Hướng dẫn thực hành phụng vụ: Vị Chưởng Nghi

Thứ sáu - 04/03/2022 07:14
Giuseppe Carlo Cassaro

hướng dẫn thỰc hành phụng vụ

[…]
( vị chưởng nghi )



          
ANCORA



Anh em thân mến,

Những trang sách Hướng Dẫn Thức Hành Phụng Vụ trong tay các bạn là của cha Giuseppe Carlo Cassano, ngài là giáo sư phụng vụ của Dòng Giovanni Bosco (Dòng Don Bosco) tại Rôma. Ngài có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo anh em sinh viên thần học chuẩn bị trở thành linh mục, ngài cũng đào tạo rất nhiều bạn trẽ và nhữnng người trưởng thành để thi hành các sứ vụ trong các cộng đoàn của Hội Thánh. Từ những sách phụng vụ của Giáo Hội, ngài dã bám sát các chỉ dẫn tổng quát để viết ra những lời hướng dẫn rất cặn kẽ trong quyển sách này. Hy vọng được sự hướng dẫn của ngài chúng ta cũng sẽ hiểu hơn và thực hành đúng những điều Hội Thánh mong muốn để phục vụ cộng đoàn dân Chúa.

Và trên hết chúng ta cũng cần phải luôn ghi nhớ những lời của Hội Thánh dạy qua Thánh Công Đồng Vaticanô II nói về sự hiện diện của Đức Kitô trong Phụng Vụ:
“Sự hiện diện của Ðức Kitô trong phụng vụ. Ðể chu toàn công việc lớn lao ấy, Chúa Kitô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ, không những trong con người của thừa tác viên, vì “như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục”, nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh Thể. Người hiện diện thiết thực trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người; vì thế, ai rửa tội thì chính là Chúa Kitô rửa. Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo Hội. Sau hết Người hiện diện khi Giáo Hội khẩn cầu và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa: “Ðâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18,20). Thực vậy, trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Giáo Hội là Hiền thê rất quý yêu và Giáo Hội kêu cầu Người như Chúa mình và nhờ chính Người phụng thờ Chúa Cha Hằng Hữu. Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người. Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”. (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, số 7)

[…]

8. Hướng dẫn Thánh Lễ ra sao: vị Chưởng Nghi


128. "Việc cử hành Thánh Lễ, đặc biệt là cử hành do Đức giám mục chủ sự, để Thánh Lễ có thể tỏa sáng về sự trang nhã, giản dị và trật tự, cần có sự hiện diện của vị chưởng nghi, người chuẩn bị và chỉ đạo, hợp tác chặt chẽ với vị giám mục và với những người khác, những người có nhiệm vụ tổ chức các ban trong Thánh Lễ, đặc biệt là theo quan điểm mục vụ. Vị chưởng nghi phải thực sự thành thạo về Phụng vụ thánh, lịch sử và các đặc điểm, luật lệ và các quy tắc của Phụng vụ; và vị chưởng nghi cũng phải có kinh nghiệm về các vấn đề mục vụ để biết các cử hành thiêng liêng phải được sắp xếp như thế nào, không chỉ để trình bày sự tham gia hiệu quả của đoàn dân Chúa, mà còn để xúc tiến các nghi thức. Chưởng nghi nên quan tâm đến việc tuân thủ các luật lệ về cử hành thánh, theo đúng tinh thần của chúng, và các truyền thống hợp pháp của Giáo Hội địa phương có thể có ích cho mục vụ ”.[1] Do đó, vị chưởng nghi có nhiệm vụ trông coi việc vận hành trôi chảy của toàn bộ Thánh Lễ, trước tiên bằng cách hướng dẫn các buổi diễn tập, và trong suốt cử hành Thánh lễ bằng cách gọi các thừa tác viên bằng ánh mắt và lời lẽ kín đáo, sao cho việc cử hành có sự tham gia, chính xác, trật tự, trang nhã, đẹp đẽ. [2]

129. Để đạt được mục đích này vị chưởng nghi cần phải biết sâu xa việc cử hành Thánh Lễ, chưởng nghi cần phải được nghiên cứu trước vị trí nơi đó Thánh Lễ được cử hành, cũng như tất cả mọi phương tiện, dụng cụ giúp đỡ và mọi kỷ thuật cần thiết để đạt kết quả tốt: khi tổ chức Thánh Lễ ở vị trí chưa được biết trước, vị chưởng nghi bắt buộc phải đến xem xét kỷ càng trong những ngày trước. Vị chưởng nghi thống nhất với vị chủ trì Thánh lễ, đồng thời tổ chức cuộc họp với tất cả những người sẽ cung cấp sự trợ giúp với bất kỳ tư cách nào, để điều phối sự đóng góp của từng người một cách hài hòa, tránh điều sai lầm và hiểu lầm: nếu không có thể, vị chưởng nghi vẫn đảm nhiệm việc liên lạc cá nhân với tất cả mọi người, vị chưởng nghi trở thành điểm hội tụ của tất cả các sức lực trong lĩnh vực này.[3] Cũng nên "thử sức" ngay tại chỗ với tất cả các thừa tác viên, để xem xét hoặc học các động tác và kiểm tra thời gian. Tất cả những chú ý này sẽ diễn ra theo một nhịp điệu bình thường khi người hướng dẫn thường xuyên đề cập đến các cử hành trong môi trường mục vụ: công việc điều phối sau đó sẽ trôi chảy và nhịp nhàng hơn, nhưng không thể bỏ qua những chú ý cơ bản và phải tránh nguy cơ lặp lại không rõ ràng, điều này làm cho Thánh Lễ trở nên nhàm chán.
130. Vị chưởng nghi luôn luôn đi theo vị chủ sự buổi cử hành phụng vụ, và bởi vây thông thường ngài ở gần chỗ ngồi của vị chủ sự, nhưng thật tốt rằng chưởng nghi không choáng chổ của các thầy phó tế: vị chưởng nghi phải tôn trọng không chỉ sự làm tròn sứ vụ của mỗi người theo những nét đặc tính của họ, mà còn những dấu chỉ hữu hình của sứ vụ nầy. Vị chưởng nghi phải là linh hồn không thể nhìn thấy của việc cử hành: vì lý do này, lý tưởng là chưởng nghi có thể càng ít nhìn thấy càng tốt và chỉ trong lúc thật cần thiết để hướng dẫn các chuyển động phức tạp và ít thông thường hơn, bởi đó chưởng nghi ở một chổ gần ghế chủ tọa, ngai tòa, nhưng có thể không quá nổi bật. Từ dâng của lễ cho tới rước lễ thật là tốt nếu vị chưởng nghi tự xếp ở sau vị Chủ tế giữa hai phó tế giúp lễ.[4]

131. Khi thi hành nhiệm vụ của mình, vị chưởng nghi đừng bao giờ tự thay thế làm công việc của các thừa tác viên khác, nhưng đúng hơn vị chửng nghi giúp đỡ họ phục vụ và làm nổi bật lên chiều kích sứ vụ của tất cả những người dâng phần mình cho việc cử hành. Chính vì điều này trên hết vị chưởng nghi đừng làm vướng trong bất kỳ hình thức nào sứ vụ của các phó tế: hãy để quý thầy phó tế giúp vị chủ tế trong khi sử dụng bình hương và trong khi đi quanh bàn thờ, cũng như trong khi quý thầy chăm lo sách và chén lễ.

132. Trong suốt cuộc cử hành phụng vụ vị chưởng nghi luôn luôn có cái nhìn 360 độ trên tất cả mọi người tham dự và trên mọi không gian cử hành phụng vụ: sự thông thạo cần thiết sẽ đạt được sau những ngày tháng dài thực hành, và những thiếu sót nhỏ chúng không có thể làm nản lòng người bắt đầu thực hiện sứ vụ khó khăn này. Vị chưởng nghi luôn luôn di chuyển và nói với sự rất dè dặt và với cử chỉ đúng đắn: “[…] suốt cuộc cử hành phụng vụ […] vị chưởng nghi sử dụng sự dè đặt như có thể; không nói gì dư thừa; […] làm tròn tất cả với lòng đạo đức, sự nhẫn nại và sự chính xác”[5]. Những cử động di chuyển chỉ khi cần thiết, những lời nói thì nhỏ và những thông báo và những nhắc nhở cho các thừa tác viên khác chúng chỉ có thể là những dấu hiệu ngắn. Điều này ngụ ý hiển nhiên rằng tất cả mọi người dâng tặng sự phục vụ biết rõ bổn phận được trao phó cho họ, và họ luôn để ý mắt hướng về vị chưởng nghi giống như là vị nhạc trưởng.[6]

133. Vị chưởng nghi “mặc lễ phục áo alba hay áo dòng và áo giúp lễ (surplice). Trong trường hợp vị chưởng nghi là thầy phó tế, thầy có thể mặc y phục thầy phó tế (dalmatica) và những y phục khác của riêng nhà dòng”.[7] Chúng ta ghi nhớ rằng thầy phó tế là thừa tác viên thích hợp hơn để thực hiên sự phục vụ này, và trong trường hợp này thầy nên là một trong hai thầy phó tế phụ tá giúp lễ, nhưng theo lệ thường những vị linh mục được thi hành ở đây: vì hợp với nguyên tắc vừa mới được đề cập của sách Nghi Lễ Giám Mục cũng có thể cho phép linh mục đảm trách chưởng nghi được mặc y phục của riêng tác vụ, bởi đó áo alba và dây stola; còn áo lễ buộc phải trừ ra không sử dụng, để cho vị chưởng nghi được chú ý khác xa với các vị đồng tế. [,,,]

134. Thêm một vị chưởng nghi thứ hai là hữu ich đối với những cử hành phụng vụ kéo dài nhiều thời gian và có nhiều liên hợp: vị chưởng nghi này có bổn phận lo cho những chuyển động xa ghế chủ tọa và xa vị chủ sự, để không thúc ép vị chưởng nghi thứ nhất phải di chuyển xa, và làm đỡ nhẹ gánh nặng sự giám sát. Vị chưởng nghi này được di chuyển tự do hơn để giúp các thừa tác viên khác, nhắc nhở họ những điều phải làm, sửa chữa các lỗi, ra phương pháp cứu chữa những phiền hà và điều bất ngờ xảy ra. 


Một số bảng hữu ích cho vị chưởng nghi

135. trong đoàn rước khởi đầu Thánh Lễ các thừa tác viên được sắp xếp theo thứ tự sau: [8]
a. Bình hương và tàu hương
b. Thánh Giá với nến cao bênh cạnh
c. Những người giúp lễ (ministrante)
d. Thưa tác viên đọc sách
e. Thưa tác viên giúp lễ
f. Thầy phó tế kiệu Sách Tin Mừng (hay thầy tác vụ đọc sách sẽ kiệu khi vắng thầy phó tế)
g. Các thầy phó tế
h. Linh mục đồng tế
i. Giám mục
j. Hai thầy phó tế phụ tá
k. Các thừa tác viên giúp lễ (hay người giúp lễ) cầm mũ Mitra và Gậy mục tử.                                              l. Thầy giúp lễ cầm Sách l

136. Bảng tóm tắt cho chưởng nghi giúp vị giám mục cất hay đội mũ (mitra) và dùng gậy (pastorale) trong khi cử hành Thánh Thể.
 
(Mitra)

Gậy

Mũ sọ
 
Bắt đầu trong phòng thánh đội mũ cầm gậy đội mũ
Trước khi bước lên bàn thờ cất mũ cất gậy  
Sau lời nguyện nhập lễ đội mũ    
Alleluia: sau khi đặt hương và ban phép lành thầy phó tế, trước khi đứng dậy. cất mũ    
Sau khi làm dấu trên sách Phúc Âm, ở dòng chữ: Tin Mừng Đức Kitô theo thánh….   cầm gậy  
Bài giảng đội mũ    
Nghi thức truyền chức thánh, định chế (tương ứng với các nghi thức)  
Trước khi bắt đầu Kinh Tin Kinh cất mũ cất gậy  
Sau cầu nguyên chung, đang ngồi đội mũ    
Trước khi bắt đầu dâng các của lễ cất mũ    
Sau lời nguyện tiến lễ     cất mũ
Sau khi hiệp lễ     đội mũ
Sau lời nguyện hiệp lễ đội mũ    
Ban phép lành kết thúc   cầm gậy  

137. Bảng tóm tắt để chưởng nghi giúp vị giám mục cất hay đội mũ (mitra) và dùng gậy (pastorale) trong khi cử hành Thánh lễ Thêm Sức.
  (Mitra) Gậy Mũ sọ
 
Bắt đầu trong phòng thánh đội mũ cầm gậy đội mũ
Trước khi bước lên bàn thờ cất mũ cất gậy  
Sau lời nguyện nhập lễ, đang ngồi đội mũ    
Alleluia: sau khi đặt hương và ban phép lành thầy phó tế, trước khi đứng dậy. cất mũ    
Sau khi làm dấu trên sách Phúc Âm, ở dòng chữ: Tin Mừng Đức Kitô theo thánh….   cầm gậy  
Bài giảng đội mũ    
Canh tân lời hứa rữa tội, đang ngồi      
Lời mời cầu nguyện: Anh chị em thân mến… cất mũ cất gậy  
Đặt tay và đọc lời nguyện      
Xức dầu thánh, đang ngồi đội mũ    
Cầu nguyện chung cất mũ    
Sau cầu nguyện chung, đang ngồi đội mũ    
Trước khi bắt đầu dâng các của lễ cất mũ    
Sau lời nguyện tiến lễ     cất mũ
Sau khi hiệp lễ (rước lễ)     đội mũ
Sau lời nguyện hiệp lễ đội mũ    
Ban phép lành kết thúc   cầm gậy  



                                                            Phan Thiết, 05/3/2022

                                   Lm. Tôma Phan Quốc Tuấn (Chuyển ngữ)

 
 

[1] CE, 34.
2 Cfr. Ibidem.
 
[3] Cfr. ORMR3, 111; 352; CE, 35.
[4] Cfr. CE, 153.
[5] Cfr. CE, 35.
[6] “È poi necessario durante la funzione l’attenzione e l’ubbidienza al cerimoniere. Tuttavia, chi sbagliasse non manifesti dispetto o turbamento, ma continui con serenità e procori, se è necessario, possibile e conveniente, di riparare. Si suplisce l’ufficio di altri solo in caso di necessità o dietro comando del cerimoniere” (TRIMELONI, 348, 2-5).
[7] CE, 36.
 
[8] Cfr. ORMR3, 120; CE, 128.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây