THỨ BẢY TUẦN VI PHỤC SINH- NGÀY 31/5 ĐỨC MARIA THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABÉT Lc 1,39-56
- Thứ bảy - 24/05/2025 13:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này

THỨ BẢY TUẦN VI PHỤC SINH- NGÀY 31/5
ĐỨC MARIA THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABÉT
Lc 1,39-56
ĐỨC MARIA THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABÉT
Lc 1,39-56
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.
40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.
41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, 42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.
43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?
44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.
45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
46 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
47 thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
48 Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
49 Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn !
50 Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
51 Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
52 Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
53 Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
54 Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
55 như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời.”
56 Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
SUY NIỆM 1:
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang đứng trước một cuộc thăm viếng vừa là chuyện của cuộc đời thường, mà cũng là một mầu nhiệm, Chúa Giêsu vừa đầu thai trong lòng mẹ đã đi thăm vị Tiền Hô tương lai của mình. Cả hai còn trong lòng mẹ mà đã biết nhau. Đức Giêsu đem Thánh Linh đến, Gioan Tẩy Giả trong lòng đã nhảy mừng chào đón Người.
Nhưng hôm nay nhân ngày lễ hành hương kính Mẹ, tôi muốn anh chị em ngắm nhìn dung mạo và tâm hồn Mẹ, người tín hữu đệ nhất của Tân Ước trước mầu nhiệm đi viếng này, và đây là bài học quý giá cho cuộc đời tín hữu của chúng ta. Bài Tin Mừng hôm nay làm nổi bật những thái độ tâm hồn của Đức Mẹ như sau:
Mẹ là người có một Đức tin sâu thẳm.
Mẹ là người có tâm hồn nghèo khó tuyệt vời.
Mẹ là người có con tim tràn đầy tình chia sẻ.
1. Đức tin sâu thẳm của Đức Mẹ
Trong lời chào mừng được Thánh Linh soi sáng của bà Ê-li-sa-bét, ta thấy một lời tán dương thật bất ngờ: “Phúc cho em là người đã tin rằng, Chúa đã thực hiện những gì người đã nói với em” (Lc 1,45).
Chúa đã nói gì với Đức Mẹ? Đó là lời sứ thần chuyển đến cho Mẹ trong giờ truyền tin: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên bà, và quyển năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh mà bà sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Đây là cuộc thụ thai nhiệm mầu, người trần không ai hiểu được. Tiếng xin vâng của Đức Mẹ lúc đó là cả một niềm tin sâu thẳm vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Mẹ ôm ấp thánh ý Chúa vào lòng và nguyện cầu cho thánh ý đó trọn vẹn nơi mình. Tiếng “Xin Vâng” của Mẹ là một quyết định vào đời trong Đức Tin, là tiếng nói “có”, không do dự với Thiên Chúa trước một tương lai đang mờ mịt. Con thuyền đời của Mẹ ra khơi mà không nghĩ gì đến sóng gió ba đào, có thể chờ đợi mình. Tiếng Xin Vâng của Mẹ là cả một niềm tin yêu, phó thác cả tương lai mình cho Thiên Chúa. Là sẵn sàng cho gươm đâm thâu trái tim, là chứng kiến và hiệp thông với sự hy sinh của người con yêu trên thập giá.
Tại nhà bà Ê-li-sa-bét, Mẹ nhận được một lời tán dương: “Em có phúc”, không phải vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mà là Mẹ đã tin, đã sẵn sàng để cho Thiên Chúa dẫn dắt mình qua những nẻo đường mới lạ.
Cuộc sống của người tín hữu đúng nghĩa là sống trong thánh ý Thiên Chúa, là bước đi trong Ánh sáng của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, mà nhiều lúc ta thấy không giống với lý luận của người đời, nhiều lúc phải dám nói như thánh Phaolô: “Sự khôn ngoan của người đời là sự dại dột trước mặt Thiên Chúa”. Cuộc đời đầy gian nan, đầy thập giá, người đời coi đó là vô phúc, là thiếu khôn ngoan, thì người tín hữu phải đánh giá đó là của lễ Tình yêu theo Tin Mừng, Chúa mời gọi ta dâng hiến.
Để đạt tới hạnh phúc như vậy, ta cần phải học cho được tâm hồn nghèo khó của Đức Mẹ.
Chúa đã nói gì với Đức Mẹ? Đó là lời sứ thần chuyển đến cho Mẹ trong giờ truyền tin: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên bà, và quyển năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh mà bà sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Đây là cuộc thụ thai nhiệm mầu, người trần không ai hiểu được. Tiếng xin vâng của Đức Mẹ lúc đó là cả một niềm tin sâu thẳm vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Mẹ ôm ấp thánh ý Chúa vào lòng và nguyện cầu cho thánh ý đó trọn vẹn nơi mình. Tiếng “Xin Vâng” của Mẹ là một quyết định vào đời trong Đức Tin, là tiếng nói “có”, không do dự với Thiên Chúa trước một tương lai đang mờ mịt. Con thuyền đời của Mẹ ra khơi mà không nghĩ gì đến sóng gió ba đào, có thể chờ đợi mình. Tiếng Xin Vâng của Mẹ là cả một niềm tin yêu, phó thác cả tương lai mình cho Thiên Chúa. Là sẵn sàng cho gươm đâm thâu trái tim, là chứng kiến và hiệp thông với sự hy sinh của người con yêu trên thập giá.
Tại nhà bà Ê-li-sa-bét, Mẹ nhận được một lời tán dương: “Em có phúc”, không phải vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mà là Mẹ đã tin, đã sẵn sàng để cho Thiên Chúa dẫn dắt mình qua những nẻo đường mới lạ.
Cuộc sống của người tín hữu đúng nghĩa là sống trong thánh ý Thiên Chúa, là bước đi trong Ánh sáng của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, mà nhiều lúc ta thấy không giống với lý luận của người đời, nhiều lúc phải dám nói như thánh Phaolô: “Sự khôn ngoan của người đời là sự dại dột trước mặt Thiên Chúa”. Cuộc đời đầy gian nan, đầy thập giá, người đời coi đó là vô phúc, là thiếu khôn ngoan, thì người tín hữu phải đánh giá đó là của lễ Tình yêu theo Tin Mừng, Chúa mời gọi ta dâng hiến.
Để đạt tới hạnh phúc như vậy, ta cần phải học cho được tâm hồn nghèo khó của Đức Mẹ.
2. Tâm hồn nghèo khó của Mẹ
Tâm hồn nghèo khó là bài học đầu tiên Chúa dạy các môn đệ Ngài: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”.
Tại nhà bà Ê-li-sa-bét, Mẹ đã thể hiện tâm hồn nghèo khó đó như thế nào. Tinh thần hay tâm hồn nghèo khó thì khác với sự thiếu thốn về vật chất mà ta thường coi là bất hạnh. Cùng với tâm hồn nghèo khó là tâm hồn khiêm tốn, nhận ra mình là tạo vật do Chúa dựng nên từ chút vật liệu tầm thường là bùn đất, tro bụi. Nếu chúng ta có trở nên người may mắn, thông minh, tài giỏi, giàu sang hay quyền thế, tất cả đều do Chúa ban cho. Đừng tự mãn như là tự mình tạo nên được. Philatô nói với Chúa: “Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?”, Chúa đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài”.
A đam – Evà đã lầm, khi thấy mình được tự do nói “không” hay nói “có” với Thiên Chúa, bèn quên đi hồng ân đầy tình thương đó, không chịu nghe lời chỉ bảo của Ngài, để theo Satan ăn trái cấm mong được quyền hành như Ngài. Cứ ăn bừa trái cấm, ăn rồi mới thấy mình trần truồng, nghĩ là không còn chi nữa. Mất Chúa là tai hoạ lớn nhất,khủng khiếp nhất cho con người.
Trong bài ca tạ ơn tại nhà bà Êlisabet, Mẹ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, khi bà Êlisabet ngợi khen Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, lập tức Mẹ lại xưng mình là nữ tỳ hèn mọn của Chúa. Mẹ đang nhìn thấy Chúa dẹp tan người lòng trí kiêu căng, hạ bệ người quyền thế, bắt người giàu có trở thành tay không. Đó là những kẻ cứ tưởng mình là chúa của mình.
Bài học khiêm nhường của tâm hồn nghèo khó là bài học cứu độ cho con người, và khi Chúa Kitô muốn dâng một của lễ xoá tội trần gian, Ngài đã hạ mình vâng lời Chúa Cha, vâng lời cho đến chết trên thập tự.
Muốn làm con Chúa, muốn có hạnh phúc Nước Trời, ta cần suy gẫm và cầu xin Đức Mẹ dạy bảo cho chúng ta biết bài học của Chúa Kitô: Sống hiên lành và khiêm nhường trong lòng. “Hãy học cùng Ta,vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” đó là hạnh phúc thật.
Tại nhà bà Ê-li-sa-bét, Mẹ đã thể hiện tâm hồn nghèo khó đó như thế nào. Tinh thần hay tâm hồn nghèo khó thì khác với sự thiếu thốn về vật chất mà ta thường coi là bất hạnh. Cùng với tâm hồn nghèo khó là tâm hồn khiêm tốn, nhận ra mình là tạo vật do Chúa dựng nên từ chút vật liệu tầm thường là bùn đất, tro bụi. Nếu chúng ta có trở nên người may mắn, thông minh, tài giỏi, giàu sang hay quyền thế, tất cả đều do Chúa ban cho. Đừng tự mãn như là tự mình tạo nên được. Philatô nói với Chúa: “Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?”, Chúa đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài”.
A đam – Evà đã lầm, khi thấy mình được tự do nói “không” hay nói “có” với Thiên Chúa, bèn quên đi hồng ân đầy tình thương đó, không chịu nghe lời chỉ bảo của Ngài, để theo Satan ăn trái cấm mong được quyền hành như Ngài. Cứ ăn bừa trái cấm, ăn rồi mới thấy mình trần truồng, nghĩ là không còn chi nữa. Mất Chúa là tai hoạ lớn nhất,khủng khiếp nhất cho con người.
Trong bài ca tạ ơn tại nhà bà Êlisabet, Mẹ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, khi bà Êlisabet ngợi khen Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, lập tức Mẹ lại xưng mình là nữ tỳ hèn mọn của Chúa. Mẹ đang nhìn thấy Chúa dẹp tan người lòng trí kiêu căng, hạ bệ người quyền thế, bắt người giàu có trở thành tay không. Đó là những kẻ cứ tưởng mình là chúa của mình.
Bài học khiêm nhường của tâm hồn nghèo khó là bài học cứu độ cho con người, và khi Chúa Kitô muốn dâng một của lễ xoá tội trần gian, Ngài đã hạ mình vâng lời Chúa Cha, vâng lời cho đến chết trên thập tự.
Muốn làm con Chúa, muốn có hạnh phúc Nước Trời, ta cần suy gẫm và cầu xin Đức Mẹ dạy bảo cho chúng ta biết bài học của Chúa Kitô: Sống hiên lành và khiêm nhường trong lòng. “Hãy học cùng Ta,vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” đó là hạnh phúc thật.
3. Con tim tràn đầy chia sẻ của Đức Mẹ
Đọc bài Tin Mừng hôm nay chúng ta không bỏ qua được tâm hồn nghèo khó đi đôi với con tim tràn đầy tình chia sẻ của Đức Mẹ. Làm người ai mà không cần đến tình thương. Tham lam, ích kỷ đang làm hao mòn tình thương trên mặt đất nầy.
Từ Nazaret đến Ain Karim, Mẹ đã lên đường mang theo Chúa Giêsu cùng đi với Mẹ. Trước hết thì Mẹ với tư cách là bà con, Mẹ muốn chia vui khi nghe Tin Mừng thiên thần báo thụ thai cách lạ lùng, trước đó 6 tháng. Mẹ cũng hiểu ý Chúa quyền năng muốn mời gọi Mẹ mang theo sứ mệnh mừng vui và bình an cho chị họ mình, khi Mẹ lên đường có Chúa đi theo. Một hoạt động mang tính nhiệm mầu và bác ái.
Cuộc gặp gỡ người ta quen nói là mẹ gặp mẹ, con gặp con và Thánh Linh thì hoạt động. Bà Êlisabet được đầy Thánh Thần và chào mừng Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Gioan thì nhảy mừng trong dạ mẹ, còn Đức Mẹ không ngớt lời ngợi khen Thiên Chúa.
Thiên Chúa tình yêu đang ở giữa lòng Mẹ. Tình yêu đó đang đốt nóng cõi lòng Mẹ, và mọi cử chỉ, hành động của Mẹ đều chan chứa tình yêu.
Mầu nhiệm này cũng là biến cố có liên hệ đến cuộc sống của chúng ta hôm nay. Mỗi người tín hữu vẫn cưu mang Chúa trong cuộc đời đức tin của mình. Sống ở đâu chúng ta cần biết biểu lộ tình yêu để làm chứng cho Chúa ở trong chúng ta và chúng ta là môn đệ Chúa, mọi sự bắt nguồn từ tình yêu.
Gia đình Kitô giáo nào cũng phải là mẫu mực của sự thuận hoà, đầm ấm vì có Chúa tình yêu luôn hiện diện trong gia đình của mình. Và đàng khác nhiệm vụ khẩn trương mà mỗi Kitô hữu không thể quên là phải biết giới thiệu Thiên Chúa Tình Yêu cho biết bao người thành tâm thiện chí muốn biết Chúa.
Chúng ta đến Tàpao xin nhiều ân huệ của Mẹ, xin đừng quên điều Chúa nhăn nhủ: Hãy loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho người nghèo khó. Xin Mẹ ban cho chúng ta ân huệ đó.
Đức cố GM Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
SUY NIỆM 2: CÙNG MẸ RA KHƠI
Những bước chân vội vã của người thôn nữ tên Maria tìm đến với người chị họ Êlisabet năm xưa, đã trở nên câu chuyện tuyệt đẹp và chứa đựng nhiều ý nghĩa, để rồi hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy chiêm ngắm lại cuộc gặp gỡ tình sử ấy, và rút ra những bài học cho chính bản thân mình.
Trước hết là qua hình ảnh của Mẹ Maria. Tin mừng cho biết, ngay sau khi nói lời “Xin vâng” với Sứ thần, Đức Maria đã tìm đến với bà Isave. Mẹ ra đi trong vội vả và háo hức. Niềm vui xen lẫn chữ tình đã giúp Mẹ vượt qua bao ngăn trở của địa lý, vượt qua những yếu đuối của phận nữ nhi, để mong sớm gặp được chị của mình.
Trong cuộc gặp gỡ ấy, Mẹ chia sẻ với người chị họ về cảm nghiệm đức tin của bản thân, về những điều cao cả mà Chúa vừa thực hiện cho Mẹ. Cũng trong cuộc gặp gỡ này, Mẹ đã giúp đỡ bà Êlisabet trong những tháng ngày bụng mang dạ chửa.
Ngày nay chúng ta đang rất cần những cuộc gặp gỡ đầy ắp tình người như thế thưa anh chị em. Bởi chúng ta đang bị chi phối quá nhiều bởi cái gọi là các phương tiện tân tiến. Tân tiến đến nỗi tạo nên một khoảng cách quá rộng và quá sâu giữa người với người. Cần thì gọi điện, cần thì nhắn tin, cứ tưởng như gần nhưng lại rất xa.
Ngay cả vợ với chồng, cha mẹ với con cái tuy sống chung trong cùng một gia đình, nhưng đôi lúc cũng có quá ít những lần ngồi lại để đối thoại, trao đổi và chuyện trò. Còn các Thanh niên nam nữ ngày nay thì thích ở ngoài đường nhiều thích hơn ở nhà, thích nhắn tin với bạn bè nhiều hơn là thích nói chuyện với ba mẹ, thích ăn cơm một mình hơn thích ăn chung với gia đình. Rồi tình làng nghĩa xóm giờ đây cũng ít mặn nồng hơn xưa.
Hãy vượt qua những khoảng cách ấy để tạo nên những cuộc gặp gỡ đầy ắp tình người thưa anh chị em.
Bà Êlisabét rất đỗi vui mừng vì được thân mẫu của Chúa viếng thăm. Vui mừng vì bà nhận ra sự hiện diện của Mẹ Maria đã mang ơn lành của Chúa đến cho gia đình và cho chính bản thân bà.
Chúng ta vừa kết thúc tháng hoa dâng kính Mẹ, tháng mà chúng ta mời Đức Mẹ lần lượt viếng thăm từng gia đình của mỗi chúng ta. Khi viếng thăm như thế, chắc chắn Mẹ cũng mang ơn lành của Chúa đến cho mỗi người và mỗi nhà. Ước gì chúng ta nhận ra được điều đó, để tâm hồn chúng ta cũng dâng trào niềm hạnh phúc như bà Êlisabet xưa, và luôn biết gắn bó cuộc đời của mình với Mẹ.
Như vậy, Chiêm ngắm lại cuộc thăm viếng của Mẹ Maria hôm nay, chúng ta được mời gọi tâm niệm 2 điều sau:
Thứ nhất, đừng ngại mời Mẹ Maria đến và ở lại trong nhà mình, vì sự hiện diện của Mẹ sẽ làm cho đời sống đức tin của mỗi người và gia đình luôn tươi mới và thắm đượm sắc hương.
Thứ hai, mỗi người hãy noi gương Mẹ để sống tình người với nhau sao cho thật ấm áp. Tình người trước tiên phải nói đến đó là tình gia đình. Vợ với chồng, con cái với cha mẹ hãy xích lại gần nhau hơn. Đừng để sống chung một nhà mà cứ tưởng đâu là người xa lạ. Đừng biến tổ ấm yêu thương thành phòng trọ ở ghép. Đừng để cách xa nhau, vì xa mặt thì sẽ dẫn đến cách lòng.
Tóm lại, những ai noi gương Mẹ Maria, gắn bó đời mình với Mẹ, thì người đó sẽ có một đời sống luôn đầy ấp tình Chúa và ấm áp tình người. Amen.
Lm. Antôn
Từ Nazaret đến Ain Karim, Mẹ đã lên đường mang theo Chúa Giêsu cùng đi với Mẹ. Trước hết thì Mẹ với tư cách là bà con, Mẹ muốn chia vui khi nghe Tin Mừng thiên thần báo thụ thai cách lạ lùng, trước đó 6 tháng. Mẹ cũng hiểu ý Chúa quyền năng muốn mời gọi Mẹ mang theo sứ mệnh mừng vui và bình an cho chị họ mình, khi Mẹ lên đường có Chúa đi theo. Một hoạt động mang tính nhiệm mầu và bác ái.
Cuộc gặp gỡ người ta quen nói là mẹ gặp mẹ, con gặp con và Thánh Linh thì hoạt động. Bà Êlisabet được đầy Thánh Thần và chào mừng Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Gioan thì nhảy mừng trong dạ mẹ, còn Đức Mẹ không ngớt lời ngợi khen Thiên Chúa.
Thiên Chúa tình yêu đang ở giữa lòng Mẹ. Tình yêu đó đang đốt nóng cõi lòng Mẹ, và mọi cử chỉ, hành động của Mẹ đều chan chứa tình yêu.
Mầu nhiệm này cũng là biến cố có liên hệ đến cuộc sống của chúng ta hôm nay. Mỗi người tín hữu vẫn cưu mang Chúa trong cuộc đời đức tin của mình. Sống ở đâu chúng ta cần biết biểu lộ tình yêu để làm chứng cho Chúa ở trong chúng ta và chúng ta là môn đệ Chúa, mọi sự bắt nguồn từ tình yêu.
Gia đình Kitô giáo nào cũng phải là mẫu mực của sự thuận hoà, đầm ấm vì có Chúa tình yêu luôn hiện diện trong gia đình của mình. Và đàng khác nhiệm vụ khẩn trương mà mỗi Kitô hữu không thể quên là phải biết giới thiệu Thiên Chúa Tình Yêu cho biết bao người thành tâm thiện chí muốn biết Chúa.
Chúng ta đến Tàpao xin nhiều ân huệ của Mẹ, xin đừng quên điều Chúa nhăn nhủ: Hãy loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho người nghèo khó. Xin Mẹ ban cho chúng ta ân huệ đó.
Đức cố GM Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
SUY NIỆM 2: CÙNG MẸ RA KHƠI
Những bước chân vội vã của người thôn nữ tên Maria tìm đến với người chị họ Êlisabet năm xưa, đã trở nên câu chuyện tuyệt đẹp và chứa đựng nhiều ý nghĩa, để rồi hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy chiêm ngắm lại cuộc gặp gỡ tình sử ấy, và rút ra những bài học cho chính bản thân mình.
Trước hết là qua hình ảnh của Mẹ Maria. Tin mừng cho biết, ngay sau khi nói lời “Xin vâng” với Sứ thần, Đức Maria đã tìm đến với bà Isave. Mẹ ra đi trong vội vả và háo hức. Niềm vui xen lẫn chữ tình đã giúp Mẹ vượt qua bao ngăn trở của địa lý, vượt qua những yếu đuối của phận nữ nhi, để mong sớm gặp được chị của mình.
Trong cuộc gặp gỡ ấy, Mẹ chia sẻ với người chị họ về cảm nghiệm đức tin của bản thân, về những điều cao cả mà Chúa vừa thực hiện cho Mẹ. Cũng trong cuộc gặp gỡ này, Mẹ đã giúp đỡ bà Êlisabet trong những tháng ngày bụng mang dạ chửa.
Ngày nay chúng ta đang rất cần những cuộc gặp gỡ đầy ắp tình người như thế thưa anh chị em. Bởi chúng ta đang bị chi phối quá nhiều bởi cái gọi là các phương tiện tân tiến. Tân tiến đến nỗi tạo nên một khoảng cách quá rộng và quá sâu giữa người với người. Cần thì gọi điện, cần thì nhắn tin, cứ tưởng như gần nhưng lại rất xa.
Ngay cả vợ với chồng, cha mẹ với con cái tuy sống chung trong cùng một gia đình, nhưng đôi lúc cũng có quá ít những lần ngồi lại để đối thoại, trao đổi và chuyện trò. Còn các Thanh niên nam nữ ngày nay thì thích ở ngoài đường nhiều thích hơn ở nhà, thích nhắn tin với bạn bè nhiều hơn là thích nói chuyện với ba mẹ, thích ăn cơm một mình hơn thích ăn chung với gia đình. Rồi tình làng nghĩa xóm giờ đây cũng ít mặn nồng hơn xưa.
Hãy vượt qua những khoảng cách ấy để tạo nên những cuộc gặp gỡ đầy ắp tình người thưa anh chị em.
Bà Êlisabét rất đỗi vui mừng vì được thân mẫu của Chúa viếng thăm. Vui mừng vì bà nhận ra sự hiện diện của Mẹ Maria đã mang ơn lành của Chúa đến cho gia đình và cho chính bản thân bà.
Chúng ta vừa kết thúc tháng hoa dâng kính Mẹ, tháng mà chúng ta mời Đức Mẹ lần lượt viếng thăm từng gia đình của mỗi chúng ta. Khi viếng thăm như thế, chắc chắn Mẹ cũng mang ơn lành của Chúa đến cho mỗi người và mỗi nhà. Ước gì chúng ta nhận ra được điều đó, để tâm hồn chúng ta cũng dâng trào niềm hạnh phúc như bà Êlisabet xưa, và luôn biết gắn bó cuộc đời của mình với Mẹ.
Như vậy, Chiêm ngắm lại cuộc thăm viếng của Mẹ Maria hôm nay, chúng ta được mời gọi tâm niệm 2 điều sau:
Thứ nhất, đừng ngại mời Mẹ Maria đến và ở lại trong nhà mình, vì sự hiện diện của Mẹ sẽ làm cho đời sống đức tin của mỗi người và gia đình luôn tươi mới và thắm đượm sắc hương.
Thứ hai, mỗi người hãy noi gương Mẹ để sống tình người với nhau sao cho thật ấm áp. Tình người trước tiên phải nói đến đó là tình gia đình. Vợ với chồng, con cái với cha mẹ hãy xích lại gần nhau hơn. Đừng để sống chung một nhà mà cứ tưởng đâu là người xa lạ. Đừng biến tổ ấm yêu thương thành phòng trọ ở ghép. Đừng để cách xa nhau, vì xa mặt thì sẽ dẫn đến cách lòng.
Tóm lại, những ai noi gương Mẹ Maria, gắn bó đời mình với Mẹ, thì người đó sẽ có một đời sống luôn đầy ấp tình Chúa và ấm áp tình người. Amen.
Lm. Antôn
SUY NIỆM 3: CUỘC VIẾNG THĂM TÌNH YÊU
Tin mừng ngày Lễ Thăm viếng cho chúng ta chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Isave, mẹ Gioan Tiền Hô.
Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên mà bà Isave nói dưới tác động của ThánhThần. Đức Maria đã tiếp đón một cách đơn sơ sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính cung lòng Mẹ. Cuộc gặp gỡ ngoại hạng này cũng như sáng ngày Phục Sinh, bí mật nầy của Thiên Chúa được giao phó cho phụ nữ trong niềm hân hoan vui sướng chỉ có thể đến từ Chúa Thánh Thần.
Thánh Luca thích nói rằng Thánh Thần sẽ “được đổ tràn đầy trên mọi xác thịt”, khi trích dẫn những lời của tiên tri Gioel. Bà Isave trở thành nữ tiên tri. Bà kêu lên, bằng giọng của lời tung hô phụng vụ : “Maria, em thật có phúc giữa tất cả phụ nữ và hoa trái lòng em được chúc phúc”.
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đã đi thăm người chị họ Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.
– Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ơ lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
– Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, thì con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.
– Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần của Chúa trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.
Một trong những vấn đề mục vụ hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đoàn.
Có đôi bạn trẻ yêu nhau đã nhiều năm nhưng hai gia đình không chấp nhận vì vấn đề tôn giáo. Cô gái là con của gia đình đạo đức. Chàng trai là con gia đình theo đạo ông bà. Nhà gái muốn con rễ theo đạo mới gã con gái. Nhà trai không chấp nhận vì họ quan niệm, con trai theo đạo là bỏ tổ tiên ông bà. Khi đến thăm gia đình chàng trai, qua vài câu chuyện mở đầu, tôi thắp mấy nén nhang trước bàn thờ tổ tiên với lòng thành kính. Hai ông bà quá đổi nhạc nhiên: Cha xứ Nhà thờ mà thắp nhang trước bàn thờ ông bà mình ư? Tôi giải thích cho họ về đạo hiếu về việc thắp nhang của người kitô hữu. Họ nhận ra là lâu nay họ hiểu lầm về đạo Công giáo nên không cho con theo đạo. Hai ông bà vui mừng và sẵn sàng cho con trai gia nhập đạo. Hạnh phúc đến với đôi bạn trẻ ấy. Niềm vui bừng lên khi mọi khúc mắc được giải toả.
Các tu sĩ, các hội đoàn trong giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ. Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín hữu.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên mà bà Isave nói dưới tác động của ThánhThần. Đức Maria đã tiếp đón một cách đơn sơ sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính cung lòng Mẹ. Cuộc gặp gỡ ngoại hạng này cũng như sáng ngày Phục Sinh, bí mật nầy của Thiên Chúa được giao phó cho phụ nữ trong niềm hân hoan vui sướng chỉ có thể đến từ Chúa Thánh Thần.
Thánh Luca thích nói rằng Thánh Thần sẽ “được đổ tràn đầy trên mọi xác thịt”, khi trích dẫn những lời của tiên tri Gioel. Bà Isave trở thành nữ tiên tri. Bà kêu lên, bằng giọng của lời tung hô phụng vụ : “Maria, em thật có phúc giữa tất cả phụ nữ và hoa trái lòng em được chúc phúc”.
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đã đi thăm người chị họ Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.
– Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ơ lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
– Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, thì con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.
– Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần của Chúa trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.
Một trong những vấn đề mục vụ hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đoàn.
Có đôi bạn trẻ yêu nhau đã nhiều năm nhưng hai gia đình không chấp nhận vì vấn đề tôn giáo. Cô gái là con của gia đình đạo đức. Chàng trai là con gia đình theo đạo ông bà. Nhà gái muốn con rễ theo đạo mới gã con gái. Nhà trai không chấp nhận vì họ quan niệm, con trai theo đạo là bỏ tổ tiên ông bà. Khi đến thăm gia đình chàng trai, qua vài câu chuyện mở đầu, tôi thắp mấy nén nhang trước bàn thờ tổ tiên với lòng thành kính. Hai ông bà quá đổi nhạc nhiên: Cha xứ Nhà thờ mà thắp nhang trước bàn thờ ông bà mình ư? Tôi giải thích cho họ về đạo hiếu về việc thắp nhang của người kitô hữu. Họ nhận ra là lâu nay họ hiểu lầm về đạo Công giáo nên không cho con theo đạo. Hai ông bà vui mừng và sẵn sàng cho con trai gia nhập đạo. Hạnh phúc đến với đôi bạn trẻ ấy. Niềm vui bừng lên khi mọi khúc mắc được giải toả.
Các tu sĩ, các hội đoàn trong giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ. Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín hữu.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
SUY NIỆM 4: THĂM VIẾNG YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ
Thăm viếng! Một nhu cầu hết sức tự nhiên, hết sức bình thường của con người và chuyện bình thường như thế thì có gì đâu để mà nhớ, để mà mừng. Mỗi một cuộc thăm viếng mang ý nghĩa, mang niềm vui, mang ý nghĩa khác nhau nhưng cuộc thăm viếng của Đức Trinh Nữ Maria hết sức đặc biệt để rồi ngày hôm nay Giáo Hội mừng kính cuộc thăm viếng của Mẹ. Cuộc thăm viếng của Mẹ được trọn vẹn niềm vui bởi vì Mẹ đã lên đường một cách vô vị lợi và Mẹ đã mang Chúa đến cho người khác.
Thánh Sử Luca ghi lại rất ngắn gọn: “Khi ấy, bà Maria lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa” (Lc 1, 39). Đơn giản thế thôi: đi đến miền núi. Ngày hôm nay đi lên miền núi cũng là một điều khó khăn huống hồ gì thời của Đức Mẹ. Nếu như tính toán về phương tiện đi lại, điều kiện vật chất thì chẳng ai dại gì mà đi đến cái vùng núi xa xôi hẻo lánh như vậy. Vượt trên cách trở của địa lý và vượt trên sự tính toán thường tình của con người, Mẹ Maria đã ra đi và ra đi một cách “vội vã”. Thánh Sử thêm chữ “vội vã” như muốn nói về lòng hăng say, nhiệt tình của Mẹ dù là lên núi khó khăn cách trở. Nếu lên núi với cái bộ mặt ũ rũ, với cái thái độ lề mề chậm chạp chắc có lẽ là chán lắm, đàng này Đức Mẹ đã “vội vã”!
Một cách diễn tả đơn sơ, vài ba hàng ngắn gọn, chúng ta nhận ra Đức Maria đã đi thăm bà chị họ mình với một tâm tình hết sức là dễ thương, nhiệt tình, chịu thương, chịu khó …
Đặc biệt hơn các cuộc thăm viếng khác ở chỗ là vừa vào nhà, bà Êlisabét nghe tiếng Bà Maria chào thì bỗng dưng đứa con trong bụng nhảy lên. Không chỉ đứa con trong bụng nhảy lên mà mẹ nó được “đầy Thánh Thần”. Đến đây thì quá rõ, chẳng còn gì phải bàn cãi nữa, cuộc thăm viếng của Đức Mẹ quả thật là hết sức đặc biệt và đầy ý nghĩa.
Cuộc thăm viếng của Mẹ vốn đã có ý nghĩa nhưng với xã hội ngày hôm nay, ý nghĩa ấy lại càng được nhân lên gấp bội vì lẽ ngày hôm nay, người ta tính toán với nhau nhiều quá, người ta đã khép lòng lại với anh chị em đồng loại nhiều quá! Và có đi thăm đi chăng nữa cũng chỉ với cái hình thức của con người, của cuộc đời là “có qua có lại mới toại lòng nhau” chứ không còn mang ý nghĩa vô vị lợi như Mẹ nữa. Hơn nữa, khi Mẹ thăm viếng, Mẹ đã không chỉ tung hô Chúa, giới thiệu Chúa mà còn mang Chúa lại cho người khác. Và trong cuộc đời, nếu nhìn kỹ một chút, nếu chìm lắng một chút: có Chúa là có tất cả.
Và thử dừng lại một chút để nhìn lại cuộc đời của Mẹ. Đâu phải bỗng dưng hay vô tình mà Mẹ có Chúa và Mẹ mang Chúa cho người khác. Nếu như Mẹ không có Chúa thì làm gì Mẹ có thể mang Chúa cho người khác, Mẹ chia sẻ niềm vui có Chúa trong đời Mẹ cho người khác được.
Điểm này trong cuộc thăm viếng của Mẹ hết sức quan trọng: muốn mang Chúa, muốn giới thiệu Chúa cho người khác thì trong mình, trước tiên phải có Chúa. Và muốn có Chúa như Mẹ, cần và cần lắm đời sống chiêm niệm, đời sống đơn sơ hoàn toàn tín thác cho Chúa.
Nếu như Đức Maria ồn ào náo động như nhiều người Do Thái cùng thời với Mẹ thì làm sao mà Mẹ có Chúa được? Nếu như Đức Maria trông chờ vào Đấng Mêsia như nhiều người Do Thái thời ấy trông chờ thì làm sao mà Mẹ cưu mang Đấng Cứu Độ trần gian thật được? Và nếu như Đức Maria là người sống bề ngoài, sống cái bề nổi của cuộc đời thì làm sao mà Mẹ khiêm tốn sống trong sự quan phòng của Chúa được.
Nơi Mẹ Maria, có một dấu ấn hết sức đặc biệt đó là Mẹ hết sức quảng đại. Chúng ta, ngày hôm nay, nhiều khi cứ vun vén cho bản thân mình với lối sống đậm chất của ích kỷ, của vun vén nên hình ảnh quảng đại của Mẹ ngày hôm nay cũng là một bài học hết sức to lớn của mỗi người chúng ta. Khi Mẹ cho đi niềm vui thì niềm vui của Mẹ không chỉ nhân hai, nhân bốn mà nhân đến vô cùng.
Thế nên, cuộc thăm viếng của Mẹ hôm nay không chỉ mang niềm vui cho gia đình Êlisabét mà còn mang lại niềm vui cho những ai tự xưng mình là con của Chúa, là con của Mẹ.
Nếu là con của Mẹ thật thì mỗi một cuộc thăm viếng của ta cũng phải giống như Mẹ, nghĩa là cuộc thăm viếng ấy hoàn toàn vô vị lợi và cuộc thăm viếng ấy mang Chúa cho người khác. Có quá đáng chăng khi nói rằng thăm viếng vô vị lợi và có Chúa thì cuộc thăm viếng ấy mới có ý nghĩa và mang niềm vui trọn vẹn. Nếu thăm viếng mà ẩn ý dưới một nguồn lợi nào đó hay là cuộc thăm viếng ấy mình chỉ đi tìm mình thì cũng vui lắm nhưng nó chưa tròn vẹn và chưa mang ý nghĩa cao đẹp như Mẹ.
Thi thoảng có dịp nhìn lại cuộc thăm viếng của Mẹ để ta soi chiếu những cuộc thăm viếng của ta. Xin Mẹ nâng những cuộc thăm viếng của chúng ta thêm tầm cao lên một chút, thêm ý nghĩa lên một chút. Xin Mẹ soi sáng, giúp đỡ chúng ta có những cuộc thăm viếng tròn vẹn ý nghĩa như cuộc thăm viếng của Mẹ với gia đình Êlisabét xưa vậy.
Thánh Sử Luca ghi lại rất ngắn gọn: “Khi ấy, bà Maria lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa” (Lc 1, 39). Đơn giản thế thôi: đi đến miền núi. Ngày hôm nay đi lên miền núi cũng là một điều khó khăn huống hồ gì thời của Đức Mẹ. Nếu như tính toán về phương tiện đi lại, điều kiện vật chất thì chẳng ai dại gì mà đi đến cái vùng núi xa xôi hẻo lánh như vậy. Vượt trên cách trở của địa lý và vượt trên sự tính toán thường tình của con người, Mẹ Maria đã ra đi và ra đi một cách “vội vã”. Thánh Sử thêm chữ “vội vã” như muốn nói về lòng hăng say, nhiệt tình của Mẹ dù là lên núi khó khăn cách trở. Nếu lên núi với cái bộ mặt ũ rũ, với cái thái độ lề mề chậm chạp chắc có lẽ là chán lắm, đàng này Đức Mẹ đã “vội vã”!
Một cách diễn tả đơn sơ, vài ba hàng ngắn gọn, chúng ta nhận ra Đức Maria đã đi thăm bà chị họ mình với một tâm tình hết sức là dễ thương, nhiệt tình, chịu thương, chịu khó …
Đặc biệt hơn các cuộc thăm viếng khác ở chỗ là vừa vào nhà, bà Êlisabét nghe tiếng Bà Maria chào thì bỗng dưng đứa con trong bụng nhảy lên. Không chỉ đứa con trong bụng nhảy lên mà mẹ nó được “đầy Thánh Thần”. Đến đây thì quá rõ, chẳng còn gì phải bàn cãi nữa, cuộc thăm viếng của Đức Mẹ quả thật là hết sức đặc biệt và đầy ý nghĩa.
Cuộc thăm viếng của Mẹ vốn đã có ý nghĩa nhưng với xã hội ngày hôm nay, ý nghĩa ấy lại càng được nhân lên gấp bội vì lẽ ngày hôm nay, người ta tính toán với nhau nhiều quá, người ta đã khép lòng lại với anh chị em đồng loại nhiều quá! Và có đi thăm đi chăng nữa cũng chỉ với cái hình thức của con người, của cuộc đời là “có qua có lại mới toại lòng nhau” chứ không còn mang ý nghĩa vô vị lợi như Mẹ nữa. Hơn nữa, khi Mẹ thăm viếng, Mẹ đã không chỉ tung hô Chúa, giới thiệu Chúa mà còn mang Chúa lại cho người khác. Và trong cuộc đời, nếu nhìn kỹ một chút, nếu chìm lắng một chút: có Chúa là có tất cả.
Và thử dừng lại một chút để nhìn lại cuộc đời của Mẹ. Đâu phải bỗng dưng hay vô tình mà Mẹ có Chúa và Mẹ mang Chúa cho người khác. Nếu như Mẹ không có Chúa thì làm gì Mẹ có thể mang Chúa cho người khác, Mẹ chia sẻ niềm vui có Chúa trong đời Mẹ cho người khác được.
Điểm này trong cuộc thăm viếng của Mẹ hết sức quan trọng: muốn mang Chúa, muốn giới thiệu Chúa cho người khác thì trong mình, trước tiên phải có Chúa. Và muốn có Chúa như Mẹ, cần và cần lắm đời sống chiêm niệm, đời sống đơn sơ hoàn toàn tín thác cho Chúa.
Nếu như Đức Maria ồn ào náo động như nhiều người Do Thái cùng thời với Mẹ thì làm sao mà Mẹ có Chúa được? Nếu như Đức Maria trông chờ vào Đấng Mêsia như nhiều người Do Thái thời ấy trông chờ thì làm sao mà Mẹ cưu mang Đấng Cứu Độ trần gian thật được? Và nếu như Đức Maria là người sống bề ngoài, sống cái bề nổi của cuộc đời thì làm sao mà Mẹ khiêm tốn sống trong sự quan phòng của Chúa được.
Nơi Mẹ Maria, có một dấu ấn hết sức đặc biệt đó là Mẹ hết sức quảng đại. Chúng ta, ngày hôm nay, nhiều khi cứ vun vén cho bản thân mình với lối sống đậm chất của ích kỷ, của vun vén nên hình ảnh quảng đại của Mẹ ngày hôm nay cũng là một bài học hết sức to lớn của mỗi người chúng ta. Khi Mẹ cho đi niềm vui thì niềm vui của Mẹ không chỉ nhân hai, nhân bốn mà nhân đến vô cùng.
Thế nên, cuộc thăm viếng của Mẹ hôm nay không chỉ mang niềm vui cho gia đình Êlisabét mà còn mang lại niềm vui cho những ai tự xưng mình là con của Chúa, là con của Mẹ.
Nếu là con của Mẹ thật thì mỗi một cuộc thăm viếng của ta cũng phải giống như Mẹ, nghĩa là cuộc thăm viếng ấy hoàn toàn vô vị lợi và cuộc thăm viếng ấy mang Chúa cho người khác. Có quá đáng chăng khi nói rằng thăm viếng vô vị lợi và có Chúa thì cuộc thăm viếng ấy mới có ý nghĩa và mang niềm vui trọn vẹn. Nếu thăm viếng mà ẩn ý dưới một nguồn lợi nào đó hay là cuộc thăm viếng ấy mình chỉ đi tìm mình thì cũng vui lắm nhưng nó chưa tròn vẹn và chưa mang ý nghĩa cao đẹp như Mẹ.
Thi thoảng có dịp nhìn lại cuộc thăm viếng của Mẹ để ta soi chiếu những cuộc thăm viếng của ta. Xin Mẹ nâng những cuộc thăm viếng của chúng ta thêm tầm cao lên một chút, thêm ý nghĩa lên một chút. Xin Mẹ soi sáng, giúp đỡ chúng ta có những cuộc thăm viếng tròn vẹn ý nghĩa như cuộc thăm viếng của Mẹ với gia đình Êlisabét xưa vậy.
Lm. Anmai, C.Ss.R
SUY NIỆM 5: MẸ MARIA GẶP GỠ CHỊ HỌ ELISABÉT
Vào một buổi chiều hôm đó trong nhà thờ, đầy nghẹt những người cùi hủi. Đức cha Maigret đứng bên bàn thờ quay xuống hỏi họ:
Các con thân mến, các con hằng mong ước có một linh mục đến ở cùng và phục vụ các con. Thì đây tôi xin giới thiệu: cha Đamien (Joseph Damien de Veuster 1840-1889 người Bỉ. Ngài đã đến và sẽ ở lại để chăm sóc, phục vụ và chia sẻ với các con từ nay cho đến chết. Các con có vui mừng không?
Cả nhà thờ xôn xao, thì thầm to nhỏ. Cha Đamien đứng bên cạnh Đức giám mục mà chẳng hiểu tí gì! Rồi họ từ từ tiến lên cung thánh, họ đến bên cha, sờ vào mặt, vào tay và vào áo cha…Cha hỏi Đức giám mục: Họ làm gì vậy?. Đức cha giải thích: Họ nói họ không thể tưởng tượng được một người từ nơi phương xa, chẳng có bà con huyết thống gì với họ, còn trẻ và lại đẹp trai nữa, không bệnh tật gì mà tự nguyện đến phục vụ họ trên mảnh đất khốn cùng này. Họ không tin vào mắt mình nên họ mới xúm lại sờ mó vào người cha xem thử cha có thực sự bị bệnh phong cùi như họ không? Rồi họ nói với nhau rằng: “Không, cha không bệnh tật gì và cha đẹp trai quá!”.
Vào năm 1873, cha Đamien đã tự tình nguyện ra đảo Molokai, nơi mà chính quyền Hawaii thời đó “thu gom” những người bất hạnh bị bệnh cùi hủi ra sống ở đảo nhằm cách ly, tránh sự lây lan cho xã hội. Vì thế họ bị bỏ mặc, sống lạc loài và cô đơn trên đảo, không nhận được bất cứ một sự chăm sóc nào về thể xác cũng như tâm linh!
Cha Đamien đã đến và biến đổi một trại cùi hiu quạnh bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài thành một trung tâm sinh hoạt yên vui như một gia đình lớn.
Và rồi sau mười sáu năm tận tình phục vụ những anh chị em cùi, cha đã bị lây bệnh và qua đời vào năm 1889. Vì thế cha được mệnh danh là “Tông Đồ người cùi”.
(Ngài được phong chân phước ngày 04/06/1995 và được phong hiển thánh ngày 11/10/2009).
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ đi thăm viếng gia đình bà Elisabet. Chúng ta thấy theo tường thuật của Phúc Âm, thì ngay sau khi nói lời “xin vâng” để chương trình cứu thế của Thiên Chúa được bắt đâu thực hiện thì Đức Mẹ đã “vội vã” lên đường đên thăm gia đình người chị họ. Đây không phải là một cuộc thăm viếng bình thường, mà là chuyến đi mang niềm vui của ơn cứu độ đến cho tha nhân. Niềm vui này thật quan trọng và lớn lao đến nỗi bà chủ nhà Elisabet, khi thấy Đức Maria đến đã phải thốt lên rằng: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến thăm viếng tôi”. Và Gioan tuy chỉ là một thai nhi cũng đã vui mừng mà nhảy lên trong dạ mẹ. Như vậy chúng ta thấy, khi nhận được niềm vui của Tin Mừng cứu độ, Mẹ đã không giữ lại cho riêng mình mà đã vội vã lên đường đi chia sẻ niềm vui ấy cho mọi người.
Với tư cách là Mẹ Đấng Cứu Thế, thì lẽ ra người phải đến chăm nom, phục vụ và ngợi khen Đức Mẹ phải là bà Elisabet. Nhưng vì lòng khiêm nhường, Đức Mẹ đã không quản ngại đường xá xa xôi vất vả, và không phải là không có những mối nguy hiểm trên đường! Nhưng Mẹ vẫn đến để thăm viếng phục người chị em này.
Noi gương Đức Mẹ, chúng ta là những người được mệnh danh là “người có Chúa” tức những Ki-tô hữu thì cũng phải có bổn phận đem Chúa đến giới thiệu cho tha nhân. Nhưng trước hết hãy học nơi Mẹ nhân đức khiêm nhường và yêu thương. Bởi chỉ có thực sự khiêm tốn và yêu thương chân thành chúng ta mới có thể đem Tin Mừng cứu độ cho tha nhân được.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta biết thể hiện những hành động yêu thương quí mến mọi người mà chúng ta gặp gỡ, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Chúng ta có thể trao cho họ những nụ cười tươi thắm, những lời nói nhỏ nhẹ chân thành, những ánh mắt thiện cảm nhân từ… Như thế là chúng ta đã mang niềm vui, an bình đến cho mọi người, và nhất là chúng ta đã thể hiện được là người có Chúa Ky-tô đang ngự trị nơi tâm hồn của chúng ta.
*Cầu Nguyện:
Lạy Chúa, còn biết bao người chưa nhận biết Chúa. Xin ban Thánh Thần thức tỉnh tâm hồn họ để nhờ đó họ nhận ra chỉ có Chúa là Đấng Cứu Độ trần gian mà họ phải tôn thở, kính mến để cuộc sống dương gian này mang lại ý nghĩa thực sự cho họ, và cũng xin ban cho mỗi người chúng con luôn biết bổn phận mình là Ky-tô hữu, thì phải đem Chúa đến cho mọi người và đem mọi người về cho Chúa, bằng đời sống yêu thương, bác ái, hy sinh và phục vụ của mình. Amen.
*Sống Lời Chúa:
Mỗi ngày cố gắng hy sinh làm việc thiện, có ý cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo.
Đaminh Trần văn Chính
SUY NIỆM 6:
Hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng Lễ Kính Đức Trinh Nữ Maria đi viếng bà thánh Ê-li-sa-bét, và bài Tin Mừng thuật lại chuyến viếng thăm của Đức Maria đến nhà chị họ Người là bà Ê-li-sa-bét. Tác giả đã họa lại một bức tranh rất sống động về biến cố Đức Mẹ Maria vội vã lên đường đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét. Nếu chúng ta cùng nhau chiêm ngắm bức tranh này với con mắt đức tin, thì sự vội vã lên đường ấy cho thấy đây là cuộc thăm viếng rất đặc biệt. Đặc biệt bởi vì như lời bà Ê-li-sa-bét được Chúa Thánh Thần soi sáng đã thốt lên: “Bởi đâu tôi được phúc này là được thân mẫu Chúa tôi đến thăm tôi” (Lc 1,43). Đặc biệt hơn nữa là vì nhân loại được Đấng Thiên sai vừa được thụ thai trong lòng Đức Mẹ Maria viếng thăm. Khi đến thăm bà Ê-li-sa-bét nghe lời chào thì Gioan Tẩy giả còn trong lòng bà Ê-li-sa-bét đã sung sướng nhảy mừng vì được gặp Đấng mà mình có trách nhiệm làm tiền hô mai này.
Trong bài đọc I Trích sách Tiên tri Sophonia, ngôn sứ Sophonia tiên báo Chúa sẽ đưa con cái Israel và Giu-đa còn lại từ khắp nơi trở về để xây dựng lại quê hương và Đền Thờ trong vui mừng, giữa lúc không còn tia hy vọng nào nữa.
Phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ Đức Maria viếng thăm bà Ê-li-sa-bét hôm nay làm toát lên vẻ đẹp của sự chia sẻ và khiêm nhường nơi Mẹ Maria. Chính trang Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, thánh sử Luca giới thiệu cho chúng ta một người phụ nữ tuyệt vời: Ngài là người tràn đầy ân sủng; là người có phúc hơn hết mọi người phụ nữ và nơi cung lòng của Ngài sẽ xuất hiện Đấng Cứu Chuộc mà muôn dân mong đợi. Đó là một bức tranh tuyệt vời khắc họa một khung cảnh Đức Mẹ vội vã lên đường viếng thăm bà Ê-li-sa-bét cho thấy đời sống đạo sẽ có hiệu quả tốt nếu chúng ta cố gắng:
Tin vào Chúa, tin vững vàng, tin phó thác, tin không hồ nghi. Bởi vì chính chúng ta luôn có thể bị cám dỗ nặng nề về đức tin, như Chúa Giê-su đã báo trước: “khi Con Người đến không biết còn có đức tin trên mặt đất nữa không?” (Lc 18,8). Như vậy, khi bắt chước Đức Mẹ, chúng ta luôn cảm tạ Chúa vì những ơn Người thương ban cho chúng ta trong cuộc sống, và khi đã được đón nhận ơn Chúa cứu độ thì chúng ta hãy hăng say ra đi đem chia sẻ cho những người anh chị em xung quanh, và yêu thương giúp đỡ họ một cách tận tình.
Chính vì nét đẹp này đã làm cho cuộc gặp gỡ được có một kết quả thật tuyệt diệu; Gioan trong lòng mẹ đã sung sướng nhảy mừng, vì được sạch tội nguyên tổ và được chọn gọi làm tiền hô cho Chúa Cứu Thế. Hay nói cách khác, chúng ta cũng phải ghi nhớ công ơn của hai bà mẹ trong cuộc gặp gỡ này, vì đã đóng góp vào công trình tình thương cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Chính vì thế, qua cuộc gặp gỡ của hai bà mẹ này mà lịch sử nhân loại đã mở sang một trang mới hoàn toàn khác lạ, cục diện thế giới hoàn toàn biến đổi, ơn giải thoát của Thiên Chúa bắt đầu thực hiện cho những người nghèo, bất hạnh, khiêm nhường … Ngày Đức Mẹ viếng thăm bà Ê-li-sa-bét hôm nay là ngày mở màn, ngày khai trương ơn cứu độ.
Lời chúc tụng của bà Ê-li-sa-bét nói với Đức Maria: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Đây là lời khuyên của Luca dành cho mỗi người: hãy tin vào Lời Thiên Chúa, bởi vì Lời ấy có dũng lực để thực hiện những gì Lời nói ra. Đó là Lời sáng tạo. Nó tạo ra một sự sống mới trong cung lòng của một trinh nữ, trong cung lòng của những người nghèo khó và những người bị bỏ rơi, những người chấp nhận Lời của đức tin.
Chính cuộc viếng thăm ấy, Đức Mẹ cảm thấy vô cùng hạnh phúc không gì diễn tả nổi. Đức Mẹ đã cất cao bài “Magnificat”. Một bài ca vang mãi muôn đời. Bài hát mà Giáo Hội đã làm lời kinh trong phụng vụ. Cùng với Giáo Hội chúng ta hãy hát lên và sống bài ca ấy. Bài ca của niềm vui trọn vẹn và đích thực. Niềm vui vì nhìn thấy được công trình cứu chuộc của Thiên Chúa; vui vì tìm được nguồn chân lý, công bằng và sự thật và vui vì con đường đến với Thiên Chúa còn có rất nhiều người cùng đi.
Như vậy, Đức Maria bắt đầu công bố sự thay đổi đã xảy ra trong đời sống của Bà dưới ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa, đầy lòng thương xót. Đây là lý do tại sao Bà lại hát lên một cách vui mừng: “thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,47). Luca (1,51-53) ở đây chính Đức Mẹ đã cất lời hát khen lòng trung tín của Thiên Chúa đối với dân Người và công bố sự thay đổi là cánh tay của Đấng Giavê đang mang đến cho người nghèo đói. Khái niệm “cánh tay của Thiên Chúa” nhắc nhớ lại việc giải thoát của thời kỳ Lưu Đày. Chính dũng lực cứu độ này của Thiên Chúa đã ban sự sống cho sự thay đổi: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1,51). “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52). “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng” (Lc 1,53). Và cuối cùng, Mẹ nhắc nhớ rằng tất cả là biểu hiện lòng thương xót của Thiên Chúa đối với dân của Người và sự biểu lộ lòng trung tín của Chúa về những lời hứa với tổ phụ Abraham. Tin Mừng không phải là một sự đáp trả của việc tuân giữ Lề Luật Chúa, mà là biểu hiện của sự tốt lành và trung tín của Thiên Chúa về những gì đã được hứa. Đó cũng là những gì mà thánh Phao-lô đã dạy trong thư gửi các tín hữu Galát và các tín hữu Rôma.
Chính vì thế, mà mỗi Kitô hữu chúng ta hãy xin ơn và luôn bắt chước gương thăm viếng của Mẹ Maria. Hãy thăm viếng nhau và đem lại cho nhau những niềm vui và sự bình an. Hãy thăm viếng những người yếu đau và có thể mang theo những món quà với tình thương mến. Bề trên hãy thăm viếng những người bề dưới với sự đồng cảm và sẻ chia. Bề dưới hãy thăm viếng bề trên với lòng hiếu kính. Đặc biệt, trong các cuộc thăm viếng hãy mang Chúa đến cho tha nhân, như Đức Mẹ đem Chúa đến cho gia đình ông Giacaria ngày xưa.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta khi đứng trước hồng ân lớn lao như vậy, chúng ta hãy có những tâm tình như Mẹ Maria để cất cao lời ngợi khen Thiên Chúa vì những điều kỳ diệu Người đã làm trên và trong cuộc đời chúng ta. Đồng thời, noi gương Mẹ, mỗi người cũng hãy chia sẻ niềm vui với những anh chị em xung quanh, nhất là sẵn sàng giúp đỡ những ai cần đến chúng ta, để vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người hôm nay cũng là những mối ưu tư và lo lắng của chúng ta. Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, đường lối khiêm nhường là cách thức Thiên Chúa thể hiện quyền năng. Xin Chúa ban cho chúng con biết noi gương đức khiên nhường của Đức Trinh Nữ Maria để sống sao cho đẹp lòng Thiên Chúa và để thánh ý của Thiên Chúa được thực hiện nơi chúng con. Xin Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con để cho mỗi người học gương của Mẹ là đi thăm viếng những người xung quanh, để chúng con biết quan tâm, lo lắng cho mọi người, nhất là những người khổ đau, nghèo đói đang cần đến chúng con.
Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
Đaminh Trần văn Chính
SUY NIỆM 6:
Hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng Lễ Kính Đức Trinh Nữ Maria đi viếng bà thánh Ê-li-sa-bét, và bài Tin Mừng thuật lại chuyến viếng thăm của Đức Maria đến nhà chị họ Người là bà Ê-li-sa-bét. Tác giả đã họa lại một bức tranh rất sống động về biến cố Đức Mẹ Maria vội vã lên đường đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét. Nếu chúng ta cùng nhau chiêm ngắm bức tranh này với con mắt đức tin, thì sự vội vã lên đường ấy cho thấy đây là cuộc thăm viếng rất đặc biệt. Đặc biệt bởi vì như lời bà Ê-li-sa-bét được Chúa Thánh Thần soi sáng đã thốt lên: “Bởi đâu tôi được phúc này là được thân mẫu Chúa tôi đến thăm tôi” (Lc 1,43). Đặc biệt hơn nữa là vì nhân loại được Đấng Thiên sai vừa được thụ thai trong lòng Đức Mẹ Maria viếng thăm. Khi đến thăm bà Ê-li-sa-bét nghe lời chào thì Gioan Tẩy giả còn trong lòng bà Ê-li-sa-bét đã sung sướng nhảy mừng vì được gặp Đấng mà mình có trách nhiệm làm tiền hô mai này.
Trong bài đọc I Trích sách Tiên tri Sophonia, ngôn sứ Sophonia tiên báo Chúa sẽ đưa con cái Israel và Giu-đa còn lại từ khắp nơi trở về để xây dựng lại quê hương và Đền Thờ trong vui mừng, giữa lúc không còn tia hy vọng nào nữa.
Phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ Đức Maria viếng thăm bà Ê-li-sa-bét hôm nay làm toát lên vẻ đẹp của sự chia sẻ và khiêm nhường nơi Mẹ Maria. Chính trang Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, thánh sử Luca giới thiệu cho chúng ta một người phụ nữ tuyệt vời: Ngài là người tràn đầy ân sủng; là người có phúc hơn hết mọi người phụ nữ và nơi cung lòng của Ngài sẽ xuất hiện Đấng Cứu Chuộc mà muôn dân mong đợi. Đó là một bức tranh tuyệt vời khắc họa một khung cảnh Đức Mẹ vội vã lên đường viếng thăm bà Ê-li-sa-bét cho thấy đời sống đạo sẽ có hiệu quả tốt nếu chúng ta cố gắng:
Tin vào Chúa, tin vững vàng, tin phó thác, tin không hồ nghi. Bởi vì chính chúng ta luôn có thể bị cám dỗ nặng nề về đức tin, như Chúa Giê-su đã báo trước: “khi Con Người đến không biết còn có đức tin trên mặt đất nữa không?” (Lc 18,8). Như vậy, khi bắt chước Đức Mẹ, chúng ta luôn cảm tạ Chúa vì những ơn Người thương ban cho chúng ta trong cuộc sống, và khi đã được đón nhận ơn Chúa cứu độ thì chúng ta hãy hăng say ra đi đem chia sẻ cho những người anh chị em xung quanh, và yêu thương giúp đỡ họ một cách tận tình.
Chính vì nét đẹp này đã làm cho cuộc gặp gỡ được có một kết quả thật tuyệt diệu; Gioan trong lòng mẹ đã sung sướng nhảy mừng, vì được sạch tội nguyên tổ và được chọn gọi làm tiền hô cho Chúa Cứu Thế. Hay nói cách khác, chúng ta cũng phải ghi nhớ công ơn của hai bà mẹ trong cuộc gặp gỡ này, vì đã đóng góp vào công trình tình thương cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Chính vì thế, qua cuộc gặp gỡ của hai bà mẹ này mà lịch sử nhân loại đã mở sang một trang mới hoàn toàn khác lạ, cục diện thế giới hoàn toàn biến đổi, ơn giải thoát của Thiên Chúa bắt đầu thực hiện cho những người nghèo, bất hạnh, khiêm nhường … Ngày Đức Mẹ viếng thăm bà Ê-li-sa-bét hôm nay là ngày mở màn, ngày khai trương ơn cứu độ.
Lời chúc tụng của bà Ê-li-sa-bét nói với Đức Maria: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Đây là lời khuyên của Luca dành cho mỗi người: hãy tin vào Lời Thiên Chúa, bởi vì Lời ấy có dũng lực để thực hiện những gì Lời nói ra. Đó là Lời sáng tạo. Nó tạo ra một sự sống mới trong cung lòng của một trinh nữ, trong cung lòng của những người nghèo khó và những người bị bỏ rơi, những người chấp nhận Lời của đức tin.
Chính cuộc viếng thăm ấy, Đức Mẹ cảm thấy vô cùng hạnh phúc không gì diễn tả nổi. Đức Mẹ đã cất cao bài “Magnificat”. Một bài ca vang mãi muôn đời. Bài hát mà Giáo Hội đã làm lời kinh trong phụng vụ. Cùng với Giáo Hội chúng ta hãy hát lên và sống bài ca ấy. Bài ca của niềm vui trọn vẹn và đích thực. Niềm vui vì nhìn thấy được công trình cứu chuộc của Thiên Chúa; vui vì tìm được nguồn chân lý, công bằng và sự thật và vui vì con đường đến với Thiên Chúa còn có rất nhiều người cùng đi.
Như vậy, Đức Maria bắt đầu công bố sự thay đổi đã xảy ra trong đời sống của Bà dưới ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa, đầy lòng thương xót. Đây là lý do tại sao Bà lại hát lên một cách vui mừng: “thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,47). Luca (1,51-53) ở đây chính Đức Mẹ đã cất lời hát khen lòng trung tín của Thiên Chúa đối với dân Người và công bố sự thay đổi là cánh tay của Đấng Giavê đang mang đến cho người nghèo đói. Khái niệm “cánh tay của Thiên Chúa” nhắc nhớ lại việc giải thoát của thời kỳ Lưu Đày. Chính dũng lực cứu độ này của Thiên Chúa đã ban sự sống cho sự thay đổi: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1,51). “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52). “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng” (Lc 1,53). Và cuối cùng, Mẹ nhắc nhớ rằng tất cả là biểu hiện lòng thương xót của Thiên Chúa đối với dân của Người và sự biểu lộ lòng trung tín của Chúa về những lời hứa với tổ phụ Abraham. Tin Mừng không phải là một sự đáp trả của việc tuân giữ Lề Luật Chúa, mà là biểu hiện của sự tốt lành và trung tín của Thiên Chúa về những gì đã được hứa. Đó cũng là những gì mà thánh Phao-lô đã dạy trong thư gửi các tín hữu Galát và các tín hữu Rôma.
Chính vì thế, mà mỗi Kitô hữu chúng ta hãy xin ơn và luôn bắt chước gương thăm viếng của Mẹ Maria. Hãy thăm viếng nhau và đem lại cho nhau những niềm vui và sự bình an. Hãy thăm viếng những người yếu đau và có thể mang theo những món quà với tình thương mến. Bề trên hãy thăm viếng những người bề dưới với sự đồng cảm và sẻ chia. Bề dưới hãy thăm viếng bề trên với lòng hiếu kính. Đặc biệt, trong các cuộc thăm viếng hãy mang Chúa đến cho tha nhân, như Đức Mẹ đem Chúa đến cho gia đình ông Giacaria ngày xưa.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta khi đứng trước hồng ân lớn lao như vậy, chúng ta hãy có những tâm tình như Mẹ Maria để cất cao lời ngợi khen Thiên Chúa vì những điều kỳ diệu Người đã làm trên và trong cuộc đời chúng ta. Đồng thời, noi gương Mẹ, mỗi người cũng hãy chia sẻ niềm vui với những anh chị em xung quanh, nhất là sẵn sàng giúp đỡ những ai cần đến chúng ta, để vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người hôm nay cũng là những mối ưu tư và lo lắng của chúng ta. Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, đường lối khiêm nhường là cách thức Thiên Chúa thể hiện quyền năng. Xin Chúa ban cho chúng con biết noi gương đức khiên nhường của Đức Trinh Nữ Maria để sống sao cho đẹp lòng Thiên Chúa và để thánh ý của Thiên Chúa được thực hiện nơi chúng con. Xin Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con để cho mỗi người học gương của Mẹ là đi thăm viếng những người xung quanh, để chúng con biết quan tâm, lo lắng cho mọi người, nhất là những người khổ đau, nghèo đói đang cần đến chúng con.
Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP