HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHỤNG VỤ ( tiếp theo)

Thứ bảy - 31/12/2022 20:21

Giuseppe Carlo Cassaro



hướng dẫn thỰc hành
phụng vụ

[…]

Chầu thánh thể

(L’adorazione Eucaristica)


                                                           

ANCORA


Anh chị em thân mến,

Những trang sách Hướng Dẫn Thức Hành Phụng Vụ trong tay quý anh chị em là của cha Giuseppe Carlo Cassano, ngài là giáo sư Phụng Vụ của Dòng Giovanni Bosco (Dòng Don Bosco) tại Rôma. Ngài có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo anh em sinh viên thần học chuẩn bị trở thành linh mục, ngài cũng đào tạo rất nhiều bạn trẻ và người trưởng thành để thi hành các sứ vụ trong các cộng đoàn của Hội Thánh. Từ những sách phụng vụ của Giáo Hội, ngài đã bám sát các chỉ dẫn tổng quát để viết ra những lời hướng dẫn rất cặn kẽ trong quyển sách này. Hy vọng được sự hướng dẫn của ngài chúng ta cũng sẽ hiểu hơn và thực hành đúng những điều Hội Thánh mong muốn để phục vụ cộng đoàn dân Chúa.

Và trên hết chúng ta cũng cần phải luôn ghi nhớ những lời của Hội Thánh dạy qua Thánh Công Đồng Vaticanô II nói về sự hiện diện của Đức Kitô trong Phụng Vụ:
“Sự hiện diện của Ðức Kitô trong phụng vụ. Ðể chu toàn công việc lớn lao ấy, Chúa Kitô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ, không những trong con người của thừa tác viên, vì “như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục”, nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh Thể. Người hiện diện thiết thực trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người; vì thế, ai rửa tội thì chính là Chúa Kitô rửa. Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo Hội. Sau hết Người hiện diện khi Giáo Hội khẩn cầu và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa: “Ðâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18,20). Thực vậy, trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Giáo Hội là Hiền thê rất quý yêu và Giáo Hội kêu cầu Người như Chúa mình và nhờ chính Người phụng thờ Chúa Cha Hằng Hữu. Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người. Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”. (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, số 7)










Những chữ viết tắt


 
AAS Acta Apostolicae Sedis, Roma-Cità del Vaticano 1909-.
CD CONCILIO VATICANO II, Christus Dominus. Decreto sull’ufficio pastorale dei Vescovi, 28 ottobre 1965
CE Caeremoniale Episcoporum ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum auctoritate Ioannis Pauli PP. II promulgatum, Editio Typica – Reimpressio emendata, Libreria Editrice Vaticano, Cità del Vaticano 2008.
CJC Codice di Diritto Canonico, 25 gennaio 1983.
EV Enchiridion Vaticanum, Dehoniane, Bolgna 1976.
LG CONCILIO VATICANO II, Lumen gentium. Costituzione Dogmatica sulla Chiesa, 16 novembre 1964.
MR Messale Romano.
OGMR3 Hướng dẫn Chung về Sách lễ Rôma, tái bản lần thứ 3, 2000.
(Ordinamento Generale de Messale Romano, 3a edizione, 2000.)
PI SACRA CONGREGAZIONE PER IL CLERO, Per instructionem. Lettera circolare sulla riforma delle vesti corali, 30 ottobre 1970
PNLO Principi e Norme per la liturgia delle Ore.
PR SACRA CONGREGAZIONE DEI RITI, Pontificales ritus. Istruzione sulla semplificazione dei riti e delle insegne ponfificali,21 giugno 1968
RS BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Bí Tích Cứu Độ. Huấn thị về một số điều buộc phải tuân giữ và tránh đối với Thánh Thể, 25 thánh ba 2004
(CONGREGAZIONE PER IL CULTO DIVINO E LA DISCIPLINA DEL SACRAMENTI, Redemptionis sacramentum. Istruzione su alcune cose che si devono osservare ed evitare circa la Santissima Eucaristia, 25 marzo 2004)
SC CONCILIO VATICANO II, Sacrosanctum Concilium. Costituzione Conciliare sulla sacra liturgia, 4 dicembre 1963.
TRIMELONI L. Trimeloni, Cẩm nang thực hành phụng vụ, Nhà xuất bản Marietti, Torino2 1963
(L. Trimeloni, Compendio di liturgia pratica, Marietti, Torino 2 1963)
USS SEGRETERIA DI STATO, Ut sive sollicite. Istruzione circa le vesti, i titoli e le insegne dei cardinali, dei vescovi e dei prelati minori, 31 marzo 1969.
   
                                                                                                                             






[…]
Chầu Thánh Thể


Chuẩn bị chầu Thánh Thể
288. Vị Linh mục hay Phó tế là thừa tác viện chức thánh sẽ trưng (espọrre) Thánh Thể Chúa. “Trong trường hợp không có linh mục hay phó tế hay trong trường hợp ngăn trở chính đáng người tín hữu có thể đặt Mình Thánh Chúa, và sau đó cất lại Mình Thánh Chúa: a) Thừa tác viên giúp lễ hay thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa; b) Qua sự lựa chọn của vị Chức Thánh của địa hạt ngài chọn một thành viên, nam hay nữ, của một cộng đoàn tu sĩ hay của một hội đoàn giáo dân đạo đức tham gia vào việc tôn thờ Thánh Thể. Tất cả những người này có thể trưng Mình Thánh Chúa bằng cách mở cửa nhà tạm, hoặc thậm chí nếu thích hợp, đặt bình Mình Thánh Chúa lên trên bàn thờ, hay đặt mặt nhật Mình Thánh Chúa vào hào quang. Khi kết thúc việc tôn thờ Thánh Thể, những vị này cất đặt Mình Thánh Chúa vào lại nhà tạm. Nhưng những người này không được phép ban phép lành Thánh Thể cực trọng.”[1]  Trong trường hợp này, thừa tác viên không bao giờ ngồi vào ghế chủ tọa để phân biệt tình huống này với chức vụ chủ tọa phụng vụ thực sự.
289. Nêu là thừa tác viên linh mục hay phó tế, ngài mặc áo alpa hay áo các phép (surplice) choàng trên áo chùng thâm và dây stola trắng. Những thừa tác viên khác mặc y phục phụng vụ có thể được thông qua trong địa hạt của họ hoặc trang phục phù hợp với chức vụ thiêng liêng này và được Đấng Bản Quyền chấp thuận. Để ban phép lành trước khi kết thúc sự tôn thờ Thánh Thể khi trưng Mình Thánh Chúa với hào quang, vị linh mục hay phó tế cần mặc thêm áo chầu (piviale) và khăn chầu quàng vai (velo omerale); khi đặt Mình Thánh Chúa bằng bình Mình Thánh Chúa chỉ dùng khăn chầu quang vai.[2]

290. Để tôn thờ Thánh Thể có thể sử dụng hào quang hay cách đơn giản với bình Mình Thánh Chúa.[3] “Trong trường hợp đặt Mình Thánh Chúa bằng hào quang, cần thắp bốn hay sáu ngọn nến và có sử dụng xông hương. Còn trường hợp với với bình Mình Thánh thì sử dụng ít nhất hai ngọn nến; có thể sử dụng việc xông hương.”[4]

291. Đặt hào quang chưa có Mình Thánh lên trên bàn thờ, không phải ở vị trí trung tâm bàn thờ mà là gần sát bên trung tâm, và hướng cạnh thánh giá hào quang dọc thẳng, có thể được bảo phủ đơn giản bởi tấm màn vải: sự sắp đặt này để giúp cho người ở vị trí xa có thể phân biệt được khi nào Mình Thánh Chúa đã được đặt trên bàn thờ.

292. Sự sắp xếp hoa lá và bộ đèn của bàn thờ sao cho đẹp, có thể nhìn thấy được, và bố cục gon gàng trang nhã, nhưng không được làm quá mức: cần phải nhớ rằng trung tâm của thời điểm này là Mình Thánh Chúa, chứ không phải tất cả các thiết bị được tạo ra.


Nghi thức Chầu Mình Thánh Chúa

293. Những khoảnh khắc của nghi thức:
 
  1. Đặt Mình Thánh Chúa: Mình Thánh Chúa được đặt trong mặt nhật bằng kính thủy tinh được vị chủ sự đặt vào hào quang và được đặt ở chính giữa khăn thánh được mở ra đặt ở phần phía sau trên mặt bàn thờ.
  2. Xông hương: Bài hát khởi đầu sẽ được hát cho tới khi việc xông hương kết thúc, việc xông hương được tiến hành phía trước bàn thờ và trong tư thế quỳ; liền ngay sau đó có thể nói những lời khấn nguyện như truyền thống và cũng có thể nói một lời giới thiệu ngắn để tạo bầu khí suy niệm cầu nguyện.
  3. Lời Chúa: nhất là khi giờ chầu kéo dài, có thể lặp lại nhiều lần và có thể xen kẽ với các bài hát đối đáp và thinh lặng.[5] “Trong suốt thời gian chầu, các lời cầu nguyện, các bài hát và các bài đọc phải được sắp xếp để giúp các tín hữu cầu nguyện và hướng lòng đạo đức vào Chúa Giêsu Kitô. Để thêm sự thân mật cho giờ cầu nguyện, nên chuẩn bị các bài đọc Thánh Kinh kèm theo bài giảng, hoặc các bài huấn dụ ngắn, nhằm giúp các tín hữu quý trọng hơn mầu nhiệm Thánh Thể. Thật là tốt nếu trong những thời điểm thích hợp các tín hữu đáp lại Lời Chúa bằng những bài hát thánh ca và những giây phút thinh lặng thánh. Trước Thánh Thể được chầu trong thời gian dài cũng có thể cử hành một số phần của phụng vụ các giờ kinh, đặc biệt nếu đó là các giờ kinh chính. Quả thật các giờ kinh là sự kéo dài đến các giờ khác nhau trong ngày những lời ngợi ca và tạ ơn được dâng lên Thiên Chúa trong cử hành Thánh Thể và Hội Thánh ngỏ lời với Chúa Giêsu Kitô, và qua Người với Chúa Cha, những lời cầu nguyện và khẩn nài nhân danh toàn thế giới. ”[6]
  4. [Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng: Cộng đoàn cùng hát “Này con là đá….”, (sau đó vị chủ sự đọc lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng)].
  5. Tantum ergo (Tôn vinh thánh danh Giêsu Chí Thánh): Có ý kết thúc thời gian mật thiết tôn thờ Thánh Thể; trong khi hát thì xông hương Thánh Thể.
  6. Lời nguyện: được vị chủ sự đọc hay hát trong khi đang đứng và không bao giờ đang quỳ.
  7. Ban phép lành: Vị chủ sự choàng khăn vai, cầm giữ lấy chân đế hào quang bằng đôi bàn tay được che phủ bởi khăn vai, và ngài thinh lặng nâng nhắc hào quang Mình Thánh lên trên phía trước; Sau đó, vẽ một hình thánh giá với các chuyển động chậm đều, di chuyển hào quang hướng lên cao, xuống thấp, về bên trái, bên phải từ điểm khởi đầu.[7] 
  8. Chúc tụng kết thúc (Chúc tụng Thiên Chúa…): phải được đọc trong khi cất Mình Thánh Chúa, và không phải đợi kết thúc những lời chúc tụng mới cất lại Mình Thánh Chúa trong nhà tạm.[8]
  9. Cất đặt lại Mình Thánh Chúa trong nhà tạm: sau khi lấy mặt nhật Mình Thánh Chúa ra khỏi hào quang, vị chủ sự cất đặt lại mặt nhật Mình Thánh Chúa trong nhà tam, hào quang chầu được đặt trở lại phía bên của bàn thờ, nơi lúc đầu chuẩn bị cử hành.
              

Một số chi dẫn khác

294. Chầu Thánh Thể liền sau Thánh Lễ: “Nếu đặt Mình Thánh Chúa để chầu long trọng và kéo dài nhiều thời gian, Mình Thánh Chúa để chầu tôn thờ được thánh hiến trong Thánh Lễ mà chính liền ngay sau đó giờ chầu Thánh Thể được cử hành và Mình Thánh Chúa phải được đặt vào hào quang trên bàn thờ ngay sau lời hiệp lễ. Thánh Lễ kết thúc với lời nguyện hiệp lễ sau rước lễ. Bởi đó nghi thức kết lễ được bỏ qua.[9]

295. “Trước Thánh Thể, dù đóng cửa nhà tạm hay thờ phượng Chúa bên ngoài cộng đồng, chúng ta cúi chào Chúa bằng cách gập người với một đầu gối quỳ hay chào sâu cúi mình”. [10] 


                                                             
Lm. Tôma phan Quốc Tuấn
                                                            (Chuyển ngữ)
 
 
[1] CONFERENZA EPISCOPALE ITALIANA, Rituale Romano. Ritto della Comunione fuori della Messa e clto eucaristico, 99
 
[2] Ibidem, 100; cfr. 109.
[3] Cfr. Ibidem, 90.
[4] Ibidem, 93.
[5] Cfr. Ibidem, 97.
[6] CE, 1111..
[7] Cfr. CE, 1114; 394. I suggerimenti pratici qui offerti si ispirano all’attuale prassi ed alle indicazioni tradizionali, opportunamente affiornate. Di segito le indicazioni di L. Trimeloni: “il sacerdote prende l’ostensorio o la pisside, si volge verso destra al popolo, tenendo il SS. Sacramento davanti al petto; lo eleva non più alto del capo, lo abbassa un po’ sotto il petto, lo riconduce davanti al petto, quindi si volge leggermente alla sua sinistra e poi alla sua destra. […] Questo movimento sia compiuto con gravità, senza però che sia necessario fermrsi al termine di ogni passaggio” (Trimeloni, 562, 1).
[8] CONFERENZA EPISCOPALE ITALIANA, Rituale Romano. Ritto della Comunione fuori della Messa e culto eucaristico, 117.
[9] Ibidem, 111.
[10] Ibidem, 92; CE, 1103.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây