Holy See Press OfficeVIDEO MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS AND UN SECRETARY-GENERAL ANTÓNIO GUTERRES
Ông António Guterres là một người Công Giáo. Nói thế cũng chưa đủ. Những ai nghiên cứu về tiểu sử của ông phải ghi nhận rằng ông là một người Công Giáo thuần thành, một gương sáng về đức tin.
Dưới đây là bản dịch toàn văn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô. Bản tiếng Anh của Tòa Thánh có thể xem ở đây.
Thật đáng mừng khi cuộc gặp gỡ này của chúng ta diễn ra vào những ngày trước lễ Giáng sinh. Đây là những ngày mà đôi mắt của chúng ta hướng về thiên đàng để phó dâng cho Thiên Chúa những con người và những tình huống thân thiết nhất trong trái tim chúng ta. Trong cái nhìn này, chúng ta nhận ra mình là con của cùng một Cha, và là anh em chị em với nhau.
Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Chúa vì tất cả những điều tốt lành trên thế giới, vì biết bao người đã trao ban chính mình cách nhưng không, vì những người dành cả cuộc đời phục vụ cho tha nhân, và vì những người không thối chí nhưng tiếp tục xây dựng một xã hội nhân bản và công bằng hơn. Chúng ta biết: chúng ta không thể được cứu rỗi một mình mà thôi.
Chúng ta không thể, và không được đảo mắt nhìn theo hướng khác khi đối mặt với những hình thái bất công, bất bình đẳng, và tai tiếng của nạn đói trên thế giới, của nghèo đói, của những đứa trẻ chết vì thiếu nước uống, thức ăn, và sự chăm sóc cần thiết.
Chúng ta không thể nhìn theo cách khác khi đối mặt với bất kỳ hình thức lạm dụng trẻ em nào. Tất cả chúng ta phải cùng nhau chống lại tai họa này.
Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước nhiều anh chị em của chúng ta, do xung đột và những hành vi bạo lực, nghèo đói cùng cực hoặc biến đổi khí hậu, phải rời khỏi đất nước của họ và thường gặp một số phận đáng buồn.
Chúng ta không được thờ ơ khi nhân phẩm tiếp tục bị chà đạp và bóc lột, khi các tấn kích nhắm vào mạng sống con người vẫn tiếp diễn, dù là mạng sống của những thai nhi chưa chào đời hay mạng sống của những ai đang cần được chăm sóc.
Chúng ta không thể, và không được đảo mắt nhìn theo một hướng khác khi tại nhiều miền trên thế giới các tín đồ của các tôn giáo vẫn đang bị bách hại.
Chúng ta không thể, và không được làm ngơ trước việc lạm dụng tôn giáo để kích động hận thù, bạo lực, áp bức, cực đoan và cuồng tín mù quáng, cũng như buộc mọi người phải lưu vong hay gạt họ ra bên lề xã hội.
Những cuộc chạy đua vũ trang và tái vũ trang hạt nhân cũng kêu thấu đến nhan Chúa. Cả việc sử dụng lẫn việc sở hữu vũ khí hạt nhân đều là vô luân; chúng có sức tàn phá đến mức ngay cả nguy cơ của một vụ tai nạn hạt nhân cũng đã là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân loại.
Chúng ta không được thờ ơ với nhiều cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra dẫn đến cái chết của rất nhiều nạn nhân vô tội.
Chúng ta hãy tin tưởng vào cuộc đối thoại đa phương giữa các cá nhân và giữa các quốc gia, vào vai trò của các tổ chức quốc tế, vào ngoại giao như một phương thế để hiểu biết và đánh giá cao, là điều thiết yếu để xây dựng một thế giới hòa bình.
Chúng ta hãy nhận ra mình là thành viên của một nhân loại duy nhất, và chúng ta hãy chăm sóc cho trái đất của chúng ta, mà từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã được Chúa giao phó cho chúng ta chăm sóc, để gìn giữ và để lại cho con cháu chúng ta. Một cam kết giảm những chất thải gây ô nhiễm, và xây dựng một hệ sinh thái tích hợp là rất cấp bách và cần thiết: chúng ta hãy làm gì đó trước khi quá muộn!
Chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của nhiều người trẻ, những người giúp chúng ta nhận thức được những gì đang xảy ra trên thế giới ngày nay, và những người đang yêu cầu chúng ta, cùng nhau chứ không phải một mình, trở thành những người hòa giải và kiến tạo cho một nền văn minh nhân bản và công bằng hơn.
Xin cho lễ Giáng sinh, trong sự đơn sơ thực sự của biến cố này, nhắc nhở chúng ta rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống là tình yêu
Sau diễn từ của Đức Thánh Cha, ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã có bài phát biểu sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Mở đầu, ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói bằng tiếng Tây Ban Nha
“Muchísimas gracias, Santo Padre, por esta tan calida bienvenida,” nghĩa là: “Con cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều vì sự chào đón rất nồng hậu của ngài.”
Sau đó, theo một protocol của Liên Hợp Quốc, ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói bằng tiếng Anh, là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.
Thưa Đức Thánh Cha,
Đức Thánh Cha là một sứ giả cho hy vọng và tình nhân loại - để giảm bớt những khổ đau của nhân loại và đề cao phẩm giá con người.
Tiếng nói luân lý rõ ràng của ngài tỏa sáng – cho dù ngài đang lên tiếng về cảnh ngộ của những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm những người tị nạn và di cư, hay đang đương đầu với nghèo đói và bất bình đẳng, hay đang kêu gọi giải trừ quân bị, hay đang xây dựng những nhịp cầu giữa các cộng đồng, và, tất nhiên, khi ngài nêu bật tình trạng khẩn cấp về khí hậu thông qua của thông điệp lịch sử, “Laudato Si”, và rất nhiều nỗ lực quan trọng khác.
Những thông điệp này hoàn toàn trùng hợp với các giá trị cốt lõi của Hiến chương Liên Hợp Quốc – chẳng hạn như việc tái khẳng định nhân phẩm và giá trị của con người.
Để thúc đẩy tình yêu của mọi người và chăm sóc cho hành tinh của chúng ta, để cổ vũ cho tình nhân loại và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, thế giới của chúng ta cần tiếng nói của ngài hơn bao giờ hết.
Đến Rome từ hội nghị COP25 ở Madrid, tôi kêu gọi tất cả các quốc gia trên toàn cầu cam kết trung hòa lượng carbon vào năm 2050, phù hợp với những gì cộng đồng khoa học nói với chúng ta là cần thiết để giải cứu hành tinh này.
Thưa Đức Thánh Cha,
Tôi rất biết ơn sự dấn thân toàn cầu đặc biệt của ngài và sự hỗ trợ mạnh mẽ cho công việc của chúng tôi tại Liên Hợp Quốc, bao gồm chuyến thăm đáng nhớ của ngài đến trụ sở Liên Hợp Quốc vào năm 2015, khi thế giới đạt được thỏa thuận về các Mục tiêu Phát triển bền vững, đó là kế hoạch chi tiết cho sự toàn cầu hóa công bằng của chúng tôi.
Và cuộc gặp gỡ của chúng ta đặc biệt có ý nghĩa trong mùa Giáng sinh này.
Đây là thời gian của hòa bình và thiện chí và tôi rất buồn khi chứng kiến các cộng đồng Kitô giáo - bao gồm một số cộng đồng có nguồn gốc xa xưa nhất trên thế giới - không thể tổ chức lễ Giáng sinh trong an ninh.
Thật là một bi kịch, khi chúng ta thấy người Do Thái bị sát hại trong các hội đường, bia mộ của họ bị phá hoại với các hình chữ vạn [của Đức Quốc Xã];
Rồi người Hồi Giáo bị bắn chết trong các đền thờ, các thánh thất của họ bị phá hoại; Kitô hữu bị giết trong khi đang cầu nguyện, và các ngôi nhà thờ của họ bị đốt cháy.
Chúng ta cần phải làm nhiều hơn để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và giải quyết sự thù hận đang ngày gia tăng.
Thưa Đức Thánh Cha,
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với sứ vụ ngoại thường của ngài trong việc thúc đẩy quan hệ liên tôn – bao gồm tuyên bố mang tính bước ngoặt của ngài với Đại Giáo Trưởng của Đại Học Al- Azhar về “tình huynh đệ nhân loại cho nền hòa bình thế giới và việc sống chung với nhau”.
Tuyên bố này hết sức quan trọng khi chúng ta phải chứng kiến những cuộc tấn công bi thảm như vậy vào tự do tôn giáo và cuộc sống của các tín hữu.
Liên Hợp Quốc cũng đã đưa ra Kế hoạch Hành động để Bảo vệ các Địa điểm Tôn giáo và chiến lược chống lại các diễn từ thù hận.
Trong những thời kỳ hỗn loạn và thử thách này, chúng ta phải sát cánh cùng nhau vì hòa bình và sự hòa hợp.
Và đó là tinh thần của mùa Giáng Sinh này, được phản ánh trong tầm nhìn, sự hướng dẫn và gương sáng của ngài.
Tôi chân thành cảm ơn Đức Thánh Cha, và xin gởi lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến tất cả những người đang cử mừng, một Giáng sinh trong an bình và một năm mới nhiều may lành.
Source:Holy See Press OfficeVIDEO MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS AND UN SECRETARY-GENERAL ANTÓNIO GUTERRES