GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Hướng Dẫn Thực Hành Phụng Vụ (Sứ Vụ Thầy Phó Tế)

Hướng Dẫn Thực Hành Phụng Vụ (Sứ Vụ Thầy Phó Tế)
Giuseppe Carlo Cassaro

hướng dẫn thỰc hành phụng vụ

(Sứ vụ thầy phó tế linh mục)


guida pratica alla LITURGIA
(Il Ministero del Diacono e del Presbitero)

ANCORA


Quý Thầy Phó Tế  thân mến,
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy về sự hiện diện của Đức Kitô trong Phụng vụ như sau:
“Sự hiện diện của Ðức Kitô trong phụng vụ. Ðể chu toàn công việc lớn lao ấy, Chúa Kitô hằng hiện diện trong Giáo Hội, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ, không những trong con người của thừa tác viên, vì “như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục”, nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh Thể. Người hiện diện thiết thực trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người; vì thế, ai rửa tội thì chính là Chúa Kitô rửa. Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo Hội. Sau hết Người hiện diện khi Giáo Hội khẩn cầu và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa: “Ðâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18,20). Thực vậy, trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Giáo Hội là Hiền thê rất quý yêu và Giáo Hội kêu cầu Người như Chúa mình và nhờ chính Người phụng thờ Chúa Cha Hằng Hữu. Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người. Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”. (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, số 7)



SỨ VỤ CỦA THẦY PHÓ TẾ

Những bổn phận của thầy phó tế

35. “Trong Thánh Lễ thầy phó tế có bổn phận riêng: Công bố Tin Mừng và đôi khi giảng Lời Chúa, thầy xướng các ý nguyện của lời cầu nguyện chung cho các tín hữu, phục vụ linh mục, chuẩn bị bàn thờ và phục vụ việc cử hành hy lễ, phân phát Thánh Thể cho các tín hữu, cách đặc biệt dưới hình rượu, và nếu cần thầy chỉ dẫn cho cộng đoàn các cử chỉ và thái độ lãnh nhận”.[1] Quy chế chung của Sách Lễ cũng trao cho thầy phó tế sự phục vụ hướng dẫn cộng đoàn nhờ vào những lời mời cầu nguyện [lời của chủ tế mời gọi mọi người hướng lòng trước các lời nguyện trong thánh lễ].[2]
36. Thực hiện Bí tích Rửa Tội và ban phúc lành cho đôi tân hôn. Thầy có thể chủ tọa những việc phụng vụ, đặc biệt phụng vụ các giờ kinh, việc an táng mà không cử hành Thánh Thể, những việc cử hành Lời Chúa, ban phép lành. Thầy cũng có thể chủ tọa việc tôn thờ Thánh Thể.
Thầy phó tế thi hành sứ vụ như thế nào

37. Trong những việc cử hành phụng vụ thầy phó tế mặc áo alba, và dây stola chéo trên áo, dây stola tựa vào trên vai trái xuống cho tới cạnh sườn phải, và phẩm phục phó tế (dalmatica): trong những cử hành hàng ngày hay ít long trọng thầy có thể không mang phẩm phục thầy phó tế.[3] Khi chủ tọa việc tôn thờ Thánh Thể thầy có thể mặc phẩm phục phó tế (dalmatica) hay áo choàng linh mục piviale (mặc khi chầu thánh thể, hoặc khi kiệu Thánh Thể). Chính sự chọn lựa giữa áo dalmtica hay piviale được nói đến trong sách Nghi Thức Giám Mục (Caeremoniale Episcoporum) khi Giám mục chủ sự các giờ kinh phụng vụ.[4]

38. Vị trí các thầy phó tế khi bắt đầu đoàn rước. (xem số 135 chương 8).
a. Binh hương và tàu hương
b. Thánh Giá với nến cao bênh cạnh
c. Những người giúp lễ (ministrante)
d. Thưa tác viên đọc sách
e. Thưa tác viên giúp lễ
f. Thầy phó tế kiệu Sách Tin Mừng (hay thầy có chức đọc sách sẽ kiệu khi vắng thầy phó tế)
g. Các thầy phó tế
h. Linh mục đồng tế
i. Giám Mục
j. Hai thầy phó tế phụ tá
k. Các thừa tác viên giúp lễ (hay người giúp lễ) cầm mũ Mitra và Gậy mục tử.
(l. Thầy giúp lễ cầm Sách Lễ)
39. Khi có sự hiện diện nhiều thầy phó tế thì tất cả những sự phục vụ đặc trưng sứ vụ phó tế được phân chia giữa các thầy.[5]
40. Thầy phó tế, người kiệu Sách Tin Mừng nâng    cao lên một chút phía trước mình, trong cách thức vuông góc với mặt đất, và lưng sách được hướng về phía trước.[6].
41. Trong đoàn rước thầy phó tế phụ tá được đặt để bên cạnh vị chủ tế;[7] điều này cho phép thầy luôn luôn được thuận lợi phục vụ cho mọi nhu cầu […]. Trong đoàn rước mà Giám mục chủ tọa việc cử hành phụng vụ, ngài mặc lễ phục thánh, ngài trịnh trọng tiến lên luôn luôn một mình sau những vị linh mục, nhưng trước những người giúp ngài (các thầy phó tế phụ tá) và những những thầy này tiến bước sau ngài một chút”.[8]
 42. Tiến đến bàn thờ, thầy phó tế cúi chào sâu bàn thờ và hôn bàn thờ cùng với vị chủ tế.[9] Nếu có vài thầy phó tế phục vụ, quý thầy có thể chờ vị chủ tọa đến ở phía sau bàn thờ để cùng hôn bàn thờ; nếu có nhiều thầy phó tế thì tốt hơn là quý thầy hôn bàn thờ dần dần khi đến trong đoàn rước, tuy nhiên chỉ hai thầy phó tế phụ tá hôn bàn thờ với vị chủ tế.[10]
43. Sách Tin Mừng được kiệu bởi thầy phó tế được đặt trên bàn thờ nơi phần sau.[11] Thầy không cúi chào phía trước bàn thờ, và ngay sau khi đặt Sách Tin Mừng thầy cùng hôn bàn thờ ờ chổ chủ tọa.[12].
44. Nếu sử dụng xông hương, các thầy phó tế giúp vị chủ tế trong việc bỏ hương vào bình hương và trong việc đốt hương xông thánh giá và bàn thờ, đi vòng quanh cùng với ngài.[13].

45. Thông thương thầy phó tế ở vị trí cạnh bên phải vị chủ tế, nhưng có thể ở bên trái nếu sự bố trí này mang nhiều thuân lợi cho những chủ đích làm tròn sứ vụ của thầy.[14] khi có hai thầy phó tế, quý thầy ngồi bên phải và bên trái của vị chủ tế; nếu có thêm nhiều thầy phó tế khác thì những thầy này cùng ngồi với nhau ở một nơi thích hớp, tại nơi này các thầy có thể di chuyển cách dễ dàng để thi hành sự phục vụ của quý thầy. Sự bố trí các thầy phó tế ngay bên cạnh vị chủ tế được cho là đúng hơn bởi vì các thầy, các công tác viên đầu tiên, các thầy phải là người định đoạt ngay cho mọi điều cần thiết, và cũng tốt hơn khi có nhiều vị linh mục đồng tế..[15] Tuy nhiên, nếu như những vị cùng chính yếu là các giám mục, thì thích hợp đúng chổ danh dự bên cạnh vị chủ tế là cho những vị này.[16] […]


46. Công bố hay hát Kinh xin Chúa thương xót chúng con (Kyrie eleison) thuộc về thầy phó tế.
47. Nếu thiếu thưa tác viên đọc sách thích hợp, thầy phó tế đọc tất cả các bài đọc.[17]
48. Trong khi hát Alleluia, nếu sử dụng bình xông hương, thầy phó tế “giúp linh mục bỏ hương vào bình, sau đó thầy cúi đầu chào sâu trước linh mục, thầy xin chúc lành và nói thấp giọng: Xin cha chúc lành cho con. Vị linh mục ban phép lành cho thầy phó tế […]. Thầy làm dấu thánh giá và trả lời: Amen.[18] Thế rồi nếu sử dụng sách Tin Mừng, thầy tiến lại phía sau bàn thờ, cúi đầu sâu, lấy sách, và bỏ cúi đầu bàn thờ, thầy kiệu sách nâng cao một chút trong đoàn rước tới tòa giảng; [19] tàu hương và bình hương tỏa hương và các thừa tác viên với đèn thắp sáng đến trước thầy phó tế”.[20] Tại tòa giảng, sau chào cộng đoàn vời đôi bàn tay chắp lại, “với ngón tay cái của bàn tay phải thầy vẽ một thánh giá, trước tiên trên sách ở đầu bài Tin Mừng sắp sửa công bố, rồi trên chính trán, miệng và ngực, thầy nói “Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh…”. […] rồi […] xông hương sách Tin Mừng ba lần, có nghĩa chính giữa, bên trái và bên phải”,[21] và công bố Tin Mừng. “Hết bài đọc, thầy công bố: “Đó là Lời Chúa”, tất cả trả lời: “Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa”. Sau đó thầy tôn kính Sách Tin Mừng với một nụ hôn, thầy nói thầm: “Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con”, và trở về bên cạnh linh mục. Khi thầy giúp Giám Mục, thầy mang sách cho ngài hôn hay chính thầy hôn sách. Trong những cử hành trọng thể hơn, Giám mục sẽ ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa với Sách Tin Mừng.[22] Nếu chỉ sử dụng sách bài đọc, sách này không bao giờ được mang đến cho Giám Mục hôn.[23] “Sách Tin Mừng cuối cùng có thể được mang tới bàn nhỏ hay một nơi khác thích hợp và xứng đáng”.[24]
(Theo ý kiến của nhiều nhà phụng vụ khác nhau, nơi thích hợp hơn hết vẫn luôn luôn là bàn thờ, trên phần phía trước của bàn tiệc thánh, để không chiếm không gian sẽ phục vụ ngay cho sự chuẩn bị sau đó.)
49. Thầy phó tế “có thể, nhờ bởi sự ủy thác của linh mục chủ tế, thầy chủ trì bài giảng”.[25] để cho những sự chỉ dẫn liên quan đến khía cạnh này của sứ vụ chúng ta tìm về chương 7.
50. Việc đọc các ý nguyện của lời nguyện chung thuộc về thầy phó tế, chổ thông thường ở tòa giảng.[26] Tuy nhiên, giáo dân có thể đọc những lời nguyện này (bây giờ được phổ biến), những người này tiến lên đúng lúc ở bục giảng.
51. Khi lời cầu nguyện chung kết thúc, trong khi linh mục vẫn ngồi tại ghế, thầy phó tế chuẩn bị bàn thờ với sự giúp đỡ của thầy giúp lễ; bổn phận chăm lo những bình thánh thuộc về thầy phó tế. Thầy đứng cạnh vị linh mục và giúp ngài nhận những của lễ từ cộng đoàn. Đưa cho vị chủ tế đĩa với bánh lễ để thánh hiến; đổ rượu và một chút nước vào trong chén thánh, nói thầm “Nhờ dấu chỉ nước hòa rượu này, xin cho chúng con được tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con”, và rồi đưa cho vị chủ tế. Sự chuẩn bị chén thánh này thầy có thể làm ở bàn nhỏ (bàn để các đồ dùng trong việc cử hành Thánh Lễ). Nếu sử dụng xông hương thầy phụ giúp vị linh mục trong việc xông hương cho những của lễ, thánh giá và bàn thờ, rồi chính thầy, hay thầy giúp lễ, xông hương linh mục và cộng đoàn”.[27] Việc đổ nước vào rượu cần được chú ý cách đặc biệt (ngoại trừ dùng một bình nhỏ có vòi để tránh pha nước vào rượu một cách quá đáng, có nguy cơ là có thể bị vô dụng cho sự thánh hiến). Nếu có nhiều chén thánh, thầy phó tế rót những giọt nước vào trong mỗi chén. Khi thầy phó tế giúp vị Giám mục, bình hương được trao cho Giám mục luôn luôn ngang qua những bàn tay của thầy.[28] Hình thức này cũng là tốt khi thầy giúp cho một vị linh mục.
52. Khi Giám mục chủ tọa [sau lời nguyện trên những của lễ] thầy phó tế lấy mũ sọ của Giám mục và trao nó cho thừa tác viên.[29]
53. “Trong suốt Kinh Nguyện Thánh Thể, thầy phó tế ở bênh cạnh vị chủ tế, nhưng một chút phía sau, để chăm lo Chén thánh và Sách lễ khi cần.[30] Thầy phó tế ở bên trái vị chủ tế có bổn phận lo Sách lễ; nếu chỉ có một thầy sẽ đứng bên phải của vị chủ tế, từ vị trí này của việc cử hành thầy qua bên trái để chăm lo Sách lễ, và sẽ trở về bên phải chỉ để mở, đậy tấm che Chén thánh và nâng Chén Thánh. Việc chú tâm phục vụ Sách lễ là điều được khuyên nhủ cách chân tình, bởi vì có nhiều thầy phó tế vẫn chắp đôi tay lại suốt thời gian, trong khi vị chủ tế lật một mình những trang sách: sự thiếu sót này thì rất khó coi bởi vì đó là sứ vụ đặc biệt của thầy phó tế, người được đòi hỏi nơi mình một sự nhận biết tường tận và một sự thông thạo đáng kể về Sách lễ.[31]. Khi những vị đồng tế đến gần bàn thờ quý ngài phải sắp xếp sao cho không gây trở ngại cho việc cử hành nghi thức và cho phép “các thầy lại gần bàn thờ cách dễ dàng để thi hành sứ vụ cúa thầy. […] Tuy nhiên, là hết sức có thể, thầy phó tế đứng thụt lùi vừa đủ một chút phía sau những vị linh mục đồng tế được xếp đặt xung quanh vị chủ tế”.[32] Sách Nghi Thức Giám Mục xác định thêm nữa: “Các thầy phó tế đứng phía sau các vị đồng tế, do đó khi cần thì một trong các thầy có thể phục vụ Chén thánh hay Sách lễ. Không ai còn lưu lại giữa Giám mục và những vị đồng tế, hay giữa những vị đồng tế và bàn thờ”.[33]
54. Khi đọc Lời Khấn Nguyện thầy phó tế mở tấm che chén lễ, và tùy tình hình cũng mở bình đựng Mình Thánh (pisside).[34]
55. “Từ lời khẩn nguyện epiclesi (thường hiểu là lời khẩn nguyện Chúa Thánh Thần trong Kinh nguyện Thánh Thể, trước và sau truyền phép) cho đến sự trưng bày Chén Thánh thầy phó tế cách thông thường là quỳ”.[35] “cách thông thường” dịch sang tiếng latinh thích hợp với chữ “de more”  là điều chúng ta tìm thấy trong ấn bản chỉ dụ (Editio typica) của Sách Lễ, nhưng sự biểu lộ này cũng có nghĩa “theo phong tục”. Vì theo lý do cách cá nhân này được cho rằng ở đây nhiệm vụ chiếm ưu thế sự yêu cầu của sứ vụ, được xác định phía trên, bởi đó ai quỳ không thể “chăm lo, khi cần phải cho Chén thánh, cho Sách lễ”, và bởi đó được khuyên cách chân tình là vị thế đứng.
56. “Nếu có nhiều thầy phó tế hiện diện, một thầy, lúc thánh hiến, có thể đặt hương vào bình hương và xông hương trong khi trưng bày Của lễ Hiến Tế và Chén Thánh”.[36] Trong những cử hành long trọng, bốn thừa tác viên cầm đèn, bình hương và tàu hương có thể cùng rước thầy phó tế đến trước bàn thờ, quỳ phía trước thầy phó tế từ Lời Khẩn Nguyện (Epiclesi) tới sự trưng bày Chén Thánh, rồi thì trở về chổ. Chúng ta nhớ rằng xông hương cho Thánh Thể xông ba khoảng đơn hay gấp đôi, và không bao giờ gấp ba, (rất tiếc giống như được thấy làm đầy hư ảo trong một vài nơi: xem 187 và 190.)
57. Ở lúc lời Vinh Tung Ca (dossologia) cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, thầy phó tế đứng cạnh bên phải vị chủ tế, giữ nâng Chén Thánh với bàn tay phải, trong khi tay trái thì trên ngực. Chén Thánh thì thích hợp rằng được nâng lên ở cao như nhau trong đó đĩa thánh được chủ tế nâng được nhận thấy, và giữ ở vị trí đó cho đến khi cộng đoàn công bố hết l’Amen.[37]
58. Lời chúc bình an cho nhau được công bố bởi thầy phó tế,[38] cũng được quy định bởi Sách Lễ. (hay sử dụng những lời khác, nhưng thích hợp rằng trong trường hợp cúi cùng này lời mời được diễn tả với những lời ngắn và được truyền cảm hứng từ những bản văn phụng vụ, mà không làm một bài giảng và không được trình bày những tư tưởng ngông cuồng chúng lôi cuốn sự chú ý và thổi sự kinh ngạc, làm phân tán việc cử hành).
59. Thầy phó tế nhận Mình Thánh Chúa từ Linh mục chủ tế ngay sau khi vị này và những cha đồng tế hiệp lễ.[39]
Tuy nhiên có thể đề nghị một sự không tuân giữ đến nguyên tắc này, thầy phó tế hiệp lễ liền ngay sau vị chủ tế, để cho phép quý thầy đi ngay liền để trao Mình Thánh Chúa,[40] nhất là trong một cử hành có đông người tham dự, nếu có nhiều thầy phó tế có thể gợi ý rằng vị chủ tế, ngay sau khi ngài hiệp lễ, ngài bước lùi một bước và trao Mình Thánh Chúa cho tất cả các thầy phó tế, trong khi đó tất cả các vị đồng tế tiến đến bàn thờ để hiệp lễ, tiến hành như vậy các thầy phó tế có khả năng trao Mình Thánh Chúa. Nếu việc hiệp lễ được phân phát dưới hai hình thầy phó tế giữ chén lễ bên cạnh vị chủ tế: trong trường hợp này rõ ràng hữu ích mang theo một khăn chén.
60. Hiệp Lễ xong thầy phó tế làm thế nào để đặt trước Mình Thánh còn lại vào trong Nhà Tạm, rước hết những mẫu còn lại, nếu cần với sự giúp đỡ của các thầy phó tế và linh mục khác, và lau sạch các bình và chén lễ.[41] (Việc lau sạch xem trình bày trong chương liên quan đến sứ vụ của thầy giúp lễ, ở số 28)
61. “Sau Hiệp Lễ, Lời Nguyện Hiêp Lễ được đọc, thầy phó tế cho cộng đoàn một vài thông tin ngắn, trừ khi vị chủ tế muốn nói cách cá nhân”.[42]
62. “Nếu sử dụng lời nguyện trên công đoàn hay hình thức ban phép lành trọng thể, thầy phó tế nói: “anh chị em cúi đầu để nhận phép lành”.[43]
63. Khi Thánh Lễ kết thúc thầy phó tế giải tán cộng đoàn: “Lễ xong chúc anh chị em đi bình an”. (Cũng trong trường hợp này, thầy cần lưu ý điều  đã được nói trước liên quan đến chúc bình an cho nhau, số 58.
64. Các thầy phó tế cùng với vị chủ tế tôn kính bàn thờ với nụ hôn và xuống trước ngài, với một cúi đầu sâu.[44] Trong đoàn rước đi ra lại tiếp tục vị trí mà có từ lúc đầu, ngoại trừ thầy phó tế người kiệu Sách Tin Mừng, thầy đi cạnh những bạn đồng sự khác.
65. Nếu thầy phó tế không hiện diện, những bổn phận của thầy thật sự được thi hành bởi các vị đồng tế”.[45] Đặc biệt, khi Giám mục chủ tọa “các linh mục […]bổ khuyết cho một số sứ vụ riêng của các thầy phó tế mỗi khi không có các thầy phó tế,, nhưng không bao giờ mặc lễ phục thầy phó tế”.[46] Trong những trường hợp này Tin Mừng được công bố bời một vị linh mục: người này, như thầy phó tế, xin phép lành trước khi đi tới tòa công bố Lời Chúa, điều mà không bao giờ làm nếu một vị linh mục khác chủ tế.[47] Nhưng linh mục đồng tế cũng được mời nói lời chúc bình an cho nhau và giải tán cộng đoàn khi Thánh Lễ kết thúc, đặc biệt khi Giám mục chủ tế.[48]
66. “Các thầy phó tế, trong việc cử hành phụng vụ được chủ tọa bởi một Giám mục, bình thường ít nhất là ba thầy phó tế: một thầy phục vụ cho Tin Mừng và Bàn thờ và hai thầy giúp cho Giám mục. Nếu có nhiều thầy, các thầy tự sắp xếp những việc phục vụ và có ít nhất một thầy trông nom sự tham gia hoạt động của các tín hữu”.[49]
SỨ VỤ CỦA LINH MỤC

67. Đối với quý linh mục, chúng ta sẽ giới hạn để trình bày trong phần này, và sẽ trình bày nhiều nội dung khác ở những chương khác nữa, bởi vì chúng ta phải trình bày ở đây đầy đủ tất cả những yếu tố thực hành của sứ vụ linh mục để phải thực hiện toàn bộ những phần quan trọng của Thánh Lễ.

68. Linh mục khi cử hành thánh thể ngài mặc áo alba, và dây stola (dây các phép) được quàng ngang trên cổ và chảy thẳng dài xuống phía trước, sau đó ngài mặc áo lễ. Trong những việc cử hành phụng vụ khác, như là cử hành các bí tích, phụng vụ các giờ kinh hay cử hành nghi thức thống hối, linh mục mặc đơn giảng áo alba và dây stola.

69. Vị trí trong đoàn rước bắt đầu của linh mục được nói ở trang…chương 8.
70. Những cử động và cử chỉ của linh mục (được nói ở chương 10).
71. Những chú ý cần phải có đối với vị linh mục chủ tế Thánh Lễ (chương 6).
72. Những trình bày đối với sứ vụ Lời Chúa chúng ta sẽ đề cập ở chương 7.
Chủ Trì Cộng Đoàn Phụng Vụ


Nghệ thuật chủ sự phụng vụ

73. Việc chủ sự cộng đoàn trong cử hành phụng vụ đúng là một nghệ thuật riêng, là điều được hướng dẫn bởi những nguyên tắc phụng vụ, nhưng cũng là điều đạt được nhờ có nhiều khả năng lan truyền và sự quản lý của một thực tại liên hợp, trong đó nhiều người ảnh hưởng lẫn nhau, đang thi hành sứ vụ và vai trò khác nhau. Lời thiết yếu đầu tiên để chủ trì tốt việc cử hành phụng vụ là: khẩn cầu lên Chúa Thánh Thân xin Ngài giúp đỡ chúng ta để thông hiểu đoàn người trước mặt chúng ta, và xin Ngài giúp chúng ta có được khả năng phục vụ cộng đoàn tín hữu cách thích hợp.

74. Mỗi việc cử hành có một giọng, cung, âm đặc thù: Thánh Lễ Chúa Nhật thì thật sự khác với một lễ thường, cũng vậy việc cử hành cho các bạn trẻ thì tự khác với cử hành cho các vị trung niên và cao niên. Vị chủ tọa việc cử hành ý thức những nét đặc thù này và đảm nhận một cung giọng thích hợp với việc cử hành, mong ước đó cũng nói tới việc cử hành Thánh Thể, hay môt cử hành bi tích khác, nghi thức an táng, nghi thức thống hối, hay bất kỳ nghi thức nào khác.[50] Trước hết âm điệu này sẽ luôn luôn được định nghĩa bởi một nét vui tươi và sống động, bởi vì sứ vụ thánh chức là người luôn luôn loan báo sự phục sinh: yếu tố này thúc dục trạng thái vươn lên đến khổ chế và thúc đẩy bản thân mang ánh sáng cho anh em mình kể cả khi vì nhiều lý do cá nhân ngài có đêm tối bên trong tâm hồn.

75. Sự chuẩn bị xa và gần của mọi việc cử hành không bao giờ là uổng phí, bởi vì thói quen có khuynh hướng làm bản thân ngài giảm đi sự chú ý. Nó cũng có thể hiểu bị ép buộc để ứng biến, và chính trong trường hợp này dù sao ngài cũng phải sẳn sàng, nhưng tình thế đặc biệt này sẽ không bao giờ phải trờ nên quy tắc. Ai chủ trì người đó kiểm tra lại những khoảng khắc khác nhau của việc cử hành, vị chủ tế kiểm tra những phần mà sẽ không bị bỏ sót bởi tùy thích của ngài, ngài tự dừng lại trên Lời Chúa để chuẩn bị một bài giảng tốt được trau chuốc và chỉnh lại cho cộng đoàn, ngài điều khiển tất cả những người thi hành một sứ vụ, giúp họ biết tốt bổn phận thật sự và chuẩn bị tất cả những điều đang đợi họ, ngài kiểm tra những phương tiện kỷ thuật (ampli, ánh sáng, nhạc cụ…) tất cả chúng phải có hiệu quả và sắp đặt trước.[51] Cần phải rõ ràng một công việc rất rộng lớn, thật đáng khen nếu có thể được chia sẽ với những người cộng tác, là những người cần giành riêng cho sự huấn luyện. Nhưng ai chủ trì việc cử hành phải luôn luôn nhớ rằng mình là người trách nhiệm thứ nhất về việc cử hành. Đối với vị chủ sự việc cử hành được cho phép mất một chút chú ý nhỏ trong sự tổ chức chỉ khi ngài được giúp đỡ bỡi một chưởng nghi hợp thức, như xảy ra thông thương cho vị Giám mục.

76. Một yếu tố quan trọng của bổn phận là vị chủ sự thích nghi việc cử hành cho cộng đoàn đặc trưng mà ngài cử hành. “Tính cách hữu hiệu mục vụ của việc cử hành sẽ gia tăng nếu những bản văn bài đọc, những lời kinh nguyện và những bài hát phù hợp tốt nhất cho sự cần thiết, cho sự chuẩn bị tinh thần và cho khả năng của những người tham dự. Điều này có được nhờ sử dụng cách thỏa đáng khả năng chọn lựa những điều mà sẽ được vạch ra sớm hơn. Trong sự chuẩn bị Thánh Lễ vị linh mục chủ sự phải tính đến nhiều điều tốt đẹp tinh thần của dân Thiên Chúa, đó là điều thật sự khuynh hướng riêng cá nhân của ngài. Cũng nhớ rằng sự chọn lựa những phần này ngài cùng phải làm với những thừa tác viên và với họ thi hành một số bổn phận trong việc cử hành, không loại trừ những tín hữu trong những gì mà hướng về họ cách trực tiếp”.[52] Phần này của sứ vụ giúp đoán trước một nhận thức sâu xa về các bản văn phụng vụ và những khả năng chọn lựa mà họ cống hiến. Thật sự nhờ đến gần với văn hóa và dễ cảm xúc của muôn sắc màu của cộng đoàn. Còn phần việc Cử Hành Thánh Thể sách lễ dâng tặng nhiều không gian chọn lựa trong nhiều công thức (lời chào khởi đầu, nhiều hình thức và công thức cho việc thống hối, nghi thức rẩy nước thánh với nước thánh tẩy, lời nguyện nhập lễ xen khác nhau, kinh nguyện thánh thể, lời nguyện phép lành và phép lành trong thể…) và sự thích nghi theo sáng kiến cá nhân (lời mời cầu nguyện khởi đầu và lời mời cầu nguyện đa dạng khác nhau, cầu nguyện chung, lời mở đầu cho Kinh Lạy Cha…). “Những thích hợp này là giúp cho ngài có nhiều trong sự chọn lựa một số nghi thức hay bản văn, là những bài hát, bài đọc, kinh nguyện, lời mời cầu nguyện và những cử chỉ là những điều trả lời cho sự cần thiết, cho sự chuẩn bị và cho khả năng lĩnh hội của những người tham dự, họ đang mong đợi nơi vị tư tế cử hành. Hơn nữa, vị linh mục nên nhớ chính ngài là người phục vụ của Phụng Vụ thánh và trong việc cử hành Thánh Lễ ngài không được tự ý thêm vào, cắt đi hay thay đổi gì cả vì sở thích cá nhân”.[53] Thật là khó coi và hơn nữa là trái phép, khi nhận thấy rằng một số thừa tác viên tự do phát minh, đang xuyên tạc việc Cử Hành Thánh Thể bằng sở thích riêng của mình, với lý do muốn nó diễn tả gần hơn tới sự dễ cảm xúc của những thế hệ mới, tuy nhiên các ngài không biết rằng các ngài đang làm giảm bớt đi vẽ đẹp phong cách tinh túy của phụng vụ, là những phần cử hành thiết yếu Thánh Lễ như là Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Nhận thấy rằng những bản văn phụng vụ dâng tặng cho chúng ta nhiều không gian rộng lớn cho sự thích nghi. Thật là hợp lý tránh những bịa đặt ở nơi bị cấm. Lẽ ra ngài nên khai thác hết mức những phạm vị trong đó không chỉ có thể, mà cũng thường nên làm là hướng dẫn thực hiện sức tưởng tượng cách phù hợp được giáo dục. Sự khác nhau đúng đắn thật sự là một trong những đặc điểm có thể đánh giá cao về một vị chủ sự phụng vụ có thái độ tốt.


Những không gian thích hợp

77. Lời mời cầu nguyện khởi đầu cử hành thánh thể hay sự làm sáng tỏ là một đoạn văn thích hợp cho việc tham dự phụng vụ đượm cảm xúc và cá nhân, để minh họa giải thích các khía cạnh phụ hay những kỷ thuật của những bản văn thánh kinh, với mục đích làm cho rõ ý nghĩa mà không làm cho nặng nề bài giảng;[54] là điều cũng có thể dâng tặng một lời mời gọi cầu nguyện “hướng về Kinh Nguyện Thánh Thể, trước khởi đầu kinh tiền tụng, thông thường không bao giờ là chính bản văn Kinh Nguyện; [và] trước công thức giải tán, để hoàn thành trọn vẹn hoạt động”[55]. Để phục vụ tốt mục đích này lời mời gọi cầu nguyện bắt đầu phài ngắn gọn, chính xác, rõ ràng hợp tình cảnh trong thời gian phụng vụ và trong mầu nhiệm được cử hành, nhất quán với bài giảng. Lời mời cầu nguyện đầu tiên là bổn phận cho vị chủ tọa, và được nói ngay sau lời chào khởi đầu, nhưng cũng có thể được ủy thác cho những thừa tác viên khác,[56] lời mời cầu nguyên đầu tiên này cũng được giới thiệu trước bài hát bắt đầu việc cử hành, là giới thiệu chung cho việc cử hành, tránh lên tòa giảng (ambone) và được chuẩn bị ở một nơi thích hợp;[57] trong trường hợp này vị chủ tọa cũng không được kém phần trách nhiệm trong việc kiểm tra. Chúng ta cho rằng lời mời cầu nguyện đầu tiên thật hữu ích, nhưng được khuyên bảo nếu sử dụng quá thường xuyên sẽ làm chúng thành thói quen: nên có thể ví dụ như giành riêng những lời mời gọi cầu nguyện đầu lễ này cho những mùa phụng vụ đặc biệt hay cho một thời gian xác định, hay cũng cho những lễ quan trọng hơn. Ngoài ra trao phó sự trình bày lời mời cầu nguyện cho những người khác, luôn dưới con mắt để ý của vị chủ tọa, có thể bảo đảm một sự tham dự tốt và tính đạng đúng đắn cho các tin hữu [58]
78. Đối với việc thống hối đầu thánh lễ từ Sách Lễ dâng tặng nhiều hình thức khác nhau, các công thức có thể được thích nghi đến tình cảnh của cộng đoàn phụng vụ và cho sắc điệu cử hành của thời gian và của tính cách lễ lạy: trong ý nghĩa này những tập sách công thức khác nhau được trình bày hình thái của Kinh Xin Chúa Thương Xót Chúng Con (Kyrie Eleison), những công thức này có thể được làm phong phú hơn nữa, theo sau những ví dụ được tìm thấy trong những sự giúp đỡ hiện nay trong mối tương quan để làm cho sống động phụng vụ Thánh Lễ Chúa Nhật, nên tránh chỉ để cho sự kỳ dị, lạ lùng.

79. Phép lành bằng nước phép là một sự lựa chọn cho hoạt động thống hối thông thường được trình bày trong Sách Lễ. Mang đặc tính bí tích rửa tội, đặc biệt thích hợp cho các ngày Chúa Nhật mùa chay, nhưng cũng được khuyên làm trong những khi khác, đặc biệt trong những mùa đặc biệt. Cũng được cho là khôn ngoan đừng lặp đi lặp lại Phép lành bằng nước phép quá đều đặn, làm biến đổi tính đa dạng thành chỉ một thói quen.

80. Lời nguyện nhập lễ, ngoại trừ các mùa và tính cách lễ lạy được trình bày một nguyên văn đặc thù, trong Sách Lễ dâng tặng nhiều khả năng lớn cho việc chọn lựa, dàn sẳn giữa những lời nguyện đầu lễ tùy chọn cho các Chúa Nhật theo chu kỳ ba năm của các bài đọc, mà cũng cho những ngày lễ trong tuần của mùa thường niên, và cho các Thánh Lễ theo ý nguyện. Tất cả những bản văn này được tìm thấy trong Sách Lễ nơi phần phụ lục.

81. Trong những Thánh Lễ [lễ thường] cho những nhóm đặc biệt, vị chủ tế có thể chọn những bài đọc thích hợp hơn cho việc cử hành đặc biệt đó, miễn là ngài lấy những bản văn trong Sách Thánh được phê duyệt. [59]

82. Cũng vậy đối với Kinh Nguyện Thánh Thể, Sách Lễ dâng tặng một sự lựa chọn phong phú tới mười bản văn. Bản thứ nhất đặc biệt dài, nhưng rất thích hợp cho việc cử hành cách trọng thể và với nhiều vị đồng tế khác, và được khuyên là sống động trong một số trường hợp như là Thánh Lễ trong Bữa Ăn Tối Của Chúa (Messa in Coena Domini); không có kinh tiền tụng riêng nghĩa là có thể sử dụng bất cứ kinh tiền tụng nào. Kinh nguyện Thánh Thê II được sử dụng nhiều hơn, có thể vì sự ngắn gọn của lời kinh, và chính vì ngắn gọn này nên không cảm kích nhiều điệu bộ và nhiều vẽ đẹp thiết yếu, là những điều đến từ những bản văn rất xưa của truyền thống phụng vụ mà từ đó được truyền cảm hứng; cũng chính điều này, dù được trang bị riêng một kinh tiền tụng, có thể được sử dụng bất kỳ một kinh tiện tụng khác. Kinh Nguyện Thánh Thể III được khuyên cách đặc biệt dùng trong Thánh Lễ Chúa Nhật và Lễ Trọng, thích hợp cho mọi mùa phụng vụ; không có một kinh tiền tụng riêng nghĩa là có thể sử dụng kinh tiền tụng bất kỳ. Kinh Nguyện Thánh Thể IV giàu tính thần học, và tất cả làm một với kinh tiền tụng của nó, có thể không được sử dụng chỉ khi được hướng dẫn bằng một kinh tiền tụng riêng, vì sự đúng cung giọng mạnh phục sinh của nó nên đặc biệt sử dụng thích hợp cho mùa mạnh này, mùa phục sinh. Bốn hình thức của Kinh Nguyện Thánh Thể V mở ra những đề tài thần học như nhau; chúng cũng cấu tạo làm một với kinh tiền tụng liên quan, và chúng (Kinh Nguyện Thánh Thể V) không được sử dụng khi được chỉ định kinh tiền tụng riêng. Hai Kinh Nguyện Thánh Thể Hòa Giải mở ra đề tài thần học đặc biệt này cùng với kinh tiền tụng riêng, trên hết kinh tiền tụng của chúng có thể được thay thế bằng một kinh tiền tụng cùng chính nội dung đề tài (ví dụ việc thống hối); cũng chính trong trường hợp này chúng không thể được sử dụng khi được chỉ định một kinh tiền tụng riêng; chúng rõ ràng rất thích hợp dùng trong mùa chay.







Những lỗi/ Những nỗi ghê sợ cần tránh trong khi chủ trì cử hành phụng vụ.

83. Một khuyết điểm chung là thiếu khả năng định lượng các thời gian cử hành, kéo dài một mẫu gương đến nỗi không cân xứng bài giảng, và rồi tăng tốc độ trong các khoảng thời gian sau đó để hoàn thành thời gian. Việc cử hành không phải là điều được co giản hay bị buộc chặt: Cần tôn trọng những nhịp điệu mà cấu trúc của chính phụng vụ đòi buộc, định lượng cách bình thản những khoảng thời gian và không gian im lặng.

84. Những lời mời cầu nguyện [lời của chủ tế mời gọi mọi người hướng lòng trước các lời nguyện trong thánh lễ] không phải trở thành “những bài giảng”: khả năng xuất diện kéo dài cho nó trong việc cử hành cũng đủ mất vài phút. Trong trường hợp này cái lỗi là cho chúng một không gian không cân đối, là điều làm biến tính của chính ý nghĩa lời mời cầu nguyện, những lời mời cầu nguyện ban đầu này có ý muốn là một sự giúp đỡ cho việc lĩnh hội của việc cử hành, và không phải trở thành một yếu tố trung tâm của việc cử hành.

85. Sẽ là một lỗi lớn khi liên kết liên tiếp hai lời nguyện đầu lễ, dù rằng khi đó đang được hướng dẫn thứ nhất, không muốn bỏ quên phần thứ hai vì lòng sùng kính đặc biệt hay vì ngày kỷ niệm: “Trong Thánh Lễ luôn luôn chỉ đọc một lời nguyện đầu lễ”. [60] Chính là điều cũng cần phải giữ khi đọc lời nguyện tiến lễ. [61] và cho lời nguyện hiệp lễ. [62]

86. Phần Kinh Nguyện Thánh Thể được ghi nhận rất tiếc có một sự uể oải phổ biến, do là điều buộc luôn luôn lặp lại chính các kính nguyện đó (kinh nguyện II và III), hoặc một yêu cầu khẩn cấp của tính cách mới thật sự không thích hợp. Hãy hiểu đúng, tạ ơn Chúa, rất hiếm khi nghe nói về linh mục tự tạo cách huyền hoặc trong các công thức in dấu của các kinh nguyện thánh thể. [63] Mặt khác bị nghiêm cấm khắc khe, là điều tỏ rõ một sự vượt bực của tính kiêu ngạo cá nhân, là điều đặt thừa tác viên cá nhân lên trên Huấn Quyền Hội Thánh và lợi ích của tha nhân. Thật thích hợp luôn luôn nhớ rằng những thừa tác viên là để phục vụ cộng đoàn và của phụng vụ, và đừng bao giờ trở thành những ông chủ của công đoàn và của phụng vụ. [64]

87. Một sự chú ý đặc biệt phải được các vị chủ sự thánh thể quang tâm là các dấu chỉ phụng vụ phải được đặt chính xác, chúng không bị hy sinh hay khấu trừ, và chúng có thể rực sáng trong sự toàn vẹn của chúng, trong hình thức để trở nên của nuôi đức tin cho những người tham dự. Trước hết người ta không phải than phiền trong các lãnh vực đặc biệt quan trọng, sự chuẩn bị các thừa tác viên dự phòng trước ví dụ như trong trường hợp rước lễ. Về vấn đề này Sách Lễ đã hướng dẫn: “Mong ước sống động cho các tín hữu củng như các linh mục là được rước Mình Thánh Chúa với bánh được thánh hiến ngay trong chính Thánh Lễ đó, và trong những trường hợp được dự báo trước chúng ta cho Rước Lễ ở cả chén lễ nữa, bởi vì cũng nhờ các dấu chỉ, sự Rước Lễ cả hai hình tốt hơn như đang thực hiện sự tham dự hy tế”.[65] Rất tiếc, với sự miễn thứ nhỏ bé của tính thực tiễn ít quan trọng của một số dấu chỉ cần thiết, nhiều thừa tác viên khác lấy đi của đoàn dân Chúa quyền được nhận Mình và Máu Chúa trong sự đầy tràn của dấu chỉ, theo những gì vừa được đề cập. Tuy nhiên kinh nghiệm được gợi ý rằng với chút ít sáng suốt trong việc tổ chức người ta có thể cứu vãn mọi khó khăn này. Số lượng của bánh lễ có thể được tính dễ dàng ngay trước khi cử hành, để không bị buộc gìn giữ trong nhiều nhà tạm, trước hết ngài định liệu số lượng phù hợp cho mọi tình huống xảy ra. Sự Hiệp Lễ dưới hai hình không vì thế bất tiện dường như vậy, ngay cả trong những việc cử hành với số lượng người tham dự đông, và không cần phải tốn quá nhiều thời gian: điều mà đòi hỏi là bổn phận nghiêm túc của các thừa tác viên và các tính hữu thi hành phục vụ bàn thờ, họ có thể giúp quản lý chén lễ, với sự làm nỗi bật đáng khen của thừa tác vụ hội thánh.

88. Chúng ta nói về sự hướng dẫn của bản liệt kê các trường hợp quy định từ Sách Lễ để cho rước lễ dưới hai hình: “Rước Lễ dưới hai hình là được phép, cùng với các trường hợp được diễn tả trong các sách nghi thức: a) Cho các linh mục mà không thể cử hành hay đồng tế; b) cho các thầy phó tế và những thầy phó tế khác là những người hoàn thành bất kỳ bổn phận nào trong Thánh Lễ; c) cho các thành viên của cộng đoàn trong Thánh Lễ công đoàn tu sĩ, hay trong Thánh Lễ được gọi là “của cộng đoàn”, cho chủng sinh, cho tất cả mọi người đang tham dự tĩnh tâm hay tham dự hội nghị thiêng liêng hay mục vụ. Vị Giám Mục giáo phận có thể thiết lập quy tắc về việc rước lễ dưới hai hình cho giáo phận của ngài. Chính vị Giám Mục được trao năng quyền ban phép Rước Lễ dưới hai hình mỗi lần mà các thành viên thích hợp đến vị linh mục, cũng như mục tử riêng, công đoàn được giao phó, với điều kiện là những tín hữu đã được chuẩn bị tốt và không nguy hiểm về súc phạm  đến Bí Tích hay việc cử hành tỏ ra quá khó khăn vì số lượng người tham dự lớn hay vì những nguyên nhân khác. [66]

89. (Bộ quy tắc này được thêm vào trình bày chi tiết trong lời giải thích rõ ràng của Hội Đồng Giám Mục Ý theo nhà xuất bản Sách Lễ Rôma 1983 (số 10): “[…] Hội Đồng Giám Mục Ý đã thiết lập mở rộng sự nhượng bộ về rước lễ dưới hai hình cho các trường hợp và cho những người được trình bành sau đây: a) cho tất cả những thành viên của các hội dòng (istituti religiosi) hay không theo hội dòng (secolari), nam và nữ và cho tất cả những thành viên của những nhà giáo dục hay đào tạo linh mục hay tu sĩ, khi họ tham dự Thánh Lễ cộng đoàn […] b) cho tất cả những người tham dự Thánh Lễ cộng đoàn trong dịp gặp gỡ cầu nguyện hay một đại hội có tính mục vụ; cho tất cả những người tham dự Thánh Lễ mà họ đã chịu rồi, cho một số người hiện diện, […]; d) trong trường hợp cử hành cách đặt biệt diễn cảm ý nghĩa của cộng đoàn Kitô hữu tập hợp xung quanh bàn thờ”. )



         
                   Kỷ niệm dịp dồng hành với quý Thầy Phó Tế  lãnh nhận Thánh Chức Linh Mục.



                            
                                      Giáo Xứ Rạng, 12/5/2021

                                      Lm. Tôma Phan Quốc Tuấn
                             (Chuyển ngữ)

Bài giảng tĩnh tâm quý Thầy Phó Tế tiến chức Linh Mục
(Thứ tư, 26/05/2021)

Mc 1,14-20

14 Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."16 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá.17 Người bảo họ: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá."18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.19 Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền.20 Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
Đó là lời Chúa





Quý thầy Phó Tế thân mến,
Giờ phút tĩnh tâm là giờ phút nhìn lại chính mình trước tiếng gọi đầy yêu thương của Chúa, và cũng là lúc nhìn lại sự hăm hở tràn đầy niêm vui và hy vọng khi được Chúa gọi: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá."
Chúng ta cũng hãy để cho Lời Chúa làm sống lại “Tiếng Gọi” của Ngài trong giờ chia sẽ này.
Khởi đầu trang Tin Mừng chúng ta vừa nghe, chúng ta thấy ngay vị Thánh Gioan Baotixita đang ở trong ngục tù. Ngài là vị tiên tri bản lề giữa thế giới cũ và thế giới mới, của Cựu Ước và Tân Ước, và cũng chính ngài là người giới thiệu Chúa cho hai môn đệ của mình: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”. Ngài đã giới thiệu cho các môn đệ về một thế giới mới:Thế giới của Chiên Thiên Chúa, trái ngược với thế giới của các cầm thú hung dữ của sư tử, cọp, sói…đang và sẽ chấm dứt.
Thánh Gioan bị giam trong ngục vì lý tưởng cao trọng dọn đường cho Chúa, Thánh Gioan giới thiệu cho moi người về Chiên Thiên Chúa. Thế giới cũ đang tồn tại khi đó là những sức mạnh hung dữ của bóng đêm tôi lỗi, của những hung bạo cầm thú như muốn nuốt chững những kẻ yếu đuối, nghèo nàn …dù họ hiền lành, vô tội và đang đi trong anh sáng của Chân Lý.
Từ khi còn là chủng sinh, những môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta cũng được Hội Thánh Chúa giới thiệu về một thế giới mới: thế giới của Chiên Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc trần gian. Trái ngược hẳn với thế giới của các sức mạnh về tiền tài, danh vọng, bạo lực, lạc thú….
Chúa chính là Chiên Thiên Chúa, Ngài là Cửa Chuồng Chiên và cũng chính là Người Mục Tử nữa:
7 Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào.8 Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ.9 Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.10 Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
11 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn,13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên.14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi,15 như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. (Ga 10,7-15)
Và Ơn gọi đích thực của chúng ta là hướng về, nghe và đi theo Đấng là Cửa Chuồng Chiên, là Chiên Thiên Chúa, và là Người Mục Tử Nhân Lành đang mở ra một thế giới mới. Sống trong Thế giới mới này con người sẽ người hơn khi họ được Chúa chăm sóc, dạy bảo để sống yêu thương nhau nhiều hơn.
Có lẽ chúng ta cũng được nghe nói về nhiều từ Ơn Gọi (Vocazione): ơn gọi linh mục, ơn gọi tu sĩ, ơn gọi giáo dân tông đồ, ơn gọi làm cha làm mẹ…nhưng chỉ có một Ơn Gọi duy nhất là lìa xa con đường của thế giới cũ xưa để đi theo Chiên Thiên Chúa, là vị Mục Tử Nhân Lành, để qua Cửa của Ngài chúng ta cũng trở thành những chiên con của Chiên Thiên Chúa, tức là những môn đệ của Chúa Giêsu.
Bắt đầu sứ vụ công khai của Chúa ở miền Galilêa, một miền phía bắc của nước Palestina, đất nước đang bị đế quốc Roma thống trị, thời vua Herode Antipas, thời các vua chúa và các tiên tri “đã mãn”:
Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."
Trở thành môn đệ của Chúa, là quý Thầy Phó Tế đây, cũng được Chúa gọi trong thời “đã mãn”. Chúa gọi các bạn trẻ trong khung cảnh thời “đã mãn”: Thời niên thiếu đã qua, tuổi học trò thời trung học, đại học đã xong, các lớp Giáo Lý và thần học đã hoàn thành,.....và đây cũng chính là giờ phút, năm tháng quan trọng cho cuộc đời của mỗi chúng ta “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Vì sao vậy? vì nhờ sám hối ta mới nhận ra chính con người thật của mình và nhờ tin vào Tin Mừng mà chúng ta mới nhận biết đâu là Chiên Thiên Chúa, Người Mục Tử Nhân Lành để theo tiếng của Người.
Và bắt đầu sứ vụ của Chúa cũng chính là việc Người mời gọi các môn đệ đi theo Người. Chúa gọi Andre, Phêrô, Gioan và Giacôbê. Và các ông bỏ lưới và bỏ cả cha mình mà theo Người. Chúng ta vẫn cho rằng chúng ta đi tu là chúng ta chọn Chúa, nhưng đúng ra phải nhớ và nói rằng: Chúa đã gọi chúng ta trước! một cách nhiệm mầu đến không ngờ. Nhưng vẫn còn đó trong chúng ta câu hỏi cũng chính câu hỏi của các Tông đồ có lần hỏi ngược lại Chúa: “Chúng con bỏ hết mọi sự để theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì?”.
Đi tu, đi theo Chúa trong nghĩa hẹp riêng của ơn gọi làm linh mục, các bạn sẽ bỏ lại biển cả với nhưng tấm lưới. Đó là cuộc sống mưu sinh hằng ngày trước đây, nhưng giờ đây các việc đó sẽ được làm tốt hơn để phục vụ cho tình yêu tha nhân “lưới người như lưới cá”. Để lại người cha ở nhà để lên đường với Người Mục Tử mới cũng có nghĩa để lại những truyền thống tinh thần cũ trước đây để sống với tinh thần mới của những người con của Chúa Trời. Nếu chúng ta muốn theo Chúa Giêsu Kitô nhưng chúng ta còn quá trói chặt vào những truyền thống của cha ông với những lề thói quen cũ tiền bạc, danh vọng, lợi lộc, tình yêu đôi lứa… chúng ta không thể đi xa được. Nếu cần thì phải cắt bỏ những quyến luyến để chia tay với “quá khứ đẹp”!
Biển cả đối với văn hóa do thái (semitica) không phải là nơi cho con người sống, con người sẽ chết chìm trong biển cả. Biển là nới sống của các loài cá, quỷ dữ, là nới chống lại sự sống. Và ơn gọi của chúng ta cũng là giúp anh em mình, kéo tha nhân ra khỏi biển cả của sự chết đó bằng đời sống chứng nhân, yêu thường và phục vụ tha nhân theo lời mời gọi “hãy theo tôi” của Thầy Chí Thánh.
Kết luận: Những tháng ngày còn lại cuối cùng để chuẩn bị tiến lên Thánh chức Linh Mục một lần nữa như nhắc nhở chúng ta lại rằng: “thời đã mãn hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Bước đường mới với bao ước vọng mới. Xin Chúa giúp chúng ta đáp trả mặm nồng tiếng gọi “hãy theo Ta” của Chúa. Xin giúp chúng ta bỏ lại những vạt lưới cá để giữ lấy lưới người, xin gúp chúng con bước vào Hồng Ân Thánh Chức với nhiều ước mơ đẹp khi nhìn về tha nhân. Trong khí trời xe lạnh bởi những cơn mưa và hoa tươi muôn sắc của tháng hoa, xin Chúa ban cho chúng con một trái tim mới để cùng đập một nhịp đập thao thức của Chúa.
Xin Chúa chúc lành cho chúng con.
Xin Đức Mẹ Maria che chở cầu bầu cho chúng con. Amen




 
 

[1] OGMR3 (Ordinamento Generale del Messale Romano, 3° edizione, 2000), 94.
[2] OGMR3, 171, d.
[3] CE (Caeremoniale Episcoporum ex Decreto Sacrosancti Oecumennici Concilii Vaticani II instauratum aucrortiate Ioanis Pauli PP. II promulgatum, Editio Typica- Reimpressio emendata, Libreria Editrice Vaticana, Cità del Vaticano 2008), 67.
[4] CE, 192.
[5] ORMR3, 109.
[6] ORMR3, 172.
[7] ORMR3, 172.
[8] Ce, 80.
[9] ORMR3, 173.
[10] Ce, 130.
[11] ORMR3, 117.
[12] OGMR3, 173.
[13] OGMR3, 173.
[14] OGMR3, 174; 310.
[15] OGMR3, 173,a.
[16] Quanto viene specificato a proposito nel caso di una ordinazione episcopale a proposiito della sede dei consansacranti, uso che pùo essere esteso a tutte le celebrazioni simili: CE, 490.
[17] OGMR3, 176.
[18] OGMR3,175.
[19] CE, 140.
[20] OGMR3,74:cfr. CE. 140.
[21] CE, 74; cfr. ORMR3, 175.
[22] OGMR3, 175; cfr. CE. 141.
[23] CE,74.
[24] OGMR3, 175; cfr. CE, 141.
[25] OGMR3, 171, c; cfr. Ibidem, 66.
[26] OGMR3,171, c; 171, d; 177.
[27] OGMR3, 178.
[28] CE, 149.
[29]CE, 153.
[30] OGMR3, 179.
[31] OGMR3, 171, b.
[32] OGMR3,
[33] CE, 153.
[34] CE, 155.
[35] OGMR3, 179; cfr. CE, 155.
[36] OGMR3, 179; cfr. CE, 155.
[37] OGMR3, 180.
[38] OGMR3, 181.
[39] OGMR3, 182; 244.
[40] OGMR3, 171, e.
[41] OGMR3, 171, e; 182-183; 247; 279.
[42] OGMR3, 184.
[43] OGMR3,185.
[44] OGMR3, 186; 251.
[45] OGMR3, 208.
[46] CE, 22; cfr. Ibiem, 122.
[47] OGMR3, 212; CE, 74; 173.
[48] OGMR3, 239.
[49] CE, 26; cfr. Ibidem, 122.
[50] Cfr. OGMR3 (Ordinamento Generale del Messale Romano, 3° edizione, 2000), 38.
[51] Cfr. OGMR3, 111.
[52] OGMR3, 352.
[53] OGMR3, 22.
 
[54] Cfr. ORMR3, 124; 128.
[55] ORMR3, 31.
[56] Cfr. ORMR3, 50, 124.
[57] Cfr. CE, 51.
[58] Cfr. il n. 234 del cap. 16.
[59] OGMR3, 358.
[60] OGMR3. 54.
[61]  Cfr. OGMR3, 77.
[62] Cfr. OGMR3, 89.
[63]  Cfr. RS 51.
[64] Cfr. GIOVANNI PAOLO II, Vicesimus quintus annus. Lettera Apostolica nel XXV anniversario della Costituzione Conciliare “Sacrosanctum Concilium” sulla sacra liturgia 4 dicembre 1988, 13.
[65] OGMR3, 85; 281.
[66] OGMR3, 283.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây