GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Hội Thừa sai Paris và lịch sử hơn 360 năm truyền giáo

Hội Thừa sai Paris và lịch sử hơn 360 năm truyền giáo

Hội Thừa sai Paris và lịch sử hơn 360 năm truyền giáo

Lịch sử hơn 360 năm truyền giáo của Hội thừa sai Paris (1658) được ghi dấu với gần 4.500 linh mục đã được gửi đi truyền giáo. Trong số đó, có nhiều vị đã được phúc tử đạo và có 23 vị đã được Giáo hội phong thánh.
 

giao-diem-truyen-giao.jpeg

Một giáo điểm truyền giáo Việt Nam

Trụ sở chính của Hội ở 128 Rue du Bac, trung tâm Paris, nhưng Hội hoạt động khắp nơi trên thế giới, có mặt tại 13 quốc gia của châu Á và Ấn Độ Dương.

Lịch sử Hội thừa sai Paris bắt đầu với nhà truyền giáo Dòng Tên, cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Trong cuộc bách hại tại Việt Nam, ngài đã bị trục xuất, từ đây ngài cho rằng tương lai truyền giáo chỉ có thể được thực hiện qua việc đào tạo giáo sĩ địa phương. Năm 1649, cha Đắc Lộ xin Đức Giáo Hoàng hỗ trợ bằng việc cử các giám mục đi truyền giáo để đồng hành với Giáo hội địa phương trong việc đào tạo các linh mục.

Đề xuất của cha Đắc Lộ đã được Toà Thánh quan tâm. Năm 1659, Đức Giáo Hoàng công nhận sự ra đời của Hội thừa sai. Năm 1622 Bộ Truyền bá Đức tin được thiết lập, với mục đích thúc đẩy hoạt động truyền giáo. Đức Giáo Hoàng đưa ra các quy định rõ ràng về hoạt động truyền giáo: thành lập giáo sĩ độc lập và đồng hành với người dân địa phương, thích ứng với phong tục và truyền thống địa phương. Chỉ thị viết: “Anh em không được đưa ra bất kỳ lý lẽ nào để thuyết phục các dân tộc này thay đổi các nghi thức, phong tục và truyền thống của họ, trừ khi các điều này trái ngược với tôn giáo và luân lý cách hiển nhiên”.

Trong 15 năm qua, mỗi năm Hội thừa sai gửi khoảng 150 tình nguyện viên đến châu Á và Ấn Độ Dương. Trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến 2 năm, những người trẻ độ tuổi từ 20 đến 35 thực hành trải nghiệm truyền giáo, phục vụ các Giáo hội địa phương.

Từ khi được thành lập, Hội thừa sai Paris đã gửi gần 4.500 linh mục đi truyền giáo. Trong số đó, một số đã được phúc tử đạo, và 23 đã được Giáo hội phong thánh.

Năm 1842, chủng viện của Hội đón nhận di hài cha Pierre Borie, bị giết tại Việt Nam. Và từ lúc đó, Nhà Paris của Hội thừa sai thiết lập phòng các vị tử đạo. Tại đây đã có nhiều người đến kính viếng di hài, các chứng từ truyền giáo của các vị tử đạo.

Sau hơn 360 năm lịch sử, Nhà Mẹ của Hội thừa sai Paris tiếp tục là một nơi nhận thức và gặp gỡ, nơi cử hành các nghi thức sai đi trọng thể

Ngọc Yến

(Vatican News 02.11.2021)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây