Thánh Giacôbê, Tông Đồ. Lễ kính.

Thứ tư - 24/07/2019 08:02

THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

"Các con sẽ uống chén của Ta".

 

Giacôbê là con ông Dêbêđê, là anh của thánh Gioan và là bạn của thánh Phêrô. Đây là những người dân chài ở hồ Ghen-nê-xa-rét đã đi theo tiếng gọi của ông Gioan Tẩy Giả trước khi theo Đức Giêsu, làm môn đệ của Người. Thánh Giacôbê đã có mặt trong hầu hết các phép lạ Chúa Giêsu làm, nhất là khi Chúa hiển dung trên núi và khi Người hấp hối ở vườn Cây Dầu. Vua Hêrôđê Ácríppa I cho chém đầu thánh nhân khoảng năm 43 hoặc 44. Thánh nhân được đặc biệt tôn kính ở Compốttela (Tây Ban Nha), nơi có một thánh đường danh tiếng kính người.

 

Lời Chúa: Mt 20, 20-28

Khi ấy, bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Chúa Giêsu. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: "Bà muốn gì?" Bà ta thưa lại: "Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài".

Chúa Giêsu đáp lại: "Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây ta sắp uống chăng?" Họ nói với Người: "Thưa được". Người bảo họ: "Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai thì người ấy mới được". Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em.

Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: "Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người".

 

 

SUY NIỆM 1: Hạt giống rơi xuống đất có thối đi...

(Lẽ Sống)

Giacôbê, vị thánh mà Giáo Hội kính nhớ hôm nay là con ông Giêbêđê và bà Salomê và là anh của thánh Gioan tông đồ. Người ta quen gọi thánh Giacôbê Tiền để phân biệt với thánh Giacôbê, giám mục đầu tiên của Giêrusalem, được gọi là Giacôbê Hậu, kính ngày 03/5 cùng với thánh Philipphê.

Giacôbê và Gioan là hai anh em được Chúa Giêsu kêu gọi sau khi Ngài đã chiêu mộ hai anh em Phêrô và Anrê. Phúc Âm thánh Matthêu thuật lại: Hai anh em ông được Chúa gọi ở bờ hồ Genezareth, trong lúc đang ở trong thuyền vá lưới với cha. Ðược Chúa gọi, hai ông bỏ thuyền và người cha để theo Chúa ngay lập tức. Ðiều này chứng tỏ lòng hăng hái nhiệt thành của hai anh em, nên hai người được Ngài cho biệt hiệu là "con cái của sấm chớp" như chúng ta thấy xảy ra ít là trong hai trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất khi người xứ Samaria ngăn cản không cho Chúa Giêsu và đoàn môn đệ đi qua lãnh thổ của họ để tiến về Giêrusalem, hai anh em Giacôbê đã hỏi Thầy: "Thưa Thầy, Thầy có bằng lòng để chúng tôi khiến lửa trên trời xuống thiêu hủy họ không?".

Sau đó, trong chuyến đi Giêrusalem lần cuối cùng, cả hai đã đến xin ngồi bên phải và bên trái Thầy, khi Chúa Giêsu sẽ thống trị trong vinh quang. Và khi không hiểu hoàn toàn ý nghĩa câu hỏi của Chúa: "Anh em có uống được chén Ta sẽ uống không?", hai ông đã nhất quyết thưa: "Chúng tôi uống được". Vì thế, sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, như các môn đệ khác, Giacôbê cũng can đảm làm chứng những điều mắt thấy tai nghe về Thầy Giêsu, dầu bị cầm tù, đòn vọt, nhưng đã vui mừng vì được đau khổ vì Chúa Giêsu.

Năm 42, vua Hêrôđê, cháu của Hêrôđê cả, người đã âm mưu giết con trẻ Giêsu, đã bách hại một số thủ lĩnh của các tín hữu Kitô, trong số đó có cả thánh Giacôbê, như sách Tông Ðồ Công Vụ ghi: "Cùng thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay bắt bớ và làm khổ mấy người trong Giáo Hội, vua đã truyền chém ông Giacôbê, anh của ông Gioan. Thấy điều này làm vừa lòng người Do Thái, ông lại bắt cả ông Phêrô nữa".

Với nguồn tin này, chúng ta biết thánh Giacôbê là vị tông đồ đầu tiên đã đổ máu đào minh chứng cho niềm tin của mình.

Trong thời nội chiến 1936-1939 tại Tây Ban Nha, các quân phiến loạn đốt nhà thờ, nhà thương, tu viện và giết hại nhiều linh mục cũng như nữ tu. Ngày nọ, một vị linh mục già nua bị phiến quân bắt và bị kết án tử hình. Khi bị trói và dẫn đến trước mặt đội lính hành quyết, cha nói với tên trưởng toán: "Xin anh làm ơn cắt dây trói này, để tôi có thể giơ tay chúc lành cho anh và xin Thiên Chúa cũng tha thứ và chúc lành cho các anh".

Lịch sử ghi nhận đa số các tông đồ đã kết thúc cuộc đời chứng tá cho niềm tn bằng những cái chết đau thương, khởi đầu cho những lớp người chứng tá khác trải qua bao thế hệ. Và cũng như vị linh mục trong câu chuyện trên, hàng trăm, hàng ngàn chứng nhân của niềm tin vẫn còn đang bị giam cầm, tra vấn, đày đọa vì niềm tin. Họ chấp nhận những khổ hình một cách bình thản, không oán hận, trái lại, noi gương Chúa Giêsu, họ sẵn sàng tha thứ cho những ngươi làm khổ họ.

"Hạt giống rơi xuống đất có mục nát và chết đi, mới nảy mầm và phát sinh hoa trái". Không gì minh chứng hùng hồn cho lời tuyên bố này của Chúa Giêsu bằng những cuộc sống chứng tá của các tín hữu Kitô đang chịu đau khổ, giam cầm và tử hình vì niềm tin.

Tử đạo là một ơn gọi đặc biệt, nhưng mọi tín hữu Kitô đều được kêu gọi dâng những ốm đau, bệnh tật, những hy sinh nho nhỏ hằng ngày để cầu cho Nước Cha được trị đến.

 

SUY NIỆM 2: Thánh Giacôbê Tông Đồ

(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi)

Đọc lại ơn gọi của các thánh tông đồ, nhân loại không khỏi ngạc nhiên vì tính cách huyền nhiệm và diệu kỳ của Thiên Chúa trên từng con người, trên từng cá nhân. Tin Mừng của thánh Matthêu viết: ”Đang đi dọc theo biển hồ Galilê, Chúa Giêsu thấy ông Giacôbê, con ông Dê-bê-đê, và ngươi em là ông Gio-an, cả hai đang vá lưới” (Mt 4,18.21).

ƠN GỌI CỦA THÁNH GIACÔBÊ:

Chúa muốn gọi ai là tùy ý Chúa, không ai có quyền buộc Chúa phải làm thế này, phải làm thế khác. Ơn gọi là một ơn huệ nhưng không của Chúa. Thánh Giacôbê là anh của thánh Gioan, con của ông Dêbêđê. Thánh nhân là bạn đồng nghiệp với thánh Phêrô và thánh Anrê, tất cả đều làm nghề chài lưới và là những tay chài thiện nghệ. Các Ngài đã làm nghề cổ truyền này từ đời cha ông và nay họ vẫn tiếp tục sống bằng nghề đánh cá ở biển hồ Giênêsarét. Thánh Matthêu đã tường thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên như sau:” Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: ”Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo người. Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người” (Mt 4,18-22). Tin Mừng nói: Chúa gọi và lập tức họ bỏ tất cả mà theo Chúa Giêsu. Đó là một sự lạ lùng vì chỉ một tiếng gọi, các môn đệ đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu. Thánh Giacôbê dù rằng có bị mang tiếng vì bà mẹ của hai người con ông Dêbêđê đã suy nghĩ theo ý trần gian xin cho một ông ngồi bên tả, một ông ngồi bên hữu Chúa trong vương quốc của Ngài, nhưng với sự tác động của Chúa Thánh Thần và với sự thay đổi của ơn Chúa, thánh Giacôbê và thánh Gioan đã hy sinh đến giọt máu cuối cùng để làm chứng cho Chúa.

THÁNH GIACÔBÊ TRỞ THÀNH NGƯỜI THÂN THIẾT CỦA CHÚA:

Được Chúa yêu thương, cải hóa, biến đổi, thánh Giacôbê đã trở nên người thân cận của Chúa, cùng với thánh Phêrô và thánh Gioan. Thánh nhân đã được chứng kiến con ông Zairô Chúa làm cho sống lại, việc chúa biến hình trên núi Tabôrê, và cơn hấp hối của Chúa Giêsu trong vườn cây dầu. Tất cả những điều đó nói lên con người đặc biệt và vô cùng thân tín của Ngài đối với Chúa Giêsu. Chính vì được yêu mến tin tưởng, thánh Giacôbê đã được phước trở thành người tử đạo tông đồ đầu tiên đã đổ máu ra để minh chứng cho Chúa Giêsu phục sinh dưới thời vua Hêrôđê Agrippa I năm 43 hoặc 44 trước lễ phục sinh. Chúa đã trao chén đắng cho Ngài và Ngài đã chấp nhận uống chén đắng Thầy trao. Chúa đã thưởng công và trao mũ triều thiên cho Ngài. Thánh nhân đã được tôn kính đặc biệt trên thế giới từ thế kỷ IX và lòng tôn kính thánh nhân toả lan khắp thế giới.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho thánh Giacôbê vinh dự là tông đồ đầu tiên đã chết để làm chứng cho Tin Mừng. Xin cho Hội Thánh tìm được sức mạnh nhờ gương tử đạo của thánh nhân, và nhờ Người cầu thay nguyện giúp, Hội Thánh được luôn nâng đỡ phù trì (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giacô-bê tông đồ).

 

SUY NIỆM 3: Không được như vậy

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Suy niệm :

Xem ra chức quyền vẫn là nỗi thèm thuồng của con người.

Từ những cuộc xung đột giữa con người sống bầy đàn thời nguyên thủy,

đến cảnh chiếu trên, chiếu dưới ở làng xã

và cảnh chạy chức chạy quyền thời bây giờ.

Ngay các môn đệ thân cận của Thầy Giêsu là Nhóm Mười Hai

cũng không thoát khỏi sức hút của quyền lực.

Họ đã từng cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Trời (Mt 18, 1).

Bây giờ, ngay sau khi Thầy Giêsu loan báo lần thứ ba về cuộc Khổ Nạn,

họ lại có chuyện xích mích với nhau cũng về chuyện chức quyền.

Hai con ông Dêbêđê là hai môn đệ được Đức Giêsu yêu quý hơn.

Chẳng rõ có phải vì thế mà họ nuôi tham vọng

chiếm được chỗ hai bên tả hữu của Thầy trong Nước Thầy (x. Mt 19, 28).

Họ khéo léo nhờ mẹ của mình xin Thầy Giêsu ban cho ơn lớn đó (cc. 20-21).

Đức Giêsu chắc không vui vì môn đệ vẫn chưa được giải thoát khỏi cái trần tục,

“Các người không biết các người xin gì !” (c. 22).

Các môn đệ quá xa lạ với nẻo đường Thầy sắp đi,

dù Thầy vừa mới cho họ biết con đường ấy,

con đường bị chế diễu, bị đánh đòn và bị đóng đinh cho đến chết (Mt 20, 18-19).

Trong khi hai môn đệ thân tín còn loay hoay với những tham vọng thế gian

thì Ngài kéo họ vào hiệp thông với cuộc Khổ nạn gần đến của mình.

Thầy Giêsu mời họ chia sẻ với Thầy cùng một chén đắng:

“Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” (c. 22).

“Thưa uống nổi”, đó là câu trả lời đầy tự tin và mạnh dạn của Giacôbê,

Và ông đã thực hiện lời hứa này bằng cái chết (x. Cv 12, 2).

Nhưng Thầy cũng khiêm tốn cho biết Cha mới có quyền sắp chỗ ngồi (c. 23).

Sự bực tức của mười môn đệ kia khi câu chuyện vỡ lở

cho thấy họ cũng thích được ngồi hai bên tả hữu, tuy không tiện nói ra (c. 24).

Thầy Giêsu cho thấy cách sử dụng quyền lực của các nhà lãnh đạo ngoài đời.

Quyền lực là để thống trị người dân, tìm cách bành trướng cái tôi của mình.

Thầy Giêsu khẳng định dứt khoát không có chuyện đó trong Giáo hội của Thầy.

“Giữa anh em thì không được làm như vậy” (c. 26).

Quyền lực và phẩm trật trong Giáo hội là để phục vụ dân Thiên Chúa.

Những người làm lớn, làm đầu trong Giáo hội

lại là người hầu bàn, người tôi tớ, noi gương Đức Giêsu, Người Tôi Trung.

Chính Ngài đã đưa việc phục vụ đến mức cao nhất là hy sinh tính mạng (c. 28).

Cơn cám dỗ về quyền uy, chức tước là cám dỗ muôn thuở cho mọi người.

Các cộng đoàn Kitô hữu cứ phải xét mình mãi

để khỏi rơi vào thói đời mà Đức Giêsu đã long trọng cảnh báo.

 

Cầu nguyện :

Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,

xin dạy con biết phục vụ âm thầm.

Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,

xin dạy con biết yêu thương tự hiến.

Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ,

xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.

Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,

xin dạy con biết coi mọi người như anh em.

Lạy Chúa Ba Ngôi,

Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,

xin cho các kitô hữu chúng con

trở thành tình yêu

cho trái tim khô cằn của thế giới.

Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,

biết sống nhờ và sống cho tha nhân,

biết quảng đại cho đi

và khiêm nhường nhận lãnh.

Lạy Ba Ngôi chí thánh,

xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa

ở sâu thẳm lòng chúng con,

và trong lòng từng con người bé nhỏ.

 

SUY NIỆM 3: Thánh Giacôbê Tông Đồ

(Phụng vụ chư Thánh)

1. Thân thế của Giacôbê:

Giacôbê là con của ông Dêbêđê và bà Salômê, anh của thánh Gioan Tông Đồ; sống nghề chài lưới ở biển Giênêgiaréth, bạn chài với Phêrô và Andrê. Tin Mừng thường nhắc đến hai anh em Giacôbê và Gioan Tông Đồ nhiều lần.

 Họ thuộc nhóm những môn đệ tâm giao của Chúa Giêsu (cùng với Phêrô và Gioan). Các ngài được chứng kiến: Việc Chúa cho con gái ông Giairô sống lại // Sự hiển dung của Chúa ở đồi Thabor // Lúc Chúa cầu nguyện ở vườn Cây Dầu.

Giacôbê là người đầu tiên trong Nhóm Mười Hai đã lấy máu đào của mình làm chứng cho Chúa Giêsu: vua Hêrôđê Antipa đã ra lệnh chặt đầu ngài vào năm 44 (Cv 12,2; Mt 20,22-23). Như thế ứng nghiệm lời Chúa tiên báo cho ông: “ông đã thông chia chén của Chúa”.

2. Tính tình của Giacôbê: Giacôbê được gọi là vị Tông Đồ cao vọng (Mt 20,20).

Giacôbê được Chúa gọi là “con của thiên lôi”, điều này cho thấy rằng ông là con người nóng nảy và cuồng nhiệt đến thế nào. Quả vậy, phản ứng của ông đối với các dân thành Samaria đã giải thích điều đó. Khi Chúa qua con đường Samaria để về Giêrusalem, dọc đường những người Samaria đã từ chối không đón tiếp Chúa, Giacôbê đã đế nghị với Chúa: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống mà tiêu diệt chúng không?” (Lc 9,54).

Cao vọng của Giacôbê còn được thể hiện qua sự việc bà Salômê, là mẹ của ông, đã thỉnh cầu Chúa Giêsu cho Giacôbê và Gioan rằng: “Xin Ngài truyền lệnh cho các con tôi đây được ngồi một đứa bên tả, một đứa bên hữu Ngài trong Nước của Ngài” (Mt 20,21).

Cao vọng của người mẹ truyền sang cho người con đến độ người mẹ không xin thì con cũng tự xin. Bằng chứng là Márcô kể lại câu chuyện thỉnh nguyện này mà không nhắc đến người mẹ, nhưng chỉ kể Giacôbê và Gioan tự miệng nói ra câu ấy (Mc 10,37).

Tuy Giacôbê có cao vọng như vậy, nhưng Chúa vẫn chọn ông và tín nhiệm ông, và Người đã hoán cải ông. Chúa hoán cải các môn đệ:

Bằng đời sống gương mẫu của ngài: Chúa Giêsu rửa chân cho các Tông Đồ và Người bảo các Tông Đồ hãy rửa chân cho nhau, vì “Ai muốn làm lớn trong anh em, thì hãy hầu hạ anh em” (Mt 20,27).

Bằng cái chết của Người: con Người đến để thí mạng sống mình hầu làm giá chuộc thay cho nhiều người (Mt 20,28). Các Tông Đồ đã lần lượt chịu tử đạo để theo gương Chúa.

3. Nhận thức và áp dụng:

Thánh Giacôbê thuộc giới thợ thuyền làm nghề chài lưới vất vả; đàng khác lại có tham vọng đi ngược với vai trò và tinh thần của người tông đồ, nhưng Chúa Giêsu vẫn gọi và chọn ông đi theo Chúa và làm Tông Đồ cho Chúa. Điều này chứng tỏ ơn thánh của Chúa Kitô quả có sức làm biến đổi tâm hồn và cuộc sống của Giacôbê đến độ ông đã hiến mình trọn vẹn cho Chúa.

Noi gương thánh Giacôbê: người tông đồ không nên tự ty mặc cảm về những hèn kém của mình, nhưng tin tưởng vào tình thương và sức mạnh của ơn Chúa để hiến thân trọn vẹn cho Chúa.

Đi theo Chúa, Giacôbê vẫn còn có những tham vọng phàm trần, song nhờ sự giáo huấn của Chúa và nhất là gương sống của Chúa đã khiến ông từ bỏ mọi sự và từ bỏ chính bản thân mình để hiến mình cho Chúa cách trọn vẹn.

Người tông đồ cần lắng nghe lời Chúa để đón nhận những giáo huấn của Chúa; đồng thời phải biết chiêm ngắm gương sống của Chúa để noi gương bắt chước sống trọn vẹn cho Chúa.

Giacôbê được Chúa dành riêng trong nhóm những người thận cận của Chúa để được chứng kiến những sự việc cần thiết cho sứ mạng làm chứng nhân trong vai trò người Tông Đồ.

Những ai được mời gọi sống đời thánh hiến, cũng được tuyển chọn riêng trong thời gian tu luyện để tìm gặp Chúa, đến với Chúa, ở lại với Chúa và để được biến đổi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, hầu có thể chu toàn sứ vụ tông đồ của mình.

 

SUY NIỆM 4: Thánh Giacôbê Tông Đồ

(Giuse Đinh Thành Đạt SDB)

Thánh Giacôbê, con ông Giêbêdê và bà Salomê, là anh của thánh Gioan và bà con với Chúa Giêsu. Người ta gọi Ngài là thánh Giacôbê Tiền, để phân biệt với thánh Giacôbê hậu, cũng là một tông đồ và làm giám mục Giêrusalem.

Thánh nhân cùng với em là Gioan được kêu gọi làm tông đồ trong khi họ đang chài lưới bên bờ biển Galilê (Mc 1,19-20). Cũng theo Tin Mừng của Marcô thì Giacôbê là một trong bốn môn đệ được Chúa gọi đầu tiên tại biển hồ Galilêa (Mc 1, 16-20). Trong những biến cố quan trọng của cuộc đời Đức Giêsu, vị Tông đồ này luôn có mặt, ông đã chứng kiến phép lạ Chúa chữa nhạc mẫu Phêrô khỏi bệnh (Mt 1, 29-31), con gái ông Giairô sống lại (Mc 5, 37-43), Chúa biến hình trên núi (Mc 9,2-8), và lúc chúa Giêsu hấp hối ở vười Gietsimani (Mt 26,37). Hai anh em Giacôbê và Gioan được Chúa đặt cho một biệt hiệu khá "kêu" là: "Boanergès" có nghĩa là con sấm sét (Mc 3,17). Chắc cũng vì cá tính của Giacôbê hơi nóng nảy khi cùng với Chúa Giêsu đi vào làng Samari và dân làng không đón tiếp. Thấy vậy, Giacôbê và Gioan cùng đề nghị với Chúa rằng: "Thưa thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?" (Lc 9, 54)."

 Đã có những phút giây Giacôbê vì yếu đuối như các tông đồ khác, như khi ngủ vùi khi Chúa Giêsu trải qua cơn hấp hối hay như việc ông trốn chạy trước cuộc khổ nạn của Thầy. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Đấng phục sinh, nhất là sau ngày lễ Hiện Xuống, Giacôbê đã thực hiện lời hứa của Ngài, trở thành vị tông đồ đầu tiên lấy máu đào làm chứng đức tin và tình mến của mình vào thế kỷ II. Theo sách Công vụ kể lại thì có thể Thánh Giacôbê chịu tử đạo dưới thời vua Hêrôđê Agrippa I, vào cuối thế kỷ thứ II, khoảng năm 44: "Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan" (Cv 12,1-2). Đây là thời kỳ bách hại các Kitô hữu rất dữ dội, trong suốt ba thế kỷ đầu và chỉ tạm lắng xuống sau sắc chỉ Milan của hòang đế Constantianop vào năm 313.

Quả thực, khi xin Chúa Giêsu cho được ngồi bên hữu và bên tả của Ngài, Giacôbê đã được Chúa báo trước cuộc tử đạo mà những ai muốn theo Chúa phải đón nhận. Chén đắng cùng với mũ triều thiên vinh quang trong nước trời. Bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu đã làm sáng tỏ chén đắng mà Chúa Giêsu uống, khi Người trao lại cho thánh nhân, và Giacôbê sẵng sàng đón nhận: "Ngay từ phút đầu tiên, Người đã cháy lửa nhiệt tình, và trong sự khinh chê lạ thường các lợi lộc trần gian, Người đã tiến tới đỉnh cao đến độ tức thời bị đem đi giết” (trích bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu trong bài đọc giờ Kinh sách). Giáo hội phương tây mừng kính Ngài từ thế kỷ thứ VIII. Các Giáo hội theo nghi lễ Copte và Byzantin thì mừng lễ Ngài sớm hơn vào một ngày gần lễ Phục sinh.

 

SUY NIỆM 5: Thánh Giacôbê Tông Đồ

(Lm. Phaolô Phạm Quốc Tuý)

Thánh Giacôbê, con ông Giêbêdê và bà Salomê, là anh của thánh Gioan và bà con với Chúa Giêsu. Người ta gọi ngài là thánh Giacôbê tiền, để phân biệt với thánh Giacôbê hậu, cũng là một tông đồ và làm Giám mục Giêrusalem. Gọi là "tiền" vì ngài được gọi trước hay vì ngài cao lớn hơn, nhất là vì ngài lớn tuổi hơn.

Thánh nhân cùng với em là Gioan được kêu gọi làm tông đồ trong khi họ đang chài lưới bên bờ biển Galilê (Mc 1,19-20). Trong tường thuật này, chúng ta thấy gia đình ông Giêbêđê xem như cũng khá giả và có thuê những người làm công.

Kể từ khi bỏ cha mẹ, chài lưới và những người làm công, anh em Giacôbê và Gioan luôn sát cánh bên Chúa. Họ chia sẻ với Người nếp sống "con cáo có hang, con chim có tổ, con người không có chỗ dựa đầu" và trong những buổi tiệc vui như ở Cana (Ga 2,1). Trong cộng đoàn tông đồ, Giacôbê luôn giữ một chỗ đứng quan trọng sau Phêrô. Bởi vậy ngài được vào số ba môn đệ trong các biến cố phục sinh cho con gái Giarô (Mc 5,37) biến hình (Mc 9,2) và hấp hối ở Gethsemani (Mc 14,33).

Giacôbê hẳn phải hiểu rõ đặc ân của mình và ông đã đáp trả bằng một nhiệt tình cũng đặc biệt. Một lần qua Samaria, ông đã bất mãn vì dân làng không tiếp đón Chúa Giêsu một cách nồng hậu. Ông phát biểu: -Thưa Ngài, Ngài có muốn chúng tôi khiến lửa từ trời giáng xuống mà tiêu diệt chúng không?

 Nhiệt tình của ông giống như Êlia. Nhưng Chúa Giêsu lại sửa sai tính nóng nảy ấy của ông: -Các ngươi không biết các ngươi ứng theo thần khí nào (Lc 9,52-56). Và người đặt cho Giacôbê và Gioan biệt danh là Boanerghê, nghĩa là con cái của sấm sét (Mc 3,17).

Dĩ nhiên là con người, khi theo Chúa Giêsu, các ông vẫn còn những yếu đuối, khi nghe loan báo về cuộc hoàn thành sứ mạng sắp tới, Giacôbê và em ông không ngần ngại thưa: - Xin cho chúng tôi được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả, trong vinh quang của thầy.

Không hứa sẽ thỏa mãn ước vọng của họ, Chúa Giêsu đã chỉ hỏi: -Các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy, thứ thanh tẩy Ta phải chịu không?

Một lần nữa, các ông bày tỏ nhiệt tình của mình: - Thưa được (Mt 20,20-23; Mc 10,35-40).

Đã có những phút giây Giacôbê vì yếu đuối như các tông đồ khác, như khi ngủ vùi khi Chúa Giêsu trải qua cơn hấp hối hay như việc ông trốn chạy trước cuộc khổ nạn của Thầy. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Đấng Phục Sinh, nhất là sau ngày lễ Hiện Xuống, Giacôbê đã thực hiện lời hứa của ngài. Ngài sẵn sàng chịu chết dưới lưỡi gươm theo lệnh truyền của Hêrôđê Agrippa (Cv 12,2), có lẽ vào năm 42. Thế là Giacôbê đã trở thành vị tông đồ đầu tiên lấy máu đào làm chứng đức tin và tình mến của mình vào thế kỷ II, Clêmentê thành Alexandria đã làm chứng rằng, chính kẻ tố cáo thánh nhân lại được ngài cải hóa và lãnh phúc tử đạo cùng lúc với ngài.

Truyền thống cho rằng Giacôbê đã mang Tin Mừng đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên điều này không được chứng thực rõ ràng. Lần đầu tiên truyền thống này được viết ra vào thế kỷ VII, dựa vào nguồn Hy lạp không đáng tin. Một thế kỷ sau, khi một ngôi sao chỉ cho thấy ngôi mộ của thánh Giacôbê, niềm tin của quần chúng bắt đầu lan rộng.

Nơi hành hương ở Compostella (có lẽ bởi chữ Campustella : cánh đồng sao) là trung tâm rất nổi tiếng dầu chúng ta tin rằng thánh Giacôbê có đi Tây Ban Nha đi nữa thì cũng không thể nói được rằng nơi đây có di tích của thánh nhân.

 

SUY NIỆM 6: Sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động trong sự yếu đuối của con người.

 (Lm Anthony Đinh Minh Tiên, OP) 

Con người bị bao vây bởi những yếu đuối về thể xác cũng như tinh thần: về thể xác: nghèo đói, bệnh tật, nguy hiểm, chết chóc; về tinh thần: ghen ghét, hận thù, tội lỗi. Tuy thế, lịch sử Giáo Hội không ngừng chứng minh: sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động nơi những con người yếu đuối. Ví dụ: Phêrô chối Chúa 3 lần thành người điều khiển Giáo Hội, Phaolô nhiệt thành bắt bớ Đạo thành người nhiệt thành rao truyền Đạo, Augustino một thanh niên chơi bời hư hỏng thành thánh Giám-mục loan truyền tình yêu và sự khôn ngoan của Thiên Chúa ...

Các Bài Đọc hôm nay muốn làm sáng tỏ tư tưởng Thiên Chúa hoạt động trong sự yếu đuối và tội lỗi của con người. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô so sánh sức mạnh của Thiên Chúa như kho tàng chứa đựng trong bình sành là thân xác yếu đuối và tội lỗi của con người. Trong Phúc Âm, vì ham muốn quyền bính và địa vị, người mẹ của Giacôbê và Gioan xin với Chúa Giêsu cho hai con mình được một đứa ngồi bên phải và một đứa ngồi bên trái trong vương quốc của Ngài. Điều này gây sự ghen tị và chia rẽ trong hàng ngũ các môn đệ. Chúa Giêsu gọi các ông lại và chỉ dạy các ông con đường lãnh đạo: hy sinh chịu gian khổ và phục vụ mọi người.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em.

1.1/ Kho tàng chứa đựng trong bình sành: Kho tàng là các hồng ân của Thiên Chúa và sức mạnh của Đức Kitô. Một sự phân tích những tư tưởng sau cho chúng ta thấy kho tàng của Thiên Chúa chứa đựng trong bình sành là thân xác yếu đuối của con người:

+ Bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp: Phaolô phải chịu bao áp lực nhưng ông vẫn có thể tìm cách thoát ra. Ví dụ: khi bị giam hãm trong lao tù, ông vẫn có thể cầu nguyện và kết hiệp với Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa muốn, Ngài vẫn có cách để giải thoát ông nhiều lần.

+ Bị hoang mang, nhưng không tuyệt vọng: Nhiều lần trong đời, Phaolô cũng như chúng ta hoang mang không biết đâu là thánh ý Chúa để theo. Thánh Gioan Thánh Giá gọi đây là "những đêm tăm tối," khi chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa; nhưng chúng ta vẫn dùng đức tin để vượt qua và tiến tới. Khi đã trải qua rồi, chúng ta nhìn lại và nhận ra sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa.

+ Bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi: Người môn đệ của Đức Kitô sẽ bị người đời ngược đãi: nói hành, bôi nhọ, bắt bớ, tù đày... vì họ không sống theo tiêu chuẩn và đường lối của thế gian; nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi họ. Ngài hứa sẽ ở cùng các môn đệ mọi ngày cho đến tận thế, và Thánh Thần sẽ giúp họ biết phải nói gì và làm gì khi bị thế gian ngược đãi.

+ Bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt: Phaolô cũng như các tín hữu đã nhiều lần bị quật ngã: hoặc cách thể lý như bị ngược đãi bởi người đời, hoặc cách tâm linh như những lúc sa ngã phạm tội. Nhưng với sức mạnh và ơn thánh của Chúa, họ lại trỗi dậy, giao hòa với Chúa, và tiếp tục phấn đấu cho đến hơi thở cuối cùng.

Hiểu như thế, cuộc đời mỗi tín hữu là cuộc đời luôn vác thánh giá theo chân Đức Kitô, như Phaolô diễn tả: "Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi."

1.2/ Sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em: Trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Đức Kitô là người đi tiên phong mở đường cứu độ bằng cách mặc lấy thân xác yếu đuối của con người để rao truyền Tin Mừng, để huấn luyện các môn đệ trước khi sai đi, và hy sinh chịu gian khổ để chuộc tội cho con người.

Noi gương Đức Kitô, Phaolô và các môn đệ cũng đi theo con đường đó: Các ông được sai đi rao giảng Tin Mừng, thu thập và huấn luyện các môn đệ để tiếp tục sai đi, và cũng phải hy sinh chịu gian khổ để làm chứng cho Đức Kitô và cho Tin Mừng được lan rộng khắp nơi. Các môn đệ dám hy sinh tất cả cho dẫu phải đổ máu vì các ông biết rằng: "Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy cũng sẽ làm cho các ông được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt các ông bên hữu Người."

Các tín hữu sau khi đã nhận được đức tin từ Phaolô và các môn đệ lại tiếp tục tiến trình đó, và cứ như vậy cho đến ngày Đức Kitô trở lại. Nếu tất cả đều trung thành với sứ vụ của mình và làm chứng cho Đức Kitô, toàn thế giới sẽ được nghe Tin Mừng và trở thành những môn đệ của Ngài. Lúc đó Nước Chúa sẽ trị đến, như Phaolô hy vọng: "Như thế, ân sủng càng dồi dào, thì càng có đông người hơn dâng lên Thiên Chúa muôn ngàn lời cảm tạ, để tôn vinh Người."

2/ Phúc Âm: Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.

2.1/ Tính mỏng giòn yếu đuối của con người:

(1) Lòng ham muốn địa vị: "Bấy giờ bà mẹ của các con ông Zebedee đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: "Bà muốn gì?" Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy."

Có sự khác biệt giữa hai trình thuật giữa Marcô và Matthew về biến cố này: Theo trình thuật của Marcô, chính hai anh em yêu cầu điều này với Chúa Giêsu. Theo trình thuật của Matthew, lời yêu cầu được làm qua người mẹ. Dù sao chăng nữa, đây cũng là điều yếu đuối rất thường xảy ra nơi con người: ai cũng mong được hơn người, có quyền hành và địa vị, và được người khác kính nể, phục vụ. Hai anh em không ngại đi theo Chúa, nhưng đi theo để đạt mục đích trần thế của mình.

(2) Lòng ghen tị khi thấy người khác hơn mình: "Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó." Điều này cũng là yếu đuối con người nữa: Dưới mắt các ông, chỉ có hai chỗ cao trọng nhất mà hai anh em nhà Zebedee đã giành, còn mình ngồi đâu? Hơn nữa, hai anh em cùng với Phêrô, thường được coi là những người "thân tín" của Chúa!

2.2/ Sự khôn ngoan của Thiên Chúa:

(1) Lãnh đạo bằng hy sinh chịu đựng gian khổ: Đức Giêsu bảo họ: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?" Họ đáp: "Thưa uống nổi."

Đức Giêsu bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được." Lịch sử chứng minh Giacôbê cũng uống chén đắng của Chúa bằng việc tử đạo tại Jerusalem (Acts 12:1-2), và Gioan uống chén đắng bằng cách sống trung thành với Đức Kitô cho đến tuổi già.

(2) Lãnh đạo bằng khiêm nhường phục vụ tha nhân: Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy. Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta đừng bao giờ nản chí khi phải đương đầu với yếu đuối của thân xác và sa ngã của linh hồn, vì sức mạnh của Thiên Chúa vẫn đang hoạt động trong chúng ta.

- Chúng ta phải sống theo chỉ đạo và đường lối của Thiên Chúa: lãnh đạo bằng hy sinh và phục vụ. Đừng sống theo tiêu chuẩn và đường lối của thế gian để đòi danh vọng và chức quyền.

 

SUY NIỆM 7: Thánh Giacôbê Tông Đồ

(Lm Giacôbê Tạ Chúc)

Trong danh sách mười hai Tông đồ mà Chúa chọn, có hai người cùng mang tên là Giacôbê, một người là anh của Thánh Gioan viết Phúc âm, con ông Giêbêđê  và một người là con của ông Alphê. Để phân biệt hai Tông đồ này, người ta gọi Thánh Giacôbê Tông đồ hậu và Giacôbê Tông đồ tiền. Phụng vụ vào ngày 25 tháng 7 hằng năm cử hành lễ kính Thánh Giacôbê Tông đồ Tiền.

Thân thế của Thánh Giacôbê

Ông xuất thân trong một gia đình ngư phủ tương đối khá giả tại Betsaiđa, thân sinh là ông Giêbêđê có người làm thuê(Mc 1, 19-20). Cũng theo Tin mừng của Marcô thì Giacôbê là một trong bốn môn đệ được Chúa gọi đầu tiên tại biển hồ Galilêa(Mc 1, 16-20). Trong những biến cố quan trọng của cuộc đời Đức Giêsu, vị Tông đồ này luôn có mặt, ông đã chứng kiến phép lạ Chúa chữa nhạc mẫu Phêrô khỏi bệnh(Mt 1, 29-31), con gái ông Giairô sống lại(Mc 5, 37-43), Chúa biến hình trên núi(Mc 9,2-8), và lúc chúa Giêsu hấp hối ở vười Gietsimani(Mt 26,37). Hai anh em Giacôbê và Gioan được Chúa đặt cho một biệt hiệu khá “kêu” là :”Boanergès” có nghĩa là con sấm sét(Mc 3,17). Chắc cũng vì cá tính của Giacôbê hơi nóng nảy khi cùng với Chúa Giêsu đi vào làng Samari và dân làng không đón tiếp. Thấy vậy, Giacôbê và Gioan cùng đề nghị với Chúa rằng:”Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?”(Lc 9, 54). 

Cuộc Tử đạo của Ngài

Theo sách Công vụ kể lại thì có thể Thánh Giacôbê chịu tử đạo dưới thời vua Hêrôđê Agrippa I, vào cuối thế kỷ thứ II, khỏang năm 44:”Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra  tay ngược đãi một số người trong Hội thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan”(Cv 12,1-2). Đây là thời kỳ bách hại các Kitô hữu rất dữ dội, trong suốt ba thế kỷ đầu và chỉ tạm lắng xuống sau sắc chỉ Milan của hòang đế Constantianop vào năm 313. Giáo hội phương tây mừng kính Ngài từ thế kỷ thứ VIII. Các Giáo hội theo nghi lễ Copte và Byzantin thì mừng lễ Ngài sớm hơn vào một ngày gần lễ Phục sinh. 

Thông điệp của Thánh nhân

Khi xin Chúa Giêsu cho được ngồi bên hữu và bên tả của Ngài, Giacôbê đã được Chúa báo trước cuộc tử đạo mà những ai muốn theo Chúa phải đón nhận. Chén đắng cùng với mũ triều thiên vinh quang trong nước trời. Bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu đã làm sáng tỏ chén đắng mà Chúa Giêsu uống, khi Người trao lại cho Thánh nhân, và Giacôbê sẵng sàng đón nhận:” ngay từ phút đầu tiên, Người đã cháy lửa nhiệt tình, và trong sự khinh chê lạ thường các lợi lộc trần gian, Người đã tiến tới đỉnh cao đến độ tức thời bị đem đi giết”( trích bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu trong bài đọc giờ kinh sách).

 

SUY NIỆM 8: Thánh Giacôbê Giêbêđê, Vị Tông Đồ Cao Vọng

(Trích: ‘13 Người Đã Thay Đổi Thế Giới’)

Ông tên là Gia-cô-bê, em ông cũng là Tông Đồ tên là Gio-an. Cha ông tên là Dê-bê-đê, một người ngư phủ. Mẹ ông tên là Sa-lô-mê, chị họ của bà Ma-ri-a (có thể là mẹ Đức Giê-su Na-da-rét).

Bà Sa-lô-mê là một con người độc đáo. Có một lần bà đến gặp Đức Giê-su và thỉnh cầu cho con bà. Bà nói: "Xin Ngài truyền lệnh cho các con tôi đây, được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài trong nước của Ngài..." (Mt 20, 21). Đấy, bà xin xỏ cho hai con trai được hai chỗ danh dự, thành hai quan cận thần, chức tước cỡ lớn, áo mão xênh xang.

Có những bà mẹ thúc giục con mình thực hiện điều mình mơ ước nhưng không thực hiện được. Họ xô đẩy, níu kéo con mình, họ làm áp lực. Họ muốn con mình được giàu sang vinh dự. Họ không chỉ mưu ích cho con mà còn cho cả chính mình. Thử nghĩ, khi hai con ông Dê-bê-đê làm quan to trong triều thì mọi người sẽ nhìn bà bằng cặp mắt nể phục biết bao...

Phía sau Gia-cô-bê là một bà mẹ đầy cao vọng.

Nhưng ta chớ quên đi điều này: Bà đã theo Chúa Ki-tô, Bà tin vào Chúa và bà đã được hoán cải. Bà đứng dưới chân thập giá khi Chúa chết. Chúa đã không lên ngai vàng mà Người chỉ lên thập giá. Và dưới chân Người, bà Sa-lô-mê đứng đó.

Cao vọng của người mẹ được chuyển qua người con, qua Gia-cô-bê hơn là Gio-an.

Nhưng, dù cho Gio-an mang giòng máu của bà nhưng Gio-an có một tâm hồn đầy tế nhị, yêu thương nên cao vọng xâm chiếm lòng ông ít hơn là đối với Gia-cô-bê.

Gia-cô-bê là anh, làm nghề ngư phủ với cha mình. Con người của Gia-cô-bê sôi sục, nóng bỏng, vì thế, Gia- cô-bê dễ dàng làm mồi cho cao vọng. Ông được Chúa gọi là "Con-Của-Sấm-Sét" để thấy rằng ông là người nóng nảy, cuồng nhiệt đến thế nào. Điều này cũng giải thích được phản ứng của ông đối với dân Sa-ma-ri-a.

Đức Giê-su về Giê-ru-sa-lem và phải đi qua miền Sa-ma-ri-a. Giữa người Sa-ma-ri-a và người Do-thái vốn có sự xung khắc. Đức Giê-su sai người đến một làng gần đó để chuẩn bị chỗ cho Người và các Tông Đồ nhưng dân Sa-ma-ri-a từ chối. Thế là Gia-cô-bê và Gio-an nổi giận. Họ nhớ lại có lần Ngôn Sứ Ê-li-a gọi lửa từ trời xuống, họ cũng đề nghị với Chúa tương tự: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng ta khiến lửa từ trời xuống mà tiêu diệt bọn chúng không ?" (Lc 9, 54)

Chúng ta chứng tỏ cho bọn họ thấy quyền năng, cho mọi người biết rằng chúng ta có quyền sai lửa xuống cho họ khiếp.

Nhưng, Đức Giê-su quở trách họ: "Anh em không biết anh em ứng theo Thần Khí nào. Vì Con Loài Người đến không phải để hủy diệt mạng sống người ta mà là để cứu họ..." (Lc 9, 55 – 56).

Cao vọng của người mẹ đã truyền sang người con đến độ nếu người mẹ không xin thì con cũng tự ý xin.

Bằng cớ là Thánh Mác-cô đã kể lại câu chuyện tương tự nhưng lại không nhắc đến người mẹ mà chỉ để cho chính Gia-cô-bê và Gio-an tự miệng nói ra: "Xin Thầy cho chúng con được ngồi một người bên tả, một người bên hữu trong vinh quang của Thầy" (Mc 10, 37).

Và Chúa đã dạy họ một bài học. Chúa cho họ biết rằng những chỗ danh dự trên trời không dành cho những kẻ bè phái, nịnh hót, xin xỏ, nhưng dành cho những người xứng đáng: "Anh em không biết anh em xin gì ? Anh em có thể uống chén Thầy uống và chịu thanh tẩy cùng một thứ thanh tẩy mà Thầy chịu không ?" (Mc 10, 38).

Muốn là phải được.

Người có nhiều cao vọng thì hứa thi hành tất cả.

Gia-cô-bê không hiểu mình đã hứa một điều hệ trọng như thế nào khi ông vội vàng đáp lời Chúa là: "Thưa Thầy được ạ !"

Và câu trả lời của Chúa tiếp đó quả thật là khó hiểu đối với ông:

"Chén của Thầy, anh em sẽ uống,

Thanh tẩy Thầy chịu, anh em sẽ chịu,

Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả của Thầy,

Thầy không có quyền ban,

Nhưng là dành cho ai đã tiền định." (Mc 10, 39 – 40)

Mãi sau này, Gia-cô-bê mới hiểu ra.

Và lúc ấy, có thể ông nhớ lại lời thỉnh cầu lúc trước và cảm tạ Chúa vì Người đã không nhận lời...

Bên hữu và bên tả ư ?

Chắc không phải trong đêm Thầy bị phản bội,

vì ông đã bỏ rơi Người mất.

Chắc không phải khi Người bị đưa ra công nghị để bị la ó chế diễu,

Chắc không phải khi Người bị đánh tả tơi trong sân Phi-la-tô,

Chắc không phải khi Người bị bắt phải vác khổ giá,

Chắc không phải khi Người bị đóng đinh mà treo lên giữa trời.

Không,

Gia-cô-bê không muốn ở bên hữu bên tả Người những khi ấy.

Gia-cô-bê mừng thầm

vì lời thỉnh cầu đã không được Chúa chấp thuận.

Gia-cô-bê cũng không đứng gần thánh giá Chúa,

Gia-cô-bê không dám: ông quá hèn nhát...

Thế nhưng,

Đức Giê-su đã nói với ông rằng ông sẽ uống chén với Người.

Thử hỏi trong số chúng ta

có được mấy người mong muốn uống chén Chúa uống ?

chén của đau khổ, của hấp hối,

chén của khó khăn, của thử thách...

Chén ở đây là con đường thực hiện Ý Chúa.

"Thưa được", chúng con uống được...

Chúng ta có ý thức đưọc chúng ta nói gì đó chăng ?

Chúng ta có hiểu được giá phải trả

khi trở nên môn đệ Chúa chăng ?

Chúng ta có biết được tương lai ra sao khi theo Chúa chăng ?

Ai chấp nhận Chúa là chấp nhận vác thập giá theo Chúa.

Người theo Chúa đầu tiên là Áp-ra-ham. Áp-ra-ham là người đầu tiên trung thành bước theo tiếng nói "bóc lột" của Thiên Chúa: "Hãy ra đi, bỏ tất cả của cải ngươi, xứ sở mgươi, di sản của cha ông ngươi, tập quán, quá khứ của ngươi..." Và Áp-ra-ham đã ra đi mà không biết mình đi về đâu ! (Dt 11, 8)

Và sau này, Gia-cô-bê cũng đã uống chén đó: ông chịu tử đạo,

Ông là Tông Đồ đầu tiên đổ máu dưới thời Hê-rô-đê,

Ông đã uống cạn chén Chúa đã uống...

Trong câu chuyện này, ta thấy một sự kiện khiến ta suy tư về chữ "Thánh" nằm trước tên các Tông Đồ như Thánh Phê-rô, Thánh An-rê, Thánh Mát-thêu...

"Khi 10 người kia nghe được nhũng lời thỉnh cầu của Gia-cô-bê và Gio-an, họ phẫn uất với hai anh em..." (Mt 20, 24).

Vâng, họ ganh tỵ, xét cho cùng, họ cũng đầy cao vọng. Họ cũng cao vọng bằng hai anh em nhưng họ không đủ can đảm để xin như những "Đứa-Con-Của-Sấm-Sét".

Phân tích ra như vậy thật là nản lòng. Hào quang các vị cũng bị vẩn đục ít nhiều chăng ? Ta cứ nghĩ rằng mười ba người này thánh thiện, ta gán cho họ những nhân đức cao siêu.

Họ thay đổi cả thế giới,

họ di chuyển được cả núi non.

Và, ta đã tạc tượng cho họ.

Giờ đây, xem ra họ cũng như ta vậy thôi:

họ bất toàn, họ ích kỷ, họ đầy ắp cao vọng, và thêm vào đó,

họ còn giả hình nữa !

Nhưng, đây mới là điều đáng nói:

Đức Giê-su đã chọn những người ấy.

Và, quả thật họ đã thay đổi cả bộ mặt thế giới,

họ đã di chuyển cả núi non.

Đức Giê-su đã không chọn những con người hoàn hảo.

Người đã không chọn những kẻ thánh thiện ngay từ trong lòng mẹ.

Nhưng Chúa đã chọn những người có máu ganh tỵ, ích kỷ, tham lam,

cao vọng nhất, như Gia-cô-bê.

Người chọn họ vì Người muốn hoán cải họ.

Hoán cải thế nào ?

Thưa, bằng chính đời sống của Người.

Họ noi gương Người,

gương của Đấng quỳ xuống mà rửa chân cho họ:

"Ai muốn làm lớn trong anh em thì hãy hầu hạ anh em" (Mt 20, 27).

Chúa còn hoán cải họ bằng cái chết của Người.

Họ biết vì sao Người sống, họ nghe Lời Người dạy.

Giờ đây, Người thi hành điều đã loan báo.

Người vâng phục Thánh Ý Cha cho đến chết,

dù là cái chết nhục nhã trên thập giá:

"Con Người đến để thí mạng sống mình

hầu làm giá cứu chuộc thay cho nhiều người..." (Mt 20, 28)

Chúa còn hoán cải họ bằng chính Thánh Thần của Người.

Một Thần Khí mới,

không phải tinh thần ích kỷ, tham lam, ganh tỵ và giận dữ,

nhưng là Thần Khí của Thiên Chúa.

Thánh Thần ở bên trong họ và thay đổi họ tự thâm sâu...

Hình ảnh thành công của chúng ta thường là hình tháp.

Ta càng lên cao thì càng ít người bằng ta,

và ta càng có nhiều người ở dưới.

Mục đích của chúng ta là đỉnh kim tự tháp.

Không ai bằng ta, ta hơn hết mọi người...

Gia-cô-bê cũng từng mong muốn như thế.

Ông mong được ngồi bên hữu hay bên tả Chúa.

Chỉ có Chúa là hơn ông, còn mọi người thì đều ở dưới chân.

Chúa đã đến, Chúa đã lật ngược hình tháp.

Càng tiến lên, ta càng có nhiều người ở bên trên,

ta càng có nhiều người để phục vụ.

Và Đức Giê-su, đỉnh của kim tự tháp lật ngược đó,

Mang lấy tội lỗi thay cho cả nhân loại:

"Con Người đến để hầu hạ,

và thí mạng sống mình làm giá chuộc..." (Mt 20, 28)

Vấn đề của chúng ta là ở đó:

Chúng ta muốn thực hiện cao vọng của ta

Hay chúng ta chấp nhận để khát vọng Chúa thể hiện trong ta?

Chúng ta muốn uống ly rượu ngọt của mình

Hay là uống chén mật đắng của Chúa ?

Và, tự muôn thuở cho đến mãi mãi,

Con người chúng ta cứ bị đong đưa

giữa ý mình và Ý Chúa, giữa cửa hỏa ngục và Cửa Thiên Đàng...

 

SUY NIỆM 9: Thánh Giacôbê Lòng nhiệt thành

(Sưu tầm)

Đức Giêsu là một nhà giáo dục đại tài, không chọn những nhà thông thái tài giỏi làm tông đồ, nhưng người chỉ chọn những tâm hồn đơn sơ, khiêm tốn và nhiệt thành. Lòng nhiệt thành của Thánh Giacôbê và thánh Gioan đã khiến Chúa đặt cho cái tên là con của Thiên Lôi.

Thật đẹp thay, xinh thay những bước chân người tông đồ công bố tin vui. Vượt đèo cao, sông sâu, qua núi, qua rừng đem nguồn sống cho mọi nơi. Thánh Giacôbê đã bước theo Chúa suốt ba năm Người công khai rao giảng Tin Mừng, Thánh nhân đã cùng với Đức Giêsu trải qua biết bao gian khó từ khi được gọi làm Tông đồ. Ông là một trong bốn môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu mời gọi.

Với lòng nhiệt thành sẵn có, ông cùng với em mình lập tức bỏ mọi sự mà theo Người. Rồi cùng với Thánh Phêrô và Thánh Gioan, được chứng kiến biến cố Hiển Dung của Chúa trên núiTabor, được cùng đi với Chúa vào vườn Giệtsimani lúc khởi đầu cuộc thương khó.

Phúc âm kể lại một biến cố lạ lùng trong đời sống của Thánh Giacôbê là : khi ấy, bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo, bà bái lạy và kêu xin Người một điều: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi, một người ngồi bên hữu một người ngồi bên tả Thầy trong nước của Thầy”. Đức Giêsu bảo: “Các ngươi không biết các ngươi xin gì ư, các ngươi có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “ Thưa uống nổi”. Chúa Giêsu đã chấp nhận lời đáp trả ấy vì lòng quảng đại và nhiệt thành của những người trẻ  sẵn sàng làm Tông đồ loan báo Tin Mừng nhưng Chúa phán tiếp: “Chén của Thầy, các ngươi sẽ uống”. Từ lúc này, trong con người của Thánh Giacôbê đã có một cuộc biến chuyển nội tâm lâu dài. Sự nhiệt thành trước kia chống lại những người Samari không muốn đón tiếp Chúa Giêsu, đã biến nên lòng nhiệt thành vì các linh hồn. Tuy không làm mất đi cá tính hăng hái của mình, nhưng thánh Giacôbê biết rằng nhiệt tâm vì quyền lợi Thiên Chúa không thể dính dáng đến bạo lực. Chỉ có vinh quang Thiên Chúa là khát vọng duy nhất xứng đáng mà thôi. Theo trình thuật Phúc âm, cũng như các tông đồ, thánh nhân cũng có những khuyết  điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những khuyết điểm ấy Ngài có một tâm hồn và một con tim vĩ đại. Và vì lòng nhiệt thành cho các linh hồn nên Thánh nhân đã là vị Tông đồ đầu tiên được phúc tử đạo.

Lạy Chúa, xin Chúa ban cho chúng con nguồn sức mạnh từ nơi Chúa để chúng con luôn mang trong mình một trái tim quảng đại, sẵn sàng dấn thân hy sinh nhiệt thành phụng sự Chúa, mưu ích cho các linh hồn. Noi gương Thánh Giacôbê, Chúng con sẽ trở thành những tông đồ hăng say rao giảng Tin Mừng, để nước Chúa ngày càng lan rộng khắp nơi.

 

SUY NIỆM 10: CON SẼ UỐNG CHÉN ĐẮNG CỦA TA

(Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT)

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta không khỏi ngạc nhiên về sự tuyển chọn môn đệ của Ngài. Tất cả các môn đệ đều xuất thân từ giới lao động, làm nghề chài lưới hoặc làm nghề thu thuế. Mọi tông đồ đều là những con người mộc mạc, giản dị, quê mùa.

Chúa chọn các Ngài là do quyền năng của Chúa, do ân huệ và sự nhưng không của Chúa. Chúa muốn chọn ai tùy ý Ngài. Chúa không dựa trên những tiêu chuẩn như người đời thường đưa ra. Chúa tuyển chọn con người do tình thương và lòng thương xót của Chúa.

Tin Mừng cho ta biết thánh Giacôbê là anh của thánh Gioan, con của ông Zêbêđê, bạn đồng nghiệp với thánh Phêrô và thánh Anrê. Các Ngài sinh sống bằng nghề truyền thống của cha ông: nghề chài lưới trên biển hồ Giênêzarét.

Ơn gọi của Giacôbê rất tình cờ vì khi Chúa Giêsu đi ngang qua, Ngài trông thấy Giacôbê và Gioan đang vá lưới với cha các ông ở dưới thuyền, Chúa kêu gọi các ông, lập tức các ông bỏ cha, bỏ thuyền, bỏ chài lưới mà đi theo Đức Giêsu.

Giacôbê và Gioan rất nhiệt thành làm môn đệ Chúa, nhưng lòng nhiệt thành của các ông có pha chút tham vọng làm lớn, bằng chứng là Tin Mừng của thánh Gioan 20, 20-28 đã thuật lại việc các ông và mẹ các ông đã đến để xin Chúa Giêsu một ân huệ. Đây là suy nghĩ theo kiểu trần gian của các ông, nên các ông đã xúi mẹ dẫn hai ông tới với Chúa để xin cho một ông ngồi bên hữu và một ông bên tả trong nước Thiên Chúa (Ga 20, 21). Giacôbê và Gioan đã không hiểu điều các ông xin. Chúa đã soi sáng cho hai ông:” Các người không biết các ngươi xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ? (Ga 20, 22). Dù chưa hiểu gì nhưng các ông vẫn sẵn sàng thưa với Chúa Giêsu:” Thưa uống nổi” (Ga 20, 22).

Giacôbê và Gioan đã được Chúa cải hóa khiến các Ngài can đảm hy sinh đến giọt máu cuối cùng sau này. Giacôbê trở nên người thân cận của Chúa Giêsu, và cùng với thánh Phêrô và Gioan. Thánh Giacôbê đã chứng kiến việc Chúa Giêsu làm phép lạ cho con ông Giarô sống lại, được chiêm ngắm Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê và việc Chúa hấp hối trong vườn Cây Dầu. Thánh Giacôbê đã được vinh phúc chết để làm chứng cho Chúa phục sinh đầu tiên khoảng năm 43 hay 44 trước lễ phục sinh. Vua Hêrôđê Agrippa I đã xử trảm Ngài. Thánh nhân được tôn kính từ thế kỷ IX tại compostelle và hiện nay trên thế giới nhiều nơi tôn kính Ngài.

Chúa Giêsu đã nói:” Chén của Thầy các con sẽ uống “ (Ga 20, 23). Thánh Giacôbê đã uống chén đắng của Chúa Giêsu đúng như lời Ngài đã loan báo trước.

Lạy thánh Giacôbê tông đồ, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con cũng biết noi theo Người mà uống chén đắng của Chúa. Amen.



 

Không phải được phục vụ mà là để phục vụ

Wednesday (July 25):  “Not to be served but to serve”

Scripture:  Matthew 20:20-28 

20 Then the mother of the sons of Zebedee came up to him, with her sons, and kneeling before him she asked him for something. 21 And he said to her, “What do you want?” She said to him, “Command that these two sons of mine may sit, one at your right hand and one at your left, in your kingdom.” 22 But Jesus answered, “You do not know what you are asking. Are you able to drink the cup that I am to drink?” They said to him, “We are able.” 23 He said to them, “You will drink my cup, but to sit at my right hand and at my left is not mine to grant, but it is for those for whom it has been prepared by my Father.” 24 And when the ten heard it, they were indignant at the two brothers. 25 But Jesus called them to him and said, “You know that the rulers of the Gentiles lord it over them, and their great men exercise authority over  them. 26 It shall not be so among you; but whoever would be great among you must be your servant, 27 and whoever would be first among you must be your slave; 28 even as the Son of man came not to be served but to serve, and to give his life as a ransom for many.”

Thứ Tư     25-7           Không phải được phục vụ mà là để phục vụ

 

Mt 20,20-28

20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.21Người hỏi bà: “Bà muốn gì? ” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.”22 Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? ” Họ đáp: “Thưa uống nổi.”23 Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”24Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”

 

Meditation: 

Who doesn’t want to be first, and to be esteemed and honoured by others? We seem to have an unquenchable thirst for recognition and fame, power and authority to rule our own lives as we please as well as the lives of others. Should we be surprised to see the disciples of Jesus thirsting for power, position, and authority? James and John, the sons of Zebedee, urged their mother to strike a deal with Jesus, their Master and Messiah. They wanted the distinction of being first and most important in position, next to Jesus, of course!

Jesus turns authority and power upside down 

When Jesus called the twelve apostles to be his inner circle of disciples who would teach and exercise spiritual authority on his behalf, he did the unthinkable! Jesus taught contrary to the world’s understanding of power, authority, and position, by reversing the order of master and servant, lord and subject, first and last! Jesus wedded authority with love, the position with the sacrifice, and service with humility. Authority without love is over-bearing and slavish. The position without respect and concern for the subordinate is demeaning and rude. And service without generosity and sacrifice is cheap and unkind.

Those who wish to serve with the Lord Jesus and to exercise authority in God’s kingdom must be prepared to sacrifice – not just some of their time, money, and resources – but their whole lives and all that they possess! Jesus used stark language to explain what kind of sacrifice he had in mind. His disciples must drink his cup if they expect to reign with him in his kingdom. The cup he had in mind was a bitter one involving crucifixion. What kind of cup does the Lord have in mind for us? For some disciples, such a cup entails physical suffering and the painful struggle of martyrdom. But for many, it entails the long routine of the Christian life, with all its daily sacrifices, disappointments, setbacks, struggles, and temptations.

 

Christ’s way of love and service

A disciple of Jesus must be ready to lay down his or her life – each and every day in the little and big sacrifices required – and even to the point of shedding one’s blood if necessary for the sake of Christ and his Gospel. What makes such sacrifice a joy rather than a burden? It is love – the kind of “love which God has poured into our hearts through the Holy Spirit which has been given to us” (Romans 5:5). An early church father summed up Jesus’ teaching with the expression: “to serve is to reign with Christ.”  We share in God’s reign by laying down our lives in humble service and love for one another, just as Jesus did for our sake. Are you ready to lay down your life and to serve others as  Jesus has taught and modelled for us?

 

 

 

“Lord Jesus, make me a servant of love for your kingdom, that I may seek to serve rather than be served. Inflame my heart with love that I may give generously and serve joyfully for your sake.”

 

Suy niệm:

Ai lại không muốn làm đầu, được người khác kính trọng và yêu mến? Chúng ta dường như có niềm khao khát không thể dập tắt cho sự thừa nhận và danh tiếng, tài năng và quyền thế để làm chủ cuộc đời mình, cũng như làm chủ cuộc đời người khác. Chúng ta có phải ngạc nhiên khi thấy các môn đệ của Đức Giêsu ao ước quyền lực, chức vụ, và quyền hành không? Giacôbê và Gioan, con của Dêbêđê, thúc giục mẹ mình thương lượng với Đức Giêsu, Thầy và Đấng Mêsia của họ. Dĩ nhiên, họ muốn sự biệt đãi ở hàng đầu và quan trọng nhất về chức vụ, bên cạnh Đức Giêsu!

Đức Giêsu đảo lộn uy quyền và sức mạnh

Khi Đức Giêsu kêu gọi 12 tông đồ trở thành quỹ đạo bên trong của các môn đệ, những người sẽ giảng dạy và thực hiện uy quyền thiêng liêng thay mặt Ngài, Ngài đã làm một điều thật ấn tượng! Ngài dạy trái ngược với lối suy nghĩ của thế gian về sức mạnh, quyền lực, chức vụ, bằng việc đảo lộn thứ tự của thầy và tớ, vua với dân, đầu với cuối! Đức Giêsu liên kết quyền hành với yêu thương, chức vụ với hy sinh, và phục vụ với khiêm tốn.  Quyền hành không có tình yêu là lạc hướng và mù quáng. Chức vụ không có tôn trọng và quan tâm cho cấp dưới là làm mất phẩm giá và láo xược. Và phục vụ không có quảng đại và hy sinh là hời hợt và không tốt.

Những ai muốn phục vụ với Đức Kitô và thực hiện uy quyền trong vương quốc của Thiên Chúa phải chuẩn bị để hy sinh – không chỉ một ít thời giờ, tiền bạc, và tài nguyên – nhưng cả mạng sống và tất cả những gì họ có! Đức Giêsu đã dùng lời lẽ cứng rắn để giải thích loại hy sinh mà Ngài muốn nói tới. Các môn đệ của Ngài phải uống chén của Ngài, nếu họ mong đợi được ngự trị với Ngài trong nước Trời. Chén Ngài nói tới là chén đắng, bao gồm sự đóng đinh. Loại chén nào Chúa muốn cho chúng ta? Đối với một số môn đệ, chén đắng như thế đòi hỏi đau khổ về thể lý và sự cố gắng chịu đau đớn của sự tử đạo. Nhưng đối với nhiều người, nó đòi hỏi công việc hằng ngày dai dẳng của cuộc đời Kitô hữu, với tất cả những hy sinh, những thất vọng, nói xấu, cố gắng, và cám dỗ hằng ngày của nó.

Đường lối yêu thương và phục vụ của ĐKitô

Người môn đệ của Đức Giêsu phải sẵn sàng hiến mạng sống mình – mỗi và mọi ngày trong những hy sinh lớn nhỏ được đòi hỏi – và thậm chí đến mức đổ máu mình ra nếu cần thiết vì danh Đức Kitô và Tin mừng của Ngài. Điều gì biến sự hy sinh như vậy thành niềm vui hơn là gánh nặng? Chính là tình yêu – loại “tình yêu mà Thiên Chúa tuôn đỗ vào lòng chúng ta ngang qua Chúa Thánh Thần đã được ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Một giáo phụ thời Giáo hội sơ khai đã tóm tắt giáo huấn của Đức Giêsu với câu thành ngữ: phục vụ là ngự trị với Đức Kitô. Chúng ta chia sẻ trong sự ngự trị của Thiên Chúa bằng việc hiến mạng sống mình trong sự phục vụ khiêm tốn cho người khác như Đức Giêsu đã làm vì phần rỗi chúng ta. Bạn có sẵn sàng hiến mạng sống mình để phục vụ người khác như Đức Giêsu đã dạy và đã làm gương cho chúng ta không?

Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho con trở nên người tôi tớ của tình yêu cho vương quốc của Chúa, để con có thể tìm cách phục vụ hơn là được phục vụ. Xin đốt lên trong con ngọn lửa tình yêu để con có thể cho đi cách quảng đại và phục vụ cách vui tươi vì danh Chúa.

 

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây