GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Thứ Sáu tuần 16 thường niên.

Thứ Sáu tuần 16 thường niên.

Thứ Sáu tuần 16 thường niên.

"Kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả".

 

Lời Chúa: Mt 13, 18-23

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường.

Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã.

Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được.

Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".

 

 

Suy Niệm 1: Sinh hoa kết quả

Suy niệm :

Dụ ngôn người gieo giống của Đức Giêsu là một dụ ngôn đầy nét hy vọng.

Nếu có một lúc nào đó người môn đệ chán nản

vì thấy có bao hạt giống được gieo vãi mà chẳng thu lại được gì,

bao điều cản trở sự lớn lên của Nước Thiên Chúa,

thì dụ ngôn này nhắc cho họ thấy rằng có những hạt lúa được bội thu.

Kết quả của những hạt lúa bội thu thì gấp nhiều hơn số lúa đã gieo vãi.

Bài Tin Mừng hôm nay là một lời giải thích dụ ngôn trên của Đức Giêsu.

“Anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống” (c. 18).

Đức Giêsu mời gọi như thế với các môn đệ của thời Ngài và của mọi thời đại.

Cả bốn hạng môn đệ sắp được Ngài kể ra đều là những người đã nghe Lời.

Lời đây là lời Tin Mừng, lời giảng dạy của Đức Giêsu về Nước Thiên Chúa.

Lời này được ví như hạt giống mà Đức Giêsu gieo vãi trong tim môn đệ (c. 19).

Trái tim người môn đệ là một thửa đất nhận hạt giống ấy.

Chỉ có một loại hạt giống như nhau, cũng như chỉ có một người gieo.

Kết quả khác nhau là tùy vào chất lượng của đất, chất lượng của trái tim.

Có bốn loại đất, bốn loại môn đệ với tâm hồn khác nhau.

Loại đất vệ đường, đất cứng, khiến hạt giống chỉ nằm ở bên trên.

Lời Chúa chỉ được nghe suông ngoài tai, nhưng không được đón nhận vào tim.

Chính vì thế loại môn đệ này được coi là không hiểu (c. 19).

Không hiểu không phải vì trí khôn kém cỏi hay vì người truyền đạt yếu.

Không hiểu chỉ vì không muốn hiểu, lòng không muốn đón nhận.

Khi lòng không ưng thì quỷ đến và cướp mất hạt giống đã gieo.

Loại đất sỏi đá là loại đất chỉ có một lớp đất mỏng thôi.

Hạt giống được gieo thì mọc lên ngay,

nhưng vì không có rễ sâu nên chỉ sống được một thời gian ngắn (c. 21).

Loại môn đệ thứ hai này chẳng những nghe mà còn vui vẻ đón nhận ngay (c. 20).

Nhưng sự đón nhận vội vã này rất hời hợt, và niềm vui cũng không sâu.

Họ tưởng làm môn đệ chỉ gặp toàn niềm vui và an bình.

Chính vì thế khi phải trả giá để sống Lời Chúa, thì họ vấp ngã ngay và bỏ cuộc.

Loại đất có bụi gai là đất có thể làm hạt giống lớn lên thành cây,

nhưng cây lại bị gai lấn át làm chết ngạt (c. 22).

Bụi gai của loại môn đệ này là nỗi lo lắng chuyện đời và lòng ham mê giàu có.

Bụi gai nằm ngay giữa thửa đất trái tim, lớn mạnh đến nỗi làm cây lúa úa vàng.

Cuối cùng là đất tốt, đất chẳng như vệ đường, chẳng có sỏi đá hay bụi gai.

Hạt giống gặp đất tốt này thì sinh hạt, hạt được một trăm, sáu chục hay ba chục.

Loại môn đệ cuối này khác hẳn với loại thứ nhất vì nghe và hiểu Lời Chúa (c. 23).

Tuy nhiên, kết quả đem lại nhiều hay ít còn tùy mức độ mở ra của từng người.

Lời Chúa hôm nay mời ta nhìn lại thửa đất của trái tim mình.

Những cứng cỏi, những hời hợt thiếu rễ sâu, những chi phối của đam mê vật chất.

Bao hạt giống được gieo mà chưa sinh hoa trái.

Xin Chúa giúp ta dọn dẹp, cải tạo lại thửa đất của tâm hồn

để tim ta có ít chỗ cho thế gian và nhiều chỗ hơn cho Thiên Chúa.

 

Cầu nguyện :

Lạy Chúa Giêsu, Khi nhìn thấy đồng lúa chín vàng

Chúng con ít khi nghĩ đến những hạt giống

Đã âm thầm chịu nát tan

Để trao cho đời cây lúa trĩu hạt.

Có bao điều tốt đẹp

Chúng con được hưởng hôm nay

Là do sự hy sinh quên mình của người đi trước,

Của các nhà nghiên cứu, các người rao giảng,

Của ông bà, cha mẹ, thầy cô,

Của những người đã nằm xuống

Cho quê hương dân tộc.

Đã có những con người sống như hạt lúa,

Để từ cái chết của họ

Vọt lên sự sống cho tha nhân.

Nhờ công ơn bao người,

Chúng con được làm hạt lúa.

Xin cho chúng con

Đừng tự khép mình trong lớp vỏ

Để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của mình,

Nhưng dám đi ra

Để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ.

Chúng con phải chọn lựa nhiều lần trong ngày.

Để chọn tha nhân và Thiên Chúa,

Chúng con phải chết cho chính mình.

Ước gì chúng con dám sống mầu nhiệm vượt qua

Đi từ cõi chết đến nguồn sống,

Đi từ cái tôi hẹp hòi đến cái tôi rộng mở

Trước Đấng Tuyệt Đối và tha nhân. Amen

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

 

Suy Niệm 2: Lời ban sự sống

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lời Thiên Chúa là lời quyền năng. Nhưng là lời yêu thương. Yêu thương nên Lời Thiên Chúa luôn ban sự sống cho nhân loại. Từ tạo thiên lập địa, Lời Thiên Chúa sáng tạo nên muôn loài. Cho muôn loài từ hư vô sang hiện hữu. Đặc biệt là sự sống. “Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời. Một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33,6). Thời Mô-sê vì sự sống của dân Chúa bị đe doạ, bị áp bức, bị tổn thương. Nên Chúa dùng lời Chúa mà giải phóng dân Người. Và trong sa mạc, tại núi Xi-nai Chúa ban Mười Lời, cũng gọi là Mười Điều Răn, để dân Chúa thực hành. Bao lâu dân Chúa thực hành lời Chúa dạy, họ được sống và bình an: “Những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời”. (năm lẻ).

Suốt dọc dài lịch sử, Chúa luôn gửi đến các tiên tri, để thúc giục dân tuân giữ Lời Chúa. Thoạt tiên Lời Chúa được ghi khắc trên hai bia đá, chứa đựng trong Hòm Bia. Nhưng điều Chúa mong muốn là Lời Chúa không chỉ được khắc trên bia đá, nhưng được ghi khắc trong thâm tâm mỗi người. “Người ta sẽ không còn nói đến Hòm Bia của Đức Chúa nữa, không còn lưu tâm, không nhớ tới, chẳng nuối tiếc, cũng chẳng làm lại nữa”. Bấy giờ Lề Luật được ghi khắc trong lòng. “Mọi dân tộc sẽ nhân danh Đức Chúa quy tụ tại Giê-ru-sa-lem; chúng sẽ không còn sống buông thả theo lòng dạ xấu xa ngoan cố của mình nữa”. Khi họ nhập tâm Lời Chúa và hết lòng tuân giữ thì đất nước sẽ phát triển: “Khi các ngươi tăng số và phát triển trong xứ” (năm chẵn).

Chúa liên tục gieo vãi Lời Chúa. Thời cuối cùng Chúa gieo chính Lời Chúa bằng xương bằng thịt. Là Ngôi Lời Thiên Chúa. Là Chúa Giê-su Ki-tô. Người là hạt giống gieo vào lòng đất. Chịu mục nát đi để sinh hoa quả dồi dào. Nhưng loài người thờ ơ với Lời Chúa. Nên Lời Chúa gặp phải đường đi, không bén rễm mọc lên được. Lời Chúa gặp phải đá sỏi cứng lòng cũng không phát triển được. Lời Chúa gặp phải bụi gai dục vọng ham mê đời này nên bị bóp nghẹt. Chỉ một số ít tâm hồn mở lòng đón nhận, lập tức Lời Chúa sinh hoa kết quả. Kết quả lớn nhất là đem lại cho ta sự sống đời đời.

Lời Chúa là yêu thương. Yêu thương nên ban cả Con Một. Để ta được sống. Nhưng ta phải thiết tha sống. Phải mở lòng đón nhận. Phải cày xới tâm hồn. Phải có trái tim mềm mại ngoan ngoãn. Phải diệt trừ ham hố dục vọng trần gian. Lời Chúa mới phát triển. Đem lại cho ta sự sống đời đời.

 

Suy Niệm 3: Tinh thần lạc quan

Sự gieo trồng nào cũng mang niềm hy vọng. Chúa Giêsu đã đọc được tinh thần lạc quan ấy của nhà nông, cho nên Ngài đã mượn hình ảnh gieo trồng để nói lên mầu nhiệm Nước Trời. Nhưng xem chừng những hình ảnh gieo trồng mà Chúa Giêsu dùng trong Tin Mừng hôm nay không giống với kỹ thuật canh tác hiện nay. Thật thế, vào thời Chúa Giêsu, đất Palestin vốn khô cằn, người nông dân thời Chúa Giêsu không cày bừa dọn đất trước khi gieo trồng, nhưng gieo vãi trước, rồi sau đó mới cày đất xới bón. Thành ra, có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi trên vệ đường, có hạt rơi vào bụi gai. Dù kỹ thuật có khác, dù tiến trình canh tác có khác, người nông dân ở bất cứ thời đại nào cũng giống nhau ở chỗ họ có tinh thần lạc quan. Ðất đai có tươi tốt hay khô cằn, thiên nhiên có ngược đãi hay thuận lợi, mùa gặt tươi tốt vẫn luôn là niềm hy vọng của kẻ gieo trồng.

Chúa Giêsu dường như muốn gieo chính niềm lạc quan ấy vào tâm hồn các môn đệ khi đưa ra dụ ngôn người gieo giống: có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trên đá sỏi, có hạt rơi vào bụi gai, nhưng kết quả của mùa gặt vẫn gấp trăm, gấp ngàn. Qua muôn thế hệ, hạt giống Nước Trời vẫn được gieo vãi: có hạt rơi vào vệ đường, sỏi đá, bụi gai của những chống đối và bách hại, hạt giống ấy vẫn nẩy mầm tươi tốt sinh nhiều bông hạt. Người môn đệ Chúa Giêsu luôn tiếp tục gieo vãi hạt giống Lời Chúa, họ luôn được mời gọi đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa và kiên trì, dù thành công hay thất bại. Trong thư 1Cor. thánh Phaolô đã diễn tả đúng tinh thần lạc quan và kiên trì của người gieo giống: "Tôi trồng, Apollô tưới, nhưng Thiên Chúa cho mọc lên".

Vệ đường, sỏi đá, bụi gai vẫn tiếp tục cản trở công việc gieo trồng, nhưng người nông dân của Nước Trời không vì thế mà bỏ cuộc. Có những gieo vãi qui mô ồ ạt, nhưng cũng có những gieo vãi âm thầm: âm thầm trong thinh lặng hằng ngày, âm thầm trong những khước từ, âm thầm trong những bách hại dưới mọi hình thức, nhưng đó vẫn là sự âm thầm cơ bản nhất trong bất cứ sự gieo vãi nào, hay nói theo Ðức Phaolô VI trong Tông huấn Loan Báo Tin Mừng: đó là một sự công bố thinh lặng Tin Mừng, nhưng rất hiệu nghiệm.

Ước gì Lời Chúa hôm nay đem lại niềm tin và lạc quan hy vọng cho chúng ta. Xin cho Lời Chúa củng cố chúng ta trong niềm xác tín rằng những gì chúng ta gieo trong đau thương và nước mắt sẽ được trổ bông chín vàng trong mùa gặt của Ngài.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Biến đổi tâm hồn

Những lời giải thích của Chúa Giêsu thức tỉnh những đồ đệ của Chúa mọi thời đại. Có bốn thái độ đối với Lời Chúa: thái độ của mảnh đất bên vệ đường, thái độ của mảnh đất sỏi đá, thái độ của mảnh đất có bụi gai, thái độ của mảnh đất tốt đón nhận hạt giống để cho hại giống sinh hoa kết quả gấp trăm, gấp sáu mươi, gấp ba mươi.

Hôm nay Thiên Chúa vẫn còn gieo vãi hạt giống Ngài xuống trần gian trong nhiều cảnh huống khác nhau. Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa đến với mỗi người chúng ta trong nhiều hoàn cảnh và Chúa gặp phải nhiều phản ứng khác nhau, Giáo Hội không ngừng mang Lời Chúa đến với con người mọi thời đại, nhưng con người đáp lại như thế nào và chính mỗi người chúng ta đây đáp lại như thế nào?

Thần dữ có thể cám dỗ làm ta lạc hướng; những thử thách, những khó khăn có thể làm ta thối chí ngã lòng; những bận tâm lo lắng chuyện trần tục, những ham muốn hưởng thụ làm cho ta quên mất Chúa và Lời Ngài. Mỗi người chúng ta cần xin Chúa biến đổi tâm hồn trở thành như đất tốt, một tâm hồn khiêm tốn quảng đại sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa và yêu mến Lời Chúa. Càng được yêu mến thì Lời Chúa mới trở nên tác động và trở nên hữu hiệu làm cho cuộc sống trở nên những hoa trái tốt.

Lạy Chúa, Ngày hôm nay Chúa vẫn còn nói với mỗi người chúng con, ngày hôm nay Chúa đến với chúng con qua chính Lời Chúa, qua lời rao giảng của Giáo Hội và qua những tiếng kêu cầu trợ giúp của anh chị em. Xin cho chúng con đừng nhắm mắt làm ngơ, đừng bịt tai giả điếc, đừng đóng kín con tim, nhưng khiêm tốn lắng nghe và quảng đại đáp trả.

Lạy Chúa, Này con đây xin hãy phán và con xin lắng nghe.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 5: Người gieo và hạt giống

Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường.

Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.” (Mt. 13, 19-23)

Chúa giảng về dụ ngôn người gieo giống, nhưng hầu như chỉ chú ý đến hạt giống, dẫu rằng người gieo giống ở đây đúng là “Con Người”. Chúa đã giải thích cho biết hạt giống là Lời Chúa; Lời mặc khải những mầu nhiệm “Nước Trời”, khi con người đón nhận và gắn bó với Lời Người, thì lời thiết lập Nước Trời giữa mọi người.

Ta không áp dụng trực tiếp cho chính lời Chúa, nhưng áp dụng cho những người nghe qua hình ảnh những mảnh đất khác nhau mà hạt giống được vãi xuống. Điểm nổi cộm của dụ ngôn là những mảnh đất khác nhau: Người gieo và hạt giống không thay đổi, nhưng đất gieo không cống hiến những thành công như nhau. Tóm lại lời Chúa phải chịu số phận rủi ro, đó mới là đối tượng thực sự của dụ ngôn. Chúa đã chỉ có thể nói giản dị rằng: Hạt giống tốt và người gieo hào phóng; còn anh em, hãy làm phần còn lại là mảnh đất gieo để có chắc được mùa lúa tốt.

Nước Trời.

Vì hay nói và nói quá nhiều về Nước Trời, nên người ta không còn thấy bận tâm về chuyện này nữa. Nước Trời trở thành một sáo ngữ đạo đức, trống rỗng. Thế nhưng, chúng ta hiện là những người có trách nhiệm đối với Nước Trời. một Nước Trời không thuộc thế gian này, điều mà ta hằng nhắc nhở mình, để không làm việc luống công, hoặc không thoái thác công việc, vì Giáo Hội chúng ta là của những người nghèo.

Đúng là khi ta nói về Nước Trời, lời ấy dù vẫn là một mà đã được hiểu một cách rất khác nhau tùy như ta quan niệm này hay ta quan niệm kia, bênh vực cho nhóm này hay nhóm kia mà ta hiểu lời Chúa (Nói) về Nước Trời một cách khác nhau. Điều quan trọng ta cần biết không phải là xem chúng ta hoặc người khác thuộc về nhóm nào, mà là cách ta đón nhận Lời Chúa trong đời sống của ta ra sao.

Lời Chúa cho tất cả mọi người, và mọi người phải sống Lời Chúa.

Cùng một Lời Chúa ấy được nói cho hết thảy mọi người. Lời ấy là sức sống, là tình yêu phải được mọi người đón nhận để mà sống. Khi ta có những thái độ kỳ thị loại trừ, hoặc từ chối gieo lời Chúa trong mảnh đất này hay mảnh đất kia, chúng ta không làm giống như Đức Giêsu là người gieo yêu thương chỉ những mảnh đất phì nhiêu, nhưng trên cả những mảnh đất sỏi đá gai góc. Làm như vậy là chúng ta không muốn, không để cho Lời Chúa được nảy nở và triển vậy.

J.M

 

Suy Niệm 6: TRỞ NÊN THỬA ĐẤT NÀO CHO HẠT GIỐNG? (Mt 13,18-23)

Xem lại CN 15 TN A

Đức Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy một chân lý nào đó. Tuy nhiên, dụ ngôn người gieo giống hôm nay không những được Đức Giêsu kể, mà chính Ngài còn đích thân giải thích ý nghĩa của nó. Khi giải thích dụ ngôn, Đức Giêsu nhắm vào trọng tâm các đối tượng trong việc lắng nghe Lời Chúa.

Đức Giêsu đã dùng hình ảnh các thứ đất và số phận của những hạt giống, để nói lên sứ điệp cho các môn đệ và những người nghe giảng cũng như cho mỗi chúng ta hôm nay.

Hạt giống rơi bên vệ đường, chính là ám chỉ đến những người nghe mà chẳng hiểu, hay dửng dưng với Lời Chúa, hoặc tách biệt Lời Chúa ra khỏi cuộc sống.

Hạt giống rơi vào sỏi đá là dấu hiệu của một tâm hồn nông nổi, rất vui vẻ, sẵn sàng đón nhận Lời. Nhưng không có chiều sâu nội tâm, nên khi ra khỏi nơi chốn, vị trí hay với thời gian là quên hết, họ không quan tâm lưu giữ và thực hành Lời Chúa.

Hạt rơi vào bụi gai chính là những người có quan tâm đến Lời Chúa. Nhưng họ đã để cho sự đời chèn ép, chiếm thế. Nền kinh tế thị trường đã làm cho họ không còn chú trọng đến Lời Chúa, vì Lời Chúa làm cho họ phải đi ngược dòng với con người và xã hội.

Cuối cùng là hạt rơi vào đất tốt. Ấy là những người có lựa chọn ưu tiên cho Lời Chúa chiếm vị trí quan trọng trong mọi chiều kích của cuộc đời họ. Họ để cho Lời Chúa trở thành kim chỉ nam hướng dẫn mọi hành vi, vì thế, hệ quả chính là được một vụ mùa bội thu...

Mong sao, Lời Chúa hôm nay là dịp để chúng ta xác định lại chiều kích sống đạo của mình, nhằm hiệu chỉnh trong cuộc sống. Đừng vì hình thức, vụ luật như hạt rơi bên vệ đường. Hay hời hợt, giỗng tuếch như hạt rơi vào sỏi đá. Hoặc đừng để những lợi lộc trần gian, ăn chơi trác táng mà quên phần thưởng Nước Trời như hạt rơi vào bụi gai. Nhưng hãy như thửa đất tốt để Lời Chúa trở nên phong phú và đem lại ơn cứu độ cho chúng ta. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 5: Cộng tác để hạt giống Lời chúa phát triển

(TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng mỗi người. Hạt giống ấy đạt kết quả ra sao là tùy thuộc vào thái độ đón nhận của chúng ta. Để sinh hoa trái dồi dào, chúng ta hãy cộng tác tích cực làm cho hạt giống nảy mầm và phát triển phong phú.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nhọc công vỡ đất và gieo hạt vào hồn con. Hạt giống là Lời Chúa và chính Chúa. Chúa giao cho con quyền coi sóc thửa ruộng hồn mình. Ngày qua ngày, con ao ước trở thành thửa ruộng tốt, một thửa ruộng không có gai góc sỏi đá và những con đường mòn dọc ngang chai cứng. Nhưng thực tế thì khác. Đã có lúc con phí phạm đánh mất ơn Chúa, đã có lần con làm ngơ, bịt tai trước lời mời gọi yêu thương. Lần này qua lần khác, tâm hồn con dần dần trở nên chai cứng, khiến hạt giống Nước Trời èo uột, khô héo.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết rõ điều đó. Nhưng lòng quảng đại của Chúa vẫn ban phát cách rộng rãi và lòng nhân từ Chúa vẫn kiên tâm chờ đợi con đáp lời. Con xin dâng lời cảm tạ vì Chúa vẫn một lòng thương con. Tâm hồn con càng tội lỗi, thửa ruộng con càng chai lỳ, Chúa càng ban ơn dồi dào phong phú, con tin chắc rằng không bao giờ Chúa rút lại tình yêu thương ấy.

Xin Chúa giúp con biết săn sóc tâm hồn đã được Chúa cứu chuộc và thánh hóa. Xin đừng để con bóp nghẹt ơn Chúa, bóp nghẹt tình yêu Chúa đang triển nở trong con. Xin Chúa giúp con biết chăm sóc thửa ruộng hồn mình bằng cách nhổ đi những cỏ dại tội lỗi, đốt cháy đi những rơm rác của thói hư tật xấu, để có thể sinh nhiều hoa trái như lòng Chúa ước mong. Amen.

Ghi nhớ: “Kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả”.

 

Suy Niệm 6: Dụ ngôn người gieo giống

(Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Một ông vua nọ có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn trong kinh Bagayad Gita. Người phụ trách việc đọc kinh này là một nhà sư đạo đức, thông thái.

Cứ mỗi lần đọc xong một đoạn kinh, ông lại dùng đến kiến thức uyên bác của mình để giải thích cho vua nghe. Và ngày nào ông cũng đặt câu hỏi: “Bệ hạ có hiểu những gì thần vừa dẫn giải không?”. Nhưng lần nào nhà vua cũng chỉ trả lời: “Khanh nên hỏi điều đó với khanh trước đã”...

Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, ông bỗng được giác ngộ và nhận ra tất cả mọi sự đều là hão huyền. Thế là nhà sư quyết từ bỏ mọi sự và lên đường bắt đầu cuộc sống của một người hành khất. Trước khi ra đi, ông nói với nhà vua: “Tâu bệ hạ, thế là cuối cùng hạ thần đã hiểu được”.

Giác ngộ đích thực, hiểu biết chân lý chính là thực thi chân lý.

Suy niệm

Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn gieo giống. Mảnh đất được gieo trồng là hình ảnh tâm hồn chúng ta. Để cho mảnh đất trở nên tốt hầu hạt giống của Thiên Chúa gieo vào sinh hoa, chúng ta cần phải chuẩn bị, như người nông dân lượm những hạt đá để trên bờ rào. Hình ảnh đó gợi nên cho chúng ta tâm tình biết sửa chữa mình không ngừng để cuộc sống chúng ta luôn tràn ngập bình an, ân sủng, đó là giống đã được nảy mầm, kết hoa và đơm hạt.

Nếu cứ để tâm hồn chúng ta hoang sơ như những mảnh đất chưa được nhặt lượm những sỏi đá, cỏ lùng không bị tàn diệt, chắc chắn dù hạt giống ân sủng được nảy mầm, đời sống chúng ta như Chúa ví trong dụ ngôn: Rễ không đủ sâu gặp nắng gắt chết khô, hay chết nghẹt vì bụi gai…

Thiên Chúa gieo giống, Ngài luôn mong đến việc sinh hoa kết quả nơi các tâm hồn được tượng trưng bằng hình ảnh nhiều loại đất gieo trồng tiếp nhận hạt giống. Ngài luôn tưới gội, mưa nắng để cho đất vốn được nhặt sỏi kỹ lưỡng nảy thêm trù phú tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm như Thánh Vịnh có nói: “Chúa đã viếng thăm ruộng đất và tưới giội: Ngài làm cho đất trở nên phong phú bội phần” (Tv 64).

Ngài - người gieo hạt giống đã làm tất cả để hạt, Lời Ngài giảng dạy nảy sinh mầm. Hạt giống Lời Chúa sinh được hoa trái, nhưng còn phụ thuộc vào mảnh đất có được canh tác tốt hay không. Giống không sinh được hạt nếu không có sự cộng tác của mảnh đất con người. Mảnh đất phải được dọn cỏ lùng, mảnh đất phải được nhặt những viên đá để hạt giống Chúa được tự do tăng trưởng, được sinh hoa kết trái mang lại lợi ích thiêng liêng cho cuộc sống.

Hãy nhặt đi những sỏi đá trong mảnh đất hồn tôi, hãy nhổ đi những cụm cỏ lùng luôn đe dọa đến hạt giống như Đức Giêsu đã cảnh báo trong khi giải thích dụ ngôn và thường xuyên cảnh báo các môn đệ qua mệnh lệnh chống lại ảnh hưởng của thế gian (x. Lc 9,57-62; 14,28-33; 16,19-31; Ga 15,19; 12,6).

Mong rằng khi mùa gặt tới, mảnh đất đời tôi, đời bạn nuôi dưỡng giống, ít nhất cho những hạt sinh được ba mươi…

Ý lực sống:

“… Những lo lắng thế gian và sự giàu có của vật chất làm cho giống chết nghẹt” (Thánh Têrêsa Avila).

 

Suy Niệm 7: Ý nghĩa dụ ngôn người gieo giống (Mt 13,18-23)

(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

Bài Tin mừng là ý nghĩa dụ ngôn người gieo hạt giống, chính Chúa Giêsu đã giải thích cho các môn đệ. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu đưa ra bốn mẫu người khi đón nhận Lời Chúa:

Đón nhận một cách ơ hờ, lãnh đạm, không tha thiết với Lời Chúa.

Đón nhận, nhưng nhất thời và hay thay đổi.

Có lòng tha thiết nghe Lời Chúa nhưng tâm hồn lo toan trăm mối nên cuối cùng cũng không sinh hoa kết quả

Còn người chăm chú lắng nghe, tìm hiểu, và ra sức đem ra thực hành thì sinh hoa kết quả gấp trăm, sáu mươi hay ba mươi.

Vậy mỗi người chúng ta hãy tự xét xem mình thuộc loại người nào khi đón nhận Lời Chúa.

Nhận xét của chúng ta qua bài Tin mừng này là dụ ngôn này trực tiếp dạy chúng ta: số phận khác nhau hay kết quả khác nhau của Lời Chúa là tuỳ thuộc vào tâm hồn hay thái độ của thính giả. Bởi vì hạt giống là Lời Chúa thì bao giờ cũng tốt, không bao giờ có hạt giống xấu, cũng như hạt giống, dù được gieo vào chỗ đất nào thì cũng mọc lên, nhưng kết quả khác nhau. Vì thế, đồng ruộng hay đất đai có một vai trò quan trọng không kém cho kết quả thu hoạch, nghĩa là kết quả của Lời Chúa hoàn toàn tuỳ thuộc vào ruộng đất là tâm hồn hay thái độ của người nghe.

Nên lưu ý, những hình ảnh gieo giống mà Chúa Giêsu dùng trong Tin mừng hôm nay không giống với kỹ thuật canh tác hiện nay. Thật thế, vào thời Chúa Giêsu, đất Palestine vốn khô cằn, người nông dân thời Chúa Giêsu không cầy bừa dọn đất trước khi gieo trồng, nhưng gieo vãi trước, rồi sau đó mới cầy đất xới bón. Thành ra, có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi trên về đường, có hạt rơi vào bụi gai. Dù kỹ thuật có khác, dù tiến trình canh tác có khác, người nông dân ở bất cứ thời đại nào cũng giống nhau ở chỗ họ có tinh thần lạc quan. Đất đai có tươi tốt hay khô cằn, thiên nhiên có ngược đãi hay thuận lợi, mùa gặt tươi tốt vẫn luôn là lòng hy vọng của kẻ gieo trồng (Mỗi ngày một tin vui).

Chúa Giêsu xếp thính giả vào bốn hạng người theo những tâm trạng khác nhau. Bốn hạng người này thì có ba hạng người làm cho Lời Chúa thất bại, và chỉ có một hạng người để Lời Chúa được thành công.

Ba hạng làm cho Lời Chúa thất bại vì những lý do khác nhau:

+ Hạng đường đi: lý do khách quan, vì do ma quỉ đến cướp đi bằng cách quyến rũ người ta chạy theo thú vui xác thịt, những vẻ đẹp của văn minh hưởng thụ, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho người ta trở nên chai đá đối với những thực tại siêu nhiên.

+ Hạng đá sỏi: lý do chủ quan, đó là những người nông nổi, bồng bột, nhất thời, cho nên thiếu kiên nhẫn. Khi nghe lời giảng thì thích thú (bén rễ) và có khi đưa ra những quyết định canh tân rất là vĩ đại. Nhưng họ chỉ sốt sắng theo tình cảm nhất thời, nên khi gặp khó khăn là bỏ cuộc, chán nản; lòng mến Chúa của họ dễ tan biến như sương buổi sáng, như nắng về chiều.

+ Hạng bụi gai: lý do chủ quan, vì khi nghe Lời Chúa, người ta lại lo lắng việc đời: như lo ăn, lo làm, lo giải trí, xã giao.., và những ham mê sự đời như vật chất, danh vọng, địa vị và thú vui xác thịt... khiến cho Lời Chúa bị chết nghẹt.

+ Hạng đất tốt: thành công vì hạt được một trăm, hạt sáu mươi và hạt ba mươi. Đây là những người nhiệt thành chăm chỉ nghe Lời Chúa và nỗ lực cách kiên trì trong việc tìm hiểu và đem ra thực hành để thánh hóa bản thân.

Lời Chúa được gieo vào lòng tín hữu tốt sẽ tuỳ ơn kêu gọi và thiện chí của từng người mà đem lại những kết quả khác nhau: một trăm, sáu mươi ba mươi (Giải thích của Trần Hữu Thành).

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Chúa. Nếu mảnh đất tâm hồn chúng ta luôn mở ra, Lời Chúa sẽ thấm nhập chúng ta và cuộc sống chúng ta sẽ trở nên tươi tốt. Qua miệng tiên tri Isaia Chúa đã đảm bảo với chúng ta: “Như mưa tuyết rơi từ trên trời không trở về trời, nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nảy lộc”. Cũng thế: “Lời Ta một khi xuất phát từ miệng Ta, nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mệnh Ta giao phó”.

Truyện: Nước làm sạch rổ rau

Bà vợ đi lễ về làm cơm sáng hơi muộn làm cho người chồng khó chịu. Người chồng thì khô khan, thỉnh thoảng mới đến nhà thờ. Vợ thì siêng năng đi lễ để nghe Lời Chúa.

Bụng đang đói, chồng tức bực hỏi vợ: - Em đi lễ hằng ngày như vậy để được cái gì?

Bà vợ trả lời: - Được nhiều lắm, anh ạ.

Chồng hỏi tiếp: - Được cái gì?

Vợ thản nhiên đáp: - Được nghe Lời Chúa. Được Lời Chúa soi dẫn và rửa sạch tâm hồn em!

Chồng trợn mắt: - Rửa sạch?

Vợ chỉ vào rổ rau mới rửa, trả lời: - Vâng, nước đã làm cho bụi bặm rổ rau này sạch trơn!

Người chồng hiểu, lặng thinh và suy nghĩ!

 

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A- Phân tích (Hạt giống...)

Chúng ta hãy nghe chính Đức Giêsu giải nghĩa 4 loại đất, tiêu biểu cho 4 thái độ của con người trước Lời Chúa:

- Đất vệ đường: những kẻ chẳng thiết tha gì đến Lời Chúa. Lời gieo xuống đó chẳng bao lâu thì bị quỷ dữ cướp đi.

- Đất lẫn sỏi đá: những người mau mắn đón nhận Lời Chúa nhưng không quý chuộng bao nhiêu. Khi gặp chút gian khó thì bỏ cuộc.

- Đất có nhiều gai: những người cũng đón nhận lời Chúa, nhưng điều họ quan tâm hơn là những đam mê, vui thú, của cải… Các thứ sau này như gai góc um tùm dần dần làm cho Lời Chúa chết ngạt.

- Đất tốt: những người sốt sắng nghe Lời và quảng đại thi hành.

B. Suy gẫm (... nảy mầm)

Mỗi ngày Chúa Nhật chúng ta dự Thánh Lễ, Lời Chúa đều được gieo vào lòng chúng ta.

- Có khi nghe xong chúng ta quên liền. Sau Lễ, nếu có ai hỏi ta bài Tin Mừng hôm nay nói gì, chắc ta không trả lời được. Chúng ta là vệ đường.

- Có khi chúng ta cảm thấy Lời Chúa rất hay và có ý muốn làm theo. Nhưng trở về với cuộc sống nhộn nhịp, vài ngày sau ý muốn ấy đã tắt ngúm. Chúng ta là đất lẫn sỏi đá.

- Có khi chúng ta thực tâm thi hành lời Chúa. Thế rồi chuyện này chuyện nọ trong cuộc sống xảy đến. Chúng ta quan tâm giải quyết những chuyện ấy hơn. Lời Chúa bị bóp chết. Chúng ta là đất có nhiều gai góc.

- Chỉ cần một câu Tin Mừng thôi nhưng được suy gẫm kỹ và được kiên trì thực hiện thì sẽ sinh kết quả gấp trăm.

Một ông vua nọ có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn trong kinh Bagayad Gita. Người phụ trách việc đọc kinh này là một nhà sư đạo đức, thông thái. Cứ mỗi lần đọc xong một đoạn kinh, ông lại dùng đến kiến thức uyên bác của mình để giải thích cho vua nghe. Và ngày nào ông cũng đặt câu hỏi “Bệ hạ có hiểu những gì thần vừa dẫn giải không ?” Nhưng lần nào nhà vua cũng chỉ trả lời “Khanh nên hỏi điều đó với khanh trước đã”...

Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, ông bỗng được giác ngộ và nhận ra tất cả mọi sự đều là hão huyền. Thế là nhà sư quyết từ bỏ mọi sự và lên đường bắt đầu cuộc sống của một người hành khất. Trước khi ra đi, ông nói với nhà vua “Tâu bệ hạ, thế là cuối cùng hạ thần đã hiểu được: Giác ngô đích thực, hiểu biết chân lý chính là thực thi chân lý”.

 

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Ý nghĩa dụ ngôn người gieo giống (Mt 13,18-23)

  1. Bài Tin mừng là ý nghĩa dụ ngôn người gieo hạt giống, chính Chúa Giêsu đã giải thích cho các môn đệ. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu đưa ra bốn mẫu người khi đón nhận Lời Chúa:
  • Đón nhận một cách ơ hờ, lãnh đạm, không tha thiết với Lời Chúa.
  • Đón nhận, nhưng nhất thời và hay thay đổi.
  • Có lòng tha thiết nghe Lời Chúa nhưng tâm hồn lo toan trăm mối nên cuối cùng cũng không sinh hoa kết quả
  • Còn người chăm chú lắng nghe, tìm hiểu, và ra sức đem ra thực hành thì sinh hoa kết quả gấp trăm, sáu mươi hay ba mươi.

Vậy mỗi người chúng ta hãy tự xét xem mình thuộc loại người nào khi đón nhận Lời Chúa.

  1. Nhận xét của chúng ta qua bài Tin mừng này là dụ ngôn này trực tiếp dạy chúng ta: số phận khác nhau hay kết quả khác nhau của Lời Chúa là tuỳ thuộc vào tâm hồn hay thái độ của thính giả. Bởi vì hạt giống là Lời Chúa thì bao giờ cũng tốt, không bao giờ có hạt giống xấu, cũng như hạt giống, dù được gieo vào chỗ đất nào thì cũng mọc lên, nhưng kết quả khác nhau. Vì thế, đồng ruộng hay đất đai có một vai trò quan trọng không kém cho kết quả thu hoạch, nghĩa là kết quả của Lời Chúa hoàn toàn tuỳ thuộc vào ruộng đất là tâm hồn hay thái độ của người nghe.
  2. Nên lưu ý, những hình ảnh gieo giống mà Chúa Giêsu dùng trong Tin mừng hôm nay không giống với kỹ thuật canh tác hiện nay. Thật thế, vào thời Chúa Giêsu, đất Palestine vốn khô cằn, người nông dân thời Chúa Giêsu không cầy bừa dọn đất trước khi gieo trồng, nhưng gieo vãi trước, rồi sau đó mới cầy đất xới bón. Thành ra, có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi trên về đường, có hạt rơi vào bụi gai. Dù kỹ thuật có khác, dù tiến trình canh tác có khác, người nông dân ở bất cứ thời đại nào cũng giống nhau ở chỗ họ có tinh thần lạc quan. Đất đai có tươi tốt hay khô cằn, thiên nhiên có ngược đãi hay thuận lợi, mùa gặt tươi tốt vẫn luôn là lòng hy vọng của kẻ gieo trồng (Mỗi ngày một tin vui).
  3. Chúa Giêsu xếp thính giả vào bốn hạng người theo những tâm trạng khác nhau. Bốn hạng người này thì có ba hạng người làm cho Lời Chúa thất bại, và chỉ có một hạng người để Lời Chúa được thành công.

Ba hạng làm cho Lời Chúa thất bại vì những lý do khác nhau:

Hạng đường đi: lý do khách quan, vì do ma quỉ đến cướp đi bằng cách quyến rũ người ta chạy theo thú vui xác thịt, những vẻ đẹp của văn minh hưởng thụ, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho người ta trở nên chai đá đối với những thực tại siêu nhiên.

Hạng đá sỏi: lý do chủ quan, đó là những người nông nổi, bồng bột, nhất thời, cho nên thiếu kiên nhẫn. Khi nghe lời giảng thì thích thú (bén rễ) và có khi đưa ra những quyết định canh tân rất là vĩ đại. Nhưng họ chỉ sốt sắng theo tình cảm nhất thời, nên khi gặp khó khăn là bỏ cuộc, chán nản; lòng mến Chúa của họ dễ tan biến như sương buổi sáng, như nắng về chiều.

Hạng bụi gai: lý do chủ quan, vì khi nghe Lời Chúa, người ta lại lo lắng việc đời: như lo ăn, lo làm, lo giải trí, xã giao.., và những ham mê sự đời như vật chất, danh vọng, địa vị và thú vui xác thịt... khiến cho Lời Chúa bị chết nghẹt.

Hạng đất tốt: thành công vì hạt được một trăm, hạt sáu mươi và hạt ba mươi. Đây là những người nhiệt thành chăm chỉ nghe Lời Chúa và nỗ lực cách kiên trì trong việc tìm hiểu và đem ra thực hành để thánh hóa bản thân.

Lời Chúa được gieo vào lòng tín hữu tốt sẽ tuỳ ơn kêu gọi và thiện chí của từng người mà đem lại những kết quả khác nhau: một trăm, sáu mươi ba mươi (Giải thích của Trần Hữu Thành).

  1. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Chúa. Nếu mảnh đất tâm hồn chúng ta luôn mở ra, Lời Chúa sẽ thấm nhập chúng ta và cuộc sống chúng ta sẽ trở nên tươi tốt. Qua miệng tiên tri Isaia Chúa đã đảm bảo với chúng ta: “Như mưa tuyết rơi từ trên trời không trở về trời, nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nảy lộc”. Cũng thế: “Lời Ta một khi xuất phát từ miệng Ta, nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mệnh Ta giao phó”.
  2. Truyện: Nước làm sạch rổ rau

Bà vợ đi lễ về làm cơm sáng hơi muộn làm cho người chồng khó chịu. Người chồng thì khô khan, thỉnh thoảng mới đến nhà thờ. Vợ thì siêng năng đi lễ để nghe Lời Chúa.

Bụng đang đói, chồng tức bực hỏi vợ:

  • Em đi lễ hằng ngày như vậy để được cái gì?

Bà vợ trả lời:

  • Được nhiều lắm, anh ạ.

Chồng hỏi tiếp:

  • Được cái gì?

Vợ thản nhiên đáp:

  • Được nghe Lời Chúa. Được Lời Chúa soi dẫn và rửa sạch tâm hồn em!

Chồng trợn mắt:

  • Rửa sạch?

Vợ chỉ vào rổ rau mới rửa, trả lời:

     - Vâng, nước đã làm cho bụi bặm rổ rau này sạch trơn!

     Người chồng hiểu, lặng thinh và suy nghĩ!

 

4. Suy niệm: (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Một ông vua nọ có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn trong kinh Bagayad Gita. Người phụ trách việc đọc kinh này là một nhà sư đạo đức, thông thái.

Cứ mỗi lần đọc xong một đoạn kinh, ông lại dùng đến kiến thức uyên bác của mình để giải thích cho vua nghe. Và ngày nào ông cũng đặt câu hỏi: “Bệ hạ có hiểu những gì thần vừa dẫn giải không ?”. Nhưng lần nào nhà vua cũng chỉ trả lời: “Khanh nên hỏi điều đó với khanh trước đã”...

Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, ông bỗng được giác ngộ và nhận ra tất cả mọi sự đều là hão huyền. Thế là nhà sư quyết từ bỏ mọi sự và lên đường bắt đầu cuộc sống của một người hành khất. Trước khi ra đi, ông nói với nhà vua: “Tâu bệ hạ, thế là cuối cùng hạ thần đã hiểu được”.

Giác ngộ đích thực, hiểu biết chân lý chính là thực thi chân lý.

Suy niệm

      Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn gieo giống. Mảnh đất được gieo trồng là hình ảnh tâm hồn chúng ta. Để cho mảnh đất trở nên tốt hầu hạt giống của Thiên Chúa gieo vào sinh hoa, chúng ta cần phải chuẩn bị, như người nông dân lượm những hạt đá để trên bờ rào. Hình ảnh đó gợi nên cho chúng ta tâm tình biết sửa chữa mình không ngừng để cuộc sống chúng ta luôn tràn ngập bình an, ân sủng, đó là giống đã được nảy mầm, kết hoa và đơm hạt.

Nếu cứ để tâm hồn chúng ta hoang sơ như những mảnh đất chưa được nhặt lượm những sỏi đá, cỏ lùng không bị tàn diệt, chắc chắn dù hạt giống ân sủng được nảy mầm, đời sống chúng ta như Chúa ví trong dụ ngôn: Rễ không đủ sâu gặp nắng gắt chết khô, hay chết nghẹt vì bụi gai…

Thiên Chúa gieo giống, Ngài luôn mong đến việc sinh hoa kết quả nơi các tâm hồn được tượng trưng bằng hình ảnh nhiều loại đất gieo trồng tiếp nhận hạt giống. Ngài luôn tưới gội, mưa nắng để cho đất vốn được nhặt sỏi kỹ lưỡng nảy thêm trù phú tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm như Thánh Vịnh có nói: “Chúa đã viếng thăm ruộng đất và tưới giội: Ngài làm cho đất trở nên phong phú bội phần” (Tv 64).

Ngài - người gieo hạt giống đã làm tất cả để hạt, Lời Ngài giảng dạy nảy sinh mầm. Hạt giống Lời Chúa sinh được hoa trái, nhưng còn phụ thuộc vào mảnh đất có được canh tác tốt hay không. Giống không sinh được hạt nếu không có sự cộng tác của mảnh đất con người. Mảnh đất phải được dọn cỏ lùng, mảnh đất phải được nhặt những viên đá để hạt giống Chúa được tự do tăng trưởng, được sinh hoa kết trái mang lại lợi ích thiêng liêng cho cuộc sống.

Hãy nhặt đi những sỏi đá trong mảnh đất hồn tôi, hãy nhổ đi những cụm cỏ lùng luôn đe dọa đến hạt giống như Đức Giêsu đã cảnh báo trong khi giải thích dụ ngôn và thường xuyên cảnh báo các môn đệ qua mệnh lệnh chống lại ảnh hưởng của thế gian (x. Lc 9,57-62; 14,28-33; 16,19-31; Ga 15,19; 12,6).

Mong rằng khi mùa gặt tới, mảnh đất đời tôi, đời bạn nuôi dưỡng giống, ít nhất cho những hạt sinh được ba mươi…

Ý lực sống

“… Những lo lắng thế gian và sự giàu có của vật chất làm cho giống chết nghẹt” (Thánh Têrêsa Avila).

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây