GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.com


Các ông bà nội ngoại có tiếng nói trong việc giáo dục con cháu mình không?

Các ông bà nội ngoại có tiếng nói trong việc giáo dục con cháu mình không?
Các ông bà nội ngoại có tiếng nói trong việc giáo dục con cháu mình không? fr.aleteia.org, Linh mục Denis Sonet, 2020-01-27 Các ông bà nội ngoại thường có một...

Các ông bà nội ngoại có tiếng nói trong việc giáo dục con cháu mình không?

fr.aleteia.org, Linh mục Denis Sonet, 2020-01-27

Các ông bà nội ngoại thường có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống con cháu mình. Nhưng vai trò của họ chính xác là gì? Họ có nên cho con cái mình lời khuyên hay chỉ trông giữ cháu mà không nói gì?

Thật may mắn cho các cháu nào được gặp ông bà thường xuyên. Rất nhiều ông bà không có hạnh phúc này, hoặc họ ở xa, hoặc do cha mẹ chủ ý từ chối, các cha mẹ này không nhận ra ông bà đã đau khổ như thế nào khi không được gặp cháu. Nhưng mặt trái của vấn đề là ông bà có nhận ra mình tạo vấn đề gì cho cha mẹ, cũng như sự đau khổ bị che giấu hay được nói lên của đứa cháu không.

Làm thế nào chúng ta không nghĩ việc giáo dục của ông bà mang lại một cái gì được mong muốn, và các giá trị thiết yếu của họ đã không được truyền xuống cho các cháu không? Làm thế nào chúng ta lại không tự hỏi, những gì sẽ là tốt để khắc phục các thiếu sót trong việc giáo dục? Câu trả lời cho các câu hỏi này tùy thuộc vào quan hệ giữa ông bà và cha mẹ.

Coi chừng các lời nói nho nhỏ làm đầu độc quan hệ!

Nếu mối quan hệ giữa ông bà và cha mẹ rất tốt và lời yêu cầu của cha mẹ được ngầm hiểu thì ông bà có thể cho ý kiến của mình về việc giáo dục con cái, và dĩ nhiên với điều kiện là ông bà không phán xét, lúc nào cần mới nói và với một chút hài hước. Các lời khuyên này gần như không phải là một sự xâm nhập, nếu từ ban đầu, ông bà đã nói rõ mình không có ý định can thiệp vào bất cứ quyết định nào của con cái mình. Trong trường hợp này, thường thường con cái cảm thấy mình được tôn trọng và chính con cái sẽ tự nguyện đến xin lời khuyên.

Nhưng nếu mối quan hệ khó khăn, thậm chí xấu thì bất cứ lời khuyên nào cũng không được đón nhận, vì thế hoàn toàn vô hiệu. Khi đó họ chỉ có thể cho lời khuyên nếu con cái xin, hoặc trong trường hợp đặc biệt (nguy hiểm về thể xác hoặc đạo đức cho các cháu). Dù sao thì cũng phải loại bỏ các câu nho nhỏ đầu độc mối quan hệ: “Các con của con… mất dạy!”, “Các con để cho con cái muốn làm gì thì làm và bây giờ ngạc nhiên vì chúng không vâng lời?”.

 Lưu ý đến các điểm tích cực

Ngược lại, chúng ta đừng quên nhấn mạnh đến các điểm tích cực của cha mẹ, vì phần lớn cha mẹ trao truyền các giá trị đã thấm nhuần trong lòng, dù đôi khi cũng có sai lầm (nhưng ai mà không có sai lầm…). Thái độ tôn trọng này đặc biệt quan trọng trong vấn đề đức tin. Nếu các cháu không được rửa tội, hoặc ít nhất chúng không được nuôi dưỡng trong các giá trị kitô giáo (mà các giá trị này quan trọng trong cuộc sống của ông bà) thì ông bà phải tôn trọng quyết định của con cái và thảo luận với con cái về vấn đề này.

Phải biết kiên nhẫn và đừng “dẫm chân” lên ân sủng và đừng quên đời sống của ông bà, nếu đời sống này được sống trong niềm vui thì với các cháu, đây là tấm gương vô cùng quý báu, hơn tất cả mọi bài diễn văn hay ho nào. Vì thế phải cầu nguyện, hy vọng, chấp nhận các chuyện bất ngờ của Chúa.

Làm gương qua đời sống hạnh phúc và thẳng thắn

Ông bà có một vai trò quan trọng với các cháu của mình. Họ phải thận trọng, không chỉ trích hành vi của cha mẹ: nói những điều không hay về cha mẹ, dĩ nhiên như thế là nói xấu gốc rễ mình, và do đó là nói về chính mình. Tuy nhiên, họ có thể giải thích, nếu không phải biện minh, thái độ của cha mẹ – đặc biệt khi họ được các cháu vị thành niên tin tưởng để tâm sự, các cháu hạnh phúc vì tìm được người lắng nghe và thông cảm. Ngược lại, khi các cháu đến với ông bà thì ông bà có thể xin các cháu làm theo thói quen của mình (nhưng không bao giờ đi ngược với giáo dục của cha mẹ).

Ông bà không phải là người được cha mẹ giao quyền giáo dục, nhưng là người nêu gương cho đời sống của một tín hữu hạnh phúc và thẳng thắn, dĩ nhiên không bao giờ là quá nhiều để giúp cha mẹ thành công trong việc giáo dục, một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, quan tâm và tình yêu trong một thế giới có quá ít người có thể mang lại các giá trị này.

Linh mục Denis Sonet sinh năm 1926 và qua đời năm 2015. Cha được linh mục Alphonse d’Heilly đào tạo về thực tế của đời sống và về linh đạo hôn nhân, sau đó cha đào tạo cho nhiều cố vấn gia đình và nhà giáo dục. Cha đi khắp nước Pháp để giảng dạy, nhất là cha luôn nhấn mạnh đến bốn cột trụ chủ yếu để có một đời sống hôn nhân bền vững: giới tính, dịu dàng, nói chuyện với nhau và có một chương trình chung. Cha để hết tài năng, sáng tạo và đức tin của mình để phục vụ các người trẻ, các cặp vợ chồng. Cha là một tác giả thiêng liêng đóng góp rất nhiều tác phẩm trên nhiều lãnh vực.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Bà, cháu và giáo hoàng: niềm vui của đức tin không lời

Làm thế nào để khơi dậy đức tin cho con cháu?

Các ông bà nội ngoại chiều cháu quá… có làm hư cháu không?

Nguồn tin: phanxico.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây